Bước tới nội dung

Đại dịch COVID-19 theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại dịch COVID-19
Xác nhận tử vong trên 100.000 người,[1][note 1]
kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021
  •   555+
  •   100–555
  •   18–100
  •   3.3–18
  •   0.6–3.3
  •   0.1–0.6
  •   <0.1
  •   Không có ca tử vong hoặc không có dữ liệu
Dịch bệnhCOVID-19
Chủng virusSARS-CoV-2
Vị tríToàn thế giới
Trường hợp đầu tiênVũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
30°37′11″B 114°15′28″Đ / 30,61972°B 114,25778°Đ / 30.61972; 114.25778
Thời gian17 tháng 11 năm 2019 (2019-11-17)[2] – hiện tại
(5 năm, 1 tháng và 1 tuần)
Trường hợp xác nhận777.025.779[3]
Tử vong
7.078.473[3]
Vắc-xin
  • 5.645.247.500[3] (số lượt tiêm chủng)
  • 5.197.972.500[3] (số lượt tiêm đủ liều)
  • 13.724.514.000[3] (tổng số liều đã tiêm)

Bài viết này cung cấp tổng quan chung các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi và tình trạng các khu vực bị ảnh hưởng bởi virus Corona, virus gây bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) và là nguyên nhân gây ra đại dịch đại dịch COVID-19. Các trường hợp nhiễm COVID-19 ở người đầu tiên được xác định tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Các số liệu được trình bày trên trang này dựa trên các trường hợp ca nhiễm và tử vong được báo cáo. Trong khi ở một số các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ tổng số ca bệnh, tử vong ước tính trên số ca mắc, tử vong được báo cáo là thấp và gần bằng 1 thì ở một số quốc gia khác, tỷ lệ này có thể hơn 10[4] hoặc thậm chí hơn 100.[5] Việc triển khai các phương pháp Giám sát COVID-19 là rất khác nhau.[6]

Các ca đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc tháng 12 năm 2019. Tháng 1 năm 2020 ghi nhận các ca ở Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pháp... sau đó lan ra toàn thế giới. Tính đến 17 tháng 6, 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch (4 vùng lãnh thổ thuộc Mỹ được tính vào Mỹ), chỉ có Bắc Triều Tiên, Turkmenistan, 10 nước Nam Thái Bình Dương dân số dưới 1 triệu chưa bị (không kể một số vùng lãnh thổ nhỏ có thể gộp chung với một quốc gia). Đỉnh dịch tại Trung Quốc trung tuần tháng 2 (ngày 12 tháng 2 là 14.108 ca, chết nhiều nhất ngày 23 tháng 2 với 150 ca). Nước bị dịch mạnh tiếp theo là Hàn Quốc, tăng nhanh cuối tháng 2, đỉnh dịch ngày 3 tháng 3 với 851 ca. ItaliaIran tăng nhanh từ giữa tháng 3, đỉnh dịch tại Italia là 21 tháng 3 với 6.557 ca, Iran với 3.186 ca ngày 30 tháng 3. Dịch sau đó lan rộng ra châu Âu, Tây Ban Nha vượt qua Italia thành tâm dịch, đỉnh điểm 26 tháng 3 với 8.271 ca. Từ cuối tháng 3 dịch giảm nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng lan mạnh ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đặc biệt Tây Âu (kể cả các nước nhỏ như San Marino, Andorra). Mỹ từ tháng 4 hầu hết các ngày đều trên 20.000 ca, ngày 4 tháng 4 tới 34.642 ca, ngày 24 tháng 4 với 39.072 ca, ngày 1 tháng 5 với 36.090 ca,... vươn lên đứng đầu thế giới. Tâm dịch ở Mỹ từ Washington chuyển sang New York, New Jersey từ cuối tháng 3 và từ đầu tháng 6 tăng nhanh ở California, Texas, Florida,... Từ trung tuần tháng 5, dịch giảm đáng kể ở hầu hết các nước Tây Âu trừ Anh, nhưng lại lan mạnh ở Nga, và BelarusĐông Âu (Nga ngày 11 tháng 5 đạt đỉnh dịch 11.656 ca), Brasil, sau đó là Peru, Chile, MexicoMỹ Latinh (Brazil ngày 16 tháng 6 có 37.278 ca), Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là Ả Rập Xê Út, QatarTrung Đông (Iran dịch vẫn mạnh), Ấn Độ, Pakistan, sau đó là BangladeshNam Á (Ấn Độ có 13.103 ca ngày 17 tháng 6). Đầu tháng 7 các nước nhiều ca thêm Nam Phi, Colombia, Argentina. Các nước có dịch mới nhất tính đến 17 tháng 6 là Comoros, Tajikistan (từ 30 tháng 4), Lesotho (từ 13 tháng 5). Tính đến 17 tháng 7 có nhiều ngày trên 200.000 ca mới mỗi ngày toàn cầu (các ngày 2,3, từ 7 đến 11, và từ ngày 14 tháng 7), 28 nước / vùng chưa có tử vong, đến 20 tháng 7 Papua New Guinea có ca tử vong đầu tiên tuy nhiên có tài liệu không tính chết vì covid mà chết nguyên nhân khác. Cập nhật ngày 24 tháng Bảy thế giới kỷ lục số ca mới một ngày (gần 290.000 ca / ngày), Mỹ cũng kỷ lục số ca một ngày (hơn 78.000 ca / ngày), và Uganda có người tử vong vì dịch đầu tiên. Ngày 26 tháng 7 Triều Tiên nghi nhiễm ca đầu tiên tuy nhiên sau xác định chưa có dịch. Ngày 29 tháng 7 Papua New Guinea thông báo 2 ca tử vong đầu tiên. Ngày 31 tháng 7 Việt Nam có 2 ca tử vong vì Covid đầu tiên, bệnh nhân 428 và 437, Fiji cũng có ca tử vong đầu tiên. Tính đến cuối tháng 8 tình hình dịch bệnh toàn thế giới vẫn rất nghiêm trọng, tuy số ca mỗi ngày giảm nhẹ ở Mỹ, Brazil, Nam Phi, Chile, Pakistan... nhưng lại tăng đáng kể hay vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Peru, Colombia, Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Iraq, Philippines,... đặc biệt Ấn Độ ngày 30 tháng 8 lập kỷ lục số ca mới một ngày (gần 79.500 ca). Ấn Độ cũng vượt qua Mexico về số tử vong vì dịch. Tính đến 27 tháng 9 tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất nghiêm trọng, nhiều ngày trong tháng trên 300.000 ca / ngày và trên 5000 người chết vì dịch / ngày. Dịch tháng 9 có xu hướng tăng ca nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ukraina, Bỉ, Hà Lan, Đức,... tại Israel ở châu Á, Argentina ở châu Mỹ, và vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Ấn Độ, một số ngày trên 90.000 ca / ngày, ở Mỹ và Brazil (dù có giảm chút xíu), ở Nga, Iran, Iraq, Colombia, Mexico, Peru, Indonesia, Philippines... Có thêm 2 nước / vùng có người chết trong tổng số các nước có ca nhiễm. Ngày 1 tháng 10 thế giới ghi nhận kỷ lục số người chết một ngày (gần 9.000 người) đặc biệt tại Argentina lập kỷ lục số người chết một ngày cao nhất trong số các nước có dịch (3.352 chết, bao gồm 3.050 trường hợp tử vong tại tỉnh Buenos Aires được xác nhận vào ngày 25 tháng 9 đã bị bỏ sót trong các báo cáo trước đó). Ngày 3 tháng 10 Solomon có ca nhiễm đầu tiên. Ngày 7 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca tính theo ngày, hơn 343.000 ca, có 39 nước số ca trên 1.000 ca/ngày, bao gồm một số điểm nóng mới như Séc, Ba Lan, Rumani, Mianma, Nêpan, Tuynidi, Canada,...Ngày 8 và 9 tháng 10 lại có kỷ lục mới số ca (ngày 9 hơn 380.000 ca, 41 nước trên 1000 ca). Quần đảo Wallis và Futuna có ca đầu tiên 16 tháng 10.

Ngày 21 tháng 10 năm 2020, thế giới lập kỷ lục số ca / ngày, trên 437.000 ca (hơn 6.800 chết), riêng châu Âu hơn 193.000 ca (hơn 1.700 chết), trong số 12 nước trên 10.000 ca trong ngày có 8 nước ở châu Âu. Mỹ đứng đầu số ca (hơn 63.600 ca) và số người chết (hơn 1.200 người) trong ngày. Ngày 23 tháng 10 thế giới hơn 490.000 ca (kỷ lục), Mỹ xếp đầu hơn 81.000 ca (kỷ lục nước này). Tính hai tuần 15 đến 27/10 Mỹ có hơn 847.000 ca, hơn 9.800 qua đời, Ấn Độ hơn 707.000 ca, hơn 8.900 qua đời, Pháp hơn 408.000 ca, Brazil hơn 296.000 ca, Anh hơn 259.000 ca... đứng đầu. Dịch tăng nhanh nhất châu Âu, nhiều ngày hơn 200.000 ca/ngày. Ngày 28 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca, trên 504.000. Quần đảo Marshall có 2 ca đầu tiên.

Ngày 30 tháng 10 năm 2020 thế giới lập kỷ lục số ca, hơn 573.000/ngày, châu Âu cũng lập kỷ lục số ca suýt soát 300.000 ca/ngày, Mỹ lập kỷ lục thế giới số ca của một nước trong ngày 101.000 ca/ngày bỏ qua kỷ lục của Ấn Độ 16 tháng 9 (hơn 97.800 ca/ngày). Ngày 4 tháng 11 thế giới lập kỷ lục số người chết vì dịch/ ngày (hơn 9.000 chết / ngày), các nước Mỹ, Nga, Đức, Ba Lan, Ukraina, Séc, Rumani, Marốc, Bồ Đào Nha... đang điểm nóng cũng lập kỷ lục số ca mới tính theo ngày ở mỗi nước. Ngày 5 tháng 11 thế giới lập kỷ lục mới số ca /ngày (hơn 604.000 ca / ngày) và chỉ sau hôm trước về số ca chết (với hơn 8.700 chết/ngày), Mỹ lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 118.200 ca /ngày -theo Worldometers, hơn 121.000 ca -theo Johns Hopkins), châu Âu cũng lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 310.700 ca /ngày, chiếm hơn 50% toàn thế giới, hơn 3.600 chết/ngày), Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan, Ukraina,... lập kỷ lục số ca mới / ngày. Ngày 11 tháng 11 Mỹ lại lập kỷ lục mới số ca. Tổng ca chết trong ngày toàn thế giới là hơn 10.100. Số ca mới trong ngày cao nhất châu Âu, nhưng tính theo nước vẫn là Mỹ. Hai nước, vùng ngày 10-11/11 có ca chết đầu tiên là Saint LuciaGibraltar. Ngày 11/11 Vanuatu có ca nhiễm đầu tiên (trước đó 9/11 American Samoa có ca đầu tiên nhưng có tài liệu gộp vào ca của Mỹ). Ngày 14/11 thế giới một ngày có 575.748 ca, 8.811 tử vong (tính đến 8h10 sáng 15/11 Việt Nam, theo Worldometter, thế giới trong một ngày 575.576 ca, 8.811 tử vong, các nước Tây Ban Nha, Thụy Điển, Oman, Venezuela... chưa số liệu mới, Thụy Sĩ chưa có số liệu ca mới, riêng Mỹ chưa có số liệu cập nhật một số bang, một số hạt / quận một số bang, số liệu của quân đội, nhà tù liên bang...). Ngày 19 tháng 11 Samoa có ca đầu tiên. Tháng 11 là tháng thế giới nhiều ca và nhiều tử vong nhất từ đầu dịch, với nhiều ngày trên 600.000 ca /ngày, trên 10.000 tử vong / ngày. Saint-Barthélemy có tử vong đầu tiên vào 30 tháng 11. Ngày 2 tháng 12 Mỹ lập kỷ lục mới tử vong của một nước trong ngày khi ghi nhận 2.833 tử vong (cao hơn kỷ lục ngày 21 tháng 4 có 2.744 tử vong) (theo JHU thì có 2.658 trường hợp tử vong do Covid-19 đã được báo cáo cao hơn kỷ lục trước đó ngày 15 tháng 4 có 2.603 tử vong), số ca trong ngày cũng hơn 203.000 ca cao hơn cả châu Âu hơn 200.000 ca trong ngày. Theo Dự án Theo dõi Covid (CTP), hôm thứ Tư, 100.226 người đã phải nhập viện với Covid-19, kỷ lục ở Mỹ. Tử vong toàn cầu cũng kỷ lục, con số 12.378 ngày 2 tháng 12. Ngày 3 tháng 12, toàn cầu kỷ lục mới 679.194 ca, tử vong 12.683, Mỹ cũng lập kỷ lục 218.576 ca mới và 2.918 tử vong, mặc dù vậy châu Âu vẫn là khu vực tử vong cao nhất trong ngày (5.489 / ngày). Số người nhập viện ở Mỹ cũng lập kỷ lục, 100.667 người / ngày. Số ca trong 14 ngày gần nhất đến 3/12 ở các điểm nóng: Mỹ hơn 2.395.000 (không tính các vùng quốc hải), Ấn Độ gần 576.500, Brazil gần 491.000, Ý gần 370.000, Nga gần 360.000, Đức gần 251.000, Ba Lan gần 241.000, Anh gần 229.000, Ukraine hơn 188.100, Iran gần 187.700, Pháp gần 179.500, Tây Ban Nha hơn 140.400...(toàn thế giới hơn 8 triệu /14 ngày). Ngày 9 và 10 tháng 12 một số nước điểm nóng lại lập kỷ lục số ca theo ngày như Đức, Panama, Nhật, Croatia,... hay lập kỷ lục tử vong theo ngày như Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ukraine, Indonesia,... Ngày 11 tháng 12 thế giới lại lập kỷ lục ca mới và tử vong tính theo ngày, Mỹ cũng kỷ lục ca mới tính theo ngày. Ngày 16 tháng 12 thế giới lại lập kỷ lục số ca nhiễm và chết tính theo ngày, và Mỹ nước đứng đầu cũng lập kỷ lục ca nhiễm và chết (lần đầu vượt quá 3.500 chết/ngày).

Tính đến 18 tháng 12 trong 2 tuần gần nhất, các nước tăng số ca nhanh nhất thứ tự là Mỹ, Braxin, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức, Ý, Anh, Ukraina, Iran, Pháp, Ba Lan (hơn 150.000 ca /2 tuần), tiếp đến là Mexico, Colombia, Tây Ban Nha...Khu vực đứng đầu ca mới và tử vong mới là châu Âu, và Mỹ vẫn là nước đứng đầu về số ca mới và tử vong mới mỗi ngày. Ngày 21 tháng 12 Nam Cực có các ca đầu tiên, là châu lục cuối cùng có dịch. Eritrea có ca tử vong đầu tiên 22 tháng 12. Mông Cổ có tử vong đầu tiên ngày 29 tháng 12.

Tính đến hết năm 2020, chỉ còn 8 nước (Triều Tiên, Turkmenistan, một số quốc đảo nhỏ nam Thái Bình Dương) và một số vùng lãnh thổ rất nhỏ chưa bị Covid-19. Đã có gần 84 triệu ca toàn cầu, hơn 1,8 triệu ca tử vong trên tất cả các châu lục. Kỷ lục ca mới theo ngày là ngày 31 tháng 12 với hơn 738.800 ca / ngày, và kỷ lục tử vong theo ngày là 30 tháng 12 với hơn 15.100 tử vong / ngày. Mỹ đứng đầu số ca cũng lập kỷ lục tử vong vào 30 tháng 12 với 3.880 tử vong / ngày. Dịch bệnh những ngày cuối năm ngoài nghiêm trọng tại Mỹ, thì cũng nghiêm trọng hay là tăng nhanh tại nhiều nước khác như Brazil, Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Đức, Ý, Pháp, Colombia, Hà Lan, Nam Phi, Mexico, Ukraina, Tây Ban Nha, Ba Lan (trên 100.000 ca / 14 ngày tuần gần nhất, tính đến cuối năm)... (cụ thể ở dưới). Dịch bệnh gây tác động xấu kinh tế thế giới, giảm tuổi thọ trung bình người dân nhiều quốc gia, và những hậu quả xấu khác đối với xã hội.

Tuần đầu năm 2021 dịch vẫn rất nghiêm trọng, Anh ngày 5 tháng 1 lập kỷ lục số ca trong ngày (trên 60.000 ca, chỉ xếp sau Mỹ), Mỹ trên 3.500 tử vong, Đức gần 1.200 tử vong xếp 2 vị trí đầu tử vong trong ngày. Grenada, Seychelles, quần đảo Faeroe lần lượt có các ca tử vong đầu tiên vào các ngày 3,4,6 tháng 1. Mỹ lập kỷ lục mới theo ngày ca nhiễm (hơn 279.000) và tử vong (hơn 4.200) ngày 7 tháng 1, Brazil lập kỷ lục theo ngày số ca (hơn 80.000 ca) ngày 7, các nước châu Á lập kỷ lục số ca theo ngày: Nhật Bản (hơn 6.000 ca), Li băng (hơn 4.700 ca), Malaysia (hơn 3.000 ca) ngày 7, Indonesia (hơn 10.000 ca) ngày 8...Butan có ca tử vong đầu tiên ngày 8 tháng 1. Micronesia có ca đầu tiên 11 tháng 1. Nửa đầu tháng 1/2021 có 5 nước là Mỹ, Anh, Đức, Brazil, Mexico có một số ngày ghi nhận trên 1.000 ca tử vong / ngày (Mỹ một số ngày trên 4.000 ca tử vong / ngày), trước đó chỉ có thêm Ấn Độ và Pháp cũng đã từng ghi nhận trên 1.000 tử vong / ngày (không tính Trung Quốc cộng dồn số liệu tử vong 17/4 và Argentina cũng làm tương tự ngày 1/10/2020). Theo CNN, hơn 38.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19 trong hai tuần đầu tiên của năm mới, và đại dịch sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của người Mỹ hơn một năm xuống còn 77,48 năm vào năm 2020 - thấp hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2003 (sẽ làm giảm tuổi thọ của người da đen và La tinh nhiều hơn người da trắng từ ba đến bốn lần). Hơn 3 triệu trường hợp mắc mới tại Mỹ đã được báo cáo trong 13 ngày đầu năm. Tính đến 14/1, các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên quy mô dân số trong 7 ngày gần nhất thứ tự là Ailen, Israel, Andorra, Séc, Bồ Đào Nha, Anh, Slovenia, Panama, Mỹ, Montenegro, Libăng, San Marino, Tây Ban Nha, Slovakia, Lítva, Thụy Điển, Látvia; có tỷ lệ tử vong cao nhất trên quy mô dân số trong 7 ngày gần nhất thứ tự Séc, Anh, Monaco, Slovakia, Lítva, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Slovenia, Hungary, Panama, Đức, Mỹ, Látvia, Nam Phi; tỷ lệ tử vong trong tổng số ca bệnh cao nhất là Yemen, Mexico, Ecuador, chỉ so sánh 18 nước trên 1 triệu ca đứng đầu là Mexico, Iran, Peru, Ý, Nam Phi, Anh, Colombia.

Theo Đại học Johns Hopkins 16/1, chỉ mất 6 tuần để ghi nhận khoảng 500.000 ca tử vong do Covid-19 trên khắp thế giới. Trong khi đó thế giới đã mất hơn sáu tháng để báo cáo 500.000 trường hợp tử vong đầu tiên của Covid-19. Tính đến sáng 16/1, Mỹ đã báo cáo 392.351 trường hợp tử vong do Covid-19. Số người chết chính thức trên toàn cầu do đại dịch coronavirus đã vượt qua con số 2 triệu người vào 15/1. Với việc xét nghiệm vẫn còn thiếu sót ở nhiều quốc gia, có thể có thêm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong nữa chưa cộng vào. Saint Vincent and the Grenadines có ca tử vong đầu tiên 16/1. Tại Mỹ, Los Angeles là hạt đầu tiên vượt quá 1 triệu ca. Ngày 20 tháng 1 thế giới lại kỷ lục ca tử vong (17.363 tử vong), trong đó đứng đầu tử vong là các nước Mỹ, Anh, Mexico, Brazil và Đức trên 1000 tử vong / ngày (Anh, Mexico lập kỷ lục tử vong / ngày), là những nước thường xuyên ghi nhận trên 1.000 tử vong / ngày trong tháng 1 năm 2021. Một số nước kỷ lục số ca / ngày (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...).

Tính đến 28 tháng 1, theo CNN lấy từ WHO, biến thể Covid -19, được gọi là B.1.1.7 hoặc VOC 202012/01 lần đầu tiên thấy ở Anh đã xuất hiện ở ít nhất 70 quốc gia (Việt Nam ngày 2 tháng 1 phát hiện BN1435 nhiễm biến thể mới này, ngày 27 tháng 1 phát hiện một nữ công nhân Hải Dương dương tính nCoV khi sang Nhật nhiễm biến chủng mới, sáng ngày 28 tháng 1 cũng công bố ca lây nhiễm ngoài cộng đồng từ ca nhiễm biến chủng mới này, ngày 1/2 công bố BN1660 ở TP.HCM là ca thứ 2 nhiễm biến thể nCoV từ Anh, ngày 2 tháng 2 công bố nhiều ca ở miền Bắc trước đó nhiễm biến thể nCoV từ Anh). Cũng theo WHO, một biến thể đầu tiên được xác định ở Nam Phi đã được phát hiện ở 31 quốc gia, Đông Nam Á là khu vực duy nhất của WHO chưa báo cáo trường hợp mắc biến thể mới này, nó được biết đến rộng rãi với cái tên B.1.135. Biến thể P.1, lần đầu tiên được xác định ở Brazil, đã được phát hiện ở tám quốc gia. Báo cáo này thêm sáu quốc gia vào bản cập nhật gần nhất về các biến thể. Việt Nam ngày 31/1/21 cũng đã công bố ca nhiễm biến thể nCoV từ Nam Phi (B.1.135) đầu tiên, là BN1442, một ca nhập cảnh.

Từ 5 tháng 12 năm 2020 tại Nga đã tiến hành tiêm chủng vắc xin, từ 8 tháng 12 nước Anh bắt đầu tiêm chủng vắc xin diện rộng tiếp theo là nhiều nước khác cũng tiến hành tiêm chủng. Tuy nhiên tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021 dịch bệnh vẫn gia tăng ở nhiều nước (do khí hậu lạnh đi và nhiều ngày lễ người dân hay đến các điểm công cộng, cộng với sự xuất hiện các biến thể mới của virus Corona). Có những nhận định lạc quan dịch sẽ giảm dần từ tháng 2 năm 2021. Trên thực tế thì đa số các ca nhiễm ở các nước phát triển, tuy nhiên các nước này tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao hơn các nước nghèo do đó áp lực đại dịch lên các nước nghèo là cao hơn.

Riêng nước Mỹ, Đại học Johns Hopkins cho biết cả nước phải mất 311 ngày, cho đến ngày 27 tháng 11 năm 2020, để đạt được tổng số 13 triệu trường hợp Covid-19 đầu. Nhưng nước Mỹ chỉ mất 64 ngày để đạt được 13 triệu trường hợp thứ hai. Tổng cộng 26 triệu ca ngày 30 tháng 1.

Tính đến 31/1/21, trong tuần gần nhất, Mỹ có 1,04 triệu ca, Brazil 360.104 ca, Tây Ban Nha 243.559 ca, Anh 170.236 ca, Pháp 143.865 ca, Nga 129.101 ca, Mexico 101.041 ca là các nước trên 100.000 ca/tuần. Các nước có tỷ lệ ca trong tuần tăng nhanh nhất so với tuần trước là Việt Nam 2.345,5%, Papua New Guinea 1.500%, Thái Lan 468,1%, Brunei, một số nước châu Phi...

Tính đến 31/1/21 trong hai tuần gần nhất, các nước nhiều ca mới nhất là Mỹ 2,23 triệu ca, Brazil 716.632 ca, Tây Ban Nha 490.955 ca, Anh 442.443 ca, Pháp 286.829 ca, Nga 277.969 ca, Mexico 222.832 ca, tiếp đến là Colombia, Ấn Độ, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Indonesia, Argentina, Nam Phi, trên 100.000 ca/ 2 tuần.

Tính đến 31/1/21, trong 2 tuần gần nhất Mỹ có 43.696 tử vong, Mexico 17.832 tử vong, Anh 16.948 tử vong, Brazil 14.657 tử vong, Đức 10.262 tử vong, tiếp đến là Nga, Nam Phi, Ý, Pháp, Colombia, Tây Ban Nha, đều trên 5.000 tử vong.

Trong hai tuần gần nhất đến 31/1/21, Bồ Đào Nha, Andorra, Israel, Montenegro, Tây Ban Nha, Séc xếp đầu về tỷ lệ ca mới trên dân số, Bồ Đào Nha, Anh, Slovakia xếp đầu về tỷ lệ tử vong trên dân số. Tính trong một tháng đầu năm 2021 toàn cầu khoảng 19,7 triệu ca mới, khoảng 410.000 tử vong mới. Tuy nhiên số ca có xu hướng giảm dần nửa cuối tháng 1. Nửa đầu tháng 2 năm 2021 số ca trên toàn cầu có xu hướng tiếp tục giảm mặc dù tăng cục bộ ở một số ít nước, hay vẫn nghiêm trọng như tại Séc, Montenegro, Israel, Slovakia, Mỹ, Thụy Điển, UAE, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Latvia, Albania...Tử vong giảm chậm hơn. Đến đầu tháng 3 năm 2021 số ca và tử vong vẫn tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên WHO ngày 1 tháng 3 cho biết, số ca mắc Covid-19 mới trên toàn cầu trong tuần gần nhất đã lần đầu tiên tăng sau 7 tuần. Các ca nhiễm được báo cáo tăng ở 4/6 khu vực của WHO: châu Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông. Một số nước trước đây ít dịch lại có xu hương tăng nhanh như Cuba hay Uruguay ở châu Mỹ, Malaysia, Labanon ở châu Á, Estonia, Latvia ở châu Âu hay Zambia ở châu Phi... Ở châu Âu dịch vẫn nghiêm trọng ở các nước Séc, Thụy Điển, Montenegro, Xécbia, Estonia, Latvia, Hungary, một số vùng của Pháp, Ý, Ba Lan..., tại châu Á là UAE, Gioócđani. Một vài ngày Brazil đã vượt qua Mỹ về số ca mới tính theo ngày, và sẽ vượt qua Ấn Độ. Số tử vong của Mỹ và Brazil còn cao, thường xuyên trên 1.000 tử vong / ngày, Mexico một số ngày cũng trên 1.000 tử vong / ngày. Tỷ lệ tử vong cao nhất trên dân số tuần gần nhất đến 3 tháng 3 là Slovakia, Séc, Montenegro, Hungary. Ngày 11 tháng 3, Campuchia có ca tử vong đầu tiên. Ngày 12 tháng 3 Brazil vượt Ấn Độ, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới. Ngày 20 tháng 3, Wallis and Futuna có ca tử vong đầu tiên. Trong 7 ngày gần nhất tính đến 19 tháng 3 dịch nghiêm trọng nhất (tỷ lệ ca mới trên dân số) tại một số nước Đông Âu (Estonia, Ba Lan, Séc, Hungary, Serbia, Montenegro, Macedonia...), một số nước Trung Đông (Jordan, Palestin), tiếp đến là một số nước khác châu Âu như Pháp, Ý, Áo, Thụy Điển... và Nam Mỹ như Brazil, Paraguay...Tỷ lệ tử vong trên dân số cao nhất cùng thời gian là ở Séc, Slovakia, Hungary, Bulgaria, Bosnia, Montenegro ở châu Âu, và Brazil ở châu Mỹ.

Tính đến 1 tháng 4 các nước có tỷ lệ ca nhiễm trên dân số cao nhất trong vòng 14 ngày là Hungary, Estonia, Jordan, Xécbia, Ba Lan, Séc, Uruguay, Montenegro..., các nước có số ca tăng nhanh nhất trong vòng 14 ngày so với 14 ngày trước đó là Lesotho, Djibouti, Đông Timor, Cameroon, Iceland, Papua New Guinea, Bangladesh, Mông Cổ. Trong số 10 quốc gia có tổng số ca nhiễm cao nhất thì tăng nhanh nhất về tỷ lệ so sánh trong vòng 14 ngày so với 14 ngày trước là ở Ấn Độ, tiếp đến là ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó tỷ lệ giảm cao nhất ở Anh, và giảm ở các nước México, Nga, Ý, trong khu vực Đông Nam Á tăng nhanh nhất là Đông Timor, Philippines, Singapore và Campuchia. Tỷ lệ tử vong cao nhất trên dân số đến 1 tháng 4 trong 7 ngày gần nhất là Hungary, Bosnia, Bungari, Macedonia, Séc, Brazil,...Sau nhiều tuần số ca nhiễm và tử vong có xu hướng giảm, thì dịch có xu hướng tăng trở lại từ nửa cuối tháng 3, với nhiều ngày toàn cầu trên 600.000 ca mới và trên 10.000 tử vong mới mỗi ngày.

Đến ngày 11 tháng 4, Ấn Độ vượt qua Brazil trở lại vị trí thứ hai về số ca nhiễm, tuy nhiên Brazil vẫn thường xuyên trong đầu tháng 4 đứng đầu về số tử vong mỗi ngày. Dịch cũng tăng nhanh ở nhiều nước như Campuchia, Mông Cổ, Timor, Papua New Guinea, Uruguay, Cuba, Jordan, Thái Lan... Trong 7 ngày gần nhất tính đến 11 tháng 4, tỷ lệ số ca mới nhiều nhất trên dân số là Uruguay, Thụy Điển, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Xécbia, Estonia, Ba Lan, Hungary, và 2 nước nhỏ Andorra và San Marino. Tỷ lệ tử vong trên dân số trong vòng 7 ngày đến 11 tháng 4 cao nhất là Hungary, Bosnia, Macedonia, Bungari, Montenegro, Uruguay, Brazil, Xlôvakia, Ba Lan, Séc. Tính đến 13 tháng 4, đứng đầu ca mới trong vòng 7 ngày gần nhất là Ấn Độ (725.932), Brazil (417.228), Mỹ (414.562), Thổ Nhĩ Kỳ (324.388), Pháp (221.357), Iran (130.058), Ba Lan (129.938), Argentina (123.970), Đức (114.702), Ý (92.887), Ukraine (92.690), Colombia (84.701), Philíppin (63.465), Peru (63.111), Tây Ban Nha (52.308), Nga (51.093), Canada (50.628), Irắc (45.608), Chile (45.140), Hà Lan (42.796), Bangladesh (40.305), Hungary (33.498), Pakistan (29.732), Indonesia (29.308), Séc (25.939), Mexico (25.331),...và đứng đầu tử vong trong 7 ngày gần nhất là Brazil (17.670), Mỹ (5.878), Mexico (4.717), Ấn Độ (4.002), Ba Lan (3.416), Ý (2.865), Ukraine (2.320), Nga (2.121),... Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm Yemen đứng đầu thế giới, tiếp theo là đến Mexico, Syria, Sudan, Ai Cập..., thấp nhất là Singapore, tiếp đến là Timor, Mông Cổ, Qatar,... (một số nước có ca nhiễm nhưng chưa có tử vong).

Tính đến 17 tháng 4, đứng đầu số ca mới trong 7 ngày qua lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Iran, Argentina, Đức, tăng nhanh nhất nhóm đầu này là Ấn Độ tăng 62% so sánh với số ca tuần trước, Đức tăng 40% so sánh với số ca tuần trước, Iran tăng 37% so sánh với số ca tuần trước, trong số các nước có trên 1.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất là Thái Lan, tăng 325% so sánh với số ca tuần trước. Brazil đứng đầu tử vong trong tuần, xếp tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Ba Lan. Toàn thế giới trong tuần số ca mới tăng 16% và số tử vong tăng 8% khi so sánh với số ca và tử vong tuần trước. Tới 18 tháng 4 trong vòng một tuần đã có hơn 5,268 triệu ca mới và gần 82.000 tử vong, số ca mới này là đỉnh dịch, riêng ngày 15 lên tới hơn 845.000 ca, cao nhất kể từ khi có dịch, cao hơn kỷ lục trước đó vào 8 tháng 1. Ngày 21 và 22 và 23 tháng 4 thế giới lập kỷ lục về số ca nhiễm một ngày, hơn 888.000 và hơn 892.000 ca, và hơn 896.000 ca, đặc biệt Ấn Độ liên tục có kỷ lục mới số ca mỗi ngày, ngày 22 tháng 4 hơn 332.000 ca, ngày 23 tháng 4 hơn 345.000 ca, kỷ lục ghi nhận ở một quốc gia, dịch hoành hành ở nước này một phần là do sự lây lan của biến chủng mới mang tên B.1.617. Tính đến 22 tháng 4, Campuchia, Timor, Papua New Guinea, Uruguay, Yemen, Lào và Cuba là các nước tăng gấp đôi tổng số ca trong thời gian nhanh nhất. Mông Cổ, Campuchia, Uruguay đứng đầu các nước tăng gấp đôi số ca tử vong trong thời gian nhanh nhất. Lào là nước duy nhất có dịch quy mô dân số trên 1 triệu chưa có tử vong.

Tính từ nửa sau tháng 4 năm 2021, châu Á trở thành khu vực dịch tăng nhanh nhất. Tính đến 25 tháng 4, 7 ngày gần nhất châu Á số ca tăng tới 29% và số tử vong tăng tới 50% khi so sánh với số ca và số tử vong của 7 ngày trước nữa, trong đó riêng Ấn Độ chiếm tới gần 2/3 số ca và trên 1/2 tử vong của châu Á tính trong 7 ngày. Số ca tăng gấp đôi tính theo thời gian nhanh nhất tại Lào, Campuchia, Mông Cổ, Timor, Papua New Guinea, Thailand ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Yemen ở Tây Á, Uruguay và Cuba ở Mỹ Latinh. Đây đều là các nước từng được coi là kiểm soát dịch hàng tốt nhất thế giới suốt một thời gian dài (trước đó một số nước như Hy Lạp, Jordan... từng được coi là kiểm soát dịch tốt nhưng cũng bị làn sóng lây lan mạnh quét qua). Ấn Độ ngày 24 tháng 4 lại lập kỷ lục mới về số ca một ngày tính theo thống kê từng nước, gần 350.000 ca, và tử vong cũng kỷ lục ở quốc gia, gần 2.800 tử vong (con số này vẫn thấp hơn con số của Mỹ và Brazil từng ghi nhận hơn 4.000 tử vong một ngày). Vanuatu có tử vong đầu tiên vào 20 tháng Tư.

Tính đến hết tháng 4 (30/4/2021), toàn thế giới đã có suýt soát 152 triệu ca nhiễm, gần 3,2 triệu ca tử vong. Tuần gần nhất có gần 5,8 triệu ca với hơn 94.000 tử vong, tăng 1% và 8% khi so sánh với số liệu tuần trước. Khi so sánh với số liệu tuần trước, thì số ca tuần gần nhất giảm ở châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương, nhưng tăng 10% ở châu Á, số ca tử vong giảm ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương, nhưng tăng 35% ở châu Á và tăng 4% ở Nam Mỹ. Trong số 10 nước có số ca mới lớn nhất trong tuần gần nhất thì giảm ở 8 nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Argentina, Iran, Đức, Colombia, Ý, và chỉ tăng ở Ấn Độ (tăng 23%), và Brazil (tăng 6%). Ấn Độ cũng tăng 61% số ca tử vong mới, khi so sánh với số liệu tuần trước. Trong số các nước châu Á, các nước có số ca nhiễm mới tăng nhanh nhất trong tuần khi so sánh với tuần trước là Lào (tăng 470%), Nepal (tăng 144%), Sri Lanka (tăng 141%), Đài Loan, Myanmar, Maldives, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia...Ngày 30 tháng 4 Ấn Độ cũng lập kỷ lục mới về số ca mới, khi có 402.110 ca mới và con số tử vong là 3.522.

Tính đến 7 tháng Năm, tuần gần nhất số ca và tử vong đều giảm 4% so với số ca và tử vong tuần trước. Về số ca, châu Âu giảm sâu nhất tới 23%, trong khi châu Á tăng nhanh nhất, 3% so với tuần trước. Trong số 10 nước có số ca cao nhất trong tuần, thì chỉ có Ấn Độ là tăng 9% số ca (số liệu hơn 2,73 triệu ca, gần 26.000 tử vong trong tuần), các nước khác Brazil, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Pháp, Iran, Colombia, Đức, Ý đều giảm số ca. Trong số các nước ghi nhận trên 100 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với số ca tuần trước là Seychelles, Nepal, Haiti, Vietnam, Maldives, Trinidad and Tobago, Sri Lanka. Các nước Lào, Campuchia, Timor, Mông Cổ, Thái Lan, Uruguay, Papua New Guinea, Yemen, Seychelles, Cameroon, Fiji là các nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất tính đến 6 tháng Năm. Viện IHME của Mỹ cho rằng gần 6,9 triệu người đã tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới, nhiều gấp đôi so với con số báo cáo chính thức. Phân tích chỉ ra Mỹ vẫn là nước có tử vong cao nhất thế giới, nhưng con số thực tế có thể hơn 900.000 ca, thay vì gần 580.000 như báo cáo chính thức. Đứng thứ hai sau Mỹ không phải Brazil mà là Ấn Độ, theo IHME. Quốc gia này đã báo cáo hơn 230.000 người chết vì đại dịch, nhưng phân tích cho rằng con số này là hơn 650.000 người. Mexico và Nga là hai quốc gia tiếp theo, với số ca tử vong ước tính lần lượt là 617.000 và 590.000, thay vì con số 218.000 và 110.000 ca như số liệu được công bố. Tính đến 5 tháng Năm, các nước Mỹ, Ấn Độ, Anh, Brazil, Đức, Pháp, Ý đứng đầu về số người được tiêm vắcxin nhưng tỷ lệ người được tiêm cao nhất trên dân số đứng đầu là Israel, Anh, UAE, Bahrain, Mỹ, Chile, Hungary, Uruguay. Mặc dù số ca tiếp tục cao, nhưng dự báo kinh tế thế giới 2021 của một số tổ chức quốc tế là lạc quan, và các giải thể thao hàng đầu như Euro 2020, Copa América 2021, và Olympic Tokyo 2020 vẫn dự kiến tổ chức. Ấn Độ trong hai ngày 7 và 8 tháng Năm đã có trên 4.100 ca tử vong mỗi ngày theo công bố chính thức, số liệu này chỉ kém Brazil từng ghi nhận trên 4.200 tử vong / ngày, và Mỹ từng ghi nhận trên 4.400 tử vong/ ngày). Maldives, Baranh, Uruguay, Seychelles, Cáp Ve, Síp đứng đầu về tỷ lệ ca mới trên quy mô dân số trong tuần (7 ngày) tính đến 8 tháng 5. Sáng ngày 9 tháng Năm, Lào có ca tử vong đầu tiên, là người Việt Nam sinh sống tại thủ đô Vientiane. Tinh đến 15 tháng Năm, trong vòng 7 ngày số ca toàn thế giới giảm 10% và tử vong toàn thế giới giảm 3% so với số liệu 7 ngày trước đó, số ca nhiễm mới 7 ngày của ba nước đứng đầu ca mới Ấn Độ giảm 9%, Brazil tăng 3%, Mỹ giảm 22% so với số liệu 7 ngày trước, trong số các nước có trên 500 ca nhiễm trong vòng 7 ngày thì tăng nhanh nhất khi so sánh tỷ lệ % của 7 ngày mới nhất với 7 ngày trước là Papua New Guinea, Vietnam, Maldives, Timor-Leste, Dominican Republic. Tại châu Á, tăng nhanh nhất trong vòng 7 ngày so với 7 ngày trước tính theo tỷ lệ % là Việt Nam, Đài Loan, Maldives, Timor, Myanmar, Nhật Bản, Sri Lanka, Malaysia.

Tính đến hết tháng 5 năm 2021 thế giới đã có trên 171 triệu ca và trên 3,56 triệu tử vong, trong 7 ngày gần nhất số ca mới giảm 17%, và tử vong giảm 9% so với số liệu công bố 7 ngày trước đó. Trong số 3,4 triệu ca mới trong vòng 7 ngày thì châu Á hơn 1,78 triệu (trên 50%) giảm 22% so với số liệu 7 ngày trước, Nam Mỹ 0,96 triệu ca tăng 0,3% so với số liệu 7 ngày trước, số ca của châu Âu và Bắc Mỹ, châu Đại Dương giảm so với số liệu 7 ngày trước, nhưng châu Phi lại tăng 7%. Ấn Độ vẫn đứng đầu về số ca mới tính theo tuần, nhưng giảm 29% và tử vong giảm 13% so với tuần trước (trước đó nước này kỷ lục số ca mới và tử vong mới trong 1 ngày, ngày 6 tháng 5 ghi nhận hơn 414.000 ca và 18 tháng 5 ghi nhận hơn 4.500 tử vong). Tiếp theo về số ca nhiễm mới trong tuần là Brazil, Argentina, Colombia và Mỹ. Tại châu Á, chỉ tính các nước ghi nhận trên 1.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với số liệu tuần trước đó là Afghanistan, Vietnam, Palestine, Mông Cổ, Campuchia, Philippin, Thái Lan, UAE và Malaixia. Xếp đầu châu Á về tỷ lệ tử vong so với số liệu tuần trước là Đài Loan. Còn với Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch, tụt xuống xếp thứ 98 về số ca và thứ 61 về tử vong tính đến cuối tháng 5 năm 2021, tính từ đầu năm 2021 đến hết tháng 5 Trung Quốc mới có 2 ca tử vong.

Trong nửa đầu tháng 6 dịch tiếp tục có xu hướng giảm trên quy mô toàn thế giới nhưng vẫn tăng cục bộ một số nước. Trong tuần gần nhất tính đến 15 tháng 6 số ca nhiễm mới giảm 6% và tử vong giảm 10% so với số liệu của 7 ngày trước nữa. Dịch có xu hướng tăng ở châu Phi và Nam Mỹ nhưng giảm ở các khu vực khác, kể cả châu Á là nơi có nhiều ca mới nhất. Đứng đầu số ca mới trong 7 ngày gần nhất là Ấn Độ, Brazil, Colombia, Argentina, Mỹ, Nga, Iran, Indonesia, Nam Phi, Anh. Đứng đầu tử vong trong 7 ngày gần nhất là Brazil sau đó là Ấn Độ. Tính đến 15 tháng 6 số ca mới tăng nhanh nhất trong 7 ngày khi so sánh với 7 ngày trước (chỉ tính các nước trên 1.000 ca trong tuần) tính theo tăng % lần lượt là Ruanđa, Dămbia, Namibia, Myanma, Nam Phi, Mông Cổ, Kênya, Uganda, Ôman, Nga và Anh. Tính đến 25 tháng 6, trong 7 ngày gần nhất số ca tăng 0,6% và tử vong giảm 3% so với 7 ngày trước nữa. Brazil đứng đầu số ca mới và tử vong mới trong vòng 7 ngày, xếp tiếp theo về ca mới lần lượt là Ấn Độ, Colombia, Argentina, Nga, Indonesia, Nam Phi, Anh, Mỹ, Iran. Trong số các nước này tăng nhanh nhất về % so với 7 ngày trước là Indonesia, Nam Phi và Anh. Xếp thứ 2 đến 10 về tử vong trong 7 ngày lần lượt là Ấn Độ, Colombia, Argentina, Nga, Indonesia, Mỹ, Peru, Mexico, Nam Phi. Số ca nhiễm mới trong vòng 7 ngày so với 7 ngày trước nữa giảm ở Nam Mỹ (nơi ghi nhận nhiều ca nhất), châu Á, nhưng lại tăng ở châu Âu (nhất là Nga, Anh), Bắc Mỹ (giảm nhẹ ở Mỹ nhưng tiếp tục tăng ở Mexico, Cuba là 2 nước xếp thứ 2 và 3), châu Phi (tăng ở cả Nam Phi và Tuynidi, Dămbia đứng 3 vị trí đầu) và châu Đại Dương (Fiji đứng đầu ca mới). Đông Nam Á có 4 nước (Indonesia, Philippin, Malaysia, Thái Lan) nằm trong top 10 nước nhiều ca mới nhất trong tuần ở châu Á, so với thế giới là trong top 20. Đếm thiếu số ca nhiễm và tử vong là vấn đề toàn cầu, ngay cả ở những quốc gia có nhiều xét nghiệm. Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5 năm 2021 cho biết số ca tử vong có thể gấp hai hoặc ba lần dữ liệu chính thức. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và xét nghiệm nCoV hạn chế hơn. Tính đến hết tháng 6, có 23,5% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19. 3,08 tỷ liều đã được sử dụng trên toàn cầu, và 40,24 triệu liều hiện được sử dụng mỗi ngày. Chỉ 0,9% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều. Tỷ lệ người được tiêm cao nhất đến hết nửa năm 2021 thuộc về Anh, Chile, Uruguay, Israel, Baranh, Hunggary, Ý, Đức, Tây Ban Nha...Số người được tiêm cao nhất là Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Đức, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Mexico (chỉ tính các nước chia nhỏ liều làm 2)...Tỷ lệ dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin cao nhất là Canada, Côoét, Anh, tỷ lệ dân số được tiêm đầy đủ liều đứng đầu là Israel, Baranh, Mông Cổ, Anh, Mỹ... Trung Quốc tiếp đến là Mỹ đứng đầu về số người tiêm đủ liều. Châu Âu đứng đầu về tỷ lệ dân tiêm chủng và thấp nhất thuộc về châu Phi. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đứng đầu tỷ lệ dân được tiêm và thấp nhất là Myanmar và xếp tiếp theo từ dưới lên là Việt Nam. Số người tiêm đủ liều của Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021 (nửa năm 2021), trong tuần (7 ngày) gần nhất số ca nhiễm tăng 2% nhưng tử vong giảm 6% so với số liệu tuần trước đó. Châu Âu tăng 30%, số ca tăng nhiều nhất là ở Nga và Anh, tử vong của châu Âu tăng 10%, nhiều nhất tại Nga. Bắc Mỹ số ca tăng 11%, tử vong giảm 3%. Mỹ, Mexico, Cuba đứng đầu số ca mới. Châu Á số ca tăng 4%, tử vong giảm 10%, Ấn Độ đứng đầu số ca và tử vong mới nhưng tỷ lệ so sánh giảm, nhưng tỷ lệ so sánh lại tăng ở các nước đứng tiếp theo là Indonesia, Iran, Bănglađét, Malaysia, Irắc. Nam Mỹ số ca nhiễm mới và tử vong giảm lần lượt 14% và 11% khi so với tuần trước. Châu Phi tăng 26% ca nhiễm và 23% tử vong. Châu Đại Dương số ca tăng 42% và tử vong giảm 50%, Úc đứng đầu về tỷ lệ tăng ca nhiễm nhưng đứng đầu ca mắc mới là Phidi. Toàn cầu Brazil, Ấn Độ, Colombia, Nga, Indonesia, Áchentina, Anh, Nam Phi, Mỹ, Iran lần lượt đứng đầu số ca nhiễm mới trong tuần gần nhất và Brazil, Ấn Độ, Colombia, Nga, Áchentina lần lượt đứng đầu tử vong mới trong tuần gần nhất, tính đến hết tháng 6. Trong khoảng 3 tháng từ tháng 4 đến 6 năm 2021, số ca tăng vọt toàn cầu khoảng tháng 4 nhưng giảm dần trong tháng 5 và 6. Một số nước lập đỉnh về số ca nhiễm hay tử vong như tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nepal, Campuchia, Mông Cổ, Ápganixtan ở châu Á, Nga hay ở Brazil,...đáng chú ý là dịch lan mạnh ở nhiều nước / vùng trước đó được xem là chống dịch rất thành công như tại Campuchia, Mông Cổ, Việt Nam, Timor, Đài Loan, Cuba, Uruguay, Papua Niu Ghinê, Phidi, một số nước châu Phi như Dămbia, Namibia, trong tháng 6 dịch cũng có xu hướng tăng nhanh trở lại ở Colombia, Indonesia, Nga, Anh, UAE, Oman, Bănglađét, Myanma...Tuy nhiên một số nước vẫn được xem là khống chế dịch tốt như Trung Quốc, Niu Dilân, Singapore, Brunây, vùng Macao...

Tổng số ca tăng gấp đôi nhanh nhất tính đến hết nửa năm 2021 thuộc về Phidi, sau đó là Saint Kitts và Nevis, Việt Nam, Mông Cổ, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Timor, Trinidad và Tobago, Sri Lanka. Tổng số tử vong tăng gấp đôi nhanh nhất thuộc về Phidi, Uganđa, Campuchia, Đài Loan, Sri Lanka, Mông Cổ, Thái Lan...

Tính đến 13 tháng 7, trong một tuần gần nhất toàn cầu số ca nhiễm mới tăng 14% và số tử vong tăng 1% so với một tuần trước đó. Tại châu Á, nơi dịch nghiêm trọng nhất, tuần gần nhất số ca nhiễm và tử vong tăng lần lượt 18% và 21% so với tuần trước, số ca nhiễm mới giảm ở Ấn Độ nhưng tăng ở Indonesia, Iran, Bănglađét, Malaysia, Irắc, Thái Lan... là những nước có số ca nhiễm mới cao nhất, trong số các nước có trên 1.000 ca nhiễm trong tuần thì tỷ lệ tăng nhiễm cao nhất khi so sánh số liệu tuần trước là Việt Nam, tiếp đến là Libăng, Mianma, Hàn Quốc, Síp, Pakistan, Israel,...Khu vực Trung Á số ca nhiều nhất là Kadắcxtan cũng có xu hướng tăng lên, ở Đông Bắc Á nhiều ca mới nhất là Nhật Bản cũng có xu hướng tăng lên. Một số điểm nóng khác như Kưdơgưxtan hay Ápganixtan, Nêpan, Oman có xu hướng giảm. Trong Đông Nam Á, số ca nhiễm mới chỉ giảm nhẹ ở Philippin, Campuchia, Timo, nhưng tăng ở 8 nước còn lại, và Indonesia là nước có tử vong cao nhất trong tuần ở châu Á, trên cả Ấn Độ. Châu Âu nơi dịch nặng thứ hai, ca mới tăng 38% và tử vong tăng 2% so với tuần trước, nước Anh đứng đầu về số ca nhiễm mới, tiếp theo là Nga, nhưng nước tăng nhanh nhất là Hà Lan, tăng tới 512% so với số liệu tuần trước. Tây Ban Nha xếp trên Hà Lan, cũng tăng tới 66%. Số ca mới cũng tăng nhanh ở Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp...Nam Mỹ, nơi dịch nặng thứ ba, số cá nhiễm mới và tử vong mới giảm 16% và 17%, Brazil có số ca nhiễm mới đứng đầu thế giới nhưng có xu hướng giảm, các nước điểm nóng như Colombia, Argentina cũng có xu hướng giảm. Bắc Mỹ, số ca nhiễm mới và tử vong mới tăng lần lượt 44% và 7%. Mỹ, nước có số ca cao nhất thế giới, nhưng trong tuần chỉ xếp thứ 6 thế giới, số ca nhiễm mới tăng 55% và tử vong tăng 8%. Mexico và Cuba hai vị trí tiếp theo về ca nhiễm mới đều tăng so với tuần trước, Guatemala xếp tiếp theo. Châu Phi số ca mới tăng 11%, tử vong tăng 12%, thống kê ca nhiễm mới Nam Phi xếp đầu và Namibia xếp thứ 7 giảm, nhưng Tuynidi, Dimbabuê, Libi, Dămbia, Môdămbich xếp vị trí 2 đến 6 lại tăng khi so với tuần trước. Châu Đại Dương số ca tăng 57% và tử vong tăng 18% so với tuần trước, Phidi và Úc là hai điểm nóng nhưng xếp 67 và 115 thế giới. Tính đến 15 tháng Bảy, các nước Phidi, Việt Nam, Xanh Kít và Nêvít, Liberia, Mông Cổ, Thái Lan, Dimbabuê, Campuchia đứng các vị trí đầu tăng số ca gấp đôi (Phidi mất 10 ngày, Việt Nam mất 11 ngày...). Các nước Síp, Phidi, Bốtxoana, Tuynidi, Cuba, Anh, Hà Lan đứng đầu tỷ lệ số ca nhiễm mới trên đầu người trong tuần gần nhất. Ở Đông Nam Á, riêng ngày 15 tháng 7 một số nước kỷ lục ca nhiễm trong 1 ngày như Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Lào hay kỷ lục tử vong trong 1 ngày như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam. Trong ngày, Indonesia đứng đầu thế giới số ca nhiễm, và xếp 2 thế giới về tử vong (chỉ sau Brazil).

Tính đến hết tháng 7 năm 2021, trong vòng một tuần gần nhất, số ca nhiễm và tử vong đều tăng 10% so với thống kê một tuần trước đó. Mỹ trở lại là nước có số ca nhiễm mới đứng đầu thế giới tính trong một tuần, số ca nhiễm mới và số tử vong mới trong một tuần tăng 38% và 19% so với số liệu tuần trước, riêng ngày 30 tháng 7 có hơn 101.000 ca nhiễm mới. Ấn Độ có xu hướng tăng lên, xếp vị trí thứ 2, Indonesia lui xuống vị trí thứ 3, trước đó một vài ngày từng đứng đầu thế giới về số ca trong ngày. Tuy nhiên Indonesia vẫn là nước đứng đầu thế giới về tử vong trong một tuần (gần 1/5 tử vong trong tuần toàn thế giới), xếp trên Brazil vị trí thứ 2 (Brazil số nhiễm mới thứ 4). Xếp tiếp theo về số ca nhiễm là Iran, Anh, Nga (từ 5 đến 7), về số ca tử vong là Nga, Ấn Độ, Myanmar (từ 3 đến 5). Trong tuần số ca nhiễm mới giảm ở châu Âu và Nam Mỹ, nhưng tăng ở châu Á, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Riêng châu Á chiếm hơn 40% số ca nhiễm mới toàn cầu, trong top 10 châu Á thì Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 114% là nhanh nhất. Khu vực Đông Nam Á, có Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam nằm trong top 10 châu lục. Việt Nam vượt qua Philippin về số ca nhiễm trong tuần tăng 27% so với tuần trước và là nước có số tử vong tăng nhanh nhất châu Á (so sánh các nước trên 10 tử vong trong tuần), tới 256% so với số liệu tuần trước. Việt Nam xếp vị trí 92 số ca nhiễm và 107 thế giới về tử vong, chỉ tính 4 ngày cuối tháng 7 thống kê 782 ca tử vong toàn quốc, nhiều nhất ở Tp.HCM (số liệu Bộ Y tế, không phải CDC hay cơ quan tương đương các địa phương cung cấp). Trong khi đó Trung Quốc đã tụt xuống vị trí 107 thế giới về tổng ca nhiễm, và 68 thế giới về tổng số tử vong (từ cuối tháng 4 năm 2021 không ghi nhận tử vong mới nào). Nhật Bản đang tổ chức Olympic, số ca nhiễm mới tăng 88% so với tuần trước xếp 21 thế giới về số ca nhiễm mới trong tuần đứng sát sau Việt Nam. Tại châu Phi, Tanzania sau một thời gian rất dài không công bố trước thế giới về số ca nhiễm và tử vong, trong ngày 19 và 29 tháng 7 công bố thêm 100 và 408 ca mới nâng tổng số ca nhiễm được công bố lên 1.017. Tính đến 9 tháng 8 trong vòng một tuần gần nhất cả thế giới tăng 5% về số ca nhiễm và tăng 3% về tử vong khi so sánh với tuần trước. Mỹ đứng đầu về số ca nhiễm mới, tăng 31% khi so sánh số liệu tuần trước, tử vong cũng tăng 34%. Lý do chính là hoành hành của biến thể Delta xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ và biến thể Lambda lần đầu ghi nhận ở Peru. Xếp thứ hai về ca nhiễm mới là Ấn Độ giảm 5%, nước này tử vong cũng giảm 9% so với tuần trước. Trong số các nước ghi nhận trên 10.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất là Canada sau đó là Israel. Tử vong cao nhất tuần là Indonesia. Trong Đông Nam Á, xếp thứ hai về tử vong trong tuần là Việt Nam, xếp 9 thế giới về tử vong dù xếp 22 thế giới về số ca nhiễm mới trong tuần. Việt Nam ghi nhận gần 58.000 ca nhiễm mới tăng 5% và 2.062 tử vong trong vòng 7 ngày tăng tới 76% khi so sánh với 7 ngày trước, tỷ lệ tăng này cao nhất trong top 10 thế giới về tử vong trong tuần. Một số ngày ghi nhận gần 400 tử vong. TP.HCM đứng đầu về tử vong, chiếm quá nửa. Riêng ngày 9 tháng 8 Việt Nam xếp 16 thế giới về ca nhiễm mới và xếp 6 thế giới về số tử vong. Trong Đông Nam Á, sau Việt Nam về tử vong trong tuần là Myanmar xếp 10 thế giới, Malaysia, Thái Lan, Philippines lần lượt xếp 13,15,16 thế giới. Về số ca nhiễm mới trong tuần của các châu lục thì giảm đáng kể ở Nam Mỹ, giảm rất ít ở châu Âu, châu Phi, nhưng tăng ở châu Á, châu Đại Dương nhất là Bắc Mỹ.

Tính đến 29 tháng 8 trong một tuần gần nhất thế giới số ca nhiễm giảm 4% và tử vong giảm 3% so với số liệu tuần trước. Nhiều ngày trên 700.000 ca nhiễm và trên 10.000 tử vong. Mỹ đứng đầu thế giới số ca mới chiếm gần 1/4 ca mới toàn thế giới và đứng đầu thế giới về tử vong, hơn 10% tử vong toàn thế giới trong tuần, số ca mới giảm 10% và tử vong mới tăng 2% so với số liệu tuần trước. Xếp tiếp theo về ca nhiễm mới là Ấn Độ, Iran, Anh, Brazil, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan. Các điểm nóng Đông Nam Á như Malaysia tăng 0,5%, Thái Lan giảm 12%, các nước xếp 12,14,15 thế giới là Philippines tăng 17%, Indonesia giảm 25%, Việt Nam tăng 19%. Toàn châu Á trong tuần số ca tăng 2% trong đó tăng nhanh nhất top 10 là Ấn Độ tăng 29%, tiếp theo là Việt Nam. Các nước chống dịch tốt như Singapore số ca tăng tới 170% cao hàng đầu châu Á về tăng %, Brunei thì ghi nhận 5 ca tử vong tăng 500%. Indonesia xếp vị trí 3 thế giới (trên Mexico 4 thế giới) về tử vong trong tuần chỉ sau Mỹ và Nga, Việt Nam xếp thứ 8 với 2.472 tử vong trong tuần giảm 1% so với số liệu tuần trước. Khu vực Bắc Mỹ số ca trong tuần giảm 10%,trong top 10 tăng nhanh nhất là Canada tăng 25%. Châu Âu số ca giảm 1% so với tuần trước trong top 10 tăng nhanh nhất là Đức tăng 34% so với tuần trước. Theo WHO có 33 nước châu Âu số ca tăng quá 10% trong vòng 14 ngày khi so với 14 ngày trước. Khu vực Tây Âu dịch nghiêm trọng hơn so với phần lớn phía đông. Số ca giảm đáng kể ở Nam Mỹ và châu Phi. Tại châu Đại Dương số ca giảm 15%,nhưng Úc nước nhiều ca nhất tăng 47%. Ngày 21 tháng 8 Dominica ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong khi Palau ghi nhận hai ca nhiễm đầu tiên. Tính đến 31 tháng 8 tức hết tháng 8 năm 2021 toàn thế giới có gần 219 triệu ca nhiễm và hơn 4,5 triệu tử vong. Các số liệu này là chưa đầy đủ. Các nước có tỷ lệ ca tử vong trên số ca nhiễm cao nhất là Yemen 18,7% , Peru 9,2%, Mexico 7,7% tiếp theo là các nước Sudan, Syria, Ecuador, Ai Cập , Somalia, Đài Loan, ... Các nước nhiều ca nhất tỷ lệ này ở Mỹ là 1,6%, ở Ấn Độ là 1,3%, ở các nước Đông Nam Á như Myanmar là 3,9%, ở Indonesia 3,3%, Campuchia là 2%, Philippines 1,7%,Thái Lan và Malaysia đều là 1%. Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm của Việt Nam là 2,4% cao hơn trung bình thế giới. Theo cập nhật của Bộ Y tế Việt Nam ngày 31 tháng 8 thì ty lệ tử vong của Việt Năm đến hiện tại là 2,5%, thế giới là 2,1%.

Tính đến ngày 8 tháng 9 thế giới có gần 223,4 triệu ca nhiễm và hơn 4,6 triệu ca tử vong. Tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 8% và tử vong giảm 7% so với số liệu tuần trước, số ca nhiễm chỉ tăng ở châu Đại Dương và châu Âu còn lại giảm ở tất cả các châu lục khác. Châu Á vẫn là nơi dịch nghiêm trọng nhất. Mỹ đứng đầu về số ca nhiễm mới và tử vong mới trong tuần với hơn 1 triệu ca nhiễm chiếm gần 1/4 số ca và gần 8.400 tử vong chiếm khoảng 13% tử vong thế giới trong một tuần. Xếp tiếp theo về ca nhiễm là Ấn Độ và Anh. Các nước Đông Nam Á có Malaysia xếp 6 Philippines xếp 7, Thái Lan xếp 11, Việt Nam xếp thứ 13 thế giới số ca trong tuần. Singapore xếp đầu Châu Á về tỷ lệ tăng số ca mới khi so với tuần trước. Tuần gần nhất Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch chỉ xếp 152 thế giới số ca nhiễm mới. Về tử vong sau Mỹ là Nga và Mexico, các nước Đông Nam Á có Indonesia xếp 4, Việt Nam xếp thứ 7 thế giới (trên Ấn Độ xếp 8), Malaysia xếp thứ 9, Thái Lan xếp 11... Có bốn biến thể đáng quan ngại là Alpha, Beta, Gamma, đặc biệt là Delta, ngoài ra các biến thể đáng quan tâm có Lambda, Mu... Các nước Mông Cổ, Israel, Gruzia, Malaysia ở châu Á, Montenegro và Kosovo ở châu Âu, Cuba và một số đảo quốc nhỏ vùng Caribe đứng đầu về tăng số ca nhiễm trên tổng dân số trong vòng hai tuần gần nhất. Các nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất là Grenada (5 ngày), Brunei (7 ngày), Dominica (8 ngày), Việt Nam xếp vị trí thứ 7 khi chỉ mất 24 ngày, xếp tiếp theo là Lào và Thái Lan vị trí 8 và 9 thế giới. New Caledonia có cả tử vong đầu tiên ngày 10 tháng 9. Các nước có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao nhất là UAE, Bồ Đào Nha Qatar, Tây Ban Nha và Singapore (8 tháng 9).

Đến 15 tháng 9 năm 2021 thế giới có hơn 227 triệu ca nhiễm và hơn 4,67 triệu ca tử vong (tài liệu WHO thì hơn 226 triệu ca nhiễm và hơn 4,65 triệu tử vong). Đứng đầu về ca nhiễm là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Anh. Đứng đầu về tử vong là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico. Trong tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 8%. và tử vong giảm 4% so với tuần trước. Mỹ đứng đầu về ca nhiễm mới, tiếp theo là Anh. Israel đứng đầu về tỷ lệ dân số nhiễm mới trong tuần gần nhất, trên 1000 ca/ 1 triệu dân. Ngày 21 tháng 9 Anguilla ghi nhận ca tử vong đầu. Tính đến 23 tháng 9 trong tuần gần nhất thế giới ghi nhận khoảng 3,5 triệu ca giảm 8% so với tuần trước, chết hơn 56.000 người giảm 9% so với tuần trước. Mỹ đứng đầu về ca mới và tử vong trong tuần. Trong 14 ngày gần nhất Mỹ đã giảm 12% ca nhiễm, giảm 10% nhập viện nhưng tăng 35% tử vong so với số liệu 14 ngày trước nữa. Châu Á ngoài hai nước chưa công bố có ca nhiễm nào, có Trung Quốc được xem là kiểm soát dịch tốt khi số ca nhiễm tuần gần nhất thấp hơn 10 nước trong khối Asean. Dịch cũng được kiểm soát tốt ở Đài Loan, Hồng Công, ở Bhutan, một số nước vùng Vịnh. Việt Nam một số ngày đã nằm trong top 10 thế giới về số ca nhiễm mới và tử vong. Tại châu Âu, dịch được kiểm soát tốt ở các nước Bắc Âu và một số nước Đông và Trung Âu như Ba Lan,Séc, Hungary...Tại châu Mỹ, Cuba tuy là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng số ca mới còn lớn, một số nước nghèo như Nicaragua, Haiti số ca ghi nhận rất thấp. Các nước Nam Mỹ như Argentina, Colombia hay Peru từng là điểm nóng đến giữa tháng 9 số ca mới giảm rất nhiều. Châu Phi số ca cũng giảm và nam và bắc châu lục này ghi nhận nhiều ca hơn trung Phi. Một số nước như Mali hay Chad trong top ca nhiễm bình quân đầu người rất thấp. Ở châu Đại Dương có New Zealand kiểm soát dịch tốt.

Tính đến hết tháng 9 năm 2021, thế giới đã trên 234 triệu ca nhiễm và gần 4,8 triệu tử vong. Tuần gần nhất đến hết tháng 9 số ca nhiễm mới và tử vong giảm 9% và 8% so với số liệu tuần trước. Tuy nhiên theo ngày số ca lên xuống không ổn định. Mỹ đứng đầu số ca nhiễm mới và tử vong mới trong tuần (một số ngày trên 2.000 tử vong/ngày). Có 45 nước có trên 10.000 ca nhiễm trong tuần, trong đó tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với tuần trước là Romania, Ukraine ở châu Âu, Hàn QuốcSingapore ở châu Á. Số ca giảm ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi nhưng tăng ở châu Âu và châu Đại Dương. Tại châu Âu, trong số 9 nước nhiều ca nhất, ngoài Romania, Ukraine thì Serbia cũng có xu hướng tăng nhanh trở lại, Đức tuy có giảm nhẹ nhưng tử vong tăng so với tuần trước, dịch có xu hướng giảm ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha nhưng còn nghiêm trọng ở Anh và Nga. Tại châu Á, hai nước số ca nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (tăng nhẹ) và Ấn Độ (giảm đáng kể). Tại Đông Nam Á, số ca giảm so với tuần trước ở 7 trên 11 nước, chỉ tăng ở Singapore, Campuchia, Lào, Brunei. Trung Quốc, nước được dự đoán là tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới năm 2021, vẫn được xem là chống dịch tốt khi cộng dồn từ đầu dịch số ca nhiễm trên dân số thấp thứ 6 thế giới, chỉ sau 5 nước dân số dưới 1 triệu, trong top 30 nước số ca nhiễm trên dân số thấp nhất chỉ có hai nước trên 100 triệu dân, ngoài Trung Quốc là Nigeria. Trung Quốc chỉ có 908 ca đang nhập viện, số liệu cuối tháng 9, xếp 156 thế giới. Theo Hãng tin Reuters công bố sáng 2-10, số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt qua ngưỡng 5 triệu ca. Reuters cho thấy nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi bùng phát dịch, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận chỉ trong 236 ngày.

Tính đến 18 tháng 10, châu Á vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất mặc dù châu Âu là nơi có ca tử vong lớn nhất. Trong một tuần gần nhất Mỹ, tiếp đến là Anh và Nga là các nước nhiều ca nhiễm mới nhất, trong khi Mỹ, Nga và Rumani là các nước đứng đầu số tử vong mới. Số ca nhiễm tiếp tục tăng khi so sánh với tuần trước ở châu Âu, nhưng giảm ở các châu lục và khu vực còn lại. Ở châu Âu, ngoài Anh và Nga, thì một số nước Trung Âu như Rumani, hay Ucraina, một số nước vùng Bantích, và Nam Âu (như Xécbia, Bungari, Hy Lạp) có xu hướng tăng lên, kể cả ở Ba Lan hay Hunggari, là những nước dịch ít nghiêm trọng hơn. Tại châu Á, dịch có xu hướng tăng nhanh ở vùng Cápca nhưng giảm ở nhiều khu vực khác. Ở Bắc Mỹ, 9/10 nước có số ca nhiễm trên tổng dân số cao nhất là các đảo quốc nhỏ ở vùng Caribê, nước còn lại là Mỹ xếp thứ 9, và Cuba nước đang giảm số ca xếp thứ 11. Tại Nam Mỹ, 4 nước có số ca nhiễm mới cao nhất thì Braxin, Vênêduê la, Colombia giảm, nhưng tăng ở Chile. Số ca và tử vong toàn cầu vẫn có xu hướng giảm xuống. Tính đến 18 tháng 10, có hơn 17,7 triệu người đang nhập viện, trong đó cao nhất là các nước Mỹ (gần 9,6 triệu), Anh (hơn 1,4 triệu), Nga (gần 800.000), Thổ Nhĩ Kỳ (gần 500.000), Mêhicô (hơn 355.000),... Việt Nam xếp thứ 29 thế giới về số người đang nhập viện. Tính đến hết tháng 10 năm 2021, cả thế giới đã có trên 247 triệu ca nhiễm, trên 5 triệu ca tử vong, và hiện tại hơn 18,3 triệu ca nhập viện. Mỹ đứng đầu về số ca nhập viện, hơn 9,3 triệu, tiếp đến là Anh với hơn 1,5 triệu và Nga hơn 0,9 triệu, tính đến 31 tháng 10. Trong tuần gần nhất số ca giảm 0,4% và tử vong tăng 2% khi so sánh với tuần trước. Nga đứng đầu thế giới về số tử vong trong tuần, với gần 8.000 tử vong, tiếp theo là Mỹ hơn 7.500 tử vong. Dịch có xu hướng tăng nhanh ở châu Âu, nhưng giảm ở các châu lục - khu vực còn lại. Trong số gần 3 triệu ca nhiễm mới trong tuần thì châu Âu là hơn 1,5 triệu, chiếm quá nửa. Nga, Ukraina, RumaniAnh là các nước có nhiều ca nhiễm mới nhất trong tuần ở châu Âu. Nga một số ngày có trên 1000 tử vong / ngày và cao nhất thế giới tính theo ngày. Dịch cũng khá nghiêm trọng ở một số nước châu Á, bao gồm Việt Nam tăng 29% so với tuần trước, tại Singapore, Hàn Quốc hay tại một số nước vùng Cápca. Tại châu Mỹ, một số đảo quốc vùng Caribe tỷ lệ ca nhiễm theo đầu người còn cao nhưng có xu hướng giảm.

Tính đến 6 tháng 11 năm 2021, cả thế giới quá 250 triệu ca nhiễm, trên 5,06 triệu ca tử vong. Thời điểm hiện tại có hơn 18,6 triệu ca nhập viện, đứng đầu là Mỹ hơn 9,2 triệu nhập viện, Anh gần 1,6 triệu nhập viện, tiếp theo là Nga, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước Montenegro, Seychelles đang đứng đầu về số ca nhiễm bình quân theo đầu người, trong khi Peru sau đó là Bulgaria đứng đầu về số ca tử vong bình quân theo đầu người. Có 12 nước / vùng có ca nhiễm nhưng chưa ghi nhận tử vong đều rất ít dân, trong khi 10 nước có số tử vong bình quân đầu người thấp nhất thì 5 nước ở châu Phi, Trung Quốc, Lào, Butan ở châu Á, Niu Dilân và Vanuatu ở nam Thái Bình Dương. Trong tuần gần nhất tính đến 6 tháng 11, toàn thế giới số ca nhiễm mới tăng 2%, nhưng tử vong giảm 5%. Châu Âu tăng 9%, châu Phi tăng 0,6%, các châu lục khác số ca nhiễm trong vòng 7 ngày giảm so với 7 ngày trước đó. Châu Âu vẫn chiếm quá 50% số ca mới toàn cầu trong tuần, tăng nhanh ở nhiều nước như Nga, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Séc, Áo, Hy Lạp...Tại Bắc Mỹ, Mỹ số ca giảm 7% trong tuần, Cuba giảm tới 39%. Tại Nam mỹ, Brazil tiếp tục giảm, nhưng Colombia và Ecuado tăng. Tại châu á, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 trong tuần nhưng tăng tới 48% so với tuần trước, dịch đã xuất hiện trên tất cả các tỉnh thành. Xếp trên Việt Nam là Ấn Độ, Iran, Thái Lan đều giảm, còn Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu tăng 8%. Trung Quốc đứng đầu châu Á về tăng %, tới 59% nhưng số ca thực tế chỉ có 580 xếp 35 châu Á và không có tử vong. Xếp tiếp theo về tăng % là Việt Nam, sau đó là Lào, đảo Síp, Manđivơ đều 39%. Tại châu Phi, trong số các nước trên 1.000 ca mới trong tuần chỉ Bốtxoana là tăng nhanh, châu Đại Dương chỉ Niu Dilân là tăng nhanh còn lại đều giảm. Tonga có ca nhiễm đầu tiên ngày 30 tháng 11.

Tính đến 22 tháng 11 năm 2021 trong tuần gần nhất số ca mắc tăng 10%, và tử vong tăng 0,6% so với số liệu tuần trước đó. Trong số hơn 3,8 triệu ca trong tuần của thế giới thì châu Âu hơn 2,3 triệu ca mắc, tăng hơn 17% so với số liệu tuần trước. Đức đứng đầu số ca mới ở châu Âu, và xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Về tử vong trong số gần 50.000 tử vong trong tuần toàn cầu, châu Âu là gần 27.000 chiếm quá nửa. Nga đứng đầu thế giới số tử vong trong tuần, xếp trên Mỹ (vị trí thứ hai). Châu Á trong tuần giảm 5% khi so với tuần trước, trong top 10 châu Á chỉ Việt Nam tăng 19%, xếp thứ 5, còn lại giảm ở 9 nước khác, bao gồm Ấn Độ, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Thái Lan, Malaixia và 3 nước vùng Cápca. Tính riêng ngày 22 tháng 11 Việt Nam xếp thứ hai châu Á, 11 thế giới về số ca mắc mới, chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ một nước giáp châu Âu. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á, ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có số ca rất thấp, thì Nhật Bản, Campuchia cũng được xem là khống chế dịch tốt, tuy nhiên một số nước khác như Hàn Quốc, Lào có xu hướng tăng. Các nước vùng Vịnh (UAE, Cata, Baranh...) số ca giảm xuống rất thấp, tương tự một số nước Nam Á như Bănglađét hay Pakistan... số ca giảm sâu. Nhiều nước Nam Mỹ và Trung Mỹ không chế dịch tốt, số ca giảm đáng kể ở nhiều nước Trung Mỹ, nhưng tại Mỹ trong tuần tăng 11%. Một số đảo quốc nhỏ vùng Caribê dịch còn nghiêm trọng. Châu Phi trong tuần giảm 5% còn châu Đại Dương tăng 3% bao gồm tăng ở cả Úc, Niu Dilân và Papua Niu Ghinê. Tính đến ngày 27 tháng 11 tuần gần nhất số ca nhiễm mới tăng 2% nhưng tử vong giảm 4% so với số liệu một tuần trước đó. Châu Âu vẫn là điểm nóng chiếm gần 2,5 triệu ca mắc mới trên tổng số hơn 3,8 triệu ca mắc mới toàn cầu. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới số ca mắc mới nhưng giảm 31% so với tuần trước. Trừ Bắc Mỹ, còn các khu vực khác dịch đều tăng. Tại châu Á trong top 10 trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Gióoc đa ni, Hàn Quốc dịch vẫn tăng, còn dịch giảm ở 6 điểm nóng khác. Đáng chú ý là dịch giảm sâu ở một số nước tỷ lệ tiêm chủng thấp, như Ấn Độ tiêm đủ liều dưới 30% Indonesia mới có 33%, I rắc mới hơn 11%, Băng la đét hơn 21%, Pakistan hơn 22%, Nêpan hơn 27%, Mianma hơn 19%...(theo WHO). Biến chủng mới B.1.1.529 xuất hiện lần đầu ở Nam Phi đang đe dọa nỗ lực dập dịch của thế giới.

Tính đến 30 tháng 11 năm 2021, có hơn 263 triệu ca mắc và trên 5,2 triệu ca tử vong toàn cầu. Tuần gần nhất tính đến hết tháng 11, có gần 4 triệu ca mắc mới tăng 1% và tử vong hon 48.000 giảm 5% khi so sánh với số liệu tuần trước. Mỹ đứng đầu về số ca mắc mới, giảm 17%, Đức xếp thứ hai tăng 12% khi so sánh với số liệu tuần trước. Châu Âu xếp đầu các khu vực với hơn 2,5 triệu ca mắc mới. Tại châu Á, Việt Nam đã xếp thứ hai châu lục chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ giáp châu Âu về số ca mắc trong tuần. Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2% số ca mắc mới nhưng giảm 5% về tử vong, Việt Nam tăng 31% về ca mắc mới và tử vong tăng 34%. Trong top 10 châu Á số ca nhiễm mới, ngoài hai nước trên thì chỉ có Gióóc đa ni và Hàn Quốc là có số ca nhiễm mới là tăng khi so sánh với số liệu tuần trước. Lào là nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất thế giới theo số liệu ngày 30 tháng 11 trên Niu Dilân và Bácbađô. Châu Phi là châu lục có số ca mắc mới tăng nhanh nhất trong tuần, tới 64%, trong đó Nam Phi là 309%. Tính đến 8 tháng 12, tuần gần nhất thế giới tăng 7% ca mắc và tăng 1% tử vong so với tuần trước. Châu Âu chiếm gần 2,6 triệu ca / hơn 4,3 triệu ca cả thế giới trong tuần. Châu Á số ca nhiễm và tử vong giảm 5% và 9% so với tuần trước, Việt Nam với gần 100.000 ca mắc mới và gần 1.500 tử vong xếp thứ hai châu Á về số ca mắc mới và hai châu Á về tử vong trong tuần, tăng 2% và 23% khi so với tuần trước, một số ngày lọt top 10 thế giới về số ca mắc mới và tử vong mới, xếp 32 thế giới về tổng ca nhiễm và tổng tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca mắc mới trong tuần, trong khi châu Phi là khu vực tăng nhanh nhất về số ca mắc mới.

Tính đến 16 tháng 12 năm 2021 trong vòng 7 ngày gần nhất thế giới trên 4,375 triệu ca mắc mới và trên 48.200 tử vong mới, đứng đầu về ca mắc mới lần lượt là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Hà Lan, Bỉ... Tử vong cao nhất lần lượt là Mỹ, Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức, Ấn Độ, Việt Nam, Mêhicô ,...Số ca mắc mới và tử vong mới của Việt Nam tăng lần lượt là 6% và 9%. Hai ngày 15 và 16 tháng 12 thế giới có tới hơn 726.000 và hơn 722.000 ca, là cao nhất tính từ đầu tháng 9 trở lại. Tính đến 22 tháng 12, trong vòng 7 ngày gần nhất thế giới tăng 15% số ca mắc và giảm 7% tử vong khi so sánh 7 ngày trước. Mỹ vẫn đứng đầu về ca mắc mới và tử vong mới, xếp thứ hai về ca mắc là Anh và tử vong là Nga (trong vòng 7 ngày). Dịch tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Canada, Úc, một số nước châu Phi...Châu Á là khu vực duy nhất có số ca mắc giảm khi so sánh với tuần trước. Trong top 10 châu Á, dịch chỉ tăng ở 2 nước là Việt Nam xếp thứ hai và Libăng xếp thứ 10. Một số ngày Việt Nam đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ về số ca nằm viện như ngày 21, Việt Nam có trên 381.000 nằm viện, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 293.000, ngày 22 Việt Nam có trên 384.000 nhập viện, Thổ Nhĩ Kỳ là trên 289.000. Thế giới ngày 22 tháng 12 có trên 894.000 ca mắc mới, cao thứ ba tính theo ngày từ khi dịch bùng nổ, Việt Nam xếp 11, thứ hai châu Á và đứng đầu Đông Nam Á. Greenland có ca tử vong đầu tiên vào ngày 28 tháng 12. Trong ba ngày cuối năm 2021 lập kỷ lục số ca mắc tính theo ngày, ngày 29 và 31 trên 1,6 triệu ca, ngày 30 gần 1,9 triệu ca. Biến thể Omicron sau khi hoành hành ở nhiều nước châu Phi đã gây ra số ca cao kỷ lục ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp,..Ngày 30 tháng 12 Mỹ ghi nhận trên 572.000 ca mắc.

Tính đến hết năm 2021, tuần gần nhất toàn thế giới tăng 60% số ca mắc khi so sánh với tuần trước, nhưng giảm 9% về tử vong khi so với tuần trước. Trong tuần thế giới hơn 8,9 triệu ca nhiễm và gần 42.000 tử vong. Dịch tăng nhanh ở Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Ailen... ở châu Âu, Mỹ, Canada, Argentina... ở châu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ,... ở châu Á, Úc ở châu Đại Dương...Việt Nam xếp thứ 15 thế giới về số ca mắc trong tuần nhưng về tử vong xếp thứ 6 thế giới tính theo tuần, chỉ sau Mỹ, Nga, Ba Lan, Ấn Độ, Đức. Việt Nam ghi nhận ngày 21/12 người từ Anh về Việt Nam nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).Đây là ca đầu tiên biến chủng mới ở Việt Nam.

Tính đến hết 31 tháng 12 năm 2021 toàn thế giới đã có trên 288 triệu ca nhiễm, trên 5,425 triệu ca tử vong, hiện tại hơn 29,3 triệu đang nằm viện, số liệu này là chưa đầy đủ. Mỹ vẫn đứng đầu về số ca nhiễm và tử vong, với hơn 55,6 triệu ca nhiễm và gần 847.000 tử vong. Dịch đã lan ra 222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 20/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hơn 3,3 triệu người đã tử vong vì Covid-19 trong năm 2021. Như vậy tử vong của năm 2021 là cao hơn 2020.Châu lục bị dịch nặng nhất là châu Âu. Theo số liệu của AFP tính đến ngày 1/1/2022, 52 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu đã ghi nhận 100.074.753 ca nhiễm nCoV kể từ khi đại dịch khởi phát cuối năm 2019, tương đương hơn 1/3 trong tổng số 288.279.803 ca nhiễm trên toàn thế giới. Một số nước khu vực Bắc Âu trước bị ảnh hưởng ít hơn khi so với các khu vực khác của châu Âu, nhưng trong đợt dịch vào cuối năm này số ca tăng cao. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong hơn hai năm dịch ngoài châu Âu là châu Á và Bắc Mỹ (xem thêm ở dưới). Đáng chú ý là trong năm 2021 dịch bùng lên ở một số nước / vùng trong năm 2020 được xem là chống dịch tốt như Mông Cổ (đỉnh dịch trong tháng 9), Singapore (đỉnh dịch tháng 10), Đài Loan (thời gian ngắn tháng 6), Cuba (đỉnh dịch tháng 8 và 9), Lào (đỉnh dịch tháng 12), Campuchia (đỉnh dịch tháng 7), Myanmar (đỉnh dịch tháng 7), Úc (đỉnh dịch cuối tháng 12), Việt Nam (đỉnh dịch tháng 9 và tháng 12, ngày 30 tháng 12 gần 20.000 ca mắc)...Một số nước nghèo ở châu Phi, Venezuela, Haiti, Nicaragua ở châu Mỹ, Bhutan ở Nam Á và Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao vẫn được ghi nhận là ít bị dịch. Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch đến hết năm 2021 xếp 115 thế giới về số ca mắc và 83 thế giới về tử vong, từ tháng 5 năm 2021 không ghi nhận ca tử vong nào, tính cho đến cuối năm. Tanzania ít chia sẻ thông tin dịch (tuy nhiên một số ngày nước này công bố có vài nghìn ca mắc), trong khi Bắc Triều Tiên và Tuốcmênixtan cùng vài đảo quốc nhỏ Nam Thái Binh Dương không chia sẻ thông tin có ca mắc nào. Một số nước nhỏ chưa có ca tử vong. Một số nước đến cuối năm 2021 được cho là khống chế số ca mắc xuống rất thấp như Nhật Bản, Pakistan , Bănglađét, Nêpan, Indonesia, Campuchia, Myanma, Quata, Ôman, Baranh, Ảrập Xêút, Irắc, Cuba... cho dù các nước này từng trải qua số ca mắc hay số ca mắc trên tổng dân số cao trong năm 2020 hay một vài tháng 2021. Việt Nam được xem là thăng hạng nhanh trong năm 2021, xếp 31 thế giới về ca mắc và 26 thế giới về tử vong tính đến hết năm 2021. Tính tổng thể năm 2021 thế giới trải qua 4 đợt dịch lớn là tháng 1, tháng 4-5, tháng 8 và tháng 12. Trong đó đợt dịch tháng 12 nhiều ca mắc nhất nhưng tử vong không cao bằng ba đợt dịch lớn trước.

Hai tháng đầu năm 2022 dịch bệnh tiếp tục rất nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới. Hết tháng 2 thống kê chưa đầy đủ đã có gần 440 triệu ca nhiễm và gần 6 triệu tử vong. Con số tử vong theo WHO có thể cao gấp 2-3 lần. Có những ngày lên tới hơn 3,8 triệu ca nhiễm trong ngày. Tử vong cũng tăng lên cao. Đến cuối tháng 2 dịch giảm ở nhiều nơi, bao gồm nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, Trung, Nam và Tây Á, và vẫn được cho là ít nghiêm trọng ở hầu hết châu Phi. Tuy nhiên dịch vẫn nghiêm trọng và lây lan nhanh ở nhiều nước châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt như Việt Nam (một số ngày trên 100.000 ca nhiễm cộng dồn, cao hàng top đầu thế giới, lan rộng khắp miền bắc...), Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Brunây, Niu Di lân, Úc,... Còn Trung Quốc vẫn khống chế dịch tốt và một số nước Đông Nam Á dịch đã giảm sâu. Tính đến hết tháng 3 năm 2022 thế giới đã có trên 490 triệu ca nhiễm và trên 6,1 triệu tử vong, thống kê này là không đầy đủ do nhiều nguyên nhân bao gồm cả do thay đổi cách tính và công bố của một số quốc gia, tình hình chiến sự tại Ukraina khiến một số ngày nước này không thể công bố...Dịch đã lan tới 225 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong số này chỉ có 8 nước/vùng chưa ghi nhận tử vong, và vùng Niue là lãnh thổ mới nhất ghi nhận có ca nhiễm). Theo khu vực, châu Âu là khu vực có số ca nhiễm cao nhất, tiếp theo là châu Á. Mỹ vẫn đứng đầu về số ca nhiễm và số ca tử vong (tử vong vượt 1 triệu). Tính đến 12 tháng 4, số liệu chưa đầy đủ, thế giới đã có hơn 500 triệu ca nhiễm và trên 6,2 triệu tử vong. Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đứng đầu số ca nhiễm và thường xuyên top đầu thế giới số ca nhập viện. Nauru là quốc gia mới nhất có dịch. Nghiên cứu của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) công bố trên tạp chí The Lancet khi phân tích dữ liệu của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa ra số ca mắc đến giữa tháng 11-2021, ước tính có 3,39 tỉ người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần, tương đương với khoảng 44% dân số thế giới. Đáng chú ý, con số ước tính này chỉ được đưa ra vào thời điểm trước khi biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh xuất hiện. Tính đến hết tháng 4, thống kê chưa đầy đủ, thế giới đã có trên 513 triệu ca nhiễm và trên 6,2 triệu tử vong. Đến cuối tháng 4 năm 2022 số ca nhiễm và tử vong có xu hướng giảm trên toàn cầu, tuy nhiên một số nước như Trung Quốc hay Đài Loan,... lại có xu hướng nghiêm trọng hơn trước. Việt Nam xếp 12 thế giới về ca nhiễm và 24 thế giới về tử vong, theo thống kê chưa đầy đủ, số ca nhiễm mới và tử vong giảm, nhưng số ca nhập viện vẫn cao so với thế giới.

Triều Tiên ngày 12 tháng 5 năm 2022 lần đầu tiên thừa nhận có dịch bệnh và đã có tử vong, như vậy chỉ còn hai nước là Turkmenistan và Tuvalu cùng với hai lãnh thổ nhỏ nam Thái Bình Dương chưa công bố có dịch. Tính đến 17 tháng 5, Triều Tiên đã vươn lên xếp 49 thế giới về số ca nhiễm, theo worldometers. Theo CDC Mỹ, công bố vào ngày 26/4, đến tháng 2/2022, 58% dân số Mỹ (tương đương khoảng hơn 190 triệu người) đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo báo New York Times 18 tháng 4 năm 2022, Số tử vong thực tế do COVID-19 toàn cầu có thể lên đến 15 triệu ca, WHO cho biết trong số khoảng 9 triệu ca tử vong bổ sung so với dữ liệu báo cáo chính thức, khoảng 1/3 được cho là ở Ấn Độ, theo đó tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á có thể ở mức ít nhất 4 triệu ca, cao nhất thế giới. Theo cách tính mới của WHO, ngoài Ấn Độ, một số nước khác như Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Indonesia cũng được cho là có số liệu tử vong vì COVID-19 trên thực tế cao hơn so với báo cáo. WHO ngày 5 tháng 5 năm 2022 ước tính đại dịch Covid-19 đã giết gần 15 triệu người trong năm 2020 và 2021, gấp ba lần báo cáo của các quốc gia và khu vực. Theo WHO, 84% ca tử vong quá mức tập trung ở Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ. Mặc dù lấy con số 14,9 triệu, WHO cũng cho số liệu dao động từ khoảng 13,3 triệu đến 16,6 triệu. Số tử vong này ngoài tử vong trực tiếp do Covid, còn có tử vong gián tiếp do tác động của đại dịch đối với hệ thống y tế và xã hội như là do hệ thống y tế quá tải nên nhiều người không thể được tiếp cận phòng và chăm sóc sức khỏe. Do đó một số nước sẽ có con số âm, vì dịch bệnh đã khiến giảm nguyên nhân chết vì các lý do khác. Số liệu này cũng nhằm phản ánh nhiều quốc gia vẫn thiếu năng lực để giám sát tử vong đáng tin cậy.

Theo WHO, Tổng tử vong vượt mức từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 cho từng khu vực y tế của WHO: châu Phi 1,25 triệu, châu Mỹ 3,23 triệu, Đông Địa Trung Hải 1,08 triệu, châu Âu 3,25 triệu, Đông và Nam Á 5,99 triệu, Tây Thái Bình Dương 0,12 triệu. Các nước nhiều tử vong nhất vượt mức theo WHO (cách tính mới) bao gồm Ấn Độ gần 4,73 triệu, Nga hơn 1 triệu, Indonesia 1 triệu, Mỹ gần 933.000, Brazil hơn 681.000, Mexico gần 626.000, Peru gần 290.000, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 264.000, Ai Cập gần 252.000, Nam Phi gần 239.000... Sau khi WHO công bố báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã phản đối phương pháp được sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vong vượt mức trong khi Phe đối lập do Rahul Gandhi lãnh đạo trước đó đã tấn công chính phủ vì đã báo cáo thiếu chặt chẽ về những cái chết ở Ấn Độ... Dịch bệnh đã đưa đến suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm 2020, có xu hướng phục hồi năm 2021 nhưng năm 2022 là khó đoán. Nó cũng dẫn đến nhiều sự thay đổi chính trị như thất cử của tổng thống Mỹ, từ chức của thủ tướng Nhật, hay thay đổi nhân sự cấp cao ở nhiều nước khác, và nhiều vụ án tham nhũng bị phanh phui có liên quan đến dịch bệnh, cũng như ghi nhận bất ổn chính trị ở một số nước ít nhiều có liên quan đến dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh. Dịch bệnh năm 2022 buộc Trung Quốc phải tạm thời hoãn tổ chức các sự kiện thể thao lớn như Asiad 2022 hay vòng chung kết Asian Cup 2023. Dự báo của IMF tháng 4 năm 2022 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 chỉ là 4,4% (năm 2021 tăng trưởng của nước này là 8,1%, trong khi Ấn Độ là 8,9%, Mỹ là 5,7%, Euro (Khu vực đồng euro) là 5,3%, toàn cầu là 6,1%, của Việt Nam theo nhà nước là ước 2,58%) trong khi dự báo tăng trưởng toàn cầu 2022 là 3,6%, Mỹ là 3,7%.

Tính đến hết 31/12/2022, theo trang worldometers, thế giới có gần 665 triệu ca nhiễm và gần 6,7 triệu tử vong. Số liệu này được cho là còn nhiều thiếu sót. Có 229 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch, gần nhất là Tokelau tháng 12 năm 2022 (trước đó là Tuvalu và quần đảo Pitcairn). Quốc gia duy nhất chưa công bố có dịch là Turkmenistan. Chỉ có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ có dịch nhưng chưa ghi nhận tử vong. Theo trang worldometers thì đỉnh dịch là vào tháng 1 năm 2022. Tuy nhiên đến cuối năm 2022 dịch bùng lên ở một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc.

Đến 31/12/20 có 1 Tổng thống, 2 Thủ tướng, 2 Chủ tịch Quốc hội ở châu Phi, 2 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội ở châu Á, 4 Tổng thống, 1 Ông hoàng, 7 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội ở châu Âu, 4 Tổng thống, 1 Thủ tướng, 1 Chủ tịch Quốc hội ở Bắc Mỹ, 2 Tổng thống, 5 Chủ tịch Quốc hội ở Nam Mỹ mắc Covid, có 1 Thủ tướng tử vong, một số cựu Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội một số nước tử vong (xem danh sách ở dưới).

Bản đồ

Tổng số ca

Bản đồ thế giới hiển thị tổng số trường hợp đã xác nhận và tổng số trường hợp được xác nhận trên một triệu, theo quốc gia. Dữ liệu được lấy từ Kho dữ liệu COVID-19 của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống (CSSE) tại Đại học Johns Hopkins.[note 2]

Tổng số ca tử vong

Dữ liệu được lấy từ Kho dữ liệu COVID-19 của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống (CSSE) tại Đại học Johns Hopkins.[note 2]

Bản đồ tổng số người chết được xác nhận trên một triệu người theo quốc gia.[9][note 2][note 3]
Xem ngày tải lên mới nhất tại nguồn Commons.
MBản đồ tổng số người chết được xác nhận theo quốc gia.[10][note 2][note 3]
Xem ngày tải lên mới nhất tại nguồn Commons.

Ca tử vong mỗi ngày

Dữ liệu cho bản đồ và biểu đồ được lấy từ Kho dữ liệu COVID-19 của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống (CSSE) tại Đại học Johns Hopkins.[note 2] Rolling 7-day average.

Bản đồ số ca tử vong mới được xác nhận hàng ngày trên một triệu người theo quốc gia.[11][note 2][note 3]
Xem ngày tải lên mới nhất tại nguồn Commons.
Graph of daily new confirmed deaths worldwide per million people.[12][note 2][note 3]
Xem ngày tại dòng thời gian ở phía dưới.
Graph showing the daily count of new confirmed deaths worldwide.[13][note 2][note 3]
Xem ngày tại dòng thời gian ở phía dưới.

Tổng số lượt tiêm chủng

Dữ liệu được thu thập từ Our World in Data trong dữ liệu từ các số liệu có thể xác minh được dựa trên các nguồn chính thức công khai.[14][note 4]

Tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ COVID-19 theo quốc gia so với dân số của quốc gia đó.[14][15][note 4]
Xem ngày ở cuối bản đồ.
Tỷ lệ dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19 theo quốc gia so với dân số của quốc gia đó.[14][16][note 4]
Xem ngày ở cuối bản đồ.
Liều lượng vắc xin COVID-19 được tiêm trên 100 người theo quốc gia.[14][17][note 4]
Xem ngày ở cuối bản đồ.

Thống kê

Tổng số ca mắc, tử vong và tỷ lệ tử vong theo từng quốc gia (Our World in Data)

Bảng được cập nhật tự động vào ngày 22 tháng 12 2024.[note 5] Nguồn dữ liệu từ Our World in Data.[note 1]

Xem Tỷ lệ tử vong do đại dịch COVID-19 theo quốc gia để có một bảng mở rộng nhiều thông tin hơn.

Tất cả các cột là tích lũy. "Tử vong/triệu" là số người chết trên một triệu người.

Số ca nhiễm, số ca tử vong và tỷ lệ tử vong do đại dịch COVID-19 theo quốc gia và vùng lãnh thổ[18]
Địa điểm Tử vong
1 triệu
Tử vong Số ca nhiễm
Thế giới[a] 886 7.078.473 777.025.779
Perú Peru 6.601 220.994 4.528.708
Bulgaria Bulgaria 5.679 38.770 1.338.863
Bắc Macedonia Bắc Macedonia 5.428 9.990 352.060
Bosna và Hercegovina Bosna và Hercegovina 5.118 16.404 404.053
Hungary Hungary 5.071 49.113 2.237.196
Croatia Croatia 4.806 18.781 1.352.244
Slovenia Slovenia 4.686 9.914 1.360.799
Gruzia Gruzia 4.519 17.151 1.864.383
Montenegro Montenegro 4.317 2.654 251.280
Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 4.099 43.758 4.822.554
Moldova Moldova 4.040 12.283 650.808
Latvia Latvia 3.973 7.475 977.765
Slovakia Slovakia 3.884 21.262 1.885.292
Hy Lạp Hy Lạp 3.822 39.799 5.745.103
San Marino San Marino 3.693 126 25.292
România România 3.597 68.945 3.567.265
Hoa Kỳ Hoa Kỳ 3.541 1.209.547 103.436.829
Litva Litva 3.500 9.862 1.417.828
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh 3.404 232.112 25.019.756
Brasil Brasil 3.338 702.116 37.511.921
Ý Ý 3.313 197.542 26.826.486
Chile Chile 3.298 64.497 5.407.797
Martinique Martinique 3.159 1.104 230.354
Ba Lan Ba Lan 3.151 120.962 6.766.496
Armenia Armenia 3.047 8.779 453.040
Gibraltar Gibraltar 3.002 113 20.550
Bỉ Bỉ 2.949 34.339 4.892.342
Paraguay Paraguay 2.940 19.880 735.759
Trinidad và Tobago Trinidad và Tobago 2.934 4.390 191.496
Argentina Argentina 2.878 130.721 10.110.138
Liên minh châu Âu châu Âu[b] 2.822 1.266.374 186.318.205
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 2.790 29.071 5.670.137
Nga Nga 2.774 403.875 24.738.306
Colombia Colombia 2.758 142.727 6.394.609
Aruba Aruba 2.708 292 44.224
Thụy Điển Thụy Điển 2.694 28.259 2.768.898
Ukraina Ukraina 2.677 109.925 5.541.377
Serbia Serbia 2.658 18.057 2.583.470
Guadeloupe Guadeloupe 2.653 1.021 203.235
Pháp Pháp 2.615 168.122 39.008.711
México México 2.603 334.810 7.622.467
Tây Ban Nha Tây Ban Nha 2.547 121.852 13.980.340
Bermuda Bermuda 2.547 165 18.860
Guam Guam 2.536 419 52.287
Áo Áo 2.485 22.534 6.082.991
Tunisia Tunisia 2.427 29.423 1.153.361
Polynésie thuộc Pháp Polynesia thuộc Pháp 2.318 650 79.451
Saint Lucia Saint Lucia 2.293 410 30.231
Uruguay Uruguay 2.268 7.691 1.042.301
Liechtenstein Liechtenstein 2.262 89 21.611
Suriname Suriname 2.256 1.406 82.504
Estonia Estonia 2.220 2.998 613.303
Malta Malta 2.209 1.167 123.577
Sint Maarten Sint Maarten 2.182 92 11.051
Bahamas Bahamas 2.135 849 39.127
Barbados Barbados 2.100 593 108.836
Đức Đức 2.080 174.979 38.437.756
Phần Lan Phần Lan 2.058 11.466 1.499.712
Grenada Grenada 2.035 238 19.693
Ecuador Ecuador 2.022 36.055 1.078.897
Andorra Andorra 1.994 159 48.015
Panama Panama 1.989 8.756 1.044.987
Cộng hòa Ireland Ireland 1.939 9.909 1.751.577
Liban Liban 1.905 10.947 1.239.904
Kosovo Kosovo 1.869 3.212 274.279
Bolivia Bolivia 1.853 22.387 1.212.156
Costa Rica Costa Rica 1.844 9.374 1.235.806
Puerto Rico Puerto Rico 1.832 5.938 1.252.713
Hồng Kông Hồng Kông 1.798 13.466 2.876.106
Montserrat Montserrat 1.787 8 1.403
Monaco Monaco 1.720 67 17.181
Belize Belize 1.708 688 71.430
Đan Mạch Đan Mạch 1.696 10.012 3.444.552
Quần đảo Virgin thuộc Anh Quần đảo Virgin thuộc Anh 1.669 64 7.643
Curaçao Curaçao 1.645 305 45.883
Cộng hòa Nam Phi Nam Phi 1.644 102.595 4.072.837
Iran Iran 1.640 146.837 7.627.863
Thụy Sĩ Thụy Sĩ 1.611 14.170 4.473.404
Cộng hòa Síp Síp 1.591 1.497 709.396
Bản mẫu:Country data Collectivity of Saint Martin Saint Martin 1.591 46 12.324
Guyana Guyana 1.584 1.302 74.492
Antigua và Barbuda Antigua và Barbuda 1.572 146 9.106
Jersey Jersey 1.555 161 66.391
Luxembourg Luxembourg 1.530 1.000 396.576
Quần đảo Virgin thuộc Mỹ United States Virgin Islands 1.525 132 25.389
Caribe Hà Lan Caribbean Hà Lan 1.430 41 11.922
Canada Canada 1.424 55.282 4.819.055
Namibia Namibia 1.422 4.110 172.556
Israel Israel 1.395 12.707 4.841.558
Guyane thuộc Pháp Guiana thuộc Pháp 1.384 413 98.041
Đảo Man Isle of Man 1.378 116 38.008
Seychelles Seychelles 1.370 172 51.892
Hà Lan Hà Lan 1.283 22.986 8.640.446
Albania Albania 1.275 3.608 337.196
Jamaica Jamaica 1.274 3.619 157.343
Jordan Jordan 1.254 14.122 1.746.997
Saint Vincent và Grenadines Saint Vincent và Grenadines 1.214 124 9.674
Eswatini Eswatini 1.170 1.427 75.356
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 1.164 101.419 17.004.712
Botswana Botswana 1.148 2.801 330.696
Guatemala Guatemala 1.131 20.203 1.250.394
Dominica Dominica 1.106 74 16.047
Nouvelle-Calédonie New Caledonia 1.093 314 80.203
Malaysia Malaysia 1.076 37.351 5.325.669
Nhà nước Palestine Palestine 1.075 5.708 703.228
Honduras Honduras 1.062 11.114 472.911
Réunion Réunion 1.056 921 494.595
Guernsey Guernsey 1.051 67 35.326
Na Uy Na Uy 1.050 5.732 1.529.801
Azerbaijan Azerbaijan 1.005 10.353 836.492
Bahrain Bahrain 1.001 1.536 696.614
Saint Kitts và Nevis Saint Kitts và Nevis 984 46 6.607
Oman Oman 978 4.628 399.449
Úc Úc 963 25.236 11.861.161
Fiji Fiji 962 885 69.047
Kazakhstan Kazakhstan 951 19.072 1.504.370
Libya Libya 891 6.437 507.269
Quần đảo Bắc Mariana Quần đảo Bắc Mariana 889 41 14.985
New Zealand New Zealand 873 4.483 2.660.355
Quần đảo Turks và Caicos Quần đảo Turks và Caicos 872 40 6.833
Anguilla Anguilla 844 12 3.904
Mauritius Mauritius 841 1.074 329.294
Cabo Verde Cabo Verde 802 417 64.474
Wallis và Futuna Wallis và Futuna 782 9 3.760
Belarus Belarus 775 7.118 994.045
Cuba Cuba 771 8.530 1.113.662
Sri Lanka Sri Lanka 740 16.907 672.812
Đài Loan Đài Loan 739 17.672 9.970.937
Samoa thuộc Mỹ American Samoa 702 34 8.359
Hàn Quốc Hàn Quốc 693 35.934 34.571.873
El Salvador El Salvador 673 4.230 201.965
Mông Cổ Mông Cổ 630 2.136 1.011.489
Mayotte Mayotte 612 187 42.027
Maldives Maldives 602 316 186.694
Nhật Bản Nhật Bản 597 74.694 33.803.572
Philippines Philippines 586 66.864 4.173.631
Indonesia Indonesia 581 162.059 6.829.949
Liên bang Micronesia Liên bang Micronesia 579 65 31.765
Iraq Iraq 575 25.375 2.465.545
Palau Palau 562 10 6.372
Kuwait Kuwait 559 2.570 667.290
Quần đảo Faroe Quần đảo Faroe 518 28 34.658
Quần đảo Cayman Quần đảo Cayman 516 37 31.472
Iceland Iceland 489 186 210.722
Thái Lan Thái Lan 484 34.741 4.806.280
Saint-Barthélemy Saint Barthélemy 456 5 5.507
Maroc Maroc 436 16.305 1.279.115
Việt Nam Việt Nam 433 43.206 11.624.000
Quần đảo Marshall Quần đảo Marshall 424 17 16.297
Nepal Nepal 404 12.031 1.003.450
Brunei Brunei 399 182 349.830
Cộng hòa Dominica Cộng hòa Dominica 390 4.384 661.103
Greenland Greenland 374 21 11.971
Ấn Độ Ấn Độ 374 533.658 45.044.521
Myanmar Myanmar 362 19.494 643.238
Singapore Singapore 358 2.024 3.006.155
Zimbabwe Zimbabwe 357 5.740 266.396
São Tomé và Príncipe São Tomé và Príncipe 353 80 6.771
Saint-Pierre và Miquelon Saint Pierre và Miquelon 347 2 3.426
Lesotho Lesotho 310 709 36.138
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út 299 9.646 841.469
Quần đảo Solomon Quần đảo Solomon 254 199 25.954
Qatar Qatar 238 690 514.524
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 229 2.349 1.067.030
Ai Cập Ai Cập 220 24.830 516.023
Venezuela Venezuela 207 5.856 552.695
Mauritanie Mauritanie 204 997 63.879
Zambia Zambia 202 4.078 349.892
Afghanistan Afghanistan 197 7.998 235.214
Comoros Comoros 193 161 9.109
Kiribati Kiribati 183 24 5.085
Campuchia Campuchia 177 3.056 139.325
Bangladesh Bangladesh 174 29.499 2.051.516
Ma Cao Ma Cao 174 121 3.514
Djibouti Djibouti 166 189 15.690
Algérie Algérie 151 6.881 272.175
Kyrgyzstan Kyrgyzstan 147 1.024 88.953
Samoa Samoa 144 31 17.057
Gambia Gambia 141 372 12.627
Syria Syria 140 3.163 57.423
Quần đảo Cook Quần đảo Cook 135 2 7.375
Malawi Malawi 130 2.686 89.168
Gabon Gabon 126 307 49.056
Pakistan Pakistan 125 30.656 1.580.631
Tonga Tonga 123 13 16.992
Sénégal Sénégal 111 1.972 89.316
Rwanda Rwanda 107 1.468 133.266
Kenya Kenya 104 5.689 344.113
Sudan Sudan 102 5.046 63.993
Guinea Xích Đạo Guinea Xích Đạo 101 183 17.130
Đông Timor Đông Timor 100 138 23.460
Tuvalu Tuvalu 99 1 2.943
Lào Lào 88 671 219.060
Trung Quốc Trung Quốc[c] 85 122.388 99.381.370
Nauru Nauru 84 1 5.393
Guiné-Bissau Guiné-Bissau 84 177 9.614
Uganda Uganda 76 3.632 172.159
Somalia Somalia 76 1.361 27.334
Haiti Haiti 74 860 34.690
Cameroon Cameroon 71 1.974 125.279
Mozambique Mozambique 68 2.252 233.845
Papua New Guinea Papua New Guinea 65 670 46.864
Cộng hòa Congo Cộng hòa Congo 64 389 25.234
Ethiopia Ethiopia 60 7.574 501.258
Yemen Yemen 56 2.159 11.945
Liberia Liberia 54 294 8.090
Angola Angola 54 1.937 107.487
Madagascar Madagascar 46 1.428 68.582
Vanuatu Vanuatu 44 14 12.019
Ghana Ghana 44 1.463 172.324
Nicaragua Nicaragua 36 245 16.196
Guinée Guinée 33 468 38.582
Mali Mali 32 743 33.180
Togo Togo 31 290 39.537
Eritrea Eritrea 30 103 10.189
Uzbekistan Uzbekistan 29 1.016 175.082
Bờ Biển Ngà Bờ Biển Ngà 27 835 88.455
Bhutan Bhutan 26 21 62.697
Cộng hòa Trung Phi Cộng hòa Trung Phi 22 113 15.443
Burkina Faso Burkina Faso 17 400 22.160
Sierra Leone Sierra Leone 15 126 7.985
Cộng hòa Dân chủ Congo Cộng hòa Dân chủ Congo 14 1.474 100.984
Nigeria Nigeria 14 3.155 267.189
Nam Sudan Nam Sudan 13 147 18.855
Tanzania Tanzania 13 846 43.312
Niger Niger 12 315 9.528
Tajikistan Tajikistan 12 125 17.786
Bénin Bénin 11 163 28.036
Tchad Tchad 10 194 7.702
Burundi Burundi 1 15 54.569
Quần đảo Pitcairn Quần đảo Pitcairn 0 0 4
Quần đảo Falkland Quần đảo Falkland 0 0 1.923
Niue Niue 0 0 1.092
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 0 0 0
Turkmenistan Turkmenistan 0 0 0
Tokelau Tokelau 0 0 80
Thành Vatican Thành Vatican 0 0 26
Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha 0 0 2.166
  1. ^ Countries which do not report data for a column are not included in that column's world total.
  2. ^ Dữ liệu của các nước thành viên Liên minh châu Âu được liệt kê riêng lẻ, nhưng cũng được tổng hợp ở đây để thuận tiện. Nó sẽ không được tính lại trong phần tổng thế giới.
  3. ^ Không bao gồm đặc khu hành chính (Hồng KôngMa Cao) hoặc Đài Loan.


2021

2021 1 thg 1 1 thg 2 1 thg 3 1 thg 4 1 thg 5 1 thg 6 1 thg 7 1 thg 8 1 thg 9 1 thg 10 1 thg 11 1 thg 12
Thế giới 1,925,656 2,358,544 2,657,997 2,938,648 3,305,818 3,680,696 3,954,287 4,228,358 4,535,931 4,791,457 4,999,157
Hoa Kỳ 366,491 469,409 529,966 558,122 577,087 592,657 601,446 610,469 643,496 696,682 739,856
Brasil 193,875 223,945 254,221 317,646 401,186 461,931 515,985 555,460 579,574 596,122 607,694
Ấn Độ 151,001 156,420 159,216 165,435 219,450 353,795 407,208 427,001 441,828 450,920 461,275
México 148,494 186,843 210,431 223,407 230,859 234,706 237,623 245,354 266,098 281,100 288,276
Nga 57,555 73,619 86,455 99,233 110,520 121,873 135,886 159,352 184,014 208,142 239,693
Perú 93,192 103,396 121,940 142,864 166,382 183,879 192,331 196,291 198,263 199,367 200,217
Indonesia 22,329 30,277 36,325 41,054 45,652 50,723 58,995 95,723 133,676 142,026 143,423
Anh Quốc 73,512 106,158 122,849 126,713 127,517 127,782 128,140 129,654 132,535 136,662 140,632
Ý 74,159 88,516 97,699 109,346 120,807 126,128 127,566 128,063 129,221 130,921 132,100
Colombia 42,909 53,650 59,660 63,255 73,230 88,282 105,934 120,432 124,883 126,261 127,258
Iran 55,223 57,959 60,073 62,665 71,758 80,156 84,264 90,630 107,794 120,428 126,303
Argentina 43,163 47,931 51,965 55,736 63,508 77,456 93,668 105,586 111,607 115,179 115,950
Pháp 64,254 75,661 85,986 95,062 103,828 108,711 110,160 110,822 112,770 114,470 115,272
Đức 33,624 57,120 70,105 76,543 83,082 88,595 90,938 91,659 92,223 93,711 95,752
Nam Phi 28,469 44,164 49,993 52,846 54,350 56,506 60,647 72,013 82,261 87,626 89,177
Tây Ban Nha 54,180 65,473 74,467 77,498 79,734 81,122 81,724 82,695 85,533 86,936 87,458
Ba Lan 28,956 37,222 43,793 53,665 67,924 73,856 75,044 75,261 75,358 75,666 77,012
Thổ Nhĩ Kỳ 20,881 25,993 28,569 31,537 40,131 47,527 49,732 51,332 56,710 64,054 70,611
Ukraina 18,680 22,768 26,050 33,246 44,436 50,699 52,391 52,951 53,833 56,446 68,027
România 15,841 18,402 20,403 23,674 28,194 30,353 33,861 34,286 34,616 37,242 48,073
Philippines 9,244 10,749 12,318 13,297 17,234 20,966 24,662 27,889 33,448 38,294 43,172
Chile 16,608 18,452 20,572 23,135 26,353 29,300 32,545 35,448 36,937 37,468 37,757
Ecuador 14,034 14,859 15,811 16,847 18,631 20,572 21,560 31,631 32,244 32,767 32,958
Hungary 9,667 12,578 15,058 20,995 27,701 29,762 29,992 30,026 30,059 30,199 30,881
Cộng hòa Séc 12,014 16,862 21,020 27,091 29,657 30,315 30,393 30,409 30,436 30,481 30,807
Canada 15,472 19,942 21,960 22,926 24,169 25,512 26,273 26,592 26,918 27,819 28,965
Malaysia 471 760 1,130 1,272 1,506 2,796 5,170 9,024 16,664 26,335 28,912
Pakistan 10,105 11,657 12,860 14,434 17,811 20,779 22,281 23,360 25,788 27,729 28,449
Bangladesh 7,576 8,137 8,416 9,105 11,510 12,660 14,646 20,916 26,274 27,531 27,870
Bỉ 19,720 21,283 22,254 23,067 24,271 24,980 25,181 25,251 25,388 25,613 26,047
Tunisia 4,676 6,754 8,001 8,812 10,722 12,654 14,959 19,858 23,538 24,890 25,241
Bulgaria 7,576 9,045 10,191 13,197 16,399 17,700 18,061 18,213 18,896 20,882 23,999
Iraq 12,813 13,047 13,406 14,323 15,465 16,375 17,186 18,657 20,830 22,260 23,170
Việt Nam 35 35 35 35 35 47 87 1,306 11,064 19,301 22,083
Thái Lan 63 77 83 94 224 1,069 2,080 4,990 11,841 16,850 19,260
Bolivia 9,149 10,330 11,628 12,239 12,951 14,471 16,702 17,806 18,429 18,726 18,925
Myanmar 2,697 3,138 3,199 3,206 3,209 3,217 3,347 9,731 15,490 17,789 18,714
Ai Cập 7,631 9,316 10,688 11,995 13,339 15,096 16,169 16,524 16,736 17,331 18,651
Hà Lan 11,405 13,981 15,556 16,533 17,145 17,623 17,744 17,826 18,010 18,170 18,411
Nhật Bản 3,460 5,722 7,887 9,162 10,229 13,048 14,781 15,192 16,041 17,648 18,268
Bồ Đào Nha 6,906 12,482 16,317 16,848 16,974 17,025 17,096 17,361 17,743 17,975 18,157
Kazakhstan 2,749 3,126 3,389 5,912 6,561 7,321 7,759 9,077 13,732 16,055 17,150
Paraguay 2,242 2,704 3,167 4,161 6,302 9,083 12,763 14,929 15,742 16,195 16,246
Hy Lạp 4,838 5,872 6,580 8,169 10,457 12,171 12,763 13,016 13,698 14,828 15,938
Guatemala 4,813 5,643 6,393 6,840 7,524 8,165 9,215 10,339 11,926 13,564 15,050
Thụy Điển 9,742 12,226 13,031 13,616 14,196 14,571 14,661 14,677 14,724 14,903 15,044
Maroc 7,388 8,275 8,623 8,818 9,023 9,147 9,296 9,785 12,649 14,267 14,668
Sri Lanka 204 323 476 571 687 1,527 3,063 4,451 9,400 12,964 13,760
Slovakia 2,250 4,711 7,270 9,790 11,732 12,353 12,511 12,540 12,548 12,649 13,045
Bosna và Hercegovina 4,072 4,705 5,096 6,581 8,533 9,235 9,647 9,689 9,803 10,606 11,555
Nepal 2,767 2,962 3,010 3,031 3,298 7,454 9,145 9,875 10,770 11,148 11,416
Áo 6,355 7,817 8,530 9,259 10,071 10,424 10,507 10,527 10,582 10,802 11,094
Jordan 3,834 4,316 4,701 6,858 8,836 9,462 9,750 10,032 10,411 10,718 11,038
Thụy Sĩ 7,598 9,179 9,621 9,912 10,163 10,308 10,366 10,387 10,489 10,681 10,829
Honduras 3,130 3,592 4,141 4,599 5,261 6,316 6,980 7,834 8,850 9,777 10,240
Gruzia 2,528 3,194 3,520 3,785 4,130 4,804 5,327 5,853 7,482 8,976 10,089
Serbia 3,211 4,020 4,443 5,308 6,362 6,865 7,047 7,114 7,292 8,234 9,955
Croatia 3,920 5,027 5,526 5,947 7,081 8,026 8,206 8,259 8,334 8,640 9,251
Ả Rập Xê Út 6,223 6,375 6,494 6,669 6,957 7,362 7,819 8,237 8,545 8,716 8,794
Liban 1,455 3,082 4,692 6,234 7,278 7,729 7,851 7,906 8,053 8,325 8,502
Cuba 146 214 322 424 644 958 1,284 2,758 5,303 7,436 8,236
Israel 3,373 4,816 5,763 6,219 6,389 6,422 6,430 6,485 7,118 7,796 8,102
Moldova 2,985 3,438 3,949 4,960 5,812 6,107 6,194 6,255 6,401 6,777 7,790
Panama 3,975 5,244 5,831 6,109 6,227 6,370 6,536 6,808 7,054 7,223 7,315
Afghanistan 2,201 2,404 2,444 2,489 2,631 2,973 4,962 6,737 7,123 7,206 7,280
Bắc Macedonia 2,503 2,855 3,137 3,781 4,855 5,413 5,484 5,493 5,938 6,714 7,143
Azerbaijan 2,609 3,126 3,218 3,567 4,517 4,913 4,974 5,023 5,636 6,525 7,074
Costa Rica 2,171 2,612 2,803 2,957 3,217 4,022 4,661 5,030 5,492 6,349 7,029
Ethiopia 1,923 2,093 2,365 2,865 3,688 4,165 4,320 4,385 4,675 5,582 6,459
Armenia 2,828 3,084 3,195 3,533 4,128 4,445 4,517 4,619 4,857 5,339 6,379
Uruguay 174 431 603 953 2,563 4,213 5,558 5,959 6,029 6,054 6,077
Algérie 2,756 2,891 2,983 3,093 3,253 3,472 3,716 4,254 5,269 5,812 5,920
Litva 1,845 2,849 3,270 3,590 3,947 4,289 4,392 4,417 4,573 5,021 5,913
Trung Quốc 4,789 4,825 4,844 4,851 4,857 4,970 5,495 5,635 5,683 5,691 5,696
Ireland 2,167 3,249 4,294 4,670 4,894 4,941 4,998 5,035 5,092 5,249 5,436
Kenya 1,670 1,763 1,856 2,153 2,724 3,172 3,634 3,931 4,726 5,123 5,281
Libya 1,478 1,877 2,179 2,667 3,029 3,126 3,193 3,509 4,247 4,651 5,099
Slovenia 2,981 3,833 4,158 4,377 4,589 4,704 4,753 4,763 4,784 4,914 5,089
Venezuela 1,025 1,183 1,338 1,589 2,117 2,629 3,101 3,576 4,010 4,454 4,884
Palestine 1,529 2,012 2,259 2,881 3,517 3,765 3,831 3,872 3,948 4,366 4,681
Zimbabwe 363 1,217 1,463 1,523 1,567 1,596 1,789 3,532 4,419 4,623 4,678
Belarus 1,424 1,718 1,976 2,247 2,542 2,851 3,143 3,454 3,780 4,143 4,631
Cộng hòa Dominica 2,414 2,666 3,100 3,325 3,480 3,628 3,822 3,963 4,008 4,046 4,130
Oman 1,499 1,529 1,570 1,678 2,010 2,345 3,100 3,836 4,064 4,096 4,111
Zambia 388 763 1,091 1,208 1,251 1,281 2,199 3,389 3,602 3,648 3,661
El Salvador 1,336 1,623 1,854 2,010 2,124 2,249 2,381 2,629 2,918 3,234 3,622
Namibia 205 352 424 523 643 830 1,521 3,044 3,244 3,511 3,552
Latvia 635 1,195 1,618 1,899 2,131 2,376 2,513 2,556 2,578 2,717 3,250
Puerto Rico 1,503 1,829 2,036 2,113 2,303 2,502 2,549 2,580 2,860 3,149 3,234
Uganda 251 324 334 335 343 362 1,023 2,690 3,012 3,161 3,215
Sudan 1,576 1,812 1,890 2,087 2,361 2,631 2,760 2,780 2,793 2,878 2,995
Kosovo 1,325 1,488 1,589 1,862 2,163 2,233 2,248 2,256 2,494 2,943 2,967
Albania 1,181 1,380 1,796 2,235 2,394 2,451 2,456 2,457 2,498 2,698 2,924
Nigeria 1,289 1,586 1,907 2,057 2,063 2,099 2,120 2,149 2,455 2,721 2,896
Hàn Quốc 917 1,425 1,605 1,735 1,831 1,963 2,021 2,098 2,292 2,497 2,859
Campuchia 0 0 0 14 96 220 602 1,397 1,903 2,319 2,788
Đan Mạch 1,298 2,125 2,361 2,419 2,485 2,516 2,534 2,549 2,584 2,656 2,714
Kyrgyzstan 1,356 1,412 1,466 1,500 1,612 1,815 2,009 2,335 2,532 2,607 2,672
Syria 711 921 1,027 1,265 1,592 1,770 1,876 1,914 2,013 2,247 2,566
Kuwait 934 959 1,083 1,313 1,563 1,772 1,969 2,320 2,419 2,449 2,461
Botswana 40 134 310 568 712 849 1,125 1,569 2,261 2,368 2,406
Malawi 189 702 1,040 1,117 1,148 1,155 1,196 1,635 2,177 2,282 2,301
Jamaica 302 350 422 596 778 948 1,075 1,190 1,518 1,869 2,236
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 669 850 1,221 1,497 1,587 1,680 1,811 1,949 2,041 2,097 2,136
Montenegro 681 802 999 1,266 1,492 1,583 1,610 1,629 1,720 1,919 2,100
Mozambique 166 367 641 775 814 836 878 1,434 1,864 1,917 1,930
Yemen 611 616 635 889 1,227 1,321 1,361 1,375 1,472 1,721 1,889
Sénégal 410 628 872 1,051 1,107 1,139 1,166 1,353 1,765 1,858 1,878
Úc 909 909 909 909 910 910 910 923 1,006 1,289 1,734
Angola 405 466 508 537 596 766 900 1,011 1,217 1,537 1,710
Trinidad và Tobago 126 134 139 142 165 479 833 1,070 1,285 1,474 1,696
Cameroon 448 462 551 779 1,064 1,275 1,324 1,334 1,357 1,459 1,686
Mông Cổ 0 2 2 8 110 276 563 820 931 1,204 1,672
Estonia 234 422 598 908 1,166 1,258 1,269 1,272 1,293 1,357 1,540
Bahrain 352 375 449 521 646 980 1,352 1,384 1,388 1,389 1,393
Rwanda 92 196 261 307 335 353 427 808 1,083 1,273 1,331
Uzbekistan 614 621 622 630 650 690 740 880 1,088 1,242 1,325
Eswatini 206 565 652 667 671 673 678 787 1,101 1,220 1,242
Somalia 130 130 239 529 713 769 775 811 977 1,111 1,208
Phần Lan 597 702 784 881 932 970 979 1,001 1,054 1,117 1,184
Ghana 335 416 607 743 779 785 796 823 1,036 1,156 1,175
Cộng hòa Dân chủ Congo 591 671 707 743 766 782 924 1,038 1,059 1,084 1,098
Suriname 121 154 170 177 201 292 516 645 718 879 1,090
Madagascar 261 281 297 409 643 839 909 947 956 960 963
Norway 433 563 622 660 753 783 792 799 820 869 917
Guyana 164 176 195 231 295 385 468 535 613 783 913
Luxembourg 495 579 637 743 794 814 818 822 830 835 845
Guadeloupe 155 157 164 173 211 255 267 283 508 767 820
Mauritanie 324 418 439 449 455 463 489 562 715 774 797
Tanzania 21 21 21 21 21 21 21 21 50 719 725
Bờ Biển Ngà 137 154 192 244 286 305 313 329 441 624 695
Martinique 43 44 45 50 70 95 98 129 460 628 683
Haiti 236 245 250 251 254 321 443 558 586 629 679
Fiji 2 2 2 2 2 4 21 239 496 624 674
Lesotho 50 160 292 315 316 326 329 374 403 632 658
Bahamas 170 176 180 188 199 230 246 287 381 533 643
Polynésie thuộc Pháp 114 131 139 141 141 142 142 149 423 621 636
Qatar 245 248 258 291 458 556 590 601 602 606 610
Síp 126 200 232 257 313 361 375 422 512 552 574
Mali 269 330 353 385 484 517 525 532 539 548 563
Belize 242 301 314 317 323 324 329 337 359 409 491
Malta 225 270 315 394 415 419 420 423 441 457 461
Singapore 29 29 29 30 30 33 36 37 55 95 407
Guinée 81 82 89 125 144 161 171 220 335 379 385
Réunion 42 46 52 115 148 189 237 275 342 366 374
Papua New Guinea 9 9 13 60 115 162 174 192 192 234 370
Cabo Verde 113 134 147 168 217 264 286 298 311 339 349
Gambia 124 128 150 164 174 179 181 213 319 338 340
Guyane thuộc Pháp 71 76 85 93 100 116 145 187 219 267 308
Liberia 83 84 85 85 85 86 128 148 245 286 287
Cộng hòa Congo 100 117 128 135 144 153 166 178 183 197 278
Nouvelle-Calédonie 0 0 0 0 0 0 0 0 0 119 265
Saint Lucia 5 13 35 60 74 79 84 89 103 201 255
Maldives 48 52 62 67 73 169 213 221 226 231 243
Togo 68 77 84 109 123 125 129 152 185 229 242
Gabon 64 68 83 118 139 152 159 164 165 186 239
Guam 122 129 131 134 136 139 140 143 149 197 238
Burkina Faso 85 120 142 146 157 166 168 169 171 184 214
Niger 102 159 172 187 191 192 193 195 199 202 213
Nicaragua 165 169 173 178 182 186 191 195 200 204 208
Grenada 1 1 1 1 1 1 1 1 1 139 198
Mayotte 55 61 110 161 170 173 174 174 175 178 185
Djibouti 61 63 63 70 143 154 155 156 157 167 181
Mauritius 10 10 10 12 16 18 18 20 31 84 176
Tchad 104 118 140 164 170 173 174 174 174 174 174
Curaçao 14 20 22 33 108 122 126 126 143 162 174
Aruba 49 58 71 85 98 107 107 109 139 166 171
Guinea Xích Đạo 86 86 91 102 112 118 121 123 124 147 167
Bénin 44 52 70 93 99 101 104 108 128 159 161
Barbados 7 12 33 42 44 47 47 48 50 69 153
Comoros 9 93 144 146 146 146 146 147 147 147 147
Guiné-Bissau 45 45 48 63 67 68 69 76 119 135 141
Nam Sudan 63 64 93 112 115 115 117 119 120 130 133
Andorra 84 101 110 115 125 127 127 128 130 130 130
Tajikistan 90 91 91 91 91 91 91 122 125 125 125
Đông Timor 0 0 0 0 3 16 24 26 72 117 122
Sierra Leone 76 79 79 79 79 79 100 120 121 121 121
Seychelles 0 4 11 21 27 40 57 86 102 112 114
Antigua và Barbuda 5 7 14 28 32 42 42 43 44 79 102
Bermuda 10 12 12 12 27 32 33 33 33 72 101
Cộng hòa Trung Phi 63 63 63 72 88 98 98 98 100 100 100
Gibraltar 6 75 93 94 94 94 94 94 97 97 98
San Marino 59 67 74 84 90 90 90 90 90 91 92
Quần đảo Virgin thuộc Mỹ 23 24 25 26 27 27 30 37 54 71 81
Jersey 42 66 69 69 69 69 69 69 77 78 80
Sint Maarten 27 27 27 27 27 28 33 34 51 66 75
Saint Vincent và Grenadines 0 2 8 10 11 12 12 12 12 21 66
Lào 0 0 0 0 0 3 3 7 14 18 65
Liechtenstein 44 53 55 56 56 57 58 58 58 58 58
Đảo Man 35 35 35 39 39 39 39 43 48 52 57
São Tomé và Príncipe 17 17 29 34 35 37 37 37 37 50 56
Brunei 3 3 3 3 3 3 3 3 9 32 54
Eritrea 3 7 7 10 10 14 23 35 38 42 45
Quần đảo Virgin thuộc Anh 1 1 1 1 1 1 1 31 37 37 37
Saint-Martin 12 12 12 12 13 15 27 30 17 35 37
Monaco 3 13 24 28 32 32 33 33 35 35 36
Iceland 29 29 29 29 29 30 30 30 33 33 33
Dominica 0 0 0 0 0 0 0 0 4 20 32
New Zealand 25 25 26 26 26 26 26 26 26 27 28
Guernsey 16 16 17 17 17 17 17 17 18 21 23
Saint Kitts và Nevis 0 0 0 0 0 0 3 3 3 13 23
Quần đảo Turks và Caicos 6 9 14 17 17 17 18 18 20 23 23
Bonaire 3 3 4 10 16 17 17 17 17 19 19
Burundi 2 2 3 6 6 6 8 9 10 14 14
Khác 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13
Wallis và Futuna 0 0 0 4 7 7 7 7 7 7 7
Saint-Barthélemy 0 0 0 1 1 1 1 1 1 2 4
Bhutan 0 1 1 1 1 1 1 2 3 3 3
Quần đảo Bắc Mariana 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3
Quần đảo Cayman 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Quần đảo Faroe 0 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2
Anguilla 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1
Montserrat 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Samoa thuộc Mỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Quần đảo Cook 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
CHDCND Triều Tiên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Quần đảo Falkland 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Greenland 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tòa Thánh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Kiribati 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Quần đảo Marshall 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Micronesia 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nauru 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Niue 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Palau 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Quần đảo Pitcairn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Saba 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Saint Helena 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Saint-Pierre và Miquelon 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Samoa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Sint Eustatius 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0
Quần đảo Solomon 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tokelau 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tonga 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Turkmenistan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tuvalu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Vanuatu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0


Biểu đồ lôgarit các ca nhiễm đã được xác nhận từ Our World in Data

Biểu đồ logarit của các ca nhiễm được xác nhận từ Our World in Data sử dụng dữ liệu gần trong 12 tháng đầu tiên của đại dịch.

Các trường hợp theo quốc gia tính đến ngày 18 tháng 4 năm 2021, được vẽ trên thang đo lôgarit[22]

Các ca nhiễm và tử vong theo khu vực

Các tiêu chuẩn báo cáo rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Không có số liệu thống kê nào là đặc biệt chính xác, nhưng tỷ lệ trường hợp mắc và tử vong ở Ấn Độ (Nam Á) và Châu Phi cận Sahara nói riêng có lẽ cao hơn nhiều so với báo cáo.[23][24]

Ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 theo khu vực, theo số liệu và tỷ lệ tuyệt đối trên một triệu dân tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2021[25]
Region[26] Tổng số ca Tổng số ca tử vong Ca nhiễm mỗi 1 triệu Tử vong mỗi 1 triệu Ca nhiễm hàng tuần hiện tại Ca tử vong hàng tuần hiện tại Dân số theo hàng triệu Đã tiêm đủ %[27]
Bắc Mỹ 48,979,877 788,818 132,806 2,139 750,755 10,186 369 59.6
Nam Mỹ 38,712,559 1,174,634 90,056 2,733 148,556 2,914 430 55.7
Liên minh Châu ÂuVương quốc Anh 52,053,776 947,404 101,001 1,838 1,428,123 10,139 515 66.6
Các quốc gia Châu Âu khác 15,416,638 221,419 93,106 1,337 463,561 8,074 166 45.7
Trung Mỹ 6,036,040 345,282 33,595 1,922 30,021 1,890 180 44.7
Nga và Trung Á 12,049,489 296,478 50,886 1,252 283,282 8,265 237 32.8
Trung Đông 13,996,848 209,059 53,629 801 82,704 1,159 261 37.0
Ca-ri-bê 2,041,573 23,913 47,155 552 21,093 263 43 41.1
Nam Á 38,917,535 553,649 20,964 298 94,724 2,865 1,856 26.5
Châu Đại Dương và các đảo ở Đông Á 9,194,126 212,965 15,927 369 31,722 1,535 577 44.4
Bắc Phi 2,630,605 71,034 13,037 352 14,271 627 202 22.8
Châu Phi cận Sahara 5,971,983 149,990 5,254 132 13,531 634 1,137 4.1
Đông Á 7,440,009 106,245 4,185 60 225,005 1,872 1,778 69.9
Tổng (hoặc trung bình) 253,441,058 5,100,890 32,698 658 3,587,348 50,423 7,751 41.9
Các trường hợp COVID-19 mới được xác định hàng tuần tại 7 khu vực hàng đầu trên thế giới.
Ca tử vong vì COVID-19 hàng tuần tại 7 khu vực hàng đầu trên thế giới.

Vắc-xin

Bảng được cập nhật tự động vào ngày 22 tháng 12 2024.[note 5] Số lượng và tỷ lệ phần trăm những người đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19 (trừ khi có ghi chú khác). Có thể bao gồm việc tiêm chủng cho những người không phải là công dân, có thể đẩy tổng số vượt quá 100% dân số địa phương.

Địa điểm Số lượt tiêm[a] %[b]
Thế giới[c] 5.645.247.500 70,7%
Trung Quốc Trung Quốc 1.318.026.800 92,5%
Ấn Độ Ấn Độ 1.027.438.900 72,1%
Liên minh châu Âu châu Âu 338.481.060 75,4%
Hoa Kỳ Hoa Kỳ[d] 270.227.170 79,1%
Indonesia Indonesia 204.419.400 73,3%
Brasil Brasil 189.643.420 90,2%
Pakistan Pakistan 165.567.890 67,9%
Bangladesh Bangladesh 151.507.170 89,4%
Nhật Bản Nhật Bản 104.740.060 83,8%
México México 97.179.496 75,6%
Nigeria Nigeria 93.829.430 42,0%
Việt Nam Việt Nam 90.497.670 90,8%
Nga Nga 89.081.600 61,2%
Philippines Philippines 82.684.776 72,6%
Iran Iran 65.199.830 72,8%
Đức Đức 64.876.300 77,2%
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 57.941.052 66,6%
Thái Lan Thái Lan 57.005.496 79,5%
Ai Cập Ai Cập 56.907.320 50,5%
Pháp Pháp 54.677.680 82,5%
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh 53.806.964 78,9%
Ethiopia Ethiopia 52.489.510 41,9%
Ý Ý[e] 50.936.720 85,4%
Hàn Quốc Hàn Quốc 44.764.956 86,4%
Colombia Colombia 43.012.176 83,1%
Myanmar Myanmar 41.551.930 77,3%
Argentina Argentina 41.529.056 91,5%
Tây Ban Nha Tây Ban Nha 41.351.230 86,5%
Canada Canada 34.742.936 89,5%
Tanzania Tanzania 34.434.932 53,2%
Perú Peru 30.563.708 91,3%
Malaysia Malaysia 28.138.564 81,1%
Nepal Nepal 27.883.196 93,8%
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út 27.041.364 84,0%
Maroc Maroc 25.020.168 67,0%
Cộng hòa Nam Phi Nam Phi 24.210.952 38,8%
Ba Lan Ba Lan 22.984.544 59,9%
Mozambique Mozambique 22.869.646 70,0%
Úc Úc 22.231.734 84,9%
Venezuela Venezuela 22.157.232 78,5%
Uzbekistan Uzbekistan 22.094.470 63,2%
Đài Loan Đài Loan 21.899.240 93,5%
Uganda Uganda 20.033.188 42,3%
Afghanistan Afghanistan 19.151.368 47,2%
Chile Chile 18.088.516 92,5%
Sri Lanka Sri Lanka 17.143.760 75,1%
Cộng hòa Dân chủ Congo Cộng hòa Dân chủ Congo 17.045.720 16,6%
Angola Angola 16.550.642 46,4%
Ukraina Ukraina 16.267.198 39,6%
Ecuador Ecuador 15.345.791 86,1%
Campuchia Campuchia 15.316.670 89,0%
Sudan Sudan 15.207.452 30,8%
Kenya Kenya 14.494.372 26,7%
Ghana Ghana 13.864.186 41,8%
Bờ Biển Ngà Bờ Biển Ngà 13.568.372 44,6%
Hà Lan Hà Lan 12.582.081 70,3%
Zambia Zambia 11.711.565 58,1%
Iraq Iraq 11.332.925 25,7%
Rwanda Rwanda 10.884.714 79,7%
Kazakhstan Kazakhstan 10.858.101 54,2%
Cuba Cuba 10.805.570 97,7%
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 9.991.089 97,5%
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 9.821.414 94,3%
Bỉ Bỉ 9.261.641 79,6%
Somalia Somalia 8.972.167 50,4%
Guatemala Guatemala 8.937.923 50,1%
Tunisia Tunisia 8.896.848 73,4%
Guinée Guinée 8.715.641 62,0%
Hy Lạp Hy Lạp 7.938.031 76,2%
Algérie Algérie 7.840.131 17,2%
Thụy Điển Thụy Điển 7.775.726 74,1%
Zimbabwe Zimbabwe 7.525.882 46,8%
Cộng hòa Dominica Cộng hòa Dominica 7.367.193 65,6%
Bolivia Bolivia 7.361.008 60,9%
Israel Israel 7.055.466 77,5%
Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 6.982.006 65,4%
Hồng Kông Hồng Kông 6.920.057 92,7%
Áo Áo 6.899.873 76,1%
Honduras Honduras 6.596.213 63,0%
Belarus Belarus 6.536.392 71,3%
Hungary Hungary 6.420.354 66,3%
Nicaragua Nicaragua 6.404.524 95,2%
Niger Niger 6.248.483 24,7%
Thụy Sĩ Thụy Sĩ 6.096.911 69,3%
Burkina Faso Burkina Faso 6.089.089 27,1%
Lào Lào 5.888.649 77,9%
Sierra Leone Sierra Leone 5.676.123 68,6%
România România 5.474.507 28,6%
Malawi Malawi 5.433.538 26,4%
Azerbaijan Azerbaijan 5.373.253 52,2%
Tajikistan Tajikistan 5.328.277 52,3%
Singapore Singapore 5.287.005 93,6%
Tchad Tchad 5.147.667 27,9%
Jordan Jordan 4.821.579 42,8%
Đan Mạch Đan Mạch 4.746.522 80,4%
El Salvador El Salvador 4.659.970 74,2%
Costa Rica Costa Rica 4.650.636 91,5%
Turkmenistan Turkmenistan 4.614.869 63,8%
Phần Lan Phần Lan 4.524.288 81,2%
Mali Mali 4.354.292 18,9%
Na Uy Na Uy 4.346.995 79,7%
Nam Sudan Nam Sudan 4.315.127 39,2%
New Zealand New Zealand 4.302.330 83,8%
Cộng hòa Ireland Ireland 4.112.237 80,5%
Paraguay Paraguay 3.995.915 59,1%
Liberia Liberia 3.903.802 72,7%
Cameroon Cameroon 3.753.733 13,6%
Panama Panama 3.746.041 85,1%
Bénin Bénin 3.697.190 26,9%
Kuwait Kuwait 3.457.498 75,3%
Serbia Serbia 3.354.075 49,4%
Syria Syria 3.295.630 14,7%
Oman Oman 3.279.632 69,3%
Uruguay Uruguay 3.010.464 88,8%
Qatar Qatar 2.852.178 98,6%
Slovakia Slovakia 2.840.017 51,9%
Liban Liban 2.740.227 47,7%
Madagascar Madagascar 2.710.365 8,9%
Sénégal Sénégal 2.684.696 15,2%
Cộng hòa Trung Phi Cộng hòa Trung Phi 2.600.389 51,0%
Croatia Croatia 2.323.025 59,5%
Libya Libya 2.316.327 32,1%
Mông Cổ Mông Cổ 2.284.018 67,5%
Togo Togo 2.255.579 24,8%
Bulgaria Bulgaria 2.155.863 31,6%
Mauritanie Mauritanie 2.103.754 43,1%
Nhà nước Palestine Palestine 2.012.767 37,9%
Litva Litva 1.958.299 69,5%
Botswana Botswana 1.951.054 80,0%
Kyrgyzstan Kyrgyzstan 1.736.541 25,0%
Gruzia Gruzia 1.654.504 43,6%
Albania Albania 1.349.255 47,7%
Latvia Latvia 1.346.184 71,6%
Slovenia Slovenia 1.265.802 59,8%
Bahrain Bahrain 1.241.174 80,9%
Armenia Armenia 1.150.915 40,0%
Mauritius Mauritius 1.123.773 88,1%
Moldova Moldova 1.109.524 36,5%
Yemen Yemen 1.050.202 2,7%
Lesotho Lesotho 1.014.073 44,4%
Bosna và Hercegovina Bosna và Hercegovina 943.394 29,4%
Kosovo Kosovo 906.858 52,8%
Đông Timor Đông Timor 886.838 64,8%
Estonia Estonia 870.202 64,5%
Jamaica Jamaica 859.773 30,3%
Bắc Macedonia Bắc Macedonia 854.570 46,4%
Trinidad và Tobago Trinidad và Tobago 754.399 50,4%
Guiné-Bissau Guiné-Bissau 747.057 35,5%
Fiji Fiji 712.025 77,4%
Bhutan Bhutan 699.116 89,5%
Cộng hòa Congo Cộng hòa Congo 695.760 11,5%
Ma Cao Ma Cao 679.703 96,5%
Gambia Gambia 674.314 25,6%
Cộng hòa Síp Síp 671.193 71,4%
Namibia Namibia 629.767 21,8%
Eswatini Eswatini 526.050 43,2%
Haiti Haiti 521.396 4,5%
Guyana Guyana 497.550 60,6%
Luxembourg Luxembourg 481.957 73,8%
Malta Malta 478.953 90,7%
Brunei Brunei 451.149 99,1%
Comoros Comoros 438.825 52,6%
Djibouti Djibouti 421.573 37,1%
Maldives Maldives 399.308 76,2%
Papua New Guinea Papua New Guinea 382.020 3,7%
Cabo Verde Cabo Verde 356.734 68,6%
Quần đảo Solomon Quần đảo Solomon 343.821 44,0%
Gabon Gabon 311.244 12,8%
Iceland Iceland 309.770 81,4%
Bắc Síp Bắc Síp 301.673 78,8%
Montenegro Montenegro 292.783 47,6%
Guinea Xích Đạo Guinea Xích Đạo 270.109 15,0%
Suriname Suriname 267.820 43,0%
Belize Belize 258.473 64,2%
Nouvelle-Calédonie New Caledonia 192.375 67,0%
Samoa Samoa 191.403 88,9%
Polynésie thuộc Pháp Polynesia thuộc Pháp 190.908 68,1%
Vanuatu Vanuatu 176.624 56,4%
Bahamas Bahamas 174.810 44,0%
Barbados Barbados 163.853 58,0%
São Tomé và Príncipe São Tomé và Príncipe 140.256 62,0%
Curaçao Curaçao 108.601 58,6%
Kiribati Kiribati 100.900 77,3%
Aruba Aruba 90.546 84,0%
Seychelles Seychelles 88.520 70,5%
Tonga Tonga 87.375 83,2%
Jersey Jersey 84.365 81,5%
Đảo Man Isle of Man 69.560 82,7%
Antigua và Barbuda Antigua và Barbuda 64.290 69,2%
Quần đảo Cayman Quần đảo Cayman 62.113 86,7%
Saint Lucia Saint Lucia 60.140 33,6%
Andorra Andorra 57.913 72,6%
Guernsey Guernsey 54.223 85,1%
Bermuda Bermuda 48.554 75,0%
Grenada Grenada 44.241 37,8%
Gibraltar Gibraltar 42.175 112,1%
Quần đảo Faroe Quần đảo Faroe 41.715 77,2%
Greenland Greenland 41.227 73,6%
Saint Vincent và Grenadines Saint Vincent và Grenadines 37.532 36,8%
Burundi Burundi 36.909 0,3%
Saint Kitts và Nevis Saint Kitts và Nevis 33.794 72,3%
Dominica Dominica 32.995 49,4%
Quần đảo Turks và Caicos Quần đảo Turks và Caicos 32.815 71,5%
Sint Maarten Sint Maarten 29.788 70,6%
Monaco Monaco 28.875 74,1%
Liechtenstein Liechtenstein 26.771 68,1%
San Marino San Marino 26.357 77,3%
Quần đảo Virgin thuộc Anh Quần đảo Virgin thuộc Anh 19.466 50,8%
Caribe Hà Lan Caribbean Hà Lan 19.109 66,7%
Quần đảo Cook Quần đảo Cook 15.112 102,5%
Nauru Nauru 13.106 110,9%
Anguilla Anguilla 10.858 76,5%
Tuvalu Tuvalu 9.763 97,5%
Wallis và Futuna Wallis và Futuna 7.150 62,2%
Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha 4.361 81,2%
Quần đảo Falkland Quần đảo Falkland 2.632 74,9%
Tokelau Tokelau 2.203 95,3%
Montserrat Montserrat 2.104 47,0%
Niue Niue 1.638 88,8%
Quần đảo Pitcairn Quần đảo Pitcairn 47 100,0%
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 0 0,0%

Đại dịch theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Các ca bệnh được xác nhận

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, có hơn 83.790.000 ca nhiễm được xác nhận trên toàn cầu với hơn 59.300.000 người khỏi bệnh và hơn 1.820.000 trường hợp tử vong ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có năm tàu du lịch. Mỹ là quốc gia có số người nhiễm cao nhất thế giới với hơn 20.445.000 người nhiễm và cũng là quốc gia có số người tử vong cao nhất với hơn 354.200 người chết.[29] Đứng thứ 2 thế giới là Ấn Độ với hơn 10.286.000 người nhiễm và hơn 149.000 người tử vong. Đứng thứ 3 thế giới là Brazil với hơn 7.670.000 người nhiễm và gần 195.000 người tử vong. Tính đến hết năm 2020, các nước xếp ở vị trí 4 đến 10 về số ca nhiễm là: Nga, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Đức, các nước xếp ở vị trí 4 đến 10 về số tử vong là Mexico, Ý, Anh, Pháp, Nga, Iran, Tây Ban Nha. Có 18 nước trên 1 triệu ca /nước, và 18 nước trên 20.000 tử vong / nước.

Các nước / vùng có tỷ lệ ca nhiễm trên quy mô dân số cao nhất: 1.Qatar, 2.San Marino, 3.Vatican, 4.Bahrain, 5. Chile, 6.Andorra, 7.Kuwait, 8.Mayotte, 9.Peru, 10. Singapore, 11.Mỹ, 12.Guiana thuộc Pháp... và thấp nhất: 213.Papua New Guinea, 212.Lesotho, 211.Lào, 210.Việt Nam, 209.Angola, 208. Myanmar, 207.Campuchia, 206.Burundi, 205.Tanzania,... (cập nhật 19/6). Các nước / vùng có tỷ lệ ca nhiễm trên quy mô dân số cao nhất: Andorra, Bahrain, Qatar, Aruba, Belgium, Czechia, Armenia...(cập nhật 8/11)

Các nước / vùng có tỷ lệ ca nhiễm trên quy mô dân số cao nhất (31/12) thứ tự: Andorra, Montenegro, Luxembourg, San Marino, Czechia, USA, Gibraltar, French Polynesia, Slovenia, Gruzia...; có tỷ lệ ca nhiễm trên quy mô dân số thấp nhất (31/12) thứ tự: Vanuatu, Lào, Tanzania, Samoa, Vietnam, Western Sahara, Cambodia, Solomon Islands...(8 nước, và cộng một số vùng lãnh thổ nhỏ chưa có ca nào).

Các nước / vùng có tỷ lệ chết vì dịch trên quy mô dân số cao nhất: 1.San Marino, 2.Bỉ, 3.Andorra, 4. Anh, 5. Tây Ban Nha, 6. Ý, 7. Thụy Điển, 8. Pháp, 9. Mỹ, 10. Hà Lan,... (cập nhật 19/6). Các nước / vùng có tỷ lệ chết vì dịch trên quy mô dân số cao nhất: San Marino, Bỉ, Peru, Andorra, Spain, Brazil, Chile... (cập nhật 8/11).

Các nước / vùng có tỷ lệ ca tử vong trên quy mô dân số cao nhất (31/12) thứ tự: San Marino, Belgium, Slovenia, Bosnia and Herzegovina, Italy, North Macedonia, Peru, Bulgaria, Tây Ban Nha, Czechia...; có tỷ lệ ca tử vong trên quy mô dân số thấp nhất (31/12) thứ tự: Burundi, Tanzania, Đài Loan, Mongolia, Vietnam, Eritrea, Thailand, Papua New Guinea, Tây Sahara, Fiji...(có 22 nước / vùng có ca nhiễm nhưng chưa ghi nhận tử vong tính đến 31 tháng 12 năm 2020).

Theo khu vực đến 31 tháng 12 năm 2020 đứng đầu về số ca nhiễm và tử vong là châu Âu, tiếp đến là Bắc Mỹ, châu Á xếp 3 về ca nhiễm và 4 về tử vong, Nam Mỹ xếp 4 về ca nhiễm và 3 tử vong, châu Phi xếp áp chót và cuối cùng là châu Đại Dương (chưa tính Nam Cực) (cụ thể ở dưới).

Tính đến hết nửa năm 2021, thế giới có gần 183 triệu ca nhiễm trên tất cả châu lục, gần 4 triệu ca tử vong. Châu Âu gần 48 triệu ca nhiễm, hơn 1,1 triệu tử vong, Bắc Mỹ hơn 40 triệu ca nhiễm, hơn 0,9 triệu tử vong, châu Á gần 56 triệu ca nhiễm, gần 0,8 triệu tử vong, Nam Mỹ gần 33 triệu ca nhiễm, hơn 1 triệu tử vong, châu Phi hơn 4,5 triệu ca nhiễm hơn 143.000 tử vong, châu Đại Dương hơn 74.000 ca nhiễm, gần 1.300 tử vong. Đứng đầu số ca nhiễm lần lượt là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Áchentina, Ý, Colombia. Đứng đầu tử vong lần lượt là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Peru, Nga, Anh, Ý, Pháp, Colombia. Các nước đứng đầu tỷ lệ ca nhiễm trên dân số là Andorra, Montenegro, Seychelles, Séc, Baranh, San Marino, Manđivơ... Các nước đứng đầu tỷ lệ tử vong trên dân số là Peru, Hungary, Bosnia and Herzegovina, Séc...

Tính đến hết năm 2021, cả thế giới có 288,469 triệu ca mắc, 5,453 triệu tử vong, đứng đầu về số ca mắc theo thứ tự là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Anh, Nga, Pháp,..., đứng đầu về tử vong thứ tự là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico, Peru... Số ca mắc bình quân đầu người cao nhất là Andorra, Montenegro,... tử vong bình quân đầu người cao nhất là Peru, Bulgaria...

Số liệu ở mỗi nước, vùng lãnh thổ và số liệu, đặc điểm dịch bệnh ở mỗi khu vực châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Nam Mỹ,...:

Châu Phi

Cập nhật tình hình dịch bệnh tại châu Phi ngày 23 tháng 5, 2021
  1–999 ca
  1,000–9,999 ca
  10,000–99,999 ca
  100,000–999,999 ca
  1,000,000+ ca
Page 'COVID-19 pandemic in Africa' not found

Các ca bệnh đã được xác nhận ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ châu Phi. Theo Michael Yao, người đứng đầu các hoạt động khẩn cấp của WHOchâu Phi, việc phát hiện sớm là rất quan trọng bởi vì các hệ thống y tế của lục địa này "đã bị quá tải bởi nhiều vụ bùng phát dịch bệnh đang diễn ra".[30][31] Kể từ ngày 13 tháng 5, các trường hợp đã được xác nhận ở tất cả các quốc gia châu Phi, với Lesotho là quốc gia châu Phi cuối cùng phát hiện ca nhiễm đầu tiên là vào ngày 13 tháng 5. Không có trường hợp báo cáo trong lãnh thổ của Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha, nhưng đã có những trường hợp nghi ngờ.

Tính đến 12 tháng Bảy giờ địa phương, Nam Phi có 276.242 ca xếp thứ 1 châu Phi, các tỉnh nhiều ca nhiễm nhất là: Gauteng 98.431 ca; Western Cape 78.3996 ca; Eastern Cape 50.300 ca; KwaZulu-Natal 25.572 ca;...

Tính đến 22 tháng Tám năm 2020, châu Phi có hơn 1,1 triệu ca với hơn 27.000 tử vong. Cộng hòa Nam Phi vẫn đứng đầu, đỉnh dịch gần 14.000 ca ngày 24 tháng Bảy, và có xu hướng giảm trong tháng Tám. Morocco xếp thứ 4 và Ethiopia xếp thứ 7 châu Phi có xu hướng tăng khá nhanh từ giữa tháng Tám.

Tính đến 14 tháng 10, châu Phi có hơn 1,6 triệu ca, và gần 39.000 đã chết. Đầu tháng 10 dịch có xu hướng giảm ở Nam Phi, ở Ethiopia số ca đã giảm, nhưng Morocco vẫn khá nghiêm trọng, và Tunisia một nước Bắc Phi khác số ca tăng nhanh. Đầu tháng 11 dịch ở Morocco vẫn nghiêm trọng. Tanzania sau ngày 8 tháng Năm không công bố bất kỳ ca mới và tử vong mới nào (đến thời điểm đó nước này có 509 ca và 21 tử vong), mặc dù phe đối lập phản đối.

Tính đến 3 tháng 12 năm 2020, trong 14 ngày tuần gần nhất số ca tăng nhanh nhất là Marốc, hơn 57.000 ca mới, tiếp đến là Nam Phi hơn 39.000 ca mới, tiếp theo là Tuynidi, Angiêri, Kênia,...

Tính đến 18 tháng 12, trong 14 ngày tuần gần nhất tăng nhanh nhất là Nam Phi hơn 73.200 ca mới, tiếp đến là Marốc hơn 45.800 ca, Tuynidi hơn 15.100 ca mới.

Tính đến 31 tháng 12 châu Phi có hơn 2,77 triệu ca và hơn 65.500 tử vong. Các nước đứng đầu về số ca là Nam Phi, Morocco, Tunisia, Ai Cập, Ethiopia, Libya đều trên 100.000 ca / nước, đứng đầu tử vong là Nam Phi, Ai Cập, Morocco đều trên 7.000 tử vong / nước. Hai tuần cuối năm tăng nhanh nhất là Nam Phi trên 150.000 ca mới, tiếp đến là Morocco gần 32.500 ca mới, Tunisia hơn 20.000 ca mới, Nigeria gần 12.000 ca mới, Ai Cập gần 11.000 ca mới,...

Tính 14 ngày gần nhất đến hết tuần đầu năm 2021 nhiều ca mới nhất Nam Phi gần 220.000 ca, Tuynidi hơn 30.700 ca, Morocco hơn 20.400 ca,...

Tính hai tuần thứ hai và ba tháng 1/2021, nơi tăng nhanh nhất là Nam Phi (nơi ghi nhận đầu tiên biến chủng virus có tên 501.V2), với 181.389 ca, Tunisia 36.286 ca, Nigeria 22.909 ca (từng nghi ngờ biến thể mới virus corona), đáng chú ý là tăng nhanh ở một số nước quanh Nam Phi như Zambia, Malawi, Mozambique...

Tại Tanzania mặc dù từ tháng 5 năm 2020 không có báo cáo chính thức nào nhưng có một số nghi ngờ nước này bị dịch. Tháng 12 năm 2020 có nguồn cho biết một số ca ở Dar es Salaam và nguyên nhân cái chết của cựu tổng thống Benjamin Mkapa không phải do đau tim như đã tuyên bố chính thức, mà bị nghi là do COVID-19. Tháng 1 năm 2021 có một số nguồn cho biết Tanzania có dịch, đặc biệt vào ngày 31 tháng 1, Đảng Liên minh Thay đổi và Minh bạch thông báo Chủ tịch đảng kiêm Phó Tổng thống thứ nhất của Zanzibar, Seif Sharif Hamad cùng với vợ và một số phụ tá của ông đã mắc bệnh COVID-19 và đang ở bệnh viện. Ngày 17 tháng 2, Seif Sharif Hamad tử vong. Một số quan chức khác cũng được ghi nhận tử vong do Covid và trong tháng 2 năm 2021 một số nguồn tiếp tục cho biết nước này có dịch mặc dù không có công bố chính thức của chính phủ. Ngày 21 tháng 2 Tổng thống phải kêu gọi người dân đề phòng Covid; trong khi WTO kêu gọi nước này chia sẻ thông tin.

Tại Tanzania, lần đầu tiên chính quyền mới của tổng thống Samia Suluhu nói công khai về các biện pháp mới đối với đại dịch ngày 6 tháng 4 năm 2021, kể từ khi bà tuyên thệ nhậm chức tổng thống Tanzania vào ngày 19 tháng 3 năm 2021, sau cái chết của người tiền nhiệm John Pombe Magufuli. Chính quyền mới thành lập lực lượng đặc nhiệm COVID-19 quốc gia. Trước đó, vào ngày 29 tháng 4 năm 2020, Tanzania ngừng công bố thông tin về trường hợp nhiễm COVID-19 và các trường hợp tử vong liên quan. Các số liệu chính thức vẫn như cũ vào năm 2020 - 509 trường hợp nhiễm trùng được xác nhận và 39 trường hợp tử vong. Tuy nhiên nhiều trường hợp tử vong trong những tháng đầu 2021, bao gồm cả những cá nhân nổi bật khác nhau, được cho là do COVID-19, mặc dù các thông tin chính thức cho rằng là do các nguyên nhân như "khó thở" và "viêm phổi do vi rút", theo Hội đồng Giám mục Tanzania (TEC). Chỉ riêng trong tháng 2 năm 2021, 10 nhân vật nổi tiếng trong chính phủ đã chết, trong đó có Phó Tổng thống thứ nhất của Zanzibar, Seif Sharif Hamad. Tuy nhiên ngay cả sau khi Tổng thống Suluhu nhậm chức, việc sử dụng khẩu trang, cách ly xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác hầu như không có trên khắp Tanzania.

Tính đến 7 tháng 4, trong 14 ngày gần nhất, Ethiopia, Kenya, Cameroon, Tuynidi, Nam Phi, Libya đứng đầu về số ca mới, trên 10.000 ca mỗi nước. Tính đến 24 tháng 4 châu Phi có gần 76.000 ca mới trong một tuần, giảm 6% khi so với số ca trong 7 ngày trước nữa. Tunisia, Ethiopia, Nam Phi lần lượt đứng đầu số ca mới trong 7 ngày qua. Có gần 2.200 ca tử vong tính trong một tuần, giảm 2% so với tuần trước nữa.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021, Nam Phi, Marốc, Tuynidi đứng đầu số ca nhiễm, Nam Phi, Ai Cập, Tuynidi đứng đầu về tử vong. Tính đến hết tháng 6 tuần gần nhất số ca mới cao nhất trong 7 ngày gần nhất đứng đầu là Nam Phi, Tuynidi, Dămbia, Namibia, Zimbabwe, Rwanda, tử vong cao nhất trong 7 ngày gần nhất đứng đầu là Nam Phi, Tuynidi, Dămbia, Namibia, Uganda, Ai Cập, Kenya.

Tính đến 8 tháng 9 châu Phi có 8 triệu ca nhiễm. Tuần gần nhất có hơn 154.000 ca nhiễm mới và giảm đáng kể so với tuần trước.

Tính đến 15/9/2021 tuần gần nhất số ca nhiễm mới giảm 24% và tử vong giảm 18% so với tuần trước. Nam Phi và Marốc xếp đầu về ca nhiễm mới.

Tính đến hết năm 2021, châu Phi có hơn 9,8 triệu ca mắc, và 229.000 tử vong.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Bộ trưởng y tế Nam Phi Zweli Mkhize; Pierre Lumbi, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Cộng hòa Dân chủ Congo, tử vong;...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh

Xem ở dưới

Châu Á

Cập nhật ca tử vong do COVID-19 tại châu Á ngày 10 tháng 12, 2020
Page 'COVID-19 pandemic in Asia' not found

Một cụm các trường hợp viêm phổi bí ẩn đã được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán và cuối cùng lan sang phần còn lại của Trung Quốc.[32] Sau đó, nhiều quốc gia châu Á khác bắt đầu xác nhận các trường hợp, với một số quốc gia bị ảnh hưởng nhất là Hàn Quốc, Nhật BảnIran. Mô hình tinh vi của vụ dịch cho thấy rằng trong khi số ca mắc bệnh ở Trung Quốc sẽ tăng gấp nhiều lần nếu không có sự can thiệp như phát hiện sớm và cách ly người nhiễm bệnh, thì sẽ có ít hơn 66% người bị nhiễm nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp ít nhất một tuần sớm hơn.[33] Kể từ ngày 30 tháng 4, các ca bệnh đã được báo cáo ở tất cả các nước châu Á ngoại trừ Turkmenistan - trong khi Bắc Triều Tiên đã có các trường hợp nghi ngờ. Không có trường hợp nào được báo cáo ở các lãnh thổ bên ngoài Đảo ChristmasQuần đảo Cocos (Keeling).

Tính đến 12 tháng Bảy năm 2020, Ấn Độ đứng đầu số ca, có hơn 877.000 ca, xếp 3 thế giới, các tâm dịch là Maharashtra hơn 254.000 ca, Tamil Nadu 138470 ca, Delhi hơn 112.000 ca, các thành phố nhiều ca: Delhi, Mumbai: gần 92.000 ca, Pune hơn 37.000 ca, Thane gần 60000 ca (Maharashtra), Chennai gần 75.000 ca, Ahmedabad (Gujarat) hơn 23.000 ca, Bengaluru hơn 18.000 ca, Kolkata hơn 9.100 ca...Tiếp theo là Iran tổng số ca 256.303. Các tỉnh Tây Azarbaijan, Khuzestan, Khorasan Razavi và Mazandaran được coi là vùng đỏ, 12.993 chết. Tổ chức đối lập PMOI/MEK cho số bị chết vượt 69.800 người, ở một số thành phố / tỉnh: Tehran là 17.450, Khorasan Razavi 5.250, Khuzestan 5.245, Lorestan 2.530, Sistan and Baluchistan 2.155 người, West Azerbaijan 2,070 người, Golestan 1,760 người. Tại Pakistan, 251.624 ca, 5.266 chết, tỉnh nhiều ca nhất: Sindh 105.533 ca; tiếp đến Punjab...Saudi Arabia 232.259 ca; địa phương nhiều ca nhất: Ar Riyadh 50.243; Jeddah: 27.375 ca...Thổ Nhĩ Kỳ gần 213.000 ca, hơn 5.300 người chết đến 12 tháng Bảy. Các điểm nóng Istanbul, Sanliurfa, Ankara, Gaziantep and Konya. Các địa phương nhiều ca nhất: İstanbul gần 111.000 ca; Doğu Marmara hơn 22.400 ca... đến 5 tháng Bảy. Bangladesh đến 12 tháng 7 của năm có 186.894 ca, trong đó nhiều nhất là vùng Dhaka (huyện / thành phố Narayanganj 5.424 ca; huyện Dhaka 3396 ca; huyện Gazipur 3.613 ca;...), tiếp đến vùng Chittagong... (10 tháng Bảy). Các nước xếp tiếp theo: Qatar, Iraq, Indonesia, China, Kazakhstan, Philippines...

Trung Quốc nơi đầu tiên bị dịch tính đến 16 tháng 7 năm 2020 có 83.622 ca, trường hợp tử vong 4.634, tâm dịch Hồ Bắc 68.135 ca, 4.512 tử vong, trong đó Vũ Hán 50.340 ca, 3.869 tử vong (hết dịch 4 tháng 6).

Tính đến 22 tháng Tám, châu Á có hơn 6,1 triệu ca, và hơn 127.000 tử vong. Ấn Độ vẫn xếp đầu, hơn 2,9 triệu ca, từ đầu tháng Tám nhiều ngày trên 60.000 ca mỗi ngày. Maharashtra vẫn là bang đứng đầu với hơn 657.000 ca, Pune vượt qua Mumbai là các thành phố nhiều ca nhất, con số lần lượt là trên 144.000 ca (Pune) và trên 134.000 ca (Mumbai). Tamil Nadu (với tâm dịch là Chennai), xếp thứ hai, với hơn 367.000 ca, bang Andhra Pradesh tăng nhanh, lên vị trí thứ ba, Karnataka, Uttar Pradesh, Delhi (158.000 ca), West Bengal, Bihar, Telangana (tâm dịch Hyderabad hơn 47.500 ca) xếp tiếp theo đều trên 10 vạn ca. Từ nửa đầu tháng Tám dịch có xu hướng giảm ở một số điểm nóng như Saudi Arabia, Qatar, Oman, Singapore, ổn định ở Iran (xếp 2 châu Á), Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, tăng nhanh hay khá nhanh ở Iraq, Philippines, Indonesia, Kazakhstan, Nhật Bản...Tại Philippines, vùng thủ đô (NCR) chiếm hơn 35.000 ca đang phải nhập viện / 61.000 ca đang phải nhập viện cả nước (20 tháng 8). Indonesia tâm dịch là các tỉnh DKI Jakarta hơn 32.200 ca và Jawa Timur hơn 29.700 ca, hai tỉnh chiếm 40% số ca cả nước. Tại Nhật Bản, Tokyo là tâm dịch với trên 18.800 ca. Trung Quốc xếp 13 châu Á, từ 18 tháng Tư không nghi nhận ca tử vong mới nào. 6/24 nước / vùng có ca nhiễm chưa có tử vong nằm ở châu Á gồm Mông Cổ, Campuchia, Butan, Macao, Timo, Lào.

Tính đến 14 tháng 10, châu Á có hơn 12,1 triệu ca, và chết hơn 217.000 người. Ấn Độ dịch vẫn rất nghiêm trọng, hai nước láng giềng Nepal và Myanmar đầu tháng 10 số ca tăng nhanh, nhưng tại Bangladesh và Pakistan dịch giảm đáng kể. Tình hình tại Iran, Iraq vẫn nghiêm trọng, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ giảm nhiều. Israel số ca tăng nhanh. Tại Đông Nam Á, Philippines và Indonesia dịch vẫn nghiêm trọng. Khu vực Đông Bắc Á số ca giảm nhiều so với trước. Đầu tháng 11 dịch chậm lại ở một số nước, nhưng tăng nhanh hơn ở một số nước khác bao gồm cả Iran. Đứng đầu số ca là Ấn Độ hơn 8,4 triệu ca, Maharashtra đứng đầu với hơn 1,7 triệu ca, và gần 45.000 đã chết, tiếp theo là các bang Karnataka gần 842.000 ca, hơn 11.300 đã chết, Andhra Pradesh hơn 838.000 ca và hơn 6.700 đã chết, tiếp theo là Tamil Nadu gần 740.000 ca với gần 11.300 đã chết... Các thành phố nhiều ca Ấn Độ: Delhi 430.700 ca, Pune 338.000 ca, Mumbai 263.000 ca, Thane 227.000 ca, Bengaluru 347.700 ca, Chennai 204.200 ca, Kolkata 87.300 ca, Hyderabad 70.900 ca, Lucknow 65.000 ca, Thiruvananthapuram 63.000 ca, Ahmedabad 43.700 ca,..(8/11), ở Iran là Tehran, Isfahan, Qom. Một số nước trước ít bị nhưng tăng nhanh đầu tháng 11 như Jordan, Armenia, Gruzia, Lebanon... Cuối tháng 11 dịch bệnh gia tăng ở một số nước như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Azerbaijan,... nhưng giảm ở một số điểm nóng khác (riêng Đông Bắc Á có Nhật Bản nhiều ngày ở bốn con số mắc mỗi ngày).

Tính đến 3 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất số ca tăng nhanh nhất ở Ấn Độ hơn 576.000 ca, Iran hơn 187.000 ca, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 88.000 ca, Indonesia gần 71.000 ca, Gioócđani hơn 63.000 ca, Grudia hơn 58.000 ca, Adécbaidan hơn 48.000 ca, Pakistan gần 41.000 ca, Bănglađét gần 31.000 ca, Irắc và Nhật Bản gần 30.000 ca mỗi nước, Palextin hơn 25.000 ca,...

Tính đến 18 tháng 12 năm 2020, trong 14 ngày tuần gần nhất, tăng nhanh nhất là các nước Ấn Độ, hơn 452.400 ca, Thổ Nhĩ Kỳ gần 410.000 ca, Iran hơn 159.500 ca, Indonesia hơn 83.500 ca, Adécbaidăng hơn 57.700 ca, Grudia gần 55.500 ca, Gioócđani hơn 45.300 ca, Pakistan gần 42.800 ca, Nhật Bản gần 33.000 ca,...

Tính đến 31 tháng 12 châu Á có hơn 20,68 triệu ca, hơn 337.000 tử vong. Các nước đứng đầu về số ca là Ấn Độ (gần 1/2 số ca châu Á), Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Iraq, Bangladesh, Pakistan, Philippines, Israel (trên 400.000 ca /nước). Các nước đứng đầu tử vong là Ấn Độ, Iran, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Pakistan (trên 10.000 tử vong / nước)... Triều Tiên, Turkmenistan chưa có ca nào, và Lào, Timo, Macao, Campuchia, Butan là các nước/ vùng có ca nhiễm nhưng chưa có tử vong. Gruzia, Armenia, Bahrain, Qatar đứng đầu tỷ lệ số ca / tổng dân số, và Armenia, Iran, Gruzia, Jordan đứng đầu tỷ lệ tử vong / tổng dân số (so sánh châu Á). Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch chỉ xếp 82 thế giới 27 châu Á về số ca, xếp 44 thế giới, 10 châu Á về tử vong (87.052 ca, và 4.634 tử vong, từ 18 tháng 4 đến cuối năm không có tử vong nào). Trung Quốc xếp 12 từ dưới lên về tỷ lệ số ca/ tổng số dân và 11 từ dưới lên về tỷ lệ tử vong / tổng số dân (so sánh toàn cầu).

Tính đến 31 tháng 12 trong 2 tuần gần nhất, các nước nhiều ca mới là Thổ Nhĩ Kỳ gần 337.800 ca, Ấn Độ hơn 323.700 ca, Indonesia hơn 95.500 ca, Iran gần 92.200 ca, Israel hơn 46.100 ca, Azerbaijan hơn 39.600 ca, Nhật Bản hơn 38.700 ca, Pakistan hơn 32.500 ca, Gruzia hơn 31.000 ca, Jordan hơn 28.300 ca, Palestine hơn 25.700 ca, Libăng hơn 24.700 ca, Malaysia hơn 21.600 ca, Philippines gần 20.500 ca,... Dịch có xu hướng giảm ở một số nước như Bănglađét, Nêpan ở Nam Á, Myanmar ở Đông Nam Á, Ả rập Sauđi ở Tây Á... nhưng tăng lên ở UAE, hay Hàn Quốc, ở Đông Nam Á là Thái Lan... Hai tuần cuối năm số ca mới ở Thái Lan là hơn 2.000 trong khi Hàn Quốc là gần 14.200. Lào và Brunây là 2 nước không có ca mới nào (Brunây tính đến trước 30/12, Ma Cao từ sau 26 tháng 6 không ca mới nào). Ngày 8 tháng 1 năm 2021 Butan ghi nhận ca tử vong đầu tiên, chỉ còn Campuchia, Lào, Timo, Macao là các nước / vùng có dịch duy nhất châu Á chưa ghi nhận ca tử vong. Ngày 14/1/2021 Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau 242 ngày không có tử vong kể từ hôm 17/4/2020.

Tính 14 ngày gần nhất đến hết tuần đầu năm 2021 nhiều ca mới nhất Ấn Độ gần 259.000 ca, Thổ Nhĩ Kỳ gần 179.000 ca, Indonesia gần 115.000 ca, Israel hơn 91.000 ca, Iran gần 86.000 ca, Nhật Bản hơn 66.500 ca, UAE hơn 31.000 ca, Pakistan và Malaysia mỗi nước gần 31.000 ca,...

Tính hai tuần thứ hai và ba tháng 1/2021 Ấn Độ có thêm 201.141 ca, Indonesia có thêm 161.236 ca, Israel có 106.006 ca, Thổ Nhĩ Kỳ 103.349 ca, Lebanon 90.319 ca, tiếp đến là Iran, Nhật Bản... Tại Đông Nam Á, Malaysia vượt qua Philippines về số ca hai tuần, chỉ đứng sau Indonesia.

Tính đến 7 tháng 4, trong 14 ngày gần nhất, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Iran, Jordan, Irắc, Bangladesh, Pakistan đứng đầu về số ca mới, trên 60.000 ca mỗi nước. Tính đến 24 tháng 4, châu Á có gần 3,114 triệu ca mới trong một tuần, tăng 33% khi so sánh số ca của 7 ngày trước đó. Các nước có số ca mới nhiều nhất trong tuần là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Philippin, Irắc. Gần 25.300 tử vong trong một tuần, tăng 48% so với tuần trước, nhiều nhất là Ấn Độ, gần 14.000 tử vong tăng 93% so với số tử vong của 7 ngày trước. Tính đến sáng 25 tháng 4, Ấn Độ đã có gần 17 triệu ca nhiễm, trong đó bang Maharashtra gần 4,23 triệu ca (Pune hơn 786.000 ca, Mumbai hơn 622.000 ca,...), Kerala gần 1,4 triệu ca, Karnataka hơn 1,3 triệu ca (Bengaluru gần 633.000 ca,...), Tamil Nadu gần 1,1 triệu ca (Chennai hơn 305.000 ca,...), Uttar Pradesh gần 1,1 triệu ca, Andhra Pradesh và Delhi mỗi nơi đều trên 1 triệu ca. Theo Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington cuối tháng 6 số người chết thực sự của Ấn Độ vượt 1,1 triệu, gần gấp ba lần báo cáo. Tại các khu vực nông thôn Ấn Độ, nơi điều kiện y tế thiếu thốn, số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao gấp hai đến ba lần thống kê.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021, Ấn Độ đứng đầu về số ca nhiễm, và tử vong, tiếp đến về số ca nhiễm là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, tiếp theo về tử vong là Iran, Indonesia. Hai nước Bắc Triều tiên và Tuốcmênixtan không thông báo ca nào. Tính đến hết nửa năm 2021, trong 7 ngày gần nhất số ca nhiễm mới cao nhất là Ấn Độ, Indonesia, Iran, Bănglađét, Malaysia,..., số ca tử vong mới cao nhất là Ấn Độ, Indonesia, Iran, Philippin...Israel, Síp, Tatghikixtan, Myanmar đứng đầu về tỷ lệ % tăng số ca so với số ca 7 ngày trước đó. Tính đến 8 tháng 9 châu Á có 72,15 triệu ca nhiễm đứng đầu các khu vực. Tuần gần nhất Châu Á có gần 1,6 triệu ca nhiễm mới giảm 11% so với tuần trước, gần 26.000 tử vong chiếm trên 40% tử vong toàn thế giới trong tuần giảm 8% so với tuần trước. Xếp đầu về số ca nhiễm mới trong tuần lần lượt là Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Đứng đầu về tử vong trong tuần thứ tự là Indonesia, Iran, Việt Nam,...Tại Việt Nam dịch nghiêm trọng nhất là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An... Riêng ngày 8 tháng 9 Việt Nam xếp thứ 14 thế giới về số ca nhiễm mới và xếp 6 thế giới về tử vong.

Tính đến 15/9/2021 Châu Á giảm 13% ca mắc và giảm 16% tử vong so với tuần trước. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu về số ca nhiễm mới trong tuần. Việt Nam xếp 17 Châu Á về tổng số ca tuy nhiên số ca đang điều trị lại đang xếp thứ 5 châu Á sau Iran,Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Malaysia, và xếp trên Philippines, Thái Lan, Nhật Bản...Trong Đông Nam Á, Việt Nam xếp sau Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan về tổng số ca nhiễm. Về tử vong tuần gần nhất Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia và xếp trên Philippines, Thái Lan, Indonesia. Trong tuần tại Đông Nam Á, các nước nhiều ca mới nhất thứ tự là Philippines tăng 6%, Malaysia giảm 4%, Thái Lan giảm 5%, Việt Nam giảm 9%, và Indonesia nước có số ca nhiễm cao nhất khu vực giảm tới 35%.

Riêng Việt Nam trải qua bốn đợt dịch lớn, không kể xen kẽ là các đợt chỉ ghi nhận các ca nhập cảnh hoặc số rất ít ca nhiễm nội địa. Đợt dịch lớn đầu tiên từ cuối tháng 1/2020 đến giữa tháng 4/2020, trở lên nghiêm trọng sau ca 17 vào ngày 6/3 buộc phải giãn cách xã hội trên toàn quốc theo chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ. Đợt dịch này không có tử vong dù có một số ca nặng như ca phi công người Anh. Đợt dịch lớn thứ hai từ cuối tháng 7/2020 đến đầu tháng 12/2020, ghi nhận 35 ca tử vong chủ yếu ở Đà Nẵng, một số ở Quảng Nam và một ở Quảng Trị, không tính một số ca tử vong sau khi âm tính rải rác kể từ khi có dịch. Đến hết năm 2020, Việt Nam có 1465 ca với 1325 khỏi bệnh và 35 tử vong. Đợt dịch lớn thứ ba từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3/2021 bùng phát ở Hải Dương và Quảng Ninh, ghi nhận biến chủng Alpha, tuy nhiên chỉ nghiêm trọng chủ yếu ở Hải Dương, và không có tử vong. Đợt dịch lớn thứ tư từ 27/4/2021 với xuất hiện biến chủng Delta. Các ca đầu tiên đợt này ghi nhận ở Hà Nam, nhưng trở nên nghiêm trọng ở Bắc Ninh và sau đó là Bắc Giang. Số ca sau đó chủ yếu ở các tỉnh phía nam đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều ngày cả nước ghi nhận trên 10.000 ca/ngày và trên 200 tử vong/ngày. Có đến 23 tỉnh thành phải giãn cách xã hội trên toàn địa bàn gồm 19 tỉnh ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Hà Nội. Một số tỉnh thành khác giãn cách xã hội ở một số địa phương. Tính đến 16/9 chỉ tính đợt dịch thứ tư ca cộng đồng đã có 656.076 ca, và tổng số tử vong từ đầu dịch năm ngoái là 16.425. Hiện có 216.156 ca đang điều trị. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về số ca nhiễm đợt dịch này ghi nhận 320.823 ca, Bình Dương xếp thứ hai với 169.073 ca. Tử vong cộng dồn của thành phố Hồ Chí Minh là 12.636 ca, Bình Dương là 1524 ca, xếp tiếp theo là Đồng Nai 423 tử vong và Long An 357 tử vong. Đây là các địa phương nhiều tử vong nhất. Theo Sở y tế và CDC các tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 15/9 có 310.322 ca trong đó 309.846 ca cộng đồng và 476 ca nhập cảnh. Các quận huyện nhiều ca có Bình Tân 24.364 ca, thành phố Thủ Đức 23.132 ca, Bình Chánh 20.892 ca, quận 8 có 19.407 ca, quận Tân Bình 18.512 ca, quận 12 có 18.241 ca, quận 10 có 17. 433 ca, Bình Thạnh 17.400 ca,... Bình Dương đến sáng 16/9 có 2.998 ca nhiễm mới trong 24h, trong đó Thuận An có 1.455 ca mới, Tân Uyên có 995 ca mới ...cộng dồn lại các huyện và thành phố, thị xã thuộc tỉnh ghi nhận Thuận An 61.935 ca, Tân Uyên 44.112 ca, Bến Cát 23.115 ca, Dĩ An 22.854 ca, Thủ Dầu Một 8.379 ca... tổng cộng 169.907 ca. Tỉnh có dịch xếp thứ ba là Đồng Nai sáng 16/9 ghi nhận 566 ca trong 24h, huyện Nhơn Trạch có 252 ca, thành phố Biên Hòa 171 ca, cộng dồn thì Biên Hòa 14.633 ca, Nhơn Trạch 9.256 ca là các địa phương cấp huyện đứng đầu. Tổng ca của tỉnh là 37.834 ca. Xếp thứ tư là Long An đến chiều 15/9 có 29.601 ca, trong đó 29.289 ca cộng đồng, 279 ca cộng đồng chưa vào sổ và 33 ca nhập cảnh. Các huyện nhiều ca nhất cộng dồn có Đức Hòa 12.101 ca, Bến Lức 6.641 ca, Cần Giuộc 5.406 ca,... Thủ đô Hà Nội từ đầu đợt dịch thứ tư 27/4 đến 15/9/2021 có 4.116 ca nhiễm trong đó 47 ca nhập cảnh, và 28 tử vong xếp hạng 12 về ca nhiễm và 12 về tử vong. Các quận huyện nhiều ca là Thanh Xuân 727 ca, Đống Đa 394 ca, Thanh Trì 380 ca...Chỉ có Cao Bằng chưa ghi nhận ca nhiễm nào từ đầu dịch trong số 63 tỉnh thành. Tính đến 23 tháng 9, tuần gần nhất số ca mới của Việt Nam có giảm. Tỷ lệ tử vong còn cao, số ca tử vong có đến 50,4% trên 65 tuổi và 35,4% từ 50 đến 64 tuổi. Thành phố Hồ Chí Minh đã nằm trong top các thành phố có nhiều ca nhiễm trên thế giới. Tại châu Á các đô thị nhiều ca nhiễm như Delhi có trên 1,43 triệu ca, Jakarta trên 852.000 ca, hay Tokyo trên 373.000 ca và trên 2.800 tử vong... Ngày 27 tháng 9 năm 2021, TP.HCM xin cấp bổ sung mã số 150.000 ca dương tính sau test nhanh nhưng đến cuối tháng 9 chưa cộng dồn. Đến hết tháng 9, số ca nhiễm cộng dồn của Việt Nam là trên 790.000 ca, hiện có trên 162.000 đang nhập viện. Số ca đang nhập viện của Việt Nam cuối tháng 9 xếp thứ 5 châu Á, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn ĐộMalaysia.

Một số đô thị ở châu Á có nhiều ca: Istanbul hơn 1,16 triệu ca, Ankara hơn 323.000 ca (19/9), Almaty của Kadắcxtan hơn 169.000 ca (2/10), vùng đô thị Malina của Philippin hơn 805.000 ca, hơn 9.600 tử vong, Delhi của Ấn Độ hơn 1,438 triệu ca, hơn 25.000 tử vong. Tại Ấn Độ, bang nhiều ca nhất là Maharashtra đã có trên 6,55 triệu ca với gần 140.000 tử vong, nhưng đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 bang Kerala là bang ghi nhận nhiều ca mới nhất, một số bang gần như không còn dịch. Tại Malaysia, vùng Selangor là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch có trên 664.000 ca hơn 1/4 số ca nước này (tính đến đầu tháng 10/2021).

Tính đến hết năm 2021, châu Á có hơn 84,66 triệu ca mắc và hơn 1,254 triệu tử vong. Ấn Độ đứng đầu về ca mắc và tử vong. Việt Nam xếp 10 châu lục về ca mắc và 6 châu lục về tử vong. Sau khi Cao Bằng ghi nhận ca đầu tiên vào 5/11/2021, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều có dịch. Cuối năm dịch lan rộng ra toàn quốc, Hà Nội một số ngày đứng đầu ca nhiễm theo ngày, Hải Phòng trước chống dịch rất tốt cũng đã ghi nhận nhiều ca. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có trên 1,73 triệu ca mắc và gần 32.400 tử vong.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Soylu, Bộ trưởng liên bang của Ấn Độ về Phát triển Phụ nữ và Trẻ em Smriti Irani, Nursultan Nazarbayev, cựu Tổng thống Kazakhstan; diễn viên Amitabh Bachchan cùng con trai Abhishek Bachchan, con dâu Aishwarya Rai,...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh


xem ở dưới

Châu Âu

Cập nhật tình hình ca tử vong trên 1 triệu dân vì COVID-19 tại châu Âu ngày 22 tháng 5, 2021
Page 'COVID-19 pandemic in Europe' not found

Các trường hợp ban đầu ở châu Âu đã được báo cáo ở Pháp, Đức và các nước khác với số lượng ca bệnh tương đối thấp. Vào ngày 21 tháng 2, một vụ bùng phát dịch lớn đã được báo cáo ở Ý, chủ yếu ở phía bắc gần Milan. Các trường hợp phát triển nhanh chóng khi dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu. Các trường hợp đã được báo cáo ở tất cả các nước châu Âu sau khi Montenegro báo cáo một trường hợp vào ngày 17 tháng 3 và tại tất cả các vùng lãnh thổ châu Âu sau Đảo Man vào ngày 19 tháng 3, bang Transnistria đang tranh chấp vào ngày 21 tháng 3 [34]Quần đảo Åland vào ngày 22 tháng 3. WHO đã tuyên bố châu Âu là trung tâm mới của virus sau khi tình hình được cải thiện ở Trung Quốc.[35] Tính đến ngày 24 tháng 3, đã có 200.000 trường hợp được xác nhận và 10,400 trường hợp tử vong ở châu Âu; Trong số này, 64.000 trường hợp và 6.100 người chết là ở Ý.[36]

Tính đến 12 tháng Bảy Nga có hơn 727.000 ca, xếp 4 thế giới, hơn 11.000 đã chết. Tâm dịch là Moskva gần 230.000 ca, vùng Moskovskaya hơn 60.400 ca, Saint Petersburg hơn 27.000 ca, vùng Nizhegorodskaya hơn 20.000 ca,... Tính đến 11 tháng Bảy, Tây Ban Nha có 253.908 ca nhiễm, 28.403 chết. Tâm dịch là các vùng / cộng đồng: Madrid 72.532 ca; Catalonia 68.888 ca; Castilla y León 19.787 ca; Castilla-La Mancha 18.343 ca; Basque 13.939 ca; Andalusia 13.386 ca;...

Tính đến 11 tháng Bảy năm 2020, Vương quốc Anh và Bắc Ailen có 289,603 ca, 44,819 đã chết. Nước Anh có 249,510 ca trong đó vùng North West England hơn 43.400 ca (hạt Lancashire hơn 6.700 ca;...); South East England 34.200 ca (Kent hơn 7.700 ca; Hampshire hơn 5.000 ca; Surrey hơn 4.600 ca;...); London hơn 34.100 ca; Yorkshire and The Humber gần 30.000 ca (Bradford hơn 4.300 ca; Sheffield hơn 4.000 ca...); West Midlands hơn 25.700 ca (Birmingham hơn 4.800 ca;...); East of England hơn 23.700 ca (Essex hơn 5.400 ca;...); East Midlands hơn 21.000 ca (Leicester hơn 4.200 ca;...);... Số ca Scotland là 18,359; xứ Wales 15,962, Bắc Ireland 5,772 ca. Tính đến 12 tháng Bảy, Ý có hơn 243.000 ca; các vùng tâm dịch: Lombardia hơn 95.000 ca; Piemonte hơn 31.400 ca; Emilia-Romagna gần 29.000 ca; Veneto gần 20.000 ca; Toscana hơn 10.000 ca; Liguria hơn 10.000 ca;...

Tính đến 12 tháng Bảy, Đức có 198.804 ca trong đó 9.063 đã chết. Các bang nhiều ca nhất: Bayern 49.204 ca; Nordrhein-Westfalen 44.915 ca; Baden-Württem­berg 36.041 ca; Nieder­sachsen 13.804 ca; Hessen 11.162 ca; Berlin 8.637 ca;...Tính đến 12 tháng Bảy, Pháp có 170.752 ca; 30.004 đã chết; các tỉnh nhiều ca đang phải nhập viện: Île-de-France (39.145 ca); Grand Est (16,892 ca); Auvergne-Rhône-Alpes (9,994 ca); Hauts-de-France (9,191 ca)...;nếu tính tổng số ca thì nhiều nhất là Île-de-France hơn 62.200 ca; Grand Est hơn 26.700 ca; Auvergne-Rhône-Alpes hơn 15.800 ca...(21 tháng 7). Tính đến 13 tháng Bảy, Thụy Điển có 75.179 ca, 5.566 đã chết, các vùng nhiều ca nhất: Stockholm có 21907 ca, Västra Götaland có 16.650 ca; Jönköping có 4.422 ca... Các nước xếp tiếp: Belarus, Belgium, Ukraine,...

Tính đến 22 tháng 8 năm 2020, châu Âu có hơn 3,3 triệu ca, hơn 200.000 tử vong. Nga vẫn xếp vị trí thứ nhất, từ đầu tháng 8 có xu hướng giảm chậm, tâm dịch Moscow trên 255.000 ca. Từ đầu tháng 8, một số nước số ca tăng nhanh trở lại như Tây Ban Nha, Pháp... Madrid (gần 100.000 ca) và Catalonia (hơn 90.000 ca) là hai tâm dịch tại Tây Ban Nha, còn tại Pháp là Ile de France / vùng thủ đô với hơn 83.000 ca, trên 7.600 tử vong, Grand Est xếp thứ hai với hơn 35.000 ca, và trên 3.600 tử vong. Tại Anh, vùng North West xếp đầu gần 51.000 ca, và London hơn 37.700 ca xếp thứ hai. Các điểm nóng Thụy Điển, Belarus có xu hướng giảm từ đầu tháng 8 nhưng cùng thời gian tăng khá nhanh ở Ukraine, Romania.

Tính đến 14 tháng 10, châu Âu có hơn 6,4 triệu ca, hơn 234.000 đã chết, số liệu khác 7,2 triệu ca, và hơn 249.000 đã chết (số liệu WHO, tính gộp cả Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Kavkaz, Israel). Đầu tháng 10 số ca tăng nhanh ở rất nhiều nước (Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Czechia, Ba Lan, Ukraine, Hà Lan, Bỉ, Ý, Romania....) thậm trí một số nước có ngày trên 10.000 ca. Thụy Điển một điểm nóng trước đây đầu tháng 10 thường chỉ trên dưới 500 ca - 800 ca / ngày (từ tuần 38, Thụy Điển cập nhật dữ liệu hàng ngày Covid bốn lần mỗi tuần từ Thứ Ba đến Thứ Sáu, ngày 13/11 Thụy Điển lập kỷ lục số ca nước này, hơn 6.700 ca /ngày- tính đến nửa đầu tháng 11). Đến giữa tháng 10, Nga vẫn đứng đầu số ca.

Tính đến 6 tháng 11 châu Âu có trên 11,6 triệu ca (hơn 287.000 chết), tốc độ tăng đầu tháng 11 nhanh nhất khi so với các châu lục khác (riêng 6 tháng 11 trên 317.000 ca với hơn 4.300 tử vong). Đầu tháng 11 tăng nhanh nhất là Pháp, tính đến ngày 6 Pháp có trên 1,66 triệu ca, các vùng Île-de-France hơn 528.100 ca đứng đầu (9.400 đã chết, riêng Paris 2.172 đã chết), tiếp theo Auvergne-Rhône-Alpes trên 222.500 ca (vùng tăng nhanh nhất đầu tháng 11, hơn 3.200 đã chết), Grand Est trên 190.600 ca (hơn 4.000 đã chết), Provence-Alpes-Côte d'Azur hơn 151.000 ca, Hauts-de-France hơn 149.700 ca...(Trong 7 ngày đến 8 tháng 11, Île-de-France có hơn 58.000 ca nhập viện, riêng Paris hơn 12.300 ca). Tại Tây Ban Nha hơn 1,328 triệu ca, Comunidad de Madrid hơn 319.600 ca (hơn 10.800 đã chết), Cataluña hơn 257.500 ca (hơn 7.200 đã chết)... Tại Anh, trong số hơn 1,146 triệu ca, nhiều nhất là North West hơn 239.300 ca, Yorkshire and the Humber hơn 150.300 ca, London hơn 109.100 ca..Tại Ý hơn 862.000 ca, vùng Lombardia hơn 242.900 ca (chết hơn 18.100), Piemonte hơn 89.400 ca, Campania hơn 78.000 ca, Veneto hơn 72.000 ca, Emilia-Romagna hơn 67.000 ca (xếp 2 về chết: hơn 4.700)... Tại Đức hơn 640.000 ca, xếp đầu là các bang Nordrhein-Westfalen hơn 162.000 ca, Bayern hơn 125.700 ca, Baden-Württemberg gần 97.000 ca... Tại Nga, số ca hơn 1,7 triệu ca đứng đầu châu Âu, tâm dịch là Moscow hơn 456.600 ca, với hơn 7.100 đã chết, Moscow Oblast hơn 90.200 ca với hơn 1.600 đã chết, Saint Petersburg hơn 67.400 ca với hơn 4.000 đã chết...Ba Lan hơn 493.000 ca, nhiều nhất là tỉnh Mazowieckie hơn 68.100 ca, hơn 900 đã chết, tiếp theo là Śląskie gần 63.000 ca với hơn 1.100 đã chết...Dịch cũng tăng nhanh ở Bỉ, Ukraine, Séc, Hà Lan, Rumani, Thụy Sĩ... Một số đô thị nhiều ca có Milan hơn 94.400 ca, Napoli 51.700 ca (Ý), Praha 52.700 ca (Séc), Liège 81.600 ca, Brussel 68.800 ca, Antwerpen 57.400 ca (Bỉ)...(8/11). Ngày 13/11 châu Âu có 280.080 ca, và 4.682 tử vong, là khu vực tăng nhanh và chết nhiều nhất, ngoài các điểm nóng quen thuộc dịch cũng tăng nhanh ở một số nước khác như Bồ Đào Nha, Áo, Hungary, Bulgaria... Tại Pháp không có dữ liệu chính thức tổng số ca mỗi vùng, chỉ có cộng từ các số liệu hàng ngày. Theo WHO, tính đến 10/11, Île-de-France là vùng nhiều ca nhất 445.703 ca, trong 1 tuần tăng 35.890 ca (dữ liệu EHPAD và EMS thì vùng này đến 13/11 có 587.360 ca). Tuy nhiên các vùng báo động đỏ ở Pháp là Hauts-de-France (theo WHO đến 10/11 có 196.134 ca; một tuần gần nhất 24.993 ca; số liệu EHPAD và EMS tổng ca đến 13/11 là 174.170); Bourgogne-Franche-Comté, (theo WHO đến 10/11 có 73.550 ca, trong 1 tuần gần nhất có 14.098 ca, theo EHPAD và EMS thì vùng này đến 13/11 có 89.203 ca); vùng Auvergne-Rhône-Alpes theo WHO đến 10/11 có 335.639 ca, một tuần gần nhất có 56.193 ca, dữ liệu EHPAD và EMS thì vùng này đến 13/11 có 269.008 ca); vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur (theo WHO có 163.222 ca đến 10/11, trong đó một tuần gần nhất là 20.406 ca, dữ liệu EHPAD và EMS thì vùng này đến 13/11 có 177.210 ca). Vùng Occitanie có 147.928 ca, trong 1 tuần gần nhất 18.740 ca (tính đến 10/11, số liệu WHO), 98.244 ca (dữ liệu EHPAD và EMS đến 13/11) xếp 6 toàn quốc về tổng số ca. Tuy có chênh về các vùng do cách tính nhưng tổng ca toàn quốc không đổi. Các vùng báo động đỏ khác tính đến 13/11 ở châu Âu là Yorkshire and The Humber (175.377 ca, theo WHO đến 11/11) và North East (79.681 ca theo WHO đến 11/11) của Anh, vùng Wallonia của Bỉ, Lombardia, Piemonte, Campania,... ở Ý, toàn bộ nước Áo, Luxembourg, Montenegro, phần lớn lãnh thổ Ba Lan, Czechia, vùng Castilla y León, Aragón,... ở Tây Ban Nha, và ở nhiều nước khác dựa trên số ca mắc trong tuần gần nhất chia cho tổng dân số. Số ca một số thủ đô: Budapest của Hunggari 31.111 ca (12/11- theo WHO), București của Rumani 47.782 ca (13/11- theo WHO), Wien của Áo 45.867 ca (12/11 theo WHO), Sofia của Bungari 30.250 ca (12/11-theo WHO), Berlin của Đức 45.106 ca (13/11 theo WHO), Lisbon của Bồ Đào Nha 75.014 ca (13/11 theo WHO)... Theo Worldometers, ngày 14/11, châu Âu có 242.779 ca, 3.773 tử vong trong ngày (Tây Ban Nha chưa có số liệu trong ngày, Thụy Sĩ chỉ có số tử vong 32 nhưng không số liệu ca mới, Thụy Điển chưa có số liệu trong ngày...). Cuối tháng 11, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất và tử vong thứ hai sau Bắc Mỹ nhưng nhiều nhất nửa cuối tháng, riêng 27 tháng 11 có 221.534 ca (chưa dữ liệu Thụy Điển) / 613.146 ca toàn thế giới và 5.477 tử vong / 10.818 tử vong toàn thế giới. Các nước Nga, Ý, Đức, Ba Lan, Ukraine, Romania, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Áo, Hungary, Serbia, Croatia, Slovenia, Lít va, Montenegro...dịch vẫn rất nghiêm trọng. Thụy Điển 19 tháng 11 có 7.623 ca lập kỷ lục nước này, ngày 17 tháng 12 kỷ lục mới hơn 9.600 ca / ngày.

Tính đến 3 tháng 12 tính 14 ngày tuần gần nhất các điểm nóng số ca tăng là: Ý gần 370.000, Nga gần 360.000, Đức gần 251.000, Ba Lan gần 241.000, Anh gần 229.000, Ukraine hơn 188.100, Pháp gần 179.500, Tây Ban Nha hơn 140.400, Rumani hơn 100.800 ca, Xécbia gần 93.400 ca, Hà Lan hơn 70.700, Hunggari hơn 70.300, Thụy Điển gần 69.100 ca, Bồ Đào Nha hơn 67.800, Áo hơn 66.400, tiếp đến là các nước Séc, Thụy Sĩ, Croatia, Bungari,...Châu Âu cũng là điểm nóng về tử vong, cao hơn các khu vực khác.

Tính đến 18 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất, các nước nhiều ca mới là: Nga hơn 384.600 ca, Đức hơn 283.200 ca, Ý hơn 258.500 ca, Anh hơn 232.000 ca, Ukraina gần 178.000 ca, Pháp hơn 158.300 ca, Ba Lan hơn 150.600 ca, Tây Ban Nha gần 103.700 ca, Xécbia hơn 97.200 ca, Hà Lan gần 94.500 ca, Rumani gần 84.800 ca, Thụy Điển gần 80.000 ca, Hunggari hơn 66.700 ca, Séc hơn 61.300 ca, Thụy Sĩ hơn 55.300 ca, Bồ Đào Nha gần 54.000 ca, Croatia hơn 49.200 ca, Áo gần 42.000 ca, Bungari gần 37.000 ca, Lítva gần 33.700 ca, Đan Mạch và Bỉ hơn 30.000 ca mỗi nước...

Tính đến 31 tháng 12 năm 2020, châu Âu có hơn 23,65 triệu ca, hơn 543.800 tử vong đứng đầu trong các khu vực. Nga, Pháp, Anh, Ý đứng đầu số ca, đều trên 2 triệu ca / nước. Ý, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức xếp đầu tử vong, đều trên 30.000 tử vong / nước.

Tính đến 31 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất, tăng ca nhanh nhất là Anh hơn 480.300 ca, Nga hơn 424.100 ca, Đức hơn 314.700 ca, Ý gần 204.000 ca, Pháp 185.800 ca, Hà Lan 156.700 ca, Ukraina hơn 129.700 ca, Tây Ban Nha hơn 127.500 ca, Ba Lan hơn 125.300 ca, Séc gần 93.300 ca, Thụy Điển gần 83.400 ca, Thụy Sĩ hơn 63.900 ca, Serbia gần 62.200 ca, Romania gần 62.100 ca, Bồ Đào Nha hơn 47.900 ca, Đan Mạch hơn 46.000 ca, Lítva hơn 37.300 ca, Slovakia hơn 35.100 ca, Hungary gần 32.800 ca, Áo hơn 31.300 ca,...Dịch cũng có xu hướng tăng nhanh ở Ireland, Hy Lạp, Slovenia, Moldova, Latvia,... Nước Anh một số ngày cuối năm trên 50.000 ca / ngày, Đức một số ngày có trên 1.000 tử vong / ngày. Một số nước lập kỷ lục số ca trong ngày ở những ngày cuối năm, như Thụy Điển, gần 11.400 ca ngày 23 tháng 12, Séc hơn 17.000 ca ngày 31 tháng 12...

Tính 14 ngày gần nhất đến hết tuần đầu năm 2021 nhiều ca mới nhất là Anh gần 743.000 ca (chỉ xếp sau Mỹ), Nga hơn 347.000 ca, Đức hơn 269.000 ca, Tây Ban Nha hơn 232.000 ca, Ý gần 229.000 ca, Pháp hơn 220.000 ca, Czechia hơn 161.000 ca, Ba Lan hơn 129.000 ca, Hà Lan gần 108.000 ca,...Tính đến giữa tháng 1/2021, các vùng đỏ dược ghi nhận là toàn bộ lãnh thổ Ireland, Czechia, Bồ Đào Nha, Montenegro, Slovenia, phần lớn nước Anh, một số vùng của Tây Ban Nha, Thụy Điển, Lítva, Latvia, Estonia, Ý, Slovakia, Hà Lan... Vùng lãnh thổ Gibraltar được ghi nhận là nơi có tỷ lệ ca nhiễm trên dân số cao nhất châu Âu.

Tính hai tuần thứ hai và ba tháng 1 năm 2021, Anh (nơi đầu tiên thấy biến thể tên VUI-202012/01 có khả năng lây lan nhanh) đứng đầu số ca mới, là 575.114 ca, Tây Ban Nha 481.600 ca, Nga 313.421 ca, Pháp 270.361 ca, Đức 220.641 ca, Ý 190.322 ca, Bồ Đào Nha 146.897 ca, Séc 104.550 ca.... Nước Anh và Đức nhiều ngày tháng 1 trên 1.000 tử vong / ngày. Theo worldometers tính đến cuối tháng 1, các nước / vùng Gibraltar, San Marino, Bỉ, Slovenia, Anh, Séc, Ý...đứng đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch trên dân số.

Theo cơ quan thống kê Rosstat của Nga, số người tử vong do COVID-19 ở Nga từ tháng 1 đến 11-2020 lên đến hơn 186.000, tức gấp 3 lần số liệu ghi nhận trước đó. Với thống kê mới, Nga là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 3 thế giới, sau Mỹ với hơn 333.000 ca và Brazil với hơn 191.000 ca. Nga chỉ tính là ca Covid-19 tử vong đối với trường hợp chết "do virus Corona gây ra" chứ không tính trường hợp chết "khi nhiễm virus Corona".

Tính đến 7 tháng 4, trong 14 ngày gần nhất, Pháp, Ba Lan, Ý, Đức, Nga, Hungary, Hà Lan, Séc, Tây Ban Nha, Rumani, Thụy Điển, Xécbia, Bỉ, Anh đứng đầu số ca mới, trên 60.000 ca mỗi nước. Tính đến 24 tháng 4 trong vòng 1 tuần, có hơn 1 triệu ca mới, giảm 12% so với 7 ngày trước đó. Các nước có nhiều ca mới nhất trong tuần là Pháp, Đức, Ý, Ukraine, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nga. Có gần 23.000 tử vong trong tuần, giảm 7% so với 7 ngày trước đó. Ba Lan, Nga, Ukraine đứng đầu tử vong trong vòng 7 ngày.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021 đứng đầu số ca nhiễm là Pháp, Nga, Anh, đứng đầu tử vong là Nga, Anh, Ý. Tính đến hết tháng 6, trong 7 ngày gần nhất số ca mới nhiều nhất thuộc về Nga, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý, tử vong mới nhiều nhất thuộc về Nga, tiếp đó là Đức, Pháp, Ý.

Tính đến 8 tháng 9 châu Âu có 56,4 triệu ca nhiễm xếp 2 thế giới, tuần gần nhất có 884.000 ca mới tăng nhẹ so với tuần trước. Các nước nhiều ca mới là Anh, Nga, Pháp... Một số nước trước đây dịch hoành hành thì có xu hướng giảm mạnh với số ca mới rất ít như Ba Lan hay cộng hòa Séc...

Tính đến 15/9/2021 trong tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 7% nhưng tử vong tăng 4% so với tuần trước. Tính đến 23 tháng 9 tuần gần nhất ca nhiễm mới cao nhất ở Anh tiếp theo là Nga và Đức. Thành phố London đã có 1 triệu ca với 16.000 đã tử vong.

Theo WHO, đến 1/10 một số vùng đô thị thành phố có số ca cao như: Prague, Cộng hòa Séc trên 187.000 ca, London của Anh đến 29/9 có 1,08 triệu ca, Ile de France của Pháp đến 28/9 có trên 1,6 triệu ca, Brussels của Bỉ có 168.000 ca đến 30/9, Madrid của Tây Ban Nha có 891.000 ca đến 29/9, Moscow của Nga có hơn 2 triệu ca (1/10)...

Tính đến hết năm 2021, châu Âu có hơn 87,6 triệu ca mắc và hơn 1,5 triệu tử vong, đứng đầu khi so với các khu vực khác. Anh đứng đầu về số ca mắc trong khi Nga đứng đầu về tử vong cộng dồn.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Bộ trưởng y tế Đức Jens Spahn, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov, Lorenzo Sanz, Chủ tịch thứ 14 của Real Madrid -tử vong; Lucien Sève - triết gia, nhà hoạt động cộng sản Pháp, tử vong;...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh

xem ở dưới

Bắc Mỹ

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Bắc Mỹ ngày 18 tháng 12, 2020
  1–499 ca
  500–999
  1,000–1,999
  2,000–4,999
  5,000–9,999
  10,000–49,999
  50,000–99,999
  100,000–199,999
  200,000+ ca
Page 'COVID-19 pandemic in North America' not found

Các trường hợp đầu tiên ở Bắc Mỹ đã được báo cáo tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2020. Các trường hợp đã được báo cáo ở tất cả các quốc gia Bắc Mỹ sau khi Saint Kitts và Nevis xác nhận một trường hợp vào ngày 25 tháng 3, và tại tất cả các vùng lãnh thổ Bắc Mỹ.

Tính đến 12 tháng Bảy, Hoa Kỳ nước có nhiều ca nhất, có 3.236.130 ca nhiễm, trong đó 134.572 đã chết. Tâm dịch các bang: New York 402.561 ca (riêng thành phố New York 220.242 ca, các nơi khác 182.319 ca; các hạt / quận nhiều ca: Queens 66.323 ca; Kings 60.647 ca; Bronx 48.267 ca; Nassau 42.267 ca; Suffolk 41.987 ca;...); California 312.344 ca (các hạt / quận nhiều ca: Los Angeles 130.242 ca; Riverside 25.481 ca; Orange 23.901 ca; San Diego 19.371 ca; San Bernardino 18.912 ca;...); Florida 250.984 ca (Miami-Dade: 60.868 ca; Broward 28.253 ca; Palm Beach 19.847 ca; Hillsborough 18.360 ca; Orange 16.630 ca;...); Texas 250.462 ca (Harris 42.000 ca; Dallas 31.525 ca; Bexar 18.602 ca; Tarrant 17.334 ca;...); New Jersey 174.959 ca (Bergen 19.847 ca; Hudson 19.089 ca; Essex: 18.988 ca; Passaic 17.050 ca;...); Illinois 154.094 ca (Cook 95.138 ca; Lake 10.318 ca;...); Arizona 119.930 ca (Maricopa 78.481 ca; Pima 11.443 ca;...); Georgia 114.401 ca (Gwinnett 11.114 ca; Fulton 10.381 ca;...); Massachusetts 111.398 ca (Middlesex 24.436 ca; Suffolk 20.272 ca;...)...

Tính đến 12 tháng Bảy, Mexico nước xếp thứ hai Bắc Mỹ có 295,268 ca; 34,730 đã chết, các bang tâm dịch là Mexico City 57,674 ca; State of Mexico 42.372 ca; Tabasco 14.958 ca; Puebla 14.246 ca; Veracruz 13.782 ca;...

Tính đến 22 tháng 8, Bắc Mỹ có hơn 6,8 triệu ca và gần 257.000 tử vong. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất, gần 5,8 triệu ca nhiễm, và hơn 179.000 tử vong. California đứng đầu số ca với gần 660.000 ca, tiếp theo là Texas và Florida, trong khi bang New York tụt xuống xếp thứ 4 nhưng vẫn đứng đầu về tử vong (gần 33.000 tử vong), Georgia vươn lên xếp thứ 5, xếp tiếp theo là Illinois, Arizona...Washington, D.C xếp 42 với hơn 13.000 ca. Mexico xếp vị trí thứ hai Bắc Mỹ, với hơn 611.000 ca và hơn 63.000 tử vong. Tâm dịch là Ciudad de México hơn 90.000 ca, Estado de México hơn 63.700 ca,...Canada xếp thứ ba, với tâm dịch Québec gần 61.500 ca chiếm 1/2 số ca cả nước.

Tính đến 14 tháng 10, Bắc Mỹ có hơn 9,7 triệu ca, với hơn 330.000 đã qua đời. Đầu tháng 10 so với trước, Mỹ giảm không đáng kể, và có xu hướng dịch chuyển tăng nhanh từ vùng Nam và Tây (trước đó nữa là Đông Bắc) sang khu vực Trung Tây. Mexico giảm không đáng kể trong khi Canada tăng khá nhanh. Tính đến đầu tháng 11 Mỹ vẫn là nước tăng nhanh nhất (đạt hơn 10 triệu ca) và số ca chết nhiều nhất, Texas là bang nhiều ca nhất xếp trên California xếp 2, bang Illinois xếp 5 và một số bang Trung Tây tăng nhanh. Các thành phố lớn nhiều ca: Los Angeles 320.000 ca, New York 271.000 ca, Chicago 215.000 ca, Miami 192.600 ca, Houston 166.500 ca...(8/11).

Ngày 13/11 Mỹ lập kỷ lục số ca, lên tới 183.527 ca mới /ngày và 1.395 tử vong /ngày (cả thế giới 656.481 ca /ngày - kỷ lục, 9.945 chết / ngày), theo worldometers. Vùng Trung Tây tăng nhanh nhất nhưng các vùng khác cũng có xu hướng tăng nhanh trở lại so với tháng trước. Mexico vẫn xếp thứ 4 thế giới về tử vong dù xếp 11 thế giới số ca nhiễm. Canada đầu tháng 11 tăng nhanh so với tháng trước.

Theo Worldometer cập nhật 8h10 giờ Việt Nam (15/11) Mỹ có 157.081 ca mới và 1.260 tử vong mới trong ngày 14/11 (trước đó lúc 8h giờ Việt Nam, trang này cập nhật 156.866 ca, với 1.259 tử vong trong ngày nhưng chưa có số liệu một số bang Louisiana, Nebraska, Connecticut, Rhode Island..., chưa có số liệu của quân đội (US Military), nhà tù liên bang (Federal Prisons)... Một số hạt của các bang chưa có số liệu mới như Hidalgo, Montgomery... ở Texas, như Riverside, Fresno, Sacramento, San Joaquin, Tulare, Imperial... ở California,v.v. Sau đó cập nhật thêm 172 ca tại Mỹ, nâng số ca là 157.253 ca. Cộng lại Mỹ có 11.226.218 ca và tử vong là 251.256 (đến 14/11). Theo trang Johns Hopkins University, Mỹ có 10.904.023 ca, 245.600 tử vong (14/11). CDC cung cấp số liệu chậm hơn, và 181.801 ca mới, 1.364 tử vong trong ngày 14/11. Tính đến 13/11/2020 ở Mỹ các hạt /quận nhiều ca nhất thứ tự là Los Angeles (California), Cook (Illinois), Miami-Dade (Florida), Maricopa (Arizona), Harris (Texas), Dallas (Texas) (trên 100.000 ca ở mỗi hạt), các hạt /quận nhiều tử vong nhất thứ tự là Kings (New York), Queens (New York), Los Angeles (California)), Cook (Illinois), Bronx (New York) (trên 5.000 tử vong ở mỗi hạt) - theo Johns Hopkins University. Tính đến cuối tháng 11 Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca và tử vong, và riêng tháng 11 đứng đầu thế giới về số ca mới và tử vong mới, nhiều ngày trong khoảng 150.000 ca - 200.000 ca / ngày, và một số ngày trên 2.000 tử vong / ngày. Nửa cuối tháng 11, dịch cũng lan khá đều cả bốn vùng Đông Bắc- Nam - Tây và Trung Tây của Mỹ. Hai nước láng giềng MexicoCanada dịch cũng nghiêm trọng.

Tính đến 3 tháng 12 tính 14 ngày tuần gần nhất Mỹ có hơn 2.395.000 ca (không tính các vùng quốc hải) trong khi cả thế giới hơn 8,08 triệu ca mới, Mêxicô hơn 118.500, Canađa gần 79.000 ca, tiếp theo là Panama, Costa Rica, Puerto Rico (vùng quốc hải của Mỹ),...

Ngày 18 tháng 12 Mỹ lập kỷ lục số ca, theo Đại học Johns Hopkins là 249.709 ca /ngày, còn Worldometers là 254.680 ca /ngày. Theo Dự án Theo dõi Covid (CTP) ngày 18 tháng 12 có 114.751 ca nhập viện (kỷ lục), là ngày thứ 17 liên tiếp Mỹ duy trì trên 100.000 ca nhập viện. Tính đến 18 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất Mỹ tăng hơn 2.873.400 ca (không tính các vùng quốc hải), Mexico tăng gần 143.000 ca, Canada tăng gần 90.500 ca, Panama tăng hơn 28.200 ca, Costa Rica tăng hơn 16.000 ca,...

Tính đến 31 tháng 12, Bắc Mỹ có hơn 23,43 triệu ca, hơn 514.000 tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca, hơn 20,445 triệu ca và hơn 354.200 tử vong. Tiếp theo về số ca là Mexico, Canada, Panama, Dominican Republic, Costa Rica trên 160.000 ca / nước, và tiếp theo số tử vong là Mexico, Canada, Guatemala, Panama, Honduras trên 3.000 tử vong / nước. Riêng nước Mỹ, California đứng đầu các bang với gần 2,3 triệu ca, tiếp theo là Texas, Florida, New York đều trên 1 triệu ca / bang. Tử vong cao nhất là các bang New York (trên 38.000), Texas, California, Florida đều trên 20.000 tử vong /bang. Ngày 31 tháng 12 có 125.379 người nhập viện, kỷ lục ở Mỹ. Ngày 18 tháng 12 nước Mỹ kỷ lục số ca mỗi ngày 255.809 ca/ ngày, và ngày 30 tháng 12 lập kỷ lục số tử vong mỗi ngày, 3.880 tử vong / ngày.

Tính đến 31 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất số ca mới ở Mỹ (không tính các vùng quốc hải) là gần 2.895.000 ca, Mexico gần 139.400 ca, Canada gần 91.300 ca, Panama gần 40.700 ca, Puerto Rico hơn 21.500 ca,...

Tính 14 ngày gần nhất đến hết tuần đầu năm 2021 nhiều ca mới nhất là Mỹ (không tính các vùng quốc hải) hơn 3,271 triệu ca, Mêhicô hơn 152.000 ca, Canada hơn 116.000 ca,...Tại Mỹ dịch lan đồng đều trong cả nước nhưng nghiêm trọng nhất là California, Arizona...Tính đến giữa tháng 1, North Dakota, South Dakota, Utah, Tennessee xếp đầu về tỷ lệ ca trên dân số, New Jersey, New York, Massachusetts, Rhode Island xếp đầu về tỷ lệ tử vong trên dân số.

Tính hai tuần thứ hai và ba tháng 1/2021, Mỹ (không tính các vùng quốc hải) 2.874.065 ca mới, Mexico có 230.107 ca, Canada có thêm 84.830 ca,...Nhiều ngày tháng 1 Mỹ có trên 4.000 tử vong/ ngày, Mexico cũng ghi nhận nhiều ngày trên 1.000 tử vong / ngày.

Theo CNN ngày 29/1/21 Bộ Y tế bang New York mới chỉ thông kê khoảng 50% số ca tử vong vì Covid-19 ở các viện dưỡng lão, theo Văn phòng Tổng chưởng lý bang này. Khi cuộc kiểm tra vẫn chưa được hoàn thành, tuyên bố cho biết thêm 3.829 cư dân các viện dưỡng lão được xác nhận đã chết vì Covid-19 sau khi được vận chuyển đến bệnh viện, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 được xác nhận trong số cư dân các viện dưỡng lão lên 9.786. Giới chức y tế Mỹ hôm 28/1 thông báo lần đầu phát hiện biến chủng virus có nguồn gốc từ Nam Phi nhiều phòng thí nghiệm nhận định nó có khả năng kháng vaccine và giảm hiệu quả của kháng thể.

Tính đến 7 tháng 4 trong 14 ngày gần nhất tăng nhanh nhất là Mỹ (xếp sau Brazil và Ấn Độ trên toàn thế giới), hai bang nhiều ca mới nhất là New York và Michigan, trong khi California thường xuyên tử vong mới cao nhất. Tiếp theo là Canada và Mexico, đều trên 50.000 ca mỗi nước. Tính đến 24 tháng 4, có gần 560.000 ca mới trong một tuần gần nhất, giảm 11% so với 7 ngày trước. Mỹ đứng đầu số ca với hơn 434.000 ca trong tuần, giảm 13% so với 7 ngày trước. Canada và Mexico ở vị trí tiếp theo. Tử vong trong tuần là gần 9.000 người tăng 6% so với 7 ngày trước. Mỹ và Mexico đứng đầu tử vong trong tuần.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021 Mỹ, Mexcico, Canada, Panama đứng đầu số ca nhiễm, Mỹ, Mexico, Canada, Guatemala đứng đầu số tử vong. Tính đến hết tháng 6 năm 2021, trong 7 ngày gần nhất ca nhiễm mới nhiều nhất là Mỹ, Mexico, Cuba, Costa Rica, Guatemala, tử vong mơi nhiều nhất là Mỹ, Mexico, Guatemala, Honduras. Tính đến 8 tháng 9 Bắc Mỹ có 41,4 triệu ca nhiễm, tuần gần nhất có 1,2 triệu ca nhiễm đứng đầu là Mỹ, Mexico, Cuba,... giảm so với tuần trước nhưng vẫn nghiêm trọng tại Cuba và một số đảo quốc vùng Caribe.

Tính đến 15 tháng 9 năm 2021 tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 0,2% nhưng số tử vong tăng 8% so với tuần trước. Nước Mỹ tăng 0,9% ca nhiễm và 22% về tử vong so với tuần trước, đứng đầu. Tính đến 23 tháng 9 Mỹ đứng đầu ca nhiễm mới. Thành phố Los Angeles đã có hơn 1,44 triệu ca nhiễm và gần 26.000 tử vong. Thành phố New York có hơn 1 triệu ca và hơn 34.000 tử vong. Chicago có hơn 620.000 ca, và hơn 11.600 tử vong...(đầu tháng 10/2021).

Tính đến hết năm 2021, Bắc Mỹ có gần 66 triệu ca mắc và 1,245 triệu tử vong. Mỹ đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Thượng nghị sĩ Ron Johnson - Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa và Chính phủ của Thượng viện; Thượng nghị sĩ Rand Paul; hai thành viên đại diện bang Florida của Quốc hội là Hạ nghị sĩ Matt Gaetz và Hạ nghị sĩ Michael Waltz (7/11); Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows; Herman Cain - doanh nhân (chết vì covid); Tom Seaver - vận động viên bóng chày, tử vong; Allen Garfield - diễn viên Mỹ, tử vong; David Driskell - học giả Mỹ, tử vong...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh

Xem ở dưới

Châu Đại Dương

Cập nhập tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Đại Dương ngày 31 tháng 7, 2021
  1–9 ca
  10–99 ca
  100–999 ca
  1000–9999 ca
  10,000+ ca
Page 'COVID-19 pandemic in Oceania' not found

Các trường hợp đã được xác nhận tại Úc, Đảo Phục Sinh, Fiji, Polynésie thuộc Pháp, Guam, Nouvelle-Calédonie, New ZealandPapua New Guinea. Trường hợp được xác nhận đầu tiên là tại Melbourne, Victoria vào ngày 25 tháng 1.[37] Nhiều quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đã tránh được sự bùng phát bằng cách đóng cửa biên giới. Các trường hợp đã được báo cáo ở tất cả các quốc gia có chủ quyền đại dương ngoại trừ Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, TuvaluVanuatu, và chưa được báo cáo ở các quốc gia liên quan của Quần đảo CookNiue. Không có trường hợp nào được báo cáo ở Khu tự trị Bougainville, Đảo Norfolk, Wallis và Futuna, Tokelau, Quần đảo PitcairnSamoa thuộc Mỹ.

Tính đến 22 tháng 8 năm 2020, châu Đại Dương có gần 27.000 ca, hơn 500 tử vong. Australia đứng đầu với hơn 24.000 ca, tăng nhanh ở bang Victoria từ cuối tháng 7, đã hơn 17.000 ca. Có 10 nước chưa có ca nào.

Tính đến 14 tháng 10, châu Đại Dương có hơn 33.000 ca, và hơn 900 đã qua đời. Nửa đầu tháng 10 thêm Solomon vào số nước có ca nhiễm. Quần đảo Marshall ca đầu 28 tháng 10. Vanuatu có ca đầu 11 tháng 11. Đầu tháng 11 Polynesia thuộc Pháp có xu hướng tăng nhanh. Samoa có ca đầu 18 tháng 11.

Tính đến 18 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất, tăng nhanh nhất là Polynesia thuộc Pháp với 1.651 ca. Tính tổng ca thì Úc vẫn đứng đầu.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2020, châu Đại Dương có gần 48.400 ca, gần 1.100 tử vong. Australia, sau đó là French Polynesia xếp đầu về số ca và tử vong. Tính 14 ngày tuần gần nhất đến cuối năm French Polynesia đứng đầu về số ca mới, 803 ca. Một số nước nhỏ (Kiribati, Micronesia...) chưa có ca nào.

Micronesia có ca đầu tiên 11 tháng 1.

Tính đến 7 tháng 4 trong 14 ngày gần nhất, Papua New Guinea đứng đầu về số ca mới. Tính đến 24 tháng 4 tuần gần nhất có hơn 1.200 ca mới, giảm 20% so với 7 ngày trước. Papua New Guinea đứng đầu số ca mới. Có 18 tử vong mới tăng 20% so với tuần trước.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021 đứng đầu số ca nhiễm là Úc và Pôlinêxia thuộc Pháp, đứng đầu về tử vong là Úc và Papua Niu Ghinê. Tính đến hết tháng 6 năm 2021, trong 7 ngày gần nhất Fiji tiếp đến là Úc đứng đầu về số ca mới, toàn bộ số tử vong trong tuần chỉ ở Fiji. Tính đến 8 tháng 9 châu Đại Dương có gần 180.000 ca nhiễm, tuần gần nhất hơn 13.000 ca, tăng đáng kể so với tuần trước do Úc có số ca nhiễm mới tăng đáng kể.

Tính đến 15 tháng 9 năm 2021 tuần gần nhất số ca nhiễm mới tăng 12%, tử vong giảm 19% so với tuần trước.

Tính đến hết năm 2021, châu Đại Dương có 558.790 ca mắc và 4.503 ca tử vong. Một số nước/vùng chưa có ca mắc hay có ca mắc nhưng chưa có tử vong.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Australia, Peter Dutton;...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh

Xem ở dưới

Nam Mỹ

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Nam Mỹ ngày 21 tháng 3, 2021
  1–499 ca
  500–999
  1,000–1,999
  2,000–4,999
  5,000–9,999
  10,000–49,999
  50,000–99,999
  100,000–199,999
  200,000+ ca
Bản đồ đại dịch COVID-19 tại Nam Mỹ (tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2024)

Đại dịch COVID-19 được xác nhận đã lan đến Nam Mỹ vào ngày 26 tháng 2 năm 2020 khi Brasil xác nhận một ca bệnh ở São Paulo.[38] Đến ngày 3 tháng 4 năm 2020, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ đã ghi nhận ít nhất một ca bệnh.

Brasil có nhiều ca bệnh được báo cáo nhất ở Nam Mỹ. Vào tháng 4 năm 2020, Ecuador đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ [39] với hàng ngàn ca tử vong vượt mức được báo cáo chỉ trong một tỉnh so với số liệu trong một giai đoạn bình thường.[40] Tuy nhiên, hiện tại, Ecuador đã bị PeruChile vượt qua về số lượng các ca bệnh được xác nhận. Tính đến hết ngày 13 tháng 4 năm 2024, 4 quốc gia có số ca tử vong cao nhất là Brasil, Peru, ColombiaArgentina.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, đã có báo cáo rằng Châu Mỹ Latinh và Caribê đã báo cáo hơn 400.000 trường hợp nhiễm bệnh với 23.091 trường hợp tử vong. Brasil là nước có nhiều ca nhiễm nhất.[41]

Kể từ ngày 19 tháng 3, các ca bệnh đã được xác nhận ở tất cả các quốc gia Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay, VenezuelaGuyane thuộc Pháp. Không có trường hợp nào được báo cáo ở Đảo BouvetNam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich, nhưng đã có trường hợp nghi ngờ.

Virus coronavirus được báo cáo xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Mỹ vào ngày 26 tháng 2 khi Brazil xác nhận một trường hợp ở São Paulo. Kể từ đó, các chính phủ trong khu vực đã thực hiện một loạt các hành động để bảo vệ công dân của họ và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.[42]

Brazil tâm dịch Nam Mỹ. Tính đến 12 tháng Bảy năm 2020 có hơn 1.864.000 ca được ghi nhận xếp 2 thế giới, 72.100 chết; tâm dịch là các bang: São Paulo: gần 372.000 ca; Ceará: hơn 136.700 ca; Rio de Janeiro: hơn 129.000 ca; Pará hơn 125.700 ca; Maranhão: gần 99.000 ca; Bahia: hơn 105.700 ca; Amazonas: gần 84.000 ca; Minas Gerais hơn 75.000 ca; Pernambuco hơn 72.400 ca;...Các thành phố /quận / hạt tâm dịch: São Paulo hơn 152.000 ca; Brasilia hơn 70.000 ca; Rio de Janeiro hơn 64.000 ca; Salvador: hơn 43.000 ca; Fortaleza: hơn 38.000 ca; Manaus hơn 30.000 ca;...

Tiếp theo là Peru và Chile. Tính đến 12 tháng Bảy Peru có hơn 326.000 ca (Lima Metropolitan hơn 164.200 ca; Callao gần 19.100 ca; Piura hơn 18.700 ca;...); Chile có hơn 315.000 ca (Metropolitana / vùng thủ đô có 238.360 ca; vùng Valparaíso 14516 ca; vùng Antofagasta 11.799 ca)...

Tính đến 22 tháng 8, Nam Mỹ có hơn 5,6 triệu ca, hơn 186.000 tử vong. Brazil vẫn xếp đầu với hơn 3,5 triệu ca, và hơn 113.000 đã tử vong. São Paulo đứng đầu các bang, gần 736.000 ca, tiếp theo là Bahia gần 230.000 ca xếp thứ hai (nhưng xếp thứ 6 về tử vong), Rio de Janeiro 207.000 ca xếp thứ ba (nhưng xếp thứ 2 về tử vong), Ceará 203.000 ca, vùng quận liên bang / thủ đô có hơn 145.400 ca, xếp thứ 7. Peru xếp vị trí thứ hai với hơn 576.000 ca, hơn 27.000 tử vong. Colombia vươn lên xếp thứ 3, trên 522.000 ca, tâm dịch quận liên bang / thủ đô có hơn 181.000 ca; Chile hơn 394.000 ca, tâm dịch vùng thủ đô hơn 268.000 ca; Argentina hơn 329.000 ca, tâm dịch là thành phố Buenos Aires trên 82.000 ca và tỉnh Buenos Aires hơn 205.000 ca.

Tính đến 14 tháng 10, Nam Mỹ có gần 8,8 triệu ca, hơn 274.000 đã qua đời. Brazil và Peru, Chile có xu hướng giảm nửa đầu tháng 10 nhưng Argentina và Colombia vẫn nghiêm trọng. Uruguay là nước khống chế dịch tốt nhất khu vực tính đến nửa đầu tháng 10. Đến đầu tháng 11 số ca mới tăng chậm lại ở Nam Mỹ.

Tính đến 3 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất, tăng nhanh nhất là Braxin gần 491.000 ca, Colombia hơn 116.000 ca, Argentina gần 101.000 ca, Pêru hơn 25.000 ca, Chile hơn 19.000 ca,...

Tính đến 18 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất các nước tăng nhanh nhất là: Braxin hơn 587.200 ca, Colombia gần 117.300 ca, Áchentina gần 79.400 ca...

Tính đến 31 tháng 12 năm 2020 Nam Mỹ có hơn 13,2 triệu ca và hơn 362.700 tử vong, xếp trên châu Á về tử vong dù sau về số ca nhiễm. Brazil, Colombia, Argentina, Peru xếp đầu về số ca, trên 1 triệu ca/ nước, Brazil, Argentina, Colombia, Peru xếp đầu về tử vong, trên 30.000 tử vong / nước.

Tính đến 31 tháng 12 trong 14 ngày tuần gần nhất Brazil có hơn 582.300 ca mới, Colombia hơn 178.000 ca mới, Argentina hơn 92.300 ca mới, Chile hơn 30.100 ca mới, tiếp đến là Peru, Paraguay, có ba nước trên 7.000 ca mỗi nước là Bolivia, Ecuador, Uruguay, trong đó Uruguay là mới nổi lên.

Tính 14 ngày gần nhất đến hết tuần đầu năm 2021 nhiều ca mới nhất là Brazil hơn 647.000 ca, Colombia hơn 198.000 ca, Argentina hơn 140.000 ca...

Tính hai tuần thứ hai và ba tháng 1/2021, Brazil đứng đầu khu vực về số ca mới 739.781 ca, xếp thứ hai thế giới sau Mỹ về số ca nhiễm mới trong hai tuần. Nước này nơi dầu tiên ghi nhận có biến thể mới virus tên P.1, cũng đã ghi nhận nhiều ngày trong tháng trên 1.000 tử vong / ngày. Colombia xếp thứ hai về số nhiễm mới 225.843 ca, tiếp đó Argentina 143.876 ca...

Tính đến 7 tháng 4 trong 14 ngày gần nhất, đứng đầu ca mới là Brazil, Argentina, Peru, Colombia, Chile, đều trên 90.000 ca mỗi nước. Tính đến 24 tháng 4 có gần 865.000 ca mới trong vòng 1 tuần, giảm 5% so với 7 ngày trước đó. Brazil, Argentina, Colombia đứng đầu số ca mới trong tuần. Có gần 27.700 tử vong trong tuần, giảm 4% so với tuần trước. Brazil đứng đầu về tử vong trong tuần với hơn 20.000 ca, giảm 12% so với tuần trước.

Tính đến hết tháng 6 năm 2021 đứng đầu số ca nhiễm là Brazil, Argentina, Colombia, đứng đầu tử vong là Brazil, Peru, Colombia. Tính đến hết tháng 6, trong vòng 7 ngày gần nhất số ca mới nhiều nhất thuộc về Brazil, Colombia, Argentina, tử vong trong 7 ngày gần nhất cũng tương tự. Tính đến 8 tháng 9 Nam Mỹ có 37,1 triệu ca nhiễm, tuần gần nhất hơn 187.000 ca nhiễm mới giảm đáng kể so với tuần trước, một số nước trước nằm trong top đầu thế giới cũng có số ca giảm nhiều như Colombia hay Argentina...

Tính đến 15/9/21 tuần gần nhất số ca nhiễm mới giảm 14% nhưng tử vong tăng 15% so với tuần trước. Tính đến đầu tháng 10, Brazil vẫn đứng đầu số ca, Sao Paulo hơn 4,3 triệu ca và Minas Gerais hơn 2,14 triệu ca đứng đầu các bang.

Tính đến hết năm 2021, Nam Mỹ có 39,8 triệu ca mắc và gần 1,2 triệu tử vong.

Các nhân vật nổi tiếng mắc Covid: Fábio Faria, Bộ trưởng Truyền thông của Brazil, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và vợ, Davi Alcolumbre, Chủ tịch Thượng viện Brazil; César Salinas, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Bolivia - tử vong;...(xem thêm)

Danh sách quan chức, người nổi tiếng mắc bệnh

Xem ở dưới

Châu Nam Cực

Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, châu Nam Cực là lục địa duy nhất chưa phát hiện ca lây nhiễm nào.[43]

Các trường hợp COVID-19 đầu tiên ở Nam Cực được Chile thông báo vào ngày 21 tháng 12 năm 2020. 36 người, bao gồm 10 dân thường và 26 sĩ quan đã nhiễm vi-rút trong căn cứ Tướng Bernardo O'Higgins[44]

Vận chuyển quốc tế

Sự bùng phát lan sang một số tàu du lịch bao gồm Diamond Princess, Grand Princess, World Dream, MS Westerdam và MS Braemar.[45][46][47][48]

Các nhà khai thác hành trình đã bắt đầu hủy bỏ hoặc thay đổi hành trình của họ khi các quốc gia trên thế giới thực hiện các hạn chế du lịch để hạn chế dịch bệnh. Các cảng đang từ chối chấp nhận các tàu du lịch đã đến cảng Trung Quốc hoặc đang chở hành khách Trung Quốc trong khi dịch bệnh bùng phát.

Hiệp hội quốc tế Cruise Lines (CLIA), đại diện cho 90% các nhà khai thác hành trình, đã công bố các biện pháp phòng ngừa khác nhau đang được thực hiện bởi các thành viên của mình. Tất cả hành khách đã đi hoặc đến / quá cảnh qua Trung Quốc, Hồng KôngMa Cao trong vòng 14 ngày trước khi lên tàu sẽ bị từ chối nhập cảnh vào tàu du lịch. Bất kỳ người nào tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ hoặc được chẩn đoán nhiễm coronavirus cũng sẽ bị từ chối nhập cảnh.[49]

Danh sách quan chức, người nổi tiếng, người của công chúng mắc bệnh COVID-19

Cập nhật 20/2/2021

Algeria

Angola

Benin

Botswana

Burkina Faso

Burundi

  • Phu nhân Tổng thống, bà Denise Nkurunziza
  • Cựu tổng thống Pierre Buyoya (tử vong 17/12/20)

Cameroon

Cape Verde

Central African Republic (Cộng hòa Trung Phi)

Chad (Sát)

Comoros

Democratic Republic of the Congo (Cộng hòa Dân chủ Congo)

  • Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Pierre Lumbi (tử vong)

Republic of the Congo (Cộng hòa Congo)

Djibouti

Egypt (Ai Cập)

  • Bộ trưởng Bộ Thông tin của Nhà nước, Osama Heikal (6/2020)
  • Có 11 nghị sĩ (tính đến 28/6)
  • Nữ diễn viên Nashwa Mustafa
  • Bộ trưởng Tư pháp Omar Marwan, Bộ trưởng Tài chính Mohamed Maait và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nevine Gamea (23/2/21)

Equatorial Guinea (Guinea Xích đạo)

Eritrea

Eswatini

Ethiopia

Territories of France

Mayotte

Réunion

Gabon

The Gambia

  • Phó Tổng thống Isatou Touray
  • Bộ trưởng Tài chính Mambureh Njie, Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Fafa Sanyang, và Bộ trưởng Nông nghiệp Amie Fabureh

Ghana

  • Cựu Tổng thống Ghana, Jerry Rawlings (tử vong)
  • Bộ trưởng Y tế Kwaku Agyeman Manu
  • Bộ trưởng Cấp cao Osafo Maafo
  • Giám đốc điều hành (CEO) của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia
  • Đại sứ Ghana tại Vương quốc Anh
  • Cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp, ông Carlos Ahenkora (tử vong)
  • Giám đốc điều hành của Ủy ban Lâm nghiệp Kwadwo Owusu Afriyie (tử vong)

Guinea

Guinea-Bissau

  • Thủ tướng Nuno Gomes Nabiam
  • Bộ trưởng Nội vụ Botche Cande
  • Bộ trưởng Quy hoạch và Tích hợp Khu vực Mónica Buaro,
  • Bộ trưởng về Trật tự Công cộng Mario Fambe

Ivory Coast (Bờ Biển Ngà)

Kenya

  • Phát ngôn viên chính phủ Kenya Cyrus Oguna
  • Chủ tịch hội đồng lập pháp hạt Machakos, Florence Mwanangi
  • Cựu Bộ trưởng Joseph Nyagah (tử vong)
  • Thống đốc của Quận Nyamira, John Obiero Nyagarama (tử vong)

Lesotho

Liberia

Libya

Malawi

  • Bộ trưởng Bộ Chính quyền Địa phương và Phát triển Nông thôn Lingson Kambewa Waidon Belekanyama (tử vong 12/1/21)

Mali

Mauritania

Mauritius

Morocco (Ma-rốc)

  • Bộ trưởng Bộ Năng lượng Aziz Rabbah,
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Abdelkader Amara;
  • Cựu Bộ trưởng Mohamed El Ouafa (tử vong)

Mozambique

  • Bộ trưởng Y tế Armindo Tiago
  • Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Kinh tế Mozambique (CTA), Agostinho Vuma

Namibia

  • Tổng thống Hage Geingobvaf và vợ (26/5/21)
  • Chủ tịch Quốc hội Peter Katjavivi (15/6/21)
  • Cựu thị trưởng Windhoek, Matheus Shikongo (tử vong 13/5/21)

Niger

Nigeria

  • Ngoại trưởng Geoffrey Onyeama
  • Chánh văn phòng của Tổng thống, Abba Kyari (tử vong)
  • Thống đốc đứng đầu bang Bauchi, Bala Mohammed (tử vong)
  • Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm, Mohamed Ben Omar (tử vong)
  • Chủ tịch Hạ viện bang Benue
  • Thống đốc bang Niger, Abubakar Sani Bello
  • Thống đốc các bang Kaduna, Ondo, Ekiti, Oyo, và Delta
  • Thống đốc bang Lagos, Babajide Sanwo-Olu
  • Chủ tịch Quốc hội bang Niger, Abdullahi Wuse
  • Cựu Bộ trưởng Tư pháp Abdullahi Ibrahim (tử vong)

Territories of Portugal

Madeira

Rwanda

São Tomé and Príncipe

Senegal

Seychelles

Sierra Leone

Somalia

  • Cựu Thủ tướng Nur Hassan Hussein (tử vong)
  • Cựu tổng thống Ali Mahdi Muhammad (tử vong)
  • Bộ trưởng tư pháp của bang Hirshabelle tự trị Khalif Mumin Tohow (tử vong)
  • Đại sứ Somalia tại Ai Cập Abdiqani Mohamed Wa’ays (tử vong)

Somaliland

  • Bộ trưởng Thông tin Suleiman Ali
  • Phó tổng thống Abdirahman Saylici
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Mahdi Osman và Bộ trưởng Bộ Tài chính Sa'ad Ali Shire

South Africa (Nam Phi)

  • Chủ tịch Hạ viện Nam Phi Cedric Frolick
  • Bộ trưởng y tế Zweli Mkhize
  • Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động, ông Thembelani Thulas Nxesi,
  • Bộ trưởng tài nguyên khoáng sản và năng lượng Gwede Mantashe,
  • Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Quân đội Mapisa-Nqakula,
  • Bộ trưởng phủ Tổng thống Jackson Mthembu (tử vong 21/1/21)
  • Thứ trưởng Bogopane-Zulu và Thứ trưởng Nkosi Holomisa.
  • Thứ trưởng David Mahlobo, Obed Bapela, Boitumelo Elizabeth Moloi
  • Con gái của Vua Zulu của Hoàng gia Nam Phi Noloyiso Sandile (tử vong)
  • Vua người Zulu, Goodwill Zwelithini (tử vong)
  • Một nghị sĩ đảng ANC (tử vong)
  • Nghị sĩ Nomvuzo Shabalala (tử vong)
  • Nghị sĩ Nombulelo Hermans (tử vong)
  • Hoa hậu Hoàn vũ Natasha Joubert

South Sudan (Nam Xu-đăng)

Territories of Spain

Canary Islands

Ceuta

Melilla

Sudan (Xu-đăng)

  • Cựu Thủ tướng Sadiq al-Mahdi (tử vong)
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng Hashem Abanouf
  • Bộ trưởng Y tế Osama Ahmed Abdul Rahim
  • Thống đốc Ngân hàng trung ương Mohamed al-Fatih Zainelabidine,
  • Bộ trưởng Nội các Omer Manis

Tanzania

Togo

Tunisia

Uganda

  • Cựu Phó giám đốc của Trung tâm Truyền thông Uganda và phó phát ngôn viên của chính phủ Shaban Bantariza (tử vong)
  • Hơn 200 nghị sĩ và nhân viên Quốc hội (6/2021)

Western Sahara (Tây Xa-ha-ra)

Zambia

Zimbabwe

  • Bộ trưởng Bộ Đất đai, Nông nghiệp và Tái định cư nông thôn Perrance Shiri (tử vong)
  • Ngoại trưởng Sibusiso Moyo (tử vong 20/1/21)
  • Cựu Bộ trưởng giáo dục Aeneas Chigwedere (tử vong 22/1/21)

Cập nhật 20/2/2021

Afghanistan

Armenia

Azerbaijan

Bahrain (Ba-ranh)

Bangladesh

  • Cựu thủ tướng Khaleda Zia (11/4/21)
  • Tổng Chưởng lý Bangladesh, Mahbubey Alam (tử vong)
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nhà nước Khalid Mahmud Chowdhury MP
  • Bộ trưởng Nhà nước Bộ Tôn giáo Bangladesh, Sheikh Md Abdullah (tử vong)
  • Cựu Bộ trưởng Mohammed NasimSahara Khatun (tử vong)
  • Cựu Tham mưu trưởng hải quân Bangladesh, Muhammad Mohaiminul Islam (tử vong)
  • Bộ trưởng Nội vụ Asaduzzaman Khan Kamal và Bộ trưởng An ninh Công cộng Mustafa Kamal Uddin (15/11)
  • Cựu Bộ trưởng Chowdhury Kamal Ibne Yusuf (tử vong)
  • Đội trưởng đội cricket quốc gia Bangladesh, Mominul Haque
  • Diễn viên, doanh nhân Aly Zaker, tử vong

Bhutan

Brunei

Cambodia (Cam-pu-chia)

  • Tổng Cục trưởng Tổng cục Trại giam (thuộc Bộ Nội vụ) Chhem Savuth
  • Hai Tổng cục trưởng khác thuộc Bộ Nội vụ
  • Phó cục trưởng thuộc Bộ Giao thông Công chính Campuchia, Uy Sovannarith (qua đời 18/4/21)

China (Trung Quốc)

  • Cựu Trưởng Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán, Vương Hiến Lương (tử vong)
  • Cựu Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hồ Bắc, Văn Tăng Hiển (tử vong)
  • Cầu thủ Vũ Lỗi

Cyprus (Síp)

East Timor (Đông Ti-mo)

Gruzia

  • Thủ tướng Giorgi Gakharia
  • Người đứng đầu hành chính chính phủ, Nguyên Thứ trưởng Nội vụ Natia Mezvrishvili
  • Bộ trưởng Kinh tế Natia Turnava

Hong Kong

India (Ấn Độ)

  • Phó Tổng thống M. Venkaiah Naidu
  • Cựu tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (tử vong)
  • Cựu thủ tướng Manmohan Singh (19/4/21)
  • Chủ tịch Hạ viện Nhân dân Om Birla (20/3/21)
  • Bộ trưởng liên bang của Ấn Độ về Phát triển Phụ nữ và Trẻ em Smriti Irani
  • Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah
  • Bộ trưởng Liên bang Dầu khí và Khí đốt tự nhiên Dharmendra Pradhan
  • Bộ trưởng Đường sắt Suresh Chandra Angadi (tử vong)
  • Bộ trưởng giáo dục Ramesh Pokhriyal
  • Thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ Shaktikanta Das
  • Lãnh đạo phe đối lập ở Thượng viện Quốc hội Ấn Độ Ghulam Nabi Azad
  • Các Thượng nghị sĩ Ahmed Patel, Motilal Vora, Abhishek Singhvi, Deepender Singh Hooda
  • Phó Thống đốc bang Maharashtra Ấn Độ, Ajit Pawar;
  • Phó Thống đốc bang Uttar Pradesh Ấn Độ Keshav Prasad Maurya;
  • Phó giám đốc Cục Kiểm soát Ma túy Ấn Độ KPS Malhotra,
  • Người phát ngôn toàn quốc của đảng Quốc đại Ấn Độ, Sanjay Jha;
  • Một lãnh đạo cấp cao Đảng BJP Ấn Độ, Chintala Ramachandra Reddy
  • Chủ tịch đảng BJP J. P. Nadda
  • Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ Sekhar Basu (tử vong)
  • Tổng trưởng bang Madhya Pradesh, Shivraj Singh Chouhan,
  • Tổng trưởng và cựu Tổng trưởng bang Karnataka
  • Thống đốc bang Tamil Nadu, Banwarilal Purohit
  • Thống đốc bang Uttarakhand, Baby Rani Maurya
  • Bộ trưởng nội các bang Punjab Ấn Độ, Tript Rajinder Singh Bajwa,
  • Ba bộ trưởng bang Madhya Pradesh Ấn Độ
  • Bộ trưởng Nông nghiệp bang Karnataka, B C Patil;
  • Bộ trưởng Bộ Du lịch, Kannada và Văn hóa bang Karnataka
  • Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp bang Karnataka
  • Bộ trưởng Nông nghiệp bang Haryana Ấn Độ J P Dalal
  • Các Bộ trưởng bang Kerala Ấn Độ: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp V. S. Sunil Kumar, Bộ trưởng Tài chính T. M. Thomas Isaac và Bộ trưởng Công nghiệp E. P. Jayarajan;
  • Các bộ trưởng bang Odisha Ấn Độ: Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa, JP Panigrahi, Bộ trưởng giáo dục đại học Arun Kumar Sahoo, Bộ trưởng phát triển nông thôn Susant Singh và Bộ trưởng dệt may Padmini Dian;
  • Nữ Bộ trưởng bang Uttar Pradesh, Kamal Rani Varun (tử vong)
  • Chánh án Tòa án cấp cao Madras ở Chennai, Amreshwar Pratap Sahi
  • Chánh án Tòa án Cấp cao Rajasthan, Indrajit Mahanty
  • Bộ trưởng bang Uttar Pradesh, Mahendra Singh
  • Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Andhra Pradesh
  • Bộ trưởng y tế bang Punjab Ấn Độ Balbir Singh Sidhu;
  • Bộ trưởng Nội các bang Uttar Pradesh Ấn Độ Chetan Chauhan;
  • Sáu Bộ trưởng trong nội các bang Maharashtra Ấn Độ là Ashok Chavan, Jitendra Awhad, Sunil Kedar...
  • Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Sikkim, Ấn Độ L B Das, và Phó Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Assam, Aminul Haque Laskar
  • Chủ tịch hội đồng Lập pháp bang Maharashtra, Nana Patole
  • Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Uttarakhand, Prem Chand Aggarwal
  • Thủ hiến Uttarakhand, Trivendra Rawat
  • Tổng trưởng bang Haryana, Manohar Lal Khattar
  • Tổng trưởng Goa, Pramod Sawant
  • Phó tổng trưởng Delhi, Manish Sisodia
  • Phó Tổng trưởng bang Maharashtra, Ajit Pawar
  • Phó Tổng trưởng bang Bihar, Sushil Kumar Modi
  • Phó tổng trưởng bang Karnataka, Ashwath Narayan
  • Bộ trưởng Y tế Delhi, Satyendar Jain
  • Phó chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Odisha Ấn Độ
  • Cựu Bộ trưởng bang Odisha, Pradeep Maharathy (tử vong)
  • Tổng trưởng bang Meghalaya, Conrad Sangma
  • Thống đốc bang Kerala, Arif Mohammed Khan
  • Thị trưởng Mumbai, Kishori Pednekar và Phó Thị trưởng Mumbai, Hemangi Worlikar
  • Quyền Chủ tịch Hội đồng Lập pháp bang Bihar, Awadhesh Narayan Singh
  • Cựu Chủ tịch Hội đồng lập pháp và Bộ trưởng bang Karnataka, Dinesh Gundu Rao
  • Nguyên Tổng trưởng bang Gujarat Ấn Độ, Keshubhai Patel (đã tử vong)
  • Bộ trưởng Nông nghiệp bang Tamil Nadu, R. Doraikkannu (đã tử vong)
  • Bộ trưởng y tế bang Uttar Pradesh, Jai Pratap Singh;
  • Bộ trưởng Y tế bang Maharashtra, Rajesh Tope
  • Bộ trưởng Tài nguyên nước bang Madhya Pradesh, Tulsi Silawat;
  • Bộ trưởng Y tế bang Haryana, Anil Vij (5/12)
  • Bộ trưởng phụ trách các giai cấp lạc hậu và phúc lợi cho người thiểu số Chính phủ Tamil Nadu, S. Valarmathi,
  • Tổng thư ký của Đảng Shiromani Akali Dal (SAD), Bikram Singh Majithia
  • Nguyên Lãnh đạo Đảng Quốc đại Ấn Độ bang Rajasthan, Sachin Pilot
  • Chủ tịch đảng Shiromani Akali Dal, nghị sĩ Sukhbir Singh Badal
  • Ba bộ trưởng bang Sikkim: Bộ trưởng Thông tin và Quan hệ Công chúng (IPR) Lok Nath Sharma, Bộ trưởng Rừng và Môi trường Karma Loday Bhutia và Bộ trưởng Quyền lực Mingma Norbu Sherpa
  • Bộ trưởng Y tế bang Sikkim, Tiến sĩ MK Sharma (21/8)
  • Bộ trưởng Bộ Công chính bang Madhya Pradesh Gopal Bhargava
  • Bộ trưởng Môi trường Delhi, Gopal Rai
  • Bộ trưởng Y tế Rajasthan, Raghu Sharma
  • Bộ trưởng Bộ Điện bang Tây Bengal, Sovandev Chattopadhyay
  • Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Jharkhand Ravindranath Mahto
  • Cựu chủ tịch Hội đồng lập pháp, Bộ trưởng Bộ Doanh thu và Muzrai bang Karnataka, Kagodu Thimmappa
  • Cựu Bộ trưởng Motilal Vora (tử vong)
  • Vợ của Thống đốc Odisha, Giáo sư Ganeshi Lal (tử vong)
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Manipur, K Robindro; ba bộ trưởng bang Manipur
  • Thủ hiến bang Kerala, Pinarayi Vijayan
  • Cựu thủ hiến bang Kerala, Oommen Chandy
  • Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Kerala, đảng viên Đảng cộng sản P. Sreeramakrishnan
  • Cựu thống đốc bang Bihar và bang Kerala, R. L. Bhatia (tử vong 14/5/21)
  • Doanh nhân Subrata Roy
  • Cựu vận động viên cricket Kiran More
  • Diễn viên Amitabh Bachchan cùng con trai Abhishek Bachchan, con dâu Aishwarya Rai, đều là diễn viên
  • Diễn viên Arjun Kapoor
  • Diễn viên, nghị sĩ Chiranjeevi
  • Diễn viên Aftab Shivdasani
  • Ca sĩ Kanika Kapoor;
  • Nhà thơ Rahat Indori (đã chết)
  • Nhạc sĩ, giám đốc âm nhạc S. P. Balasubrahmanyam (đã tử vong)
  • Nữ diễn viên Rajeshwari Sachdev
  • Diễn viên Akshay Kumar (4/2021)
  • Diễn viên Aamir Khan (3/2021)
  • Diễn viên Alia Bhatt (4/2021)

Indonesia

  • Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Fachrul Razi,
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Budi Karya Sumadi
  • Bộ trưởng Bộ Thủy sản Edhy Prabowo
  • Thị trưởng các thành phố Banjarbaru, thành phố Tanjungpinang (tử vong)
  • Thị trưởng Bogor, Bima Arya và Chủ tịch hội đồng lập pháp Bogor, Rudy Susmasto
  • 18 nghị sĩ Indonesia (thống kê 7/10)
  • 11 thành viên Hạ viện (thống kê 6/2021)
  • Phó Thị trưởng thành phố Surakarta
  • Thống đốc quần đảo Riau, Isdianto
  • Thống đốc thủ đô Jakarta, Anies Baswedan (1/12)
  • Thống đốc Riau, Syamsuar (1/12)
  • Chủ tịch Ủy ban tổng tuyển cử Arief Budiman
  • Phó thống đốc Papua, Alex Hesegem (tử vong 20/6/21)
  • Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 Indonesia và Chủ tịch Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Doni Monardo

Iran

Iraq

Israel

  • Bộ trưởng Y tế Yaakov Litzman
  • Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Gila Gamliel;
  • Bộ trưởng Hợp tác Khu vực Ofir Akunis;
  • Bộ trưởng phụ trách Jerusalem
  • Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Israel
  • Bộ trưởng Nhập cư và Hội nhập Israel
  • Cựu Bộ trưởng Nhà ở Israel
  • Giáo sỹ Do Thái giáo Abraham J. Twerski (tử vong 31/1/21)

Japan (Nhật Bản)

Jordan (Gioóc-đa-ni)

  • Cựu Thị trưởng thành phố Amman, Aqel Biltaji (tử vong)

Kazakhstan

Kuwait

  • Ít nhất 5 thành viên Quốc hội

Kyrgyzstan

  • Cựu Chủ tịch quốc hội Kyrgyzstan, Mukar Cholponbayev (tử vong)
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Kanybek Isakov, tử vong

Laos (Lào)

Lebanon (Li-băng)

  • Cựu ngoại trưởng Lebanon, chủ tịch của Phong trào Yêu nước Tự do và là con rể của Tổng thống Michel Aoun
  • Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Abbas Ibrahim
  • Cựu Bộ trưởng Nội vụ Michel Murr (tử vong 31/1/21)
  • Cựu Bộ trưởng ngoại giao và người di cư Jean Obeid ̣(tử vong 6/2/21)
  • Bộ trưởng chăm sóc y tế Hamad Hasan (14/1/21)

Macau

Malaysia

  • Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Zulkifli Mohamad Al-Bakri
  • Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Datuk Saifuddin Abdullah
  • Bộ trưởng Bộ lao động Fadillah Yusof
  • Ủy viên Hội đồng Điều hành Bang Kedah, Azman Nasruddin,
  • Bộ trưởng các vấn đề kinh tế Mustapa Mohamed (9/1/21)
  • Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng Rina Harun (11/1/21)
  • Cựu chủ tịch Tòa án Tối cao Salleh Abas (tử vong 16/1/21)
  • Cựu nghị sĩ, cựu bộ trưởng Abdul Ghani Gilong (tử vong)
  • Chủ tịch Tập đoàn Phát triển Phim Quốc gia (Finas) Zakaria Abdul Hamid

Maldives

Mongolia (Mông Cổ)

Myanmar

Nepal

Oman

Pakistan

  • Tổng thống Arif Alvi (29/3/21)
  • Thủ tướng Imran Khan và vợ (20/3/21)
  • Chủ tịch Quốc hội Pakistan, Asad Qaiser,
  • Phó Chủ tịch Thượng viện Saleem Mandviwalla
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Qasim Suri (10/3/21)
  • Bộ trưởng Y tế Zafar Mirza
  • Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi
  • Bộ trưởng Đường sắt Sheikh Rashid Ahmad,
  • Bộ trưởng nhà nước về ma túy Shehryar Afridi,
  • Bộ trưởng Quốc phòng Pervez Khattak
  • Cựu Thủ tướng Pakistan, Yusuf Raza Gilani
  • Chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan, Bilawal Bhutto Zardari
  • Người phát ngôn Đảng Quốc gia Awami (ANP) Samar Haroon Bilour
  • Nghị sĩ Quốc hội Mian Jamshed Uddin KakakhelMunir Orakzai (tử vong)
  • Bộ trưởng định cư của tỉnh ở vùng Sindh, Ghulam Murtaza Baloch (tử vong)
  • Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Viễn thông Syed Aminul Haque
  • Phó chủ tịch Hội đồng lập pháp Punjab, Dost Muhammad Mazari
  • Chủ tịch Ủy ban Dân tộc thiểu số Quốc gia Cheela Ram
  • Thống đốc Sindh, Imran Ismail
  • Thủ hiến tỉnh Punjab, Uzman Buzdar (21/12/20)
  • Lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Shehbaz Sharif (anh trai cựu thủ tướng Nawaz Sharif)
  • Gần 100 nghị sĩ Quốc hội Pakistan (thống kê 10/6)
  • Cựu Bí thư Nội các Maroof Afzal (tử vong)
  • Chánh án Tòa án Cấp cao Peshawar, Waqar Ahmed Seth (tử vong)
  • Bộ trưởng Tài chính Balochistan, Zahoor Buledi
  • Phó chủ tịch Quốc hội tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Mehmood Jan
  • Trung tướng Muhammad Afzal, Chủ tịch Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia
  • Cựu đội trưởng đội tuyển cricket quốc gia Pakistan, Shahid Afridi

Palestine

Philippines

  • Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Año
  • Phó Chủ tịch Hạ viện Johnny Pimentel;
  • Phó Chủ tịch Hạ viện kiêm Đại diện Basilan, Mujiv Hataman và vợ Sitti Djalia Turabin-Hataman là Thị trưởng thành phố Isabela
  • Ba Thượng nghị sĩ
  • Bộ trưởng Giáo dục Leonor Briones
  • Tướng, nguyên Bộ trưởng của Philippines, Eduardo Manahan Año,
  • Thị trưởng của Lapu-Lapu, Junard Chan;
  • Giám mục phụ tá của Manila, giám quản tông tòa của Tổng giáo phận Manila, Broderick Pabillo
  • Cựu Thị trưởng Manila, Alfredo Lim (đã tử vong)
  • Cựu Chủ tịch Ủy ban bầu cử Philippines Sixto Brillantes (đã tử vong)
  • Đại sứ Philippines tại Lebanon, Bernardita Catalla (tử vong tại Beirut)
  • Chủ tịch Cơ quan Phát triển Thủ đô Manila, Danny Lim
  • Người phát ngôn của Tổng thống, Harry Roque
  • Bộ trưởng Công chính Mark Villar

Qatar

Saudi Arabia

Singapore

South Korea (Hàn Quốc)

Sri Lanka

  • Bộ trưởng Phát triển Phụ nữ và Trẻ em Piyal Nishantha de Silva
  • Bộ trưởng Y tế Pavithra Wanniarachchi (23/1/21)
  • Cựu chủ tịch Nghị viện W. J. M. Lokubandara (tử vong 14/2/21)

Syria

Taiwan (Đài Loan)

Tajikistan

Thailand (Thái Lan)

  • Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra (ở nước ngoài)
  • Thống đốc tỉnh Samut Sakhon, Veerasak Vijitsaengsri
  • Bộ trưởng giao thông vận tải

Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ)

  • Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Soylu
  • Người phát ngôn của Tổng thống, İbrahim Kalın
  • Phó Chủ tịch Đảng Công lý và Phát triển (Đảng AK) Hamza Dağ
  • Cựu thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim và phu nhân
  • Thị trưởng thành phố Istanbul, Ekrem Imamoglu
  • Cựu quyền Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ali Bozer (đã tử vong)
  • Lãnh đạo Đảng Độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, Haydar Baş (tử vong)
  • Cựu thị trưởng Istanbul Kadir Topbaş́ ̣(tử vong 13/2/21)
  • Cựu tổng tư lệnh quân đội Necdet Üruğ (tử vong 18/4/21)
  • Nữ diễn viên İpek Filiz Yazıcı, Alina Boz và nam diễn viên Kubilay Aka
  • Tỷ phú Rahmi Koç
  • Chủ tịch câu lạc bộ Beşiktaş J.K.
  • Cựu cầu thủ đội tuyển quốc gia Rüştü Reçber
  • Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ, Nihat Ozdemir

United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất)

Uzbekistan

  • Chủ tịch Hội đồng Tối cao (Nghị viện) Cộng hòa Karakalpakstan, phó Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan, Musa Yerniyazov (đã tử vong)
  • Phó thủ tướng Uktam Barnoev (tử vong)
  • Thống đốc vùng Bukhara, Karim Kamalov (đã chết)

Vietnam

  • Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn
  • Phó Bí thư thường trực huyện ủy Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)
  • Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng
  • Giám đốc Sở Tư pháp Đồng Nai
  • Chủ tịch thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
  • Phó giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Vĩnh Long
  • Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ
  • Các ca sĩ Phi Nhung, Quách Tuấn Du, Phương Mỹ Chi,...
  • Các cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh,... và nhiều cầu thủ nữ đội tuyển quốc gia

Yemen

Turkmenistan

North Korea (Bắc Triều Tiên)

Cập nhật 20/2/2021

Albania

Andorra

Austria (Áo)

Belarus

Belgium (Bỉ)

  • Cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm của Bỉ, Sophie Wilmes
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khu vực Brussels của Bỉ, Elke Van den Brandt;
  • Bộ trưởng Thứ nhất trong Chính quyền Khu vực Brussels, Rudi Vervoort;
  • Bộ trưởng-Chủ tịch Brussels, Rudi Vervoort và Ngoại trưởng Pascal Smet,
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính Brussels, Sven Gatz,
  • Bộ trưởng Bộ Di chuyển Brussels, Elke Van den Brandt;
  • Hoàng tử Bỉ Joachim

Bosnia and Herzegovina

  • Thủ tướng Bosnia and Herzegovina, Zoran Tegeltija
  • Bộ trưởng Liên bang về Cựu chiến binh và Người tàn tật Salko Bukvarević (tử vong)
  • Cựu Thủ tướng Cộng hòa Bosnia và Herzegovina Hasan Muratović (tử vong)

Bulgaria

Croatia

Cyprus

Czech Republic (Cộng hòa Séc)

  • Tổng thống Miloš Zeman (9/2021)
  • Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc, Radek Vondráček (15/12/20)
  • Phó Thủ tướng Cộng hòa Séc Jan Hamacek, đồng thời là Bộ trưởng Nội vụ
  • Nghị sĩ Quốc hội và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Karla Slechtova
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Miroslav Toman và Bộ trưởng Phát triển Khu vực Klára Dostálová
  • Đạo diễn Jiří MenzelJan Křen nhà sử học Cộng hòa Séc, đều tử vong
  • Tỷ phú Daniel Křetínský

Denmark (Đan Mạch)

Estonia

Finland (Phần Lan)

France (Pháp)

Germany (Đức)

  • Bộ trưởng y tế Đức Jens Spahn
  • Bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer (10/5/21)
  • Thành viên của Quốc hội liên bang Đức và là Chủ tịch của Ủy ban Giao thông vận tải của Quốc hội, Cem Özdemir
  • Đại sứ của Israel tại Đức, Jeremy Issacharoff
  • Cầu thủ Serge Gnabry
  • Cầu thủ Emre Can
  • Diễn viên Oliver Pocher
  • Tiền đạo kiêm đội phó Bayern Munich, Thomas Muller

Gibraltar

Greece (Hy Lạp)

  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hy Lạp Niki Kerameus
  • Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas, người Hy Lạp
  • Bộ trưởng Bộ Vận tải biển Hy Lạp Yiannis Plakiotakis

Guernsey

Hungary

  • Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto
  • Cựu Quốc vụ khanh về Văn hóa của Bộ Tài nguyên Quốc gia, Géza Szőcs (tử vong)

Iceland (Ai-xơ-len)

Ireland (Ai-len)

  • Bộ trưởng Nông nghiệp Charlie McConologue
  • Lãnh đạo Sinn Fein đảng chính trị lớn của Ireland, Mary Lou McDonald
  • Cầu thủ đội tuyển quốc gia Callum Robinson

Italy (Ý)

Jersey

Kosovo

Latvia

  • Nghị sĩ Nghị viện Latvia, Artuss Kaimiņš

Liechtenstein

Lithuania (Lít-va)

Luxembourg

Malta

Moldova

  • Thủ tướng Moldova Ion Chicu (8/12)
  • Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Moldova Zinaida Greceanii (19/10)
  • Phó chủ tịch Quốc hội Vlad Bătrîncea (12/10)
  • Phó thủ tướng phụ trách tái hòa nhập Cristina Lesnic
  • Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Bảo trợ Xã hội Viorica Dumbraveanu
  • Nghị sĩ, cựu Bộ trưởng Y tế Ruxanda Glavan

Monaco

Montenegro

  • Nghị sĩ Montenegro, Dritan Abazović
  • Giám mục người Montenegro, Amfilohije Radović (đã tử vong)

Netherlands (Hà Lan)

North Macedonia (Bắc Ma-xê-đô-ni-a)

Norway (Na Uy)

  • Bộ trưởng lao động và hòa nhập xã hội Na Uy, Torbjorn Roe Isaksen,
  • Tỷ phú điều hành một quỹ tài sản ở Na Uy, Nicolai Tangen
  • Diễn viên Kristofer Hivju

Poland (Ba Lan)

  • Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda
  • Cựu Tổng thống Bronisław Komorowski
  • Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak,
  • Bộ trưởng giáo dục Ba Lan Przemyslaw Czarne
  • Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của Ba Lan, Jaroslaw Mika
  • Bộ trưởng Môi trường Michal Wos;
  • Phó thị trưởng Warsaw, Pawel Rabiej

Portugal (Bồ Đào Nha)

Romania

Russia (Nga)

  • Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
  • Phó Thủ tướng Nga Yury Trutnev;
  • Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak;
  • Bộ trưởng Xây dựng và Nhà ở Nga Vladimir Yakushev;
  • Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova;
  • Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov;
  • Bộ trưởng Giáo dục Valery Falkov
  • Phó Chủ tịch Ủy ban về Thị trường Tài chính Đuma Quốc gia Nga, Nghị sĩ Đảng Cộng sản Vakha Agayev (tử vong)
  • Cựu Trưởng Cộng hòa Chuvash Liên bang Nga Mikhail Ignatyev (đã chết)
  • Cựu Trưởng Cộng hòa Buryatia, Leonid Potapov (tử vong)
  • Cựu Thống đốc Volgograd, Nikolay Maksyuta (đã tử vong)
  • Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Yevgeny Ivanovich Shaposhnikov (tử vong)
  • Tổng cộng 137 trong số 450 đại biểu Duma quốc gia (26/11)
  • Thống đốc tỉnh Vladimir, Vladimir Sipyagin
  • Diễn viên Alina Boz, sinh tại Nga, sống Thổ Nhĩ Kỳ
  • Diễn viên Boris Plotnikov, tử vong
  • Vận động viên trượt băng nghệ thuật Alena Kostornaia
  • Ca sĩ opera Anna Netrebko
  • Diễn viên Vasily Semyonovich Lanovoy (tử vong 28/1/21)
  • Nghệ sĩ opera Yevgeny Nesterenko (tử vong 20/3/21)

San Marino

  • Cựu Đại chấp chính San Marino, Fausta Morganti (tử vong)

Serbia

  • Chủ tịch Quốc hội Maja Gojkovic
  • Bộ trưởng Quốc phòng Aleksandar Vulin
  • Người đứng đầu Văn phòng chính phủ Kosovo, Marko Djuric,
  • Chủ tịch Phòng Thương mại Serbia, Marko Cadez,
  • Ngôi sao quần vợt Novak Djokovic
  • Huấn luyện viên bóng đá Ilija Petković (tử vong)
  • Ca nhạc sĩ Đorđe Balašević (tử vong 19/2/21)

Slovakia

  • Thủ tướng Slovakia Igor Matovič
  • Phó Thủ tướng Veronika Remisova và Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad
  • Cầu thủ Samuel Mráz

Slovenia

  • Bộ trưởng Môi trường và Quy hoạch không gian Andrej Vizjak,
  • Bộ trưởng Ngoại giao Anže Logar
  • Thị trưởng Maribor, Saša Arsenovič;
  • Bộ trưởng Văn hóa Vasko Simoniti (30/12)

Spain (Tây Ban Nha)

Sweden (Thụy Điển)

  • Hoàng tử Thụy Điển Carl Philip và vợ Sofia Hellqvist
  • Cựu Thanh tra Bình đẳng Thụy Điển Claes Gustaf Borgström (tử vong)
  • Cựu chủ tịch của Liên đoàn Công nhân thành phố và thống đốc Hạt Örebro, Sigvard Marjasin (tử vong)
  • Diễn viên Thụy Điển Sven Wollter (tử vong)
  • Cầu thủ Simon Hedlund

Switzerland (Thụy Sĩ)

  • Cựu Tổng thống Flavio Cotti (tử vong)
  • Chủ tịch FIFA Gianni Infantino
  • Có 65 nhân viên trụ sở WTO tại Geneva nhiễm (16/11/20)

Ukraine

United Kingdom (Anh)

Vatican City

Cập nhật 20/2/2021

Antigua and Barbuda

The Bahamas

Barbados

Belize

British Overseas Territories (Lãnh thổ hải ngoại Anh)

Anguilla

Bermuda

Cayman Islands

Montserrat

Turks and Caicos Islands

British Virgin Islands

Canada

  • Phu nhân Grégoire Trudeau của Thủ tướng Canada
  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, Marta Morgan
  • Lãnh đạo của phe đối lập, lãnh đạo của Đảng Bảo thủ, Erin O'Toole
  • Lãnh đạo Khối Québécois, Yves-François Blanchet
  • Cựu bộ trưởng tài chính liên bang, Bill Morneau
  • Nghị sĩ Kamal Khera
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tỉnh Alberta, Tracy Allard
  • Thị trưởng thành phố Longueuil, Canada
  • MC người Canada, Renee Jane Good

Costa Rica

Cuba

Greenland (Denmark)

Dominica

Dominican Republic

Dutch Caribbean (Ca-ri-bê thuộc Hà Lan)

Aruba

Curaçao

Sint Maarten

Caribbean Netherlands (Ca-ri-bê thuộc Hà Lan)

Bonaire
Saba
Sint Eustatius

El Salvador

Overseas France (Vùng hải ngoại của Pháp)

Region of Guadeloupe

Region of Martinique

Collectivity of Saint Barthélemy

Collectivity of Saint Martin

Saint Pierre and Miquelon

Grenada

Guatemala

  • Tổng thống Guatemala, Alejandro Giammattei
  • Bộ trưởng Văn hóa, Tổng thư ký của Tổng thống, phó Ban Quan hệ quốc tế
  • Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Guatemala, Haroldo Rodas (đã tử vong)

Haiti

  • Chánh án Tòa án tối cao René Sylvestre (tử vong 23/6/21)

Honduras

Jamaica

Mexico

Nicaragua

Panama

Puerto Rico (United States)

Saint Kitts and Nevis

Saint Lucia

Saint Vincent and the Grenadines

Trinidad and Tobago

United States (Mỹ)

Cập nhật 31/12/2020

Australia (Úc)

France

French Polynesia (Pô-li-nê-si-a thuộc Pháp)

  • Thủ hiến Polynesia thuộc Pháp, Edouard Fritch
  • Cựu Thủ hiến Polynesia thuộc Pháp, Gaston Flosse

New Caledonia

Wallis and Futuna

Marshall Islands

New Zealand

Papua New Guinea

  • Nghị sĩ Richard Mendani (tử vong 20/3/21)

Bougainville

Solomon Islands

American Samoa

Guam

Hawaii

Northern Mariana Islands

Vanuatu

Australia

Norfolk Island

Kiribati

Micronesia

Nauru

New Zealand

Cook Islands

  • Cựu Thủ tướng quần đảo Cook, Joe Williams (đã tử vong)

Niue

Tokelau

Palau

Samoa

Tonga

Tuvalu

United Kingdom

Pitcairn Islands

Cập nhật 20/2/2021

Argentina

Bolivia

  • Tổng thống lâm thời của Bolivia, Jeanine Áñez
  • Bộ trưởng Y tế Bolivia, Maria Eidy Roca
  • Bộ trưởng Khai khoáng Bolivia, Jorge Fernando Oropeza;
  • Bộ trưởng Bộ Tổng thống, Yerko Nunez;
  • Bộ trưởng Bộ Năng lượng Rodrigo Guzmán,... (thống kê 11 bộ trưởng - ngày 3/7)
  • Chủ tịch Thượng viện Monica Eva Copa
  • Chỉ huy lực lượng vũ trang, Tướng Sergio Orellana;
  • Cựu Chủ tịch Thượng viện, Bộ trưởng Eugenio Rojas Apaza (tử vong)
  • Chị gái cựu Tổng thống Evo Morales (đã tử vong)
  • Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Bolivia, César Salinas, tử vong

Brazil

  • Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và phu nhân
  • Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourão
  • Chủ tịch Thượng viện Brazil, Davi Alcolumbre
  • Chủ tịch Hạ viện Brazil, Rodrigo Maia;
  • Chủ tịch Tòa án Tối cao Luiz Fux,
  • Cựu phó tổng thống Marco Maciel (tử vong 12/6/21)
  • Bộ trưởng Truyền thông Fábio Faria,
  • Bộ trưởng mỏ và năng lượng Bento Albuquerque
  • Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Marcos Pontes,
  • Bộ trưởng Bộ Quốc tịch Onyx Lorenzoni
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục Milton Ribeiro
  • Bộ trưởng Tư pháp André Mendonça (24/11, là thành viên nội các thứ 13 nhiễm)
  • Bộ trưởng Y tế Marcelo Quiroga
  • Tham mưu trưởng của Phủ Tổng thống Walter Souza Braga Netto
  • Thống đốc bang Pará, miền bắc Brazil, Helder Barbalho;
  • Thống đốc bang Rio de Janeiro của Brazil, Wilson Witzel;
  • Thống đốc bang Sao Paulo của Brazil, Joao Doria
  • Cựu Thị trưởng Manaus, José Fernandes (tử vong)
  • Thượng nghị sĩ Brazil, Arolde de Oliveira (tử vong)
  • Thị trưởng thành phố Goiânia, cựu Thống đốc Goiás và Thượng nghị sĩ, Maguito Vilela (tử vong 13/1/21)
  • Cựu Thống đốc Paraíba, José Maranhão (tử vong 9/2/21)
  • Cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Brazil, Carlos Lessa, tử vong
  • Cựu cầu thủ Ronaldinho (mẹ cầu thủ này cũng tử vong vì Covid)
  • Các Ngôi sao Võ thuật tổng hợp Thiago Santos, Gilbert Burns, và Glover Teixeira
  • Nữ cầu thủ bóng đá Marta Vieira da Silva (22/11)
  • Cựu danh thủ bóng đá Pelé

Chile

  • Bộ trưởng Phát triển Xã hội,
  • Bộ trưởng Công trình Công cộng Alfredo Moreno
  • Bộ trưởng Năng lượng
  • Cựu Bộ trưởng, Sergio Onofre Jarpa (tử vong)
  • Cựu thị trưởng Valparaíso, Hernán Pinto (tử vong)
  • Nhà văn Luis Sepúlveda (đã tử vong)

Colombia

Ecuador

Falkland Islands (Quần đảo Falkland)

French Guiana (Guiana thuộc Pháp)

Guyana

  • Chủ tịch Quốc hội Guyana, Manzoor Nadir
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Guyana, Hugh Todd

Paraguay

Peru

Suriname

Uruguay

Venezuela

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ a b Our World in Data (OWID). See Coronavirus Source Data Lưu trữ 2022-08-31 tại Wayback Machine for OWID sourcing info. Excerpt: "Deaths and cases: our data source. Our World in Data relies on data from Johns Hopkins University. ... JHU updates its data multiple times each day. This data is sourced from governments, national and subnational agencies across the world — a full list of data sources for each country is published on Johns Hopkins GitHub site. It also makes its data publicly available there."
  2. ^ a b c d e f g h i j “CSSEGISandData/COVID-19”. GitHub. 4 tháng 11 năm 2021. COVID-19 Data Repository by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University. The CSV files are downloaded via the "Raw" links. The "Raw" link doesn't show up until you click the csv file link. This opens into a GitHub page with the data and the "Raw" link. See How to Use our Data for more info and links. See: Pandemic Data Initiative. See more sourcing history and info.
  3. ^ a b c d e f g Our World in Data (OWID) maps and graphs on cases and deaths. Click on the download tab to download the image. The table tab has a table of the exact data by country. The source tab says the data is from the COVID-19 Data Repository by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University. The image at the source is interactive and provides more detail. For example, for maps run your cursor over the color bar legend to see the countries that apply to that point in the legend. For graphs run your cursor over the graph for more info. See Coronavirus Source Data Lưu trữ 2022-08-31 tại Wayback Machine for more OWID sourcing info.
  4. ^ a b c d Our World in Data (OWID) vaccination maps. Click on the download tab to download the map. The table tab has a table of the exact data by country. The source tab says the data is from verifiable public official sources collated by Our World in Data. The map at the source is interactive and provides more detail. Run your cursor over the color bar legend to see the countries that apply to that point in the legend. There is an OWID vaccination info FAQ.
  5. ^ a b The table uses data updated by a bot; see Template:COVID-19 data for more information. Scroll down past the table to find the documentation and the main reference. See also: Category:Automatically updated COVID-19 pandemic table templates.

Tham khảo

  1. ^ Dữ liệu từ cột tỷ lệ tử vong trên một triệu của Bản mẫu:Tỷ lệ tử vong trong đại dịch COVID-19. Xem chú thích của mẫu đó để biết thêm thông tin.
  2. ^ Ma J (13 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus: China's first confirmed Covid-19 case traced back to November 17”. South China Morning Post. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ a b c d e Ritchie, Hannah; Mathieu, Edouard; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Ortiz-Ospina, Esteban; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Beltekian, Diana; Dattani, Saloni; Roser, Max (2020–2021). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
  4. ^ “Estimation of total mortality due to COVID-19”. Institute for Health Metrics and Evaluation (bằng tiếng Anh). 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Wiens KE, Mawien PN, Rumunu J, Slater D, Jones FK, Moheed S, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2021). “Seroprevalence of anti-SARS-CoV-2 IgG antibodies in Juba, South Sudan: a population-based study”. medRxiv. doi:10.1101/2021.03.08.21253009. PMC 7987059. PMID 33758900.
  6. ^ Ibrahim, NK (tháng 11 năm 2020). “Epidemiologic surveillance for controlling Covid-19 pandemic: types, challenges and implications”. Journal of Infection and Public Health. 13 (11): 1630–1638. doi:10.1016/j.jiph.2020.07.019. PMC 7441991. PMID 32855090.
  7. ^ World map of total cumulative confirmed COVID-19 cases by country. From Our World in Data.
  8. ^ World map of total cumulative confirmed COVID-19 cases per capita by country. From Our World in Data.
  9. ^ World map of cumulative confirmed COVID-19 deaths per million people. From Our World in Data.
  10. ^ World map of total confirmed COVID-19 deaths by country. From Our World in Data.
  11. ^ World map of daily new confirmed COVID-19 deaths per million people by country. From Our World in Data.The chart tab has a timeline graph of worldwide daily new deaths per million people. Drag its timeline for numbers by date.
  12. ^ Timeline of daily new confirmed COVID-19 deaths worldwide per million people. From Our World in Data. The graph at the source is interactive and provides more detail. For example; run your cursor over the graph for the date and rate. Multiply that rate number times the world population at the time. Then divide by a million to get the confirmed deaths for that day. For example; the Jan 26, 2021 daily peak of 1.89 deaths per million people times the world population that year from this source. The 2020 population was listed as 7,794,798,739. Divide that by a million to get 7,794. Multiply that by 1.89 to get 14,731 deaths that day. The actual number of confirmed deaths may be higher or lower that day since the graph is using a rolling 7-day average.
  13. ^ “Timeline of daily new confirmed COVID-19 deaths worldwide”. Our World in Data. The table tab has exact numbers by country. Drag its timeline for numbers by date.
  14. ^ a b c d “owid/covid-19-data”. GitHub. COVID-19 Data Repository by Our World in Data collated from verifiable public official sources.
  15. ^ World map of share of people who are fully vaccinated against COVID-19 by country relative to its population. From Our World in Data. Chart tab has timeline graph of share of people who are fully vaccinated by country relative to its population and also the world.
  16. ^ World map of share of people who have received at least one vaccine dose by relative population of a country. From Our World in Data. Chart tab has timeline graph of share of people who have received at least one vaccine dose by country relative to its population, and also the world.
  17. ^ World map of COVID-19 vaccine doses administered per 100 people by country. From Our World in Data. Chart tab has timeline graph of doses administered per 100 people by country and also the world.
  18. ^ Ritchie, Hannah; Mathieu, Edouard; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Ortiz-Ospina, Esteban; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Beltekian, Diana; Dattani, Saloni; Roser, Max (2020–2021). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
  19. ^ Daily cases and deaths by date reported to WHO (.csv file). From World Health Organization (WHO). The file has detailed data on cases and deaths by country going back to the beginning of the pandemic. Updated daily. Link is found in the Data Download section of the WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard.
  20. ^ WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard. From World Health Organization (WHO). Click the "data table" tab. Wait for it to load. Table has data on cases and deaths by country. Updated daily. The Internet Archive has some of the previous days here.
  21. ^ Coronavirus disease (COVID-19) Weekly Epidemiological Update and Weekly Operational Update. From World Health Organization (WHO). Additional info on cases and deaths. Early reports have detailed data by country.
  22. ^ “Confirmed COVID-19 cases”. Our World in Data. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020. Graph lines at the source are interactive by country.
  23. ^ Pathak, Sushmita; Frayer, Lauren; Silver, Marc (20 tháng 7 năm 2021). “India's Pandemic Death Toll Estimated At About 4 Million: 10 Times The Official Count”. National Public Radio. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ Whiteside, Philip (2021). “Covid in Africa”. Sky News.
  25. ^ “Geographic distribution of COVID-19 cases worldwide”. European Centre for Disease Prevention and Control. 14 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ “Regions according to World Bank, adapted”. World Bank. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  27. ^ “Covid Data - Vaccinations”. Our World in Data. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2021.
  28. ^ Ritchie, Hannah; Mathieu, Edouard; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Ortiz-Ospina, Esteban; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Beltekian, Diana; Dattani, Saloni; Roser, Max (2020–2021). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
  29. ^ “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  30. ^ “Coronavirus: Could African countries cope with an outbreak?”. BBC News. ngày 6 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  31. ^ Ahmed, Kaamil (ngày 20 tháng 3 năm 2020). “World's most vulnerable in 'third wave' for Covid-19 support, experts warn”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2020.
  32. ^ “27 cases of viral pneumonia reported in central China's Wuhan City”. news.cgtn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020.
  33. ^ Sample, Ian (ngày 11 tháng 3 năm 2020). “Research finds huge impact of interventions on spread of Covid-19”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  34. ^ “AccentTv Another 14 cases of coronavirus have been confirmed in Moldova. Total number reached 80”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.
  35. ^ “Europe 'now epicentre of coronavirus pandemic'. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2020.
  36. ^ “Coronavirus: Echtzeit-Karte zeigt Zahl der Infektionen in Deutschland, Europa und weltweit”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  37. ^ “First confirmed case of novel coronavirus in Australia”. Australian Government Department of Health. ngày 25 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  38. ^ Horwitz, Luisa; Nagovitch, Paola; Sonnel, Holly K.; Zissis, Carin. “Where Is the Coronavirus in Latin America?”. AS/COA. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  39. ^ “Uncollected bodies lie for days in the streets of Ecuador the emerging epicentre of the coronavirus in Latin America”. Stuff/Fairfax. ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  40. ^ “Coronavirus: Ecuador sees massive surge in deaths in April”. BBC. ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “Superan AL y el Caribe más de 400 mil casos de coronavirus - Mundo - La Jornada”. www.jornada.com.mx (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ Horwitz, Luisa; Nagovitch, Paola; Sonnel, Holly K.; Zissis, Carin. “Where Is the Coronavirus in Latin America?”. AS/COA.
  43. ^ Changes for Australian Antarctic Program to keep the icy continent free of COVID-19 Australian Antarctic Division, Department of Agriculture, Water and the Environment, Australian Government 26/6/2020
  44. ^ “Reportan brote de coronavirus en base chilena en la Antártida”. infobae (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 21 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020.
  45. ^ “Thousands on cruise free to go after virus tests”. BBC News. ngày 10 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  46. ^ Marsh, Sarah (ngày 23 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus outbreak: four cruise ship passengers test positive in UK – live news”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  47. ^ Hines, Morgan. “Coronavirus still wreaking havoc on lives of Westerdam passengers despite no cases on ship”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  48. ^ “Cruise Ship Carrying Persons With Coronavirus 'Will Not Be Permitted To Dock'. The Tribune (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 3 năm 2020.
  49. ^ “Coronavirus outbreak: How the 2019-nCoV is affecting the cruise industry”. Ship Technology. ngày 9 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.

Liên kết ngoài


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng