Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 47

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thảo luận về chiến lược phát triển Wikipedia tiếng Việt 2017

[sửa | sửa mã nguồn]
Video chào mừng (có phụ đề tiếng Việt)

Thảo luận Chiến lược Phong trào Wikimedia 2017 là một cuộc thảo luận trên quy mô toàn Wikimedia (Wikipedia và các trang anh chị em của nó) về hướng phát triển của Wikimedia trong 15 năm tới.

Để khởi động, mọi người có thể đọc bản dịch tóm tắt chi tiết về tình huống hiện nay của Wikipedia/Wikimedia Foundation, với các tiên đoán về tương lai 2030.

Cuộc thảo luận này nó là tiếp thu ý kiến từ tất cả những thành viên Wikipedia và người sử dụng khác để lập ra kế hoạch chiến lượng phát triển Wikipedia, hoặc tham vọng hơn nữa là các dự án thuộc wikimedia. Việc mở ra thảo luận tại đây sẽ tiếp thu nhiều ý kiến của cộng đồng. Mình nhờ bạn Tuanminh01 chuyển toàn bộ nội dung của nhóm C hoặc D tại Meta sang không gian này để thuận lợi cho thảo luận, và đồng thời tạo liên kết đến trang Meta để họ biết chúng ta đã khởi động ra sao và đang bàn luận vấn đề gì.

Riêng đối với Wikipedia tiếng Việt (không phải Wikimedia), các bạn mong muốn năm 2030 hay 2040 Wikipedia tiếng Việt sẽ như thế nào? Trên tinh thần chung tay cùng cộng đồng Wikipedia, cá nhân tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến với tinh thần xây dựng. Kết quả thảo luận sẽ được thống kê theo định kỳ (tùy vào mức độ năng động mà có thể 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng) và thông tin tổng hợp sẽ được chuyển đến trang Meta.--Prof. Cheers! (thảo luận) 01:59, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Cheers!:Hoàn toàn đồng ý. Hiện tại thảo luận của wikipedia Việt Nam đang ở quá trình cho những người đóng góp cá nhân, tức là nhóm B, nên chưa cần đến nội dung kia. Khi nào tới nhóm C và D thì tôi sẽ chuyển nội dung meta vào đây. Tuanminh01 (thảo luận) 10:25, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chúng ta đã phát triển ra sao trong 15 năm vừa rồi?

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn.
Nguồn.

Các câu hỏi gợi ý thảo luận:

  • Nhận thức về Wikipedia:
    • Người ta có biết đến Wikipedia không?
    • Lần đầu tiên bạn tìm hiểu về Wikipedia như thế nào?
    • Các trang "cạnh tranh" với Wikipedia là gì?
  • Thái độ đối với Wikipedia:
    • Wikipedia được tiếp nhận như thế nào?
    • Những giá trị mà họ có được từ Wikipedia
    • Giá trị quan trọng nhất Wikipedia mang đến cho họ là gì?
  • Sử dụng Wikipedia:
    • Họ có biết Wikipedia hoạt động như thế nào và họ đã thử sửa đổi tại Wikipedia chưa?
    • Họ thích/không thích những đặc điểm, thiết kế và nội dung gì của Wikipedia?
    • Mọi người tìm đến Wikipedia như thế nào?
    • Mọi người sử dụng Wikipedia như thế nào? Thường xuyên không?
    • Những rào cản nào làm bạn không sử dụng Wikipedia nhiều hơn?
    • Tại sao bạn sử dụng Wikipedia?(ví dụ: tiện lợi)?

Điểm mạnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo tui điểm mạnh của wiki chính là nguồn tham khảo tiện lợi dành cho học sinh/sinh viên. Chúng ta nên phát huy điểm mạnh này đồng thời khuyến khích các thành viên IP khi tra cứu nên có nhiều sửa đổi tích cực để bổ sung nội dung cho wiki. Các thành viên thấy thế nào? Mintu Martin (thảo luận) 05:07, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
OK với bác Mintu luôn, tuy nhiên ta cần phải cẩn thận với mấy IP này, chúng có thể phá hoại bất cứ lúc nào, kể cả lúc chúng ta đang ngủ!!! --Newton Einstein Hawking 06:16, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Thông tin kiến thức tổng hợp đa dạng, là nguồn tra cứu tiện lợi, chất lượng nội dung ở mức tương đối sau nhiều năm phát triển. P.T.Đ (thảo luận) 15:46, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Từ khi internet ra đời, VN rơi vào tình trạng hỗn loạn thông tin. Đủ thứ tin đồn, thông tin xuyên tạc, tuyên truyền cực đoan lưu hành trên internet khiến lòng người hoang mang. Điểm mạnh của Wiki là nó cung cấp được những thông tin có thể tin cậy được, có nguồn rõ ràng cho công chúng để nâng cao nhận thức của họ, giúp họ trưởng thành hơn. Ahihi456 (thảo luận) 16:57, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Điểm yếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng kết thảo luận tuần 12-19/3/2017:

  1. Chất lượng bài còn thấp mặc dù số lượng nhiều
  2. Thiếu nhiều mảng kiến thức quan trọng, có vai trò to lớn trong xã hội.
  3. Thành viên trẻ năng động thiếu kinh nghiệm, thành viên lớn tuổi khó hợp tác.
  4. Thiếu hướng dẫn cho người mới tới
  5. Hệ quản trị cứng nhắc.

Giải pháp

  1. Cần một sự hướng dẫn cơ bản cho người mới đăng ký tài khoản. (tiếp tục thảo luận giải pháp cụ thể để thực thi...)

--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:15, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hệ quản trị cứng nhắc là sao nhỉ, Wiki chỉ là phần mềm dựa con người thôi?  A l p h a m a  Talk 02:46, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn đặt câu hỏi bên dưới người cho ý kiến nhé. Con ngừoi làm việc cứng nhắc?--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:51, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Cái này vừa là điểm mạnh vừa là khiếm khuyết của wiki: số lượng bài tạo tuơng đối lớn, có thể nói là gần đứng đầu các phiên bản ngôn ngữ nhưng chất lượng thì ko tương xứng. Hi vọng trong hiện tại và tương lai có thêm nhiều active users đóng góp cho mảng nội dung còn thiếu này.thảo luận quên ký tên này là của Mintu Martin (thảo luận • đóng góp).
Số bài tạo bằng máy của wikipedia Việt chúng ta là cỡ 600k bài, nên thực tế chúng ta chỉ có 500k bài tạo thực sự bằng tay mà thôi. Tính ra wikipedia chúng ta thuộc cỡ trung bình của thế giới, còn top 10 chỉ về số lượng bài. Tuanminh01 (thảo luận) 05:17, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với bác Tuanminh, Wiki ta đứng top 10 về số lượng nhưng về chất lượng chỉ đứng trung bình. Haizz. --Newton Einstein Hawking 06:14, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của con người, nghĩa là người không giỏi và không nhiều thì lấy ra đâu chất lượng, khi mà không đủ người mà kiến thức không đủ thì người ta chú trọng đầu tiên là số lượng và các định nghĩa, việc đầu tiên quan trọng nhất là định nghĩa, khi ai đó nghiên cứu sâu hoặc cần thiết thì họ sẽ tự bổ sung thêm vào thôi, nhưng lượng này ít, như trên đã nói. Lighthouse95 (thảo luận) 05:17, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Số lượng thì ta cũng không được vào top 10 nữa. Wikipedia vi chỉ là hạng 12 thôi. Nguyentrongphu (thảo luận) 20:04, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Một điểm nữa là Wiki chúng ta còn thiếu nhiều mảng quan trọng, có vai trò to lớn trong xã hội. Ví dụ như chủ đề Khí tượng thuỷ văn (mới phát triển từ năm 2014 nhưng từ giữa năm 2016 đang bị chững lại, số lượng bài chủ đề này hiện tại thì ít mà trong khi đó cái này lại là vấn đề nóng thời điểm này khi Trái Đất nóng lên); hay các môn thể thao khác ngoài bóng đá (quần vợt, bóng chày, bóng rổ,... v.v) đã rất ít bài trong 15 năm qua. Cái thứ hai là số lượng bài sơ khai, chỉ cung cấp được không nhiều thông tin tư liệu lại chiếm quá nửa. Số lượng cũng như chất lượng các BVCL, BVT đã phần nào phản ánh điều đó. – MessiM10 08:37, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Cung nhac trong quan li, dau da noi bo -_- --Thuận Đức Hoàng đế 10:44, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Ông chọt ngay vấn đề nhạy cảm nhứt ấy hử. Minh Nhật (thảo luận) 17:51, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Đồng ý với CVQT, không chỉ mảng khí tượng, còn có mảng thiên văn, lịch sử, âm nhạc,... Về mảng thiên văn, bài thì nhiều còn chất lượng thì thấp, nhất là phần các tiểu hành tinh, sao chổi. Về mảng lịch sử thì thiếu tùm lum, bài thì chất lượng tốt, bài thì chất lượng thấp. Các thành viên nên tích cực mấy mảng này. --Newton Einstein Hawking 10:49, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Cái thứ ba là rất nhiều bài viết gây tranh cãi hoặc xảy ra bút chiến thiếu tính xây dựng nhất là ở Hồ Chí Minh, Vua Việt Nam. Cái thứ tư là việc xoá bài ở không gian biểu quyết vẫn còn xảy ra "cãi nhau ông nọ bà kia", hễ "cãi" được là giữ còn không là y như rằng bị xoá "thẳng cẳng". Cái thứ năm là chúng ta vẫn còn để kẽ hở cho phá hoại xâm nhập, việc cấm đoán quá dễ dãi (chỉ thấy Tuanminh01 là nghiêm khắc nhất) nên phá hoại vẫn len lách đc vào các bài viết. – MessiM10 13:52, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển, chỉ có điều mục biểu quyết xóa ít qi quan tâm.--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:15, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Mình cũng xin nêu ra một điểm yếu nhỏ của wiki đó là nhiều khi wiki chỉnh sửa cũng chưa trực quan sinh động lắm, những chỉnh sửa chuyên sau đa phần phải qua sửa mã nguồn, ví dụ như những đề mục Bài chi tiết, Xem thêm, xem trực tiếp đến 1 mục trong bài, ví dụ như Paris By Night 122, chữ ký phải đế bốn dấu ~, điều này cũng khá là khó với những người dùng phổ thông chẳng hạn như mình. Mục đích chúng ta là muốn wikipedia tiếp cận được nhiều thành phần, đối tượng hơn nữa thì có chăng nên làm sao cho mục chỉnh sửa đơn giản hơn để ai cũng có thể chỉnh sửa thiện ý được bên cạnh việc tra cứu Lengkeng91 02:22, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)
    Có trình soạn thảo trực quan rồi đó bạn, với lại gõ 4 dấu ngã cũng đâu phải khó khăn gì lắm, và mã wiki cũng đâu có quá khó, tôi cũng không phải người chuyên nghiệp đâu, mà cũng "chơi" wiki rần rần đó thôi. jan Win (toki) 04:54, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    @Lengkeng91: Chỉ sợ người ta bắt mình tự gõ tên và thời gian kìa, chứ chỉ có gõ 4 dấu ngã ~~~~ thì thật sự quá đơn giản, mình chẳng thấy nó khó ở chỗ nào. jan Win (toki) 05:50, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

ý mình nêu bốn dấu ~ là một ví dụ cụ thể thôi, chứ không phải nói là gõ bốn dấu ~ là không được, các bạn không hiểu ý mình, ý là trình soạn thảo không đủ trực quan sinh động, chẳng hạn như sửa bài thảo luận này nè, mình muốn đánh thêm phải vào mục Sửa mã nguồn, kéo lại mục này mới sửa được chứ làm gì có thẻ Soạn thảo trực quan nào. Ý kiến của bạn Minh Nhật ở dưới đã diễn đạt đúng ý kiến của mình, đó là đa phần các biễu mẫu của wiki muốn hiểu thì cũng phải biết tin học kha khá, chứ như biết gõ phím, word, excel khó lòng mà hiểu hết được Lengkeng91 02:51, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)

@Lengkeng91: Muốn bật trình Soạn thảo trực quan, bạn hãy tìm ở thanh trên cùng màn hình, nhấn nút Tuỳ chọn, rồi nhấn vào nút Beta, ở đó bao gồm các chức năng đặc biệt, kể cả trình soạn thảo trực quan. jan Win (toki) 02:58, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã có công cụ chỉnh sửa trực quan, ý bạn là sinh động như thế nào nữa--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:18, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Cái này mình nói thật ra cũng không phải là điểm yếu. Mà mình chỉ nhận ra sự khác biệt trong mấy năm nay. Thời wikipedia Tiếng Việt ráo riết tạo bài mới để đạt mốc 1 000 000 bài. Thời điểm đó số lượng bài viết tăng rất nhanh. Nhưng sau thời điểm đó, số lượng bài viết mới chậm lại và cho tới giờ cũng không chênh lệch bao nhiêu. Và có thể là số bài viết kia không chất lượng và cần được dọn dẹp. Lực lượng wikipedia tiếng việt khá mỏng so với các ngôn ngữ khác. Cần vận động để nhiều người tham gia hơn. Nhưng hiện nay lại xuất hiện thêm tình trạng những thanh viên mới quá trẻ và có thể trở thành kẻ phá hoại. hoặc do họ là thành viên mới, không hiểu cách thức hoạt động, tuy là mỗi tv mới đều dc ung cấp cho một cái bảng lời chào nhưng mình cá luôn ko ai thèm đọc. Đọc xong cũng không hiểu. Về cách thức viết cái biểu mẫu này kia nọ, thật tế cần một "khóa học" cho các thành viên mới. Mà đa số họ chỉ đến để giải trí nên sẽ khó làm dc. Các biểu mẫu của wikipedia, thật tế chỉ những chuyên gia về tin học mới dễ hiểu mà sử dụng thôi. Kha khá rườm rà. Mình không có thời gian để đọc hết mớ trên kia cũng như ở dưới. Chỉ có một số ý kiến ở đây. Thân ! Minh Nhật (thảo luận) 08:25, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với bạn là đóng góp thì phải học đủ thứ quá khó khăn. Tôi có lần tâm sự với 1 IP muốn đóng góp và khuyên bạn ấy rằng 3 tháng đầu tiên chỉ nên sửa bài có sẵn, sau 3-6 tháng thì hãy viết bài đầu tiên. IP nào cũng đòi viết bài ngay khi chưa có kỹ năng, một số chuyển qua phá hoại vì thấy học quá khó. Tuy vậy khi phá hoại thì trình độ viết bài của họ tăng lên dần, sau khi thấy phá hoại mãi không ăn thua thì nhiều người trong số họ đã chuyển qua đóng góp thực sự. Tuanminh01 (thảo luận) 15:03, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với bạn Minh Nhật, nhiều người muốn chỉnh sửa đóng góp mà khó hiểu quá họ cũng dễ nản lắm Lengkeng91 02:51, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)
    Mình có quen với bác Nguyễn Quí Hải, là tác giả cuả bộ Cờ tư lệnh. Bác ấy muốn vào wikipedia tiếng Việt đóng góp nhưng ngặt một nỗi bác ấy không rành cú pháp của wikipedia và làm cho có mẫu thuẫn với vài thành viên. Cũng có nhiều vụ. Thành viên của wikipedia là những nhà văn, bác sĩ,...vào tham gia wiki để phát triển giúp wiki về lĩnh vực của họ nhưng bị khó khăn vì không ai biết thành viên đó là họ. Như nhà văn Trần Thu Trang vô up chính tấm hình chụp cô ấy vào bài viết xong bị gắn mắc không bản quyền. Sau đó mới có một thành viên khác biết và sửa. Thế là các vị mmay61 không mặn mà vs wiki nữa mà bỏ không làm nữa rồi. Minh Nhật (thảo luận) 04:12, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
☑Y Đa số các bạn cho rằng cần một sự hướng dẫn cơ bản cho người mới đăng ký tài khoản. Mời các bạn nêu ý kiến phải hướng dẫn như thế nào? giống kiểu trong game, người mới chơi thực hiện hết bước 1, đến bước 2..,--Prof. Cheers! (thảo luận) 13:37, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý tưởng làm game hướng dẫn rất thú vị, như thế dễ hình dung trực quan được vấn đề, hơn là một lô lốc các bài hướng dẫn toàn chữ khô khan. Bạn nào am hiểu thì có thể làm một website game riêng cho vụ này (không biết là nền tảng media-wiki đáp ứng được không?). Bước 1 có thể hướng dẫn cách tạo bài, bước 2 là chỉnh sửa bài, thêm đề mục, thêm ảnh, định dạng, cách chú thích, tải tập tin; rồi đến những vấn đề khó hơn như tiêu chuẩn nguồn; bản quyền văn bản, phương tiện; những quy định trong sinh hoạt trên Wikipedia; thể loại, bản mẫu... P.T.Đ (thảo luận) 15:33, ngày 19 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Be be nhat, Tuanminh01, Lengkeng91, Cheers!, và P.T.Đ: ở trang viết bài có nên gắn một bức tranh nói tổng quát về quy định Wikipedia như bức tranh tại trang tải tập tin lên ở Wikimedia Commons để các thành viên mới trước khi viết có thể đọc nội quy Wikipedia. --Newton Einstein Hawking 10:55, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đó cũng là một giải pháp. Nếu được vậy thì mình ủng hộ chắc rồi. Minh Nhật (thảo luận) 18:16, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
P/S: Do đây là điểm yếu nên tôi đem lên đây cho đúng chỗ. --Newton Einstein Hawking 05:29, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tuần 20-27
[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hoàn thiện và cập nhật hệ thống hướng dẫn, quy định
  2. Mảng khoa học kỹ thuật của wikipedia kém phát triển:
    Cần có giải pháp để đa dạng các mảng chủ đề khác nhau, đơn cử hoạt động như tháng Châu Á
    Các khoa học tự nhiên, đòi hỏi trình độ người viết phải đạt trên mức trình độ phổ thông, trong một số lĩnh vực thì chuyên sâu nên lượng thành viên am hiểu vấn đề hoạt động trên wiki rất ít.
  3. Cú pháp viết công thức toán phức tạp
  4. Hình ảnh chưa để linh động, phải tạo hình bằng phần mềm khác rồi upload lên wiki-commons
  • Lâu lắm rồi không tham gia một thảo luận nghiêm túc thế này. Tôi nghĩ vấn đề trước mắt cần hoàn thiện hệ thống quy định hướng dẫn còn lỏng lẻo và quá lâu chưa được cập nhật, cải tiến hiện nay. Nền móng phải vững chắc thì mới vững bước phát triển được. Còn quá nhiều lỗ hổng trong quy định gây khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn khi viết bài, những vướng mắc trong các không gian biểu quyết, xử lý vi phạm, gây bức xúc trong cộng đồng và biết bao khó khăn cho những người cầm chổi. Những cuộc tranh cãi kéo dài vì không có quy định rõ ràng để vin vào đã làm nản chí bao nhiêu nhân lực và thời gian, làm dở dang nhiều chủ đề và bài viết. Tôi cho rằng rất cần ưu tiên tu bổ hệ thống quy định + hướng dẫn trong cộng đồng ngay từ lúc này. ~ Violet (talk) ~ 15:58, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Một số người định nghĩa Wikipedia là nơi họ tra bài lịch sử. Một số khác cho rằng Wikipedia không đáng tin cậy. Một số khác nữa cho rằng Wikipedia có ít thông tin. Còn lại đa số là không biết Wikipedia là gì. Đúc kết của tôi (em) qua quá trình sử dụng Wikipedia từ khoảng năm 2011 (bắt đầu biết đến Wikipedia) đến giờ.
    MTnthảo luận 19:54, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Ý kiến cá nhân của riêng tôi, vấn đề quan trọng nhất của wiki là làm sao để hấp dẫn người khác. Hấp dẫn phải như "yêu từ cái nhìn đầu tiên" ấy, vì chả ai đủ rảnh để̀ sàng vô sàng ra wiki vài chục bận để coi có cái gì đáng yêu hay không. Quy định là cái để làm ổn định cộng đồng. Còn 1 "thành viên mà chưa phải là thành viên", tức là zô ngó phát rồi đi, thì quy định có ảnh hưởng gì đến họ đâu? Vì họ có phải trong cộng đồng mình đâu? Vậy trước hết, phải làm sao cho họ tự nguyện chui vào cái chốn trần ai này đã, sau đó mới lấy quy định trưng ra cho họ hiểu. Một cộng đồng mà chả có ai thì quy định cũng không có đất để̉ xài. Vậy, tiên quyết phải là làm sao cho thành viên mới cảm thấy hứng thú với wiki, xin đừng lôi quá nhiều quy định ra để nói chuyện với họ. Họ đâu có quan tâm? Người ta có yêu thì sau đó người ta mới quan tâm chuyện nhà đối phương, còn nhòm mặt thấy ghét mà cứ nói gia quy hoài, phỏng có ích gì? Nhân tiện thấy ý kiến của Minh Tấn nên tôi nói luôn, wiki chúng ta bị lệch pha trầm trọng, mảng xã hội cụ thể là chính trị lịch sử dường như đóng vai trò chủ chốt ở wiki. Dĩ nhiên, tôi không có ý chê bai gì, mà tôi chỉ đặt 1 câu hỏi: Tại sao mảng khoa học kỹ thuật của chúng ta lại kém phát triển? Và giải pháp nào để hấp dẫn những thành viên đóng góp cho mảng này? Trong khi, viết về khoa học kỹ thuật dường như sẽ rất ít có những mâu thuẫn lún sâu như viết ở mảng xã hội, ấy vậy mà, lại quá kém. Rất mong cộng đồng có giải pháp để đa dạng các mảng chủ đề khác nhau, thì lúc đó chất lượng của wiki tiếng Việt mới phát triển được. Ví dụ những event như tháng Châu Á, cũng là 1 cách để wiki cân bằng các mảng chủ đề đấy. majjhimā paṭipadā Diskussion 21:43, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Chính xác, riêng về mảng lịch sử thì wikipedia Việt có nội dung chi tiết hơn nhiều sách sử học và sách giáo khoa. Lần đầu tôi đến với wikipedia cũng vì tra cứu lịch sử Việt Nam. Tôi cho rằng lý do vì ý thức gia tộc, nhiều người vào wikipedia chủ yếu là đóng góp các bài viết về cụ tổ của mình, hoặc dòng họ mình, từ đó đọc sang các bài viết về các nhân vật lịch sử khác. Một góc nhìn khác là vì hai phe VNCH và VNDCCH đều tuyên truyền tốt quá, nên giờ chúng ta có quá nhiều người thông thạo thông tin chiến tranh và vô tình trở thành những nhà sử học nghiệp dư. Còn mảng khoa học cơ bản thì không thấy nhiều người đóng góp. Tuanminh01 (thảo luận) 04:49, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Lịch sử trong wikipedia nhiều và mạnh có thể do đặc thù của khoa học này thuần là nghiên cứu trên các sử liệu dạng văn bản phổ thông (ký tự thường), dễ đóng góp. Trình độ người dùng cũng như người biên tập chỉ cần yêu cầu ở trình độ phổ thông với sử liệu Việt, với sử liệu cổ hoặc sử liệu bằng ngoại ngữ thì thêm một chút trình độ dịch thuật (có thể có thêm trợ giúp của goolge trans) là có thể viết bài dễ dàng, tương tự như các dạng bài về nhân vật trong giới giải trí, hoa hậu hay nhân vật truyện, truyện tranh, ... chỉ khác là các sử liệu nghiêm túc và có tính học thuật hơn. Vì là nghiên cứu cái cũ, nên các dạng tập tin tự do, dùng để minh họa cho bài viết lịch sử thường dễ kiếm hơn, và được hỗ trợ bởi các wiki chị em của wikipedia. Trong khi các bài về các khoa học khác thường hàm chứa các kién thức hiện hành hoặc mới, mà các tập tin hỗ trợ bài viết thường là còn hạn bản quyền, nên gặp khó hơn so với lịch sử. Các khoa học tự nhiên, đòi hỏi trình độ người viết phải đạt trên mức trình độ phổ thông, trong một số lĩnh vực thì chuyên sâu nên lượng thành viên am hiểu vấn đề hoạt động trên wiki rất ít. Những người đó lúc đầu có thể hăng hái, nhưng trước một biển kiến thức và thường kiến thức chuyên lại không có nhiều người đồng hành, dẫn đến oải. Lại thời kì đầu, chưa có trình soạn thảo trực quan, những người viết bài mảng khoa học kỹ thuật gặp phải vấn đề rất lớn trong soạn thảo công thức toán học, và cả khi bây giờ có công cụ này thì phần công thức toán trong soạn wiki thường không tương thích hoàn toàn với các phần mềm soan thảo văn bản thông dụng ví dụ như MOffice Word (khó nhập bài soạn sẵn có chứa công thức toán học từ Word vào wikipedia), dẫn đến soạn thảo khó khăn hơn lịch sử. Các hình vẽ kỹ thuật dùng để minh họa bài viết, để tránh vỉ phạm bản quyền, thì cần phải vẽ trên các phần mềm đồ họa chuyên dụng, không tương thích với hệ thống wiki. Và quan trọng hơn, đúng như Tuanminh01 nói, là cộng đồng người dùng wikipedia ban đầu đa số tìm đến wiki để tìm các kiến thức thường thức, và cũng phần lớn tới kiến thức giải trí, thậm chí là tới chủ đề nóng thời sự (mặc dù không phải chức năng của wikipedia, nhưng cũng có ở một lượng bài nhất định trên wikipedia được đóng góp bởi người dùng, kể cả chủ đề nổi bật thực sự hay không). Rất ít người dùng wikipedia tiếng Việt, ở giai đoạn hiện tại hay trước đó, tìm đến wikipedia này và các chị em của nó như là nơi học tập (Wikibooks, Wikipedia, Wikispecies, Wikisource), nghiên cứu (Wikiversity), giảng dạy (Wikibooks) và phổ biến kiến thức (Wikipedia, Wikibooks, Wikisource, Wikispecies) chuyên môn chuyên sâu về các mảng khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên.Doãn Hiệu (thảo luận) 06:58, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý @Doãn Hiệu: Tôi đoán là một phần cũng do nỗ lực viết lại lịch sử của một số bạn. Họ đến đây với mục đích kiểu như tuyên truyền vậy, chứ không phải với góc nhìn học thuật. Tranh luận với các bạn ấy rất khó vì các bạn ấy vào đây chỉ để viết theo ý mình. Còn các môn khoa học tự nhiên thì đúng như bạn nói, khó có thể viết lại theo ý mình (tạo ra dấu ấn cho riêng mình) do nó mang tính chính xác ít phải tranh cãi, và phải học đủ sâu, đủ kỹ mới viết được bài. Và do vậy nhiều bạn trẻ chỉ đi tìm thông tin lịch sử thì mới lên wikipedia, cũng là chuẩn luôn, vì đó là mảng chúng ta viết tốt nhất. Tuanminh01 (thảo luận) 07:42, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Người dùng có vào wiki để tìm kiếm thông tin thuộc hạng chuyên môn như ở lĩnh vực khoa học tự nhiên hay không, hay họ chỉ vào để đọc sử/chính trị hoặc 8 về chuyện ca sĩ diễn viên? Theo tôi nếu rảnh ta nên thống kê xem thử những bài viết về mảng này có lượng truy cập cao hay không. Cá nhân tôi đã từng biết 1 trường hợp thế này. Cách đây hơn 2 năm tôi có hỗ trợ 1 cậu em làm LVTN, lúc ấy do phải đọc thêm nhiều tài liệu nên sẵn tiện tôi có dịch cho wiki 1 bài Thuật toán tìm đường đi trong mê cung, và kết quả chỉ vài ngày sau cậu em thấy 1 cậu bạn học đã tham khảo bài viết này trong LVTN. Vậy chứng tỏ, nhu cầu tham vấn tài liệu từ wiki cho nhu cầu học tập chứ không phải "đọc để biết" là có thật và rất cần thiết. Vấn đề là wiki tiếng Việt quá nghèo nàn những bài viết thuộc dạng này cho nên tính hữu ích của nó không cao, dẫn đến người ta ít chú ý đến nó, thậm chí đánh giá wiki tiếng Việt không cao lắm nếu xét về khía cạnh học thuật hoặc giả xem nó cũng như những forum chính trị/lịch sử hoặc tệ hơn nữa là báo lá cải. Người ta chỉ chú ý đến 1 cái gì đó nếu nó có thể thỏa mãn điều mà người ta đang cần. Và từ có để ý mới có thể đến tham gia đóng góp. Còn chưa để ý thì dĩ nhiên chẳng thể tham gia đóng góp được. Nội dung của wiki sẽ phản ánh được chất lượng của chính nó. Một người thích thú đến khoa học tự nhiên sẽ chỉ vào những nơi mà có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Lượng người vào wiki hiện nay như ta thấy hầu hết chỉ để đọc sử/chính trị, là bởi vì các bài viết về mảng này quá tốt, chứ không phải người Việt chúng ta chỉ quan tâm đến những vấn đề này. Vì những người quan tâm đến những vấn đề khác thì wiki đã tuột mất họ vì không có gì để hấp dẫn họ. Nếu chúng ta tham khảo thử vào các page chuyên về những lĩnh vực khoa học tự nhiên ở các mạng xã hội chẳng hạn, thì ta thấy số lượng người đam mê ngành khoa học này ở Việt Nam không phải là ít. Nhưng wiki tiếng Việt hiện nay dường như thiếu nền tảng cơ bản để hấp dẫn được họ. Vậy giải pháp tôi cho rằng, cần lắm những thành viên đang có, cố gắng dịch/viết bài đa dạng hơn để mở rộng tính đa dạng cho wiki, càng đa dạng thì wiki mới càng thu hút được nhiều thành viên mới. Vấn đề "thành viên mới" phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của wiki tiếng Việt. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:52, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chúng ta cứ hay thảo luận rằng, nên mở hội thảo chiêu dụ sinh viên ở các trường đại học, nhưng chúng ta quên 1 điều rằng, để có thể chiêu dụ ai đó, cần phải trưng ra cái gì đó hấp dẫn họ. Wiki tiếng Việt đã có tuổi đời cũng kha khá cao chứ không phải như thời ban đầu sơ khai mà có thể hội thảo để chiêu dụ 1 vài mạnh thường quân lao vào đặt nền móng đầu tiên. Chúng ta đã thực sự khá lớn, đã có tiếng, nhưng nội hàm lại chẳng mấy hấp dẫn, và đó là vấn đề. Nếu lấy ở thời điểm này, liệu chúng ta có thể hấp dẫn các sinh viên này bằng cái gì hiện có? Không lẽ cứ gào với họ rằng "vì tương lai của con em chúng ta" hay sao? Đâu đơn giản vậy được. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:05, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi đã từng có suy nghĩ như thế này. Mặc dù wiki là tự nguyện và không công, nhưng những khích lệ nho nhỏ như 1 tấm thiệp ở event Tháng Châu Á vừa rồi lại có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng các mảng đề tài. Có competition thì mới có thể tạo không khí năng nổ được, hãy thực tế chứ đừng hô hào suông nữa. Rõ ràng event vừa rồi đã thu hút được khá nhiều thành viên tham gia, chất lượng thì chưa biết thế nào, nhưng "khí thế" như vậy là điều rất rất đáng hoan nghênh. Nhưng để thực hiện được điều này tôi cho rằng cũng khá khó, vấn đề nan giải nhất là sự bảo mật nhân thân ở wiki rất quan trọng. Việc này nếu làm thì có thể chúng ta sẽ bàn tới sau, theo tôi nghĩ nên nhờ 1 trung gian ở wiki foundation. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:28, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Rất cảm ơn Thành viên:AlleinStein đã đưa ra những đóng góp rất quý báo và những gợi ý của bạn có khả năng thực hiện được. Mong bạn tiếp tục suy nghĩ và cho thêm những ý tưởng để thu thút thêm thành viên mới và giảm thiểu việc ma cũ-ma mới.--Prof. Cheers! (thảo luận) 00:20, ngày 23 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bác Doãn Hiệu. Người mới đến thì khó có thể biết được cách viết các công thức toán, ngay cả tôi còn lười nhập từng giá trị, chỉ có dịch rồi copy toàn bộ từ bản tiếng Anh sang.--Prof. Cheers! (thảo luận) 01:31, ngày 23 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nghĩ tới việc chúng ta có Tháng Toán học, Tháng Vật lý, Tháng Y học để nỗ lực bổ sung bài về các lĩnh vực đặc thù là đã thấy hay rồi. Tôi thỉnh thoảng bổ sung cho các bài Đại số, Hình học mà thấy tiếc, sao toán lý hóa chả ai viết kỹ như lịch sử? Tuanminh01 (thảo luận) 07:26, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn Tuanminh01, về toán học, nhờ Nguyentrongphu liên lạc với giáo sư Ngô Bảo Châu lập ra quỹ toán học wiki. Bài nào được lựa đăng, có đóng mộc NBC thì thưởng cho 20 USD chả hạn. Mỗi năm lại chọn bài hay nhất năm thưởng thêm 100 USD. Làm được vậy Wiki tiếng Việt sẽ nổi tiếng, người vào viết và đọc ào ào. DanGong (thảo luận) 07:49, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ tình cờ được gặp giáo sư Ngô Bảo Châu khi giáo sư qua trường tôi diễn thuyết chứ tôi chả quen biết gì giáo sư cả. Ngay cả địa chỉ liên lạc với giáo sư tôi còn chả biết. Mà tôi thấy ý kiến của bạn lấy mất đi giá trị của Wikipedia. Người ta đóng góp Wikipedia vì ý tưởng vĩ đại của nó chứ ít ai đóng góp vì tiền. 20 đô hay 100 đô 1 năm thì cũng chả là bao nhiêu. Tôi thấy tiền thưởng không quan trọng và không cần thiết và vô nghĩa. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:17, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tiền thưởng chỉ là tượng trưng và bồi đắp cho công sức người viết và có tính cách khuyến khích, nếu bài có giá trị. Mình cho là không có vấn đề gì cả. Wiki cũng trợ cấp cho các dự án có ý nghĩa để các cộng đồng phát triển. Điều quan trọng miễn là không phải dùng tiền để mua người, tuy nhiên cũng không nên lý tưởng quá, thiếu thực tế, bạn Nguyentrongphu. DanGong (thảo luận) 08:35, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi cho là việc trả tiền thì ko hay lắm, người viết chỉ mong được cộng đồng ghi nhận công sức là được, tấm thiệp hoặc giấy khen là vui chứ nếu họ chỉ cần tiền thì đã đi làm việc khác rồi, viết wiki làm gì cho vất vả. Tuanminh01 (thảo luận) 09:23, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Wikipedia được tới ngày hôm này là nhờ chính cái lý tưởng vĩ đại tôi nói đấy nên chả có gì lý tưởng quá mức mà không đạt nổi. Còn các dự án có trợ cấp của quỹ Wikimedia, họ có trợ cấp vì nhiều lý do và mục đích. Nói chung nói ra thì dài dòng, nói ngắn gọn là tiền trợ cấp không phải dùng để ban thưởng cho các thành viên. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:37, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Như vậy bỏ qua chuyện tiền bạc đi. Coi như là không tiền và không có Ngô Bảo Châu, tuy nhiên ít nhất phải có một người có thẩm quyền có thời giờ để hỗ trợ, và phê bình, thì may ra mới có một người nào đó có hứng viết một bài thật nghiêm túc. DanGong (thảo luận) 11:18, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Wikipedia tự phát triển do những người bình thường tạo thành (chứ không phải do giáo sư, tiến sĩ, các nhà chuyên môn, thẩm quyền này nọ). Do đó chuyện có họ hay không không quan trọng. Nếu ai có khả năng kêu mời những người đó giúp thì cũng tốt, không có cũng không sao. Wikipedia cũng sẽ phát triển bình thường như suốt hơn chục năm nay. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:37, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mình từng nói chuyện, hướng dẫn một vài TS, GS đã tham gia viết bài trên wiki này, cuối cùng đành phải dời nội dung bài viết sang không gian khác article!.--Prof. Cheers! (thảo luận) 12:30, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trình độ một số bạn như Trungda, Vietha, Diepphi ... còn hơn cả giáo sư tiến sĩ ấy chứ. Các bạn ấy làm việc nghiêm túc hơn giới học thuật Việt Nam. Các bạn cứ đọc một bài trên các tạp chí học thuật của VN và so sánh nó với một bài có chất lượng tốt ở Wiki là sẽ thấy bên nào viết trung lập, dẫn nguồn nghiêm túc hơn. Có điều có vài chủ đề Wiki ta có quá nhiều nhân tài trong khi các chủ đề khác thiếu nhân lực. Ahihi456 (thảo luận) 08:45, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tập tin:Đỗ Quốc Thịnh - Tháng Châu Á 2016.png
Giấy chứng nhận tháng châu Á của bạn Kieprongbuon812

Nhìn vào thành công của Tháng Châu Á 2016 (có 240 bài được tạo mới), ý tôi là để các bạn ở Wikimedia toàn cầu làm vụ này cho công bằng, lại dễ phối hợp với các tháng chủ đề khác ở các wikipedia nước khác. Tự mình làm cũng được, nhưng có một cái postcard của nước ngoài gửi đến cũng vui. Tuanminh01 (thảo luận) 11:23, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tuanminh có thể liên lạc với Wikimedia để xin các logo, áo, postcard và nhiều thứ khác rồi gởi cho các thành viên cũng được.--Prof. Cheers! (thảo luận) 11:26, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi toàn tham gia mấy cái tháng cạnh tranh kiểu này nên có ý đứng ngoài cho công bằng, chứ ko cộng đồng lại bảo tự đá bóng tự thổi còi mất. Tuanminh01 (thảo luận) 11:43, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mình có thể tham gia đánh giá bài viết. Hoạt động như thế này nên được đưa lên trang chính để thu hút được nhiều người tham gia. --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:27, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Cheers!, Ngocminh.oss, Nguyentrongphu, DanGong, Kieprongbuon812, Ahihi456, và AlleinStein: Tôi tuy muốn đứng ngoài nhưng hiện tại cũng không thấy ai, nên đang tìm hiểu cách làm một giải mini về một chủ đề và xin trợ giúp từ Quỹ Wikimedia, và đang viết một bản dự toán cho việc này. Hỏi chi tiết một chút, anh chị em có muốn áo wikipedia như một hình thức quà tặng hoặc giải thưởng không? Ngoài ra một giải thưởng cỡ 10-20USD chẳng hạn thì mọi người thấy quà dạng gì là thích hợp? Có nên có một tờ giấy in chứng nhận như của Tháng châu Á không nhỉ? Cảm ơn mọi người trước. Tuanminh01 (thảo luận) 04:12, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01: tôi có trao đổi email với bạn AddisWang, bạn ấy sẽ hỗ trợ chúng ta gần như 100% từ việc thu thập thông tin cho đến gửi thiệp. AddisWang có đưa ra 2 phương án: 1 là cộng thêm điểm cho bất kì 1 bài viết nào về chủ đề khoa học trong đợt tháng Châu Á kì sau, hoặc 2 là nếu chúng ta chạy campaign riêng cho từng thể loại, thì bạn ấy sẽ giúp chúng ta việc thu thập thông tin và gửi thiệp. Dĩ nhiên, phần giải thưởng chúng ta có thể có phương án khác, tùy chúng ta thôi. Hiện tôi đang quá bận nên từ khi nhận được email tôi chỉ kịp chụp và đưa cho Cheers xem chứ chưa có thời gian bàn luận. majjhimā paṭipadā Diskussion 06:06, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@AlleinStein: Chúng ta có thể nhờ Addiswang về phần mềm Fountain để số hóa việc đánh giá bài viết và tự động lên số điểm. Còn về các vấn đề còn lại thì không hợp lý cho lắm, vì AddisWang gửi thiệp từ các nước khác, nên chi phí bị tăng lên nhiều, trong khi chúng ta tự tổ chức lấy thì chi phí gửi thiệp hoặc quà sẽ giảm đi vì hầu hết gửi trong nước Việt Nam. Tất nhiên nếu bạn ấy có nhiều thiệp để gửi cho cả chúng ta thì tốt quá, do số thiệp cũng không nhiều lắm (tối đa 10-20 thiệp). Tôi có ý không muốn làm trùng với Tháng châu Á vì chúng ta làm chủ đề khác với họ (các bài còn thiếu của chúng ta là khoa học tự nhiên: toán, lý, hóa, sinh, thiên văn, địa chất...). Chẳng hạn chúng ta làm tháng 2 tháng 5 tháng 8 trong năm, chừa tháng 11 cho họ làm tháng châu Á. Tuanminh01 (thảo luận) 07:59, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Gửi thiệp trong nước cũng chẳng tốn bao nhiêu (giả định là thành viên được nhận ở trong nước). Tháng 5 thì sắp đến rồi nên mình nghĩ trước mắt cứ làm thử tháng 6 đã xem thế nào? Trước tiên là phải chọn chủ đề sao cho nhiều người có thể tham gia như âm nhạc, thể thao, nông nghiệp. Có cách nào để thống kê xem Wikipedia tiếng Việt bị yếu chủ đề nào không nhỉ? ngọcminh.oss (thảo luận) 09:21, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đừng gửi gì hết nếu người nhận không đăng ký nhận. Việc gửi quà có thể làm tiết lộ thông tin cá nhân của người tham gia Wiki. Ahihi456 (thảo luận) 07:39, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chắc chắn rồi. Thành viên nào được quà sẽ nhắn riêng thông tin cá nhân cho ban tổ chức. --ngọcminh.oss (thảo luận) 21:32, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ngoài Tháng Châu Á là dự án lớn thường niên toàn cầu. Chúng ta cần thống nhất tạo một vài "Dự án theo Tháng" với những mảng chủ đề cụ thể để mọi người "chạy đua" viết bài vào tháng đó.Kieprongbuon812 Thảo luận 12:35, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Ngocminh.oss: Tôi tính làm chủ đề rộng về khoa học tự nhiên (gồm cả toán, lý, hóa, sinh, địa chất, thiên văn học) để mọi người tha hồ đóng góp. Để xem 1 chủ đề chẳng hạn toán học có bao nhiêu bài thì có thể đếm trong [[Thể loại: Toán học]] và các thể loại con của nó. Tuanminh01 (thảo luận) 06:18, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mình định đếm tự động nhưng không ăn thua vì hệ thống thể loại của Wikipedia tiếng Việt nhiều vòng lặp và nhiều đường kỳ cục quá. Chẳng hạn bài Hút thuốc thụ động được tính vào thể loại Thể loại:Địa chất học qua đường Hút thuốc thụ động > Thể loại:Ô nhiễm không khí > Thể loại:Khí quyển Trái Đất > Thể loại:Cấu trúc Trái Đất > Thể loại:Địa chất học. Có lẽ chỉ ước lượng bằng mắt thôi vậy. --ngọcminh.oss (thảo luận) 09:47, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chủ đề khoa học tự nhiên cũng tốt. Đồng ý. --ngọcminh.oss (thảo luận) 09:48, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Ngocminh.oss, Kieprongbuon812, AlleinStein, Cheers!, Nguyentrongphu, DanGong, Alphama, Violetbonmua, Minh Tấn, Hugopako, Langtucodoc, Be be nhat, CVQT, Huỳnh Nhân-thập, Lengkeng91, XxxNMTxxx, Diepphi, P.T.Đ, Dinhxuanduyet, Mhung121, AlbertEinstein05, Doãn Hiệu, Thusinhviet, Thái Nhi, Trungda, Conbo, BacLuong, Taitamtinh, Tttrung, Viethavvh, TuanUt, Mxn, và DHN:: Tôi đã tạo một đơn xin tài trợ của WMF để làm 2 tháng (tháng 9 và tháng 12) viết bài Khoa học tự nhiên tại đây. Mời anh chị em vào và viết vài câu khích lệ (bấm vào chữ Endorse màu xanh phía bên phải) để giúp tăng khả năng được duyệt dự án. Giải thưởng là 50USD cho giải nhất, 35USD x 2 giải nhì, 25USD x 3 giải 3, tất cả nhân 2 (tháng), trả bằng thẻ điện thoại. Mọi người có ý kiến thêm thì nêu ý kiến để tôi Tuanminh01 còn sửa đổi nhé (do đây mới là bản draft). Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 04:56, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mình nghĩ là cần chặt chẽ hơn về chất lượng bài viết. Chẳng hạn nếu trong số 6 người đứng đầu có những bài vi phạm bản quyền, không đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản thì bị loại, đẩy những người bên dưới lên. ngọcminh.oss (thảo luận) 17:52, ngày 10 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01: Chúc mừng dự án đã được tài trợ. Có cần giúp gì thì ới mình nhé! --ngọcminh.oss (thảo luận) 19:07, ngày 8 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tuần 27/3–3/4
[sửa | sửa mã nguồn]

Tại sao chúng ta không đổi typeface chủ đạo của Wikipedia tiếng Việt (typeface Arial) sang một typeface nào đó ưa nhìn hơn? Ví dụ như Segoe UI, Roboto, Open Sans,... Tôi không có ý chê bai typeface Arial nhưng có vẻ như nó đã quá nhàm với nhiều người. Có lẽ chúng ta nên thay đổi một chút để cải thiện khả năng hiển thị của các bài viết wiki, để người đọc nhận được một trải nghiệm tốt hơn, để nó hút ánh nhìn từ người đọc hơn. Tôi thích cái cách hiển thị của Wikipedia tiếng Anh, họ dùng typeface Arial cho nội dung và typeface Georgia cho tiêu đề nhưng họ có một cách nào đó để làm cho các bài viết trông khá mượt. Tôi nhận ra được vì tôi thường đọc các bài viết ở Wikipedia tiếng Anh, xong chuyển qua đọc phiên bản tiếng Việt (nếu có) của chính bài viết đó. Cái cảm giác khi đang quen nhìn Wikipedia tiếng Anh lại quay về nhìn Wikipedia tiếng Việt theo tôi nó khá khó nhìn, khá gai. Cùng một trình duyệt web để hiển thị (tôi dùng Firefox để đọc Wikipedia), cùng một typeface, thậm chí màu cũng y chang nhau (tôi tắt ClearType, phóng lớn chữ hết cỡ, dùng Snagit chụp lại màn hình rồi dùng Photoshop để kiểm tra màu) nhưng các bài viết của họ lại trông mượt hơn, dễ đọc hơn. MTnthảo luận 13:42, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có thể Arial đã lỗi thời, nhàm; nhưng theo mình typeface này khá trung tính, dễ đọc và thân thuộc, không cách điệu hoa mỹ các kiểu, đọc lâu cũng không đau mắt, phù hợp với trang bách khoa đôi lúc có những bài rất dài, đọc cả buổi trời. Còn giao diện Wikipedia nào cũng gần tương tự, khó nhìn có thể chỉ là cảm giác, do tiếng Việt có dấu nhảy múa lên xuống so với tiếng Anh chăng. :D P.T.Đ (thảo luận) 13:59, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Nếu xét về độ trung tính thì các typeface Segoe UI, Roboto hay Open Sans cũng đâu khác gì Arial. Segoe UI được Microsoft dùng làm typeface chủ đạo cho các hệ điều hành của họ từ thời Windows Vista và nhiều sản phẩm khác của họ, tương tự Roboto là typeface chủ đạo của hệ điều hành Android và nhiều ứng dụng của Google. Nếu những typeface này không trung tính, liệu họ có dùng chúng cho những thứ vốn có yêu cầu cao về sự trung tính trong việc hiển thị không? Riêng cá nhân tôi, tôi đề cao cái gọi là cảm giác. Cái cảm giác khi nhìn vào một thứ cũng góp phần (theo tôi là không nhỏ đâu) trong việc giữ đôi mắt của người xem hướng về phía nó hoặc đẩy ánh nhìn của họ ra phía khác. Tôi có hỏi vài người bạn thì họ cho biết là giữa những bản in tự làm (ví dụ như một bài tiểu luận, thường thì những bản in này không được chau chuốt cho lắm, dùng typeface Times New Roman, một typeface theo tôi cũng khá nhàm giống Arial) và những bản in do một nhà xuất bản nào đó phát hành (ví dụ như một quyển tiểu thuyết, những thứ này vốn được chau chuốt nhiều lắm, và đa phần dùng một typeface khác Times New Roman) thì họ thấy những bản in do một nhà xuất bản nào đó phát hành trông có vẻ dễ đọc hơn là những bản in tự làm, mặc dù chúng trông chẳng khác gì nhau, cũng đều là giấy trắng mực đen, đều là tiếng Việt. Tương tự như vậy đối với các bài viết Wikipedia tiếng Việt, cái cảm giác khó nhìn dù chỉ là chút ít nhưng khi gặp một bài dài dăng dẳng thì nó không còn là ít nữa. Chúng ta chưa thể cải thiện chất lượng nội dung của hơn 1 triệu bài viết của Wikipedia tiếng Việt ngay được nhưng tôi thấy chúng ta có thể cải thiện ngay chất lượng nhìn – đọc của các bài viết sao cho dễ nhìn hơn. Mục đích chủ yếu của việc cải thiện này là để có nhiều người đọc Wikipedia hơn, nhiều người đọc hơn thì sẽ có nhiều người tham gia viết/sửa bài hơn. Phần thảo luận này tôi chọn hiển thị bằng typeface Segoe UI, nó hiển thị tốt trên các thiết bị chạy các hệ điều hành Windows từ Vista đến 10, bạn có thể so sánh độ trung tính và khả năng dễ nhìn của typeface Segoe UI mà tôi lấy làm ví dụ này với những đoạn khác vốn được hiển thị bằng typeface Arial. Nếu chúng ta không thể đổi typeface chủ đạo, thì ai đó xin hãy nghĩ cách gì đó để trang Wikipedia tiếng Việt trông dễ nhìn hơn với typeface Arial được không? MTnthảo luận 15:15, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trước đây, Windows cài sẵn cho những máy tính dùng Windows 5 bộ chữ Unicode là Times New Roman, Arial, Courier, Tahoma, Verdana, bây giờ thì không rõ nhưng chắc là cũng vậy. Vì thế, người dùng tiếng Việt rất thuận lợi khi có thể đọc các trang tiếng Việt ngay mà không cần cài thêm font nào khác. Không nên dùng bất cứ font nào khác ngoài 5 font này, vì người dùng sẽ phải tải font về cài đặt mới đọc được, điều đó làm khó khăn phức tạp cho người dùng, có thể làm họ nản không vào WP nữa, vì hiện nay thông tin thì có thừa trên mạng. --Langtucodoc (thảo luận) 14:57, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Langtucodoc: Microsoft có bổ sung thêm typeface Segoe UI vào bộ những typeface mặc định này từ thời Windows Vista (tức là cách đây khoảng gần 10 năm, tham khảo ở đây). Giả sử chúng ta chấp nhận giải pháp đổi typeface, chúng ta có thể làm như sau:
– Trang đầy đủ trong trình duyệt web trên Windows từ Vista đến 10 hoặc cao hơn cho hiển thị với typeface Segoe UI (vì từ Windows Vista trở đi, typeface mặc định để hiển thị là typeface Segoe UI).
– Trang đầy đủ trong trình duyệt web trên Windows cũ hơn cho hiển thị với typeface Segoe UI hoặc Arial. Segoe UI sẽ được dùng dưới dạng font chữ từ xa, tức là chúng không có sẵn trên thiết bị mà vẫn dùng được (cái này tôi không rành lắm vì không phải là dân trong nghề nhưng tôi có thể chứng minh: truy cập vào một trang nào đó, ví dụ trang chủ hãng Apple, rồi mở chức năng Kiểm tra đối tượng HTML, bạn sẽ thấy có nhiều typeface không hề tồn tại trong thư viện Fonts trên thiết bị của bạn nhưng chúng vẫn hiển thị đầy đủ trên trang web), còn Arial là phương án dự phòng nếu không dùng Segoe UI được (hình như CSS có hỗ trợ chức năng này).
– Trang rút gọn (chế độ mobile của Wikipedia) trong trình duyệt web trên Windows dành cho các thiết bị di động cho hiển thị với Segoe UI hoặc Arial, Arial là typeface dạng dự phòng.
– Trang đầy đủ trong trình duyệt web trên Android cho hiển thị với Roboto hoặc Arial, Arial là typeface dạng dự phòng (Roboto là typeface hệ thống của Android).
– Trang rút gọn trong trình duyệt web trên Android cho hiển thị với Roboto hoặc Arial, Arial là typeface dạng dự phòng.
– Tương tự cho nền tảng MacOS, iOS,...: typeface chủ đạo của Wikipedia sẽ là typeface mặc định trong hệ thống của các hệ điều hành này.
– Trang rút gọn cho trình duyệt trên các nền tảng di động cấp thấp (ví dụ: Nokia 2690,...) cho hiển thị với typeface Arial hoặc typeface mặc định của các thiết bị đó.
MTnthảo luận 16:08, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Như Langtucodoc nói, việc áp dụng một typeface trên toàn hệ thống không phải là đơn giản: không khó về mặt kỹ thuật nhưng về khả năng tương thích và mức độ đón nhận của cộng đồng thì phải dành nhiều thời gian lấy ý kiến và thử nghiệm; tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh typeface hiển thị cho riêng mình. Lúc Wikimedia thực hiện Typography refresh, họ đã định chọn font family "Helvetica Neue, Helvetica, Arial, sans-serif" nhưng vì vấn đề tương thích ngôn ngữ nên họ đã đổi lại thành "sans-serif" để các trình duyệt tự chọn lấy typeface hiển thị. Nhờ vậy mà bạn có thể chọn bất kỳ typeface nào hiển thị tốt trên máy tính của mình, như Segoe UI, Roboto hay Open Sans. Thậm chí nếu bạn muốn giữ typeface mặc định của trình duyệt là Arial trong khi tại Wikipedia hiển thị typeface Segoe UI cũng hoàn toàn có thể làm được. Bản thân tôi cũng thấy Arial hơi... chướng và từ lúc Typography refresh ra đời làm tăng kích thước chữ mặc định, tôi đã chuyển qua Helvetica Neue và dùng luôn tới giờ. — P r e n n t l 15:35, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Lúc dịch bài font Roboto, mình thấy hình như người ta ca tụng "Helvetica" là font huyền thoại thì phải. Cá nhân mình thấy Arial cũng được, không có vấn đề gì cả. Có thể do nó không mềm bằng các font khác nên hơi "chướng" chút. P.T.Đ (thảo luận) 15:43, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Arial là một lựa chọn hoàn toàn ổn, chỉ là từ khi Typography refresh tăng kích thước nó lên thì trông hơi cứng một tí. — P r e n n t l 15:48, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Prenn: Thay đổi này chỉ áp dụng với Wikipedia tiếng Việt, Wiktionary tiếng Việt (nhưng có lẽ Wiktionary tiếng Việt để nguyên vậy cũng ổn rồi) nên không sợ việc lỗi font do ngôn ngữ. Mục đích tôi đề xuất ở đây là để cho người mới đến, cho họ thấy một Wikipedia tiếng Việt thật mượt mà để họ dán mắt vào mà đọc. Người mới đến chắc chắn họ sẽ không biết cách tự chỉnh typeface sao cho hiển thị mượt mà, mà họ chỉ cố tìm lấy nội dung họ cần thôi. Chúng ta muốn họ ở lại Wikipedia lâu và dài thì chúng ta phải hỗ trợ họ làm sao để đọc bài viết một cách dễ dàng nhất, một khi họ thấy Wikipedia là một thứ hữu ích, họ hiểu Wikipedia là cái gì thì họ mới bắt tay vào sửa đổi, viết bài hoặc đăng kí thành viên. Nếu chỉ để "sans-serif" thì đa phần trình duyệt sẽ chọn typeface Arial, người mới đến sẽ chỉ thấy những bài viết hiển thị khá nhàm, nên tôi nghĩ rằng để "Helvetica Neue, Helvetica, Arial, sans-serif" hoặc "Segoe UI, Arial, sans-serif" hoặc "Roboto, Arial, sans-serif" sẽ khiến cho đa phần người mới đến có được một cảm giác đọc tốt hơn. MTnthảo luận 16:36, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Chắc do Lạc Việt 2002 dùng typeface này :D. MTnthảo luận 16:39, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đúng là font segoe ui nhìn mềm hơn thật, đọc như nước chảy vậy mà cũng có thể nhìn bao quát của cả câu văn thậm chí bao quát cả 1 vài dòng chứ không phải đọc từng chữ một như font hiện tại. Mhung121 (thảo luận) 01:12, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hướng phát triển (câu hỏi của meta)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lối đi nào cho ta?

Theo ý kiến mọi người thì những hướng phát triển nào của wikipedia là quan trọng nhất trong 15 năm tới, và vì sao?

  1. Phát triển ra toàn cầu, đặc biệt là các vùng ít người dùng, như châu Phi
  2. Làm việc nhiều hơn với các đối tác bên ngoài: trường cấp 3, trường ĐH, chính phủ, tổ chức giáo dục v.v..
  3. Nâng cao chất lượng bài viết
  4. Nâng cao số lượng bài viết
  5. Nâng cao công nghệ để viết và chia sẻ bài viết được dễ hơn
  6. Nâng cao tuyên truyền cá nhân để mọi người có cơ hội biết đến wikipedia
  7. Tập trung nâng cao lòng tốt và giúp đỡ nhau trong cộng đồng.
  8. Kiểm tra kỹ để khẳng định tính trung thực của nguồn thông tin và thông tin đưa vào bài
  9. Tăng các cách phối hợp để cùng viết bài
  10. Tăng số nguồn thông tin có thể.
  11. Khác (làm ơn chỉ rõ giùm)

Tuanminh01 (thảo luận) 02:25, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mình xin góp ý vào hướng phát triển cho mục 3, 5 (hoặc có thể liên quan tới cả mục 2 là mang mục đích giáo dục) đó là mình hình dung ra trong tương lai Wikipedia không chỉ là "từ" điển (với nội dung hiện nay chủ yếu là các đoạn văn, thêm các hình ảnh, âm thanh minh họa) mà sẽ là một dạng trang mang lại kiến thức không chỉ là đoạn văn mà có thể tương tác thông qua hình ảnh, đoạn video. Cụ thể Wikipedia sẽ có các công cụ chỉnh sửa, tạo hình ảnh mình họa trực tuyến để giúp editor có khả năng miêu tả nội dung một cách sinh động hơn bằng hình ảnh. Ví dụ như, cartoon giải thích đơn giản về Thuyết tương đối của tạp chí Science hoặc về sóng hấp dẫn của trang phdcomics.com. Tất nhiên nội dung một bài viết mang tính bách khoa không thể thiếu những đoạn giải thích hoặc viết về mục từ này (mà theo như Wiki tiếng Việt thì nội dung bài phải hơn 20 hoặc 30kB mới không bị gán nhãn bài viết sơ khai). Cái này cũng gần giống như en:Infographicen:Scientific visualization nhưng làm thế nào nó có thể mang tính tương tác được, chứ không phải như biên tập viên dùng một phần mềm đồ họa nào đó (Mathematica, 3DSMAX...) tạo ra một file ảnh hoặc animation rồi upload lên Commons. Việc minh họa bằng hình ảnh giúp người đọc nhanh chóng nắm được những ý tưởng cơ bản, rồi muốn đi sâu thêm thì có thể "giành thời gian" đọc nội dung bài viết. Cách này đòi hỏi biên tập viên phải có kiến thức về đồ họa nhưng mình nghĩ trong tương lai Wikipedia có thể làm được.—Earth and MoonTalk 11:50, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Dinhxuanduyet (thảo luận) 02:07, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC) Mình hy vọng Wiki sẽ bổ sung thêm những tính năng sau:[trả lời]

- Về trình soạn thảo:

  + Cho phép chỉnh sửa/dịch file ảnh trực tiếp
  + Hỗ trợ Google translator và các loại từ điển. 

Giải thích một chút về tính năng này: Hiện tại wiki đã hỗ trợ Yandex translator trong trình soạn thảo dịch thuật, tuy nhiên theo đánh giá của mình thì Google Translator tốt hơn. Dù Google Translator không đáng tin cậy, nhưng nó giúp việc dịch thuật khá tốt. Việc sử dụng các loại từ điển có sẵn trong wiki sẽ giúp việc dịch thuật nhanh hơn nhiều, cũng như việc đọc 1 bài viết nào đó ở ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ cũng được tốt hơn. Tất nhiên, các ứng dụng từ điển hiện có cũng khá thuận tiện, nhưng sẽ khó khăn khi đọc wiki trên các thiết bị di động. Ngoài ra, hiện tại wiki cũng có 1 kho từ điển mở, hy vọng việc tích hợp thêm từ điển này và huy động cộng tác viên thì một ngày không xa, từ điển này sẽ rất có ưu thế so với các loại từ điển hiện đang có.

- Hỗ trợ các mạng xã hội phổ biến hiện có như Facebook, Twitter:

  + Có nút like, share trong từng bài viết.
  + Cho phép thành viên đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội.
  + Hỗ trợ tính năng bình luận trực tiếp trong bài viết. 


Giải thích một chút: Việc chia sẽ bài viết của Wiki lên các mạng xã hội hiện cũng khá tiện, nhưng sẽ tiện lợi hơn khi tích hợp tính năng này vào chính Wiki. Tâm lý của người dùng là rất ngại phải đăng nhập nhiều lần vào các trang web khác nhau, việc có thể tương tác qua lại giữa wiki và mạng xã hội cũng sẽ giúp Wiki ngày càng phổ biến hơn cũng như kích thích người dùng cùng chia sẽ kiến thức và góp phần xây dựng Wiki nhiệt tình hơn. Ngoài ra, tính năng bình luận trực tiếp cũng dễ theo dõi hơn so với cách thức truyền thống.

- Ra đời wikitube: các bài viết được hiển thị dưới dạng video mở, người dùng có thể cùng nhau tạo ra các cuốn phim, hoặc phim hoạt hình nói về 1 chủ để nào đó.

@Dinhxuanduyet: Tôi không đồng ý, vì:
  • Google tran không đáng tin cậy, từ điển đã có ở ngoài, truy cập không phải quá khó.
  • Facebook, Tờ quýt gì đó cũng không cần thiết, vì đây là BKTT, chứ không phải mạng XH.
  • Đã có nút like rồi đó, ta có thể cảm ơn ai đó vì đã sửa đổi.
  • share làm gì? Nếu share thì share đến đâu, share có tác dụng gì cho BKTT?
  • Việc đăng ký tài khoản rất dễ dàng, không cần thiết đến tài khoản mạng XH.
  • Bình luận trực tiếp thật sự ko có lợi ích gì cho BKTT, nếu muốn thảo luận về nội dung bài đã có trang thảo luận.
Còn việc wikitube gì đó thì tôi không biết. Bạn không nên nhầm lẫn Wikipedia với mạng XH. — jan Win (tl~đg) 03:46, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Dinhxuanduyet: Nếu wiki mà có mấy cái "tính năng" này, tôi sẽ không bao giờ trở lại wiki một lần nào nữa, cho đến khi mấy cái này bị loại bỏ. Phải nói là tôi không thể chấp nhận điều này. Tôi đồng ý về việc sửa đổi file ảnh, và bạn nên đề ra những gì giúp cho BKTT Wikipedia phát triển (như ý kiến của bạn về file ảnh và wikitube ở trên, tôi đồng ý), chứ đừng đề ra mấy cái vô ích như mạng xã hội. Tôi đến Wikipedia vì lý tưởng của nó, khi lý tưởng này không còn, thì tôi cũng sẽ không ở lại. — jan Win (tl~đg) 04:03, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@ Dinhxuanduyet : tôi ủng hộ bạn @Huỳnh Nhân-thập:, nếu mấy tính năng bạn nói mà hoạt động tôi cũng sẽ rời Wiki. Vì Wikipedia chỉ là một BKTT, chẳng qua là nó hoạt động trên mạng. Còn nút share thì đã có bên Wikipedia tiếng Ả Rập, bạn qua đây mà xem. Đối với tính năng bình luận trực tiếp trong bài viết thì không được, bạn thử sang mấy BKTT trên mạng khác có tính năng này không? —Newton Einstein Hawking 06:10, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Dinhxuanduyet: Tôi xin nhắc lại, chẳng ai mà ngại gì cái chuyện tạo tài khoản. Vào Đặc biệt:Mở tài khoản, gõ tên thành viên, mật khẩu, rồi enter, xong, có một tài khoản. Khó chỗ nào? Tôi HOÀN TOÀN PHẢN ĐỐI MẠNH việc đem Wiki vô chung hàng với mấy cái mạng xã hội. Và việc bình luận trực tiếp cũng không cần thiết, đã có trang thảo luận của bài, hình như bạn bị nhiễm cái kiểu bình luận trên Phây rồi, wiki không phải cái gì đó giống như vậy. Tôi xin nhắc lại, có thể gọi tôi là nhắc đi nhắc lại, tôi hoàn toàn phản đối những cái như mạng XH vào BKTT. Bạn nói them mạng XH vô wiki thì người ta tham gia nhiều? Haha, bây giờ bạn qua Thay đổi gần đây mà xem, ở đó có IP vô sửa rần rần kìa, thành viên có tài khoản hơn mười vạn người kìa, thành viên tích cực cả ngàn người đấy, với lại khi "se" thì chưa chắc ai đã quan tâm. Bạn không nên coi Wikipedia như một cái gì đó giống Facebook. jan Win (tl~đg) 14:29, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý (1) Tích hợp thêm Google Translate + các từ điển vào Trình dịch bài để biên dịch được tiện lợi hơn (trừ từ điển Wiktionary, còn lại khả năng sẽ khó vì vấn đề bản quyền, mình nghĩ những thứ tốt có lẽ người ta cũng muốn thêm vào rồi, nhưng có thể do vướng mắc gì đó nên không thực hiện được),  Chưa đồng ý (2) Nút like, share bài viết (mục đích thì tốt, giúp quảng bá thêm cho Wikipedia, nhưng lại dấy lên vấn đề quyền người dùng, theo dõi người dùng các kiểu, có khi lại bị kiện! [nút nhỏ mà có võ]), (3) Cho phép thành viên đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội (không cần thiết, mình thấy mở tài khoản dễ dàng ấy mừ, không biết thì làm bài hướng dẫn thôi, thêm vào có khi làm nặng cho phần mềm media-wiki), (4) Hỗ trợ tính năng bình luận trực tiếp trong bài viết (cũng không cần thiết, có khi lại gây hại như thành viên không bình luận đàng hoàng, mà chèn rác linh tinh, khiến ban quản lý nhọc hơn; làm giao diện trang bài viết nặng nề, lê thê; ảnh hưởng đến tính trung lập của Wikipedia (bài viết là bài viết, bình luận là bình luận, không nên nhập cùng 1 chỗ, sợ có người tưởng bình luận 1 chiều, thiếu trung lập lại là nội dung bài viết); đã có sẵn trang thảo luận để tập trung phát triển bài viết, hơn là bình luận dài dòng không cần thiết). Một ít ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 15:34, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi lại cho là ý kiến của bạn @Dinhxuanduyet: rất đáng quan tâm và có thể xem xét để trình lên meta, ngoại trừ ý kiến thêm phần hỗ trợ tính năng bình luận trực tiếp. Obama và Trump, nhiều lãnh đạo và chuyên gia, báo chí uy tín đã dùng mạng xã hội (mxh), và trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi đã cho thấy rõ tầm quan trọng của mxh, và nếu theo ý kiến từ meta, nếu Wiki muốn tham gia vào phong trào xã hội trong tương lai thì chắc chắn không thể bỏ qua mxh được, và phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Thêm nút share lên mxh, trực tiếp dưới mỗi bài tại WP là 1 ý kiến hay để góp phần quảng bá WP, phía trên PTD và AlleinStein đã đưa ý kiến tạo 1 fanpage tại fb thì nay thêm nút share để thành viên mxh quảng bá giúp mình những bài viết hay hoặc những bài họ yêu thích thì tại sao không? Thêm nút like cũng tốt (dù không cần thiết lắm) vì qua đó có thể đánh giá được thị hiếu (và cả trào lưu) của người dùng WP. Đăng nhập chung với tài khoản mxh cũng là ý kiến hay, thuận tiện hơn cho người dùng thay vì nhiều IP đóng góp như hiện nay, và nếu thuận tiện hơn thì sao lại không làm nếu điều kiện cho phép, lại nữa thành viên mxh thường là có nhiều thông tin và hình ảnh cá nhân, những mối quan hệ xã hội (trừ những tài khoản clone, ẩn danh) nên những người đó sẽ không có ý muốn phá hoại WP. Liên kết chặt chẽ với mxh nhưng Wiki không bao giờ là mxh, và chỉ là thay đổi cách quảng bá chứ WP không thay đổi lý tưởng và cách điều hành; cũng không nên có bình luận trực tiếp như mxh (ngoại trừ trang thảo luận) vì chúng ta không đủ người tích cực đi dọn rác, còn họ bình luận về bài viết WP tại nơi nào khác thì vẫn có xưa nay, chúng ta cũng chẳng ngăn dược. Và một WikiTube, ý kiến thật tuyệt vời, thử tưởng tượng một BKTT thay vì có những trang sách khô khan lại có những video diễn giải sinh động, tuy nhiên muốn thế cần có một nguồn video lớn, mà Wiki chưa có, trừ khi liên kết với youtube và google, và chỉnh sửa video sẽ khó khăn hơn nên không thể có sự đóng góp của nhiều người. Thật ra trước đây WP tiếng Anh và tiếng Đức đã có thử nghiệm mục đánh giá, bình luận vào từng bài viết trên WP, và link nghe bài viết thay vì đọc (do những người tình nguyện đọc trọn bài). Những ý kiến của bạn Dinhxuanduyet có thể trong tương lai gần chưa thực hiện được nhưng cũng nên trình lên meta để họ xem xét.--Langtucodoc (thảo luận) 22:27, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhìn lại mấy bài lịch sử, tôi bắt đầu đánh giá cao việc theo dõi nguồn thông tin. Việc mạo nguồn ở wikipedia Việt cũng khá nhiều với các bạn rối liên tục đưa thông tin không có trong nguồn, gây tranh cãi lớn. Tuanminh01 (thảo luận) 04:25, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: Ta có nên tạo một danh sách các nguồn đáng tin cậy không? — jan Win (tl~đg) 04:35, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Theo tôi là không, vì danh sách đó sẽ dài quá mức và khó đạt đồng thuận. Thêm vào đó nữa là báo chí hiện tại đang lấn sân lung tung, báo nông nghiệp cũng đăng tin bài showbiz, tạp chí chuyên showbiz thì bàn về kinh tế hoặc chính trị, gây ra nhiễu loạn. Tốt nhất gặp đâu bàn đấy thì có thể đồng thuận trong từng bài cụ thể. Tuanminh01 (thảo luận) 04:41, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vậy theo tôi ta nên lập ra một nhóm thành viên chuyên kiểm tra các nguồn, các bài mới tạo từ 1 tháng trước đến nay sẽ được đưa vào thể loại Chưa kiểm tra nguồn, thể loại này lại chia thành từng ngày để dễ theo dõi. — jan Win (tl~đg) 04:44, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thực ra vụ mạo nguồn này chỉ bó hẹp trong các bài liên quan đến chiến tranh Việt Nam thôi chứ cũng chưa xảy ra với các chuyên mục khác, nên cũng dễ xử lý mà. Cũng do wikipedia Việt còn nhỏ, chúng ta chủ yếu dịch bài và viết bài là chính. Tuanminh01 (thảo luận) 04:46, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Việc login bằng facebook có thể vi phạm tính bảo mật về danh tánh người dùng của Wikipedia do facebook bắt buộc dùng tên thật, tuy nhiên nếu làm cũng có thể thêm 1 User riêng ở wiki để bảo mật tên thật. Kết nối với mạng xã hội là 1 xu thế mà tôi cho rằng cấp tiến và cần thiết. Việc like share bài viết trên Wikipedia sẽ có tác dụng quảng cáo rất mạnh. Khi xưa muốn trao đổi gì thì người dùng phải connect vào mIRC để vào channel thảo luận, tuy nhiên hiện giờ điều này dường như không cần thiết nữa vì đã có những mạng xã hội thuận tiện hơn để các Wikipedian trao đổi/thảo luận. majjhimā paṭipadā Diskussion 17:32, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Facebook đâu có bắt người dùng lấy tên thật. Mhung121 (thảo luận) 00:08, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mhung121, thì Wikipedia có bắt người dùng dùng tên thật đâu, bạn muốn lấy tên gì cũng được nhưng tuyệt đối không được lấy tên vi phạm các quy định trong Wikipedia:Tên người dùng. —Newton Einstein Hawking 06:53, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bảo mật danh tính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự trung lập. Kết nối với mạng xã hội, khi thành viên nào đó sữa đổi những gì, thảo luận thế nào, những người không thích sự trung lập sẽ biết rõ quan điểm của anh ta. An toàn của anh ta khó đảm bảo. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 15:59, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vậy nếu bảo mật được thông tin cá nhân và không vi phạm theo dõi người dùng (Facebook trùm cái này) thì có thể bổ sung các yếu tố mạng xã hội để giúp quảng bá Wikipedia rộng rãi và tạo cơ chế hoạt động thân thiện, mềm dẻo hơn. P.T.Đ (thảo luận) 16:23, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Các yếu tố mạng xã hội cần bổ sung thêm những gì nhỉ ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 17:03, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Như nút like, share bài viết. Cao hơn thì login bằng Facebook đó anh. P.T.Đ (thảo luận) 17:06, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Login bằng Facebook thì ở trên có nhiều người cho rằng nó không ổn lắm, anh cũng cảm thấy khoogn ổn lắm. Like bài viết cũng tốt, đó là lời động viên cho những nổ lực mà người viết đã bỏ ra, còn share thì share đi đâu nhỉ ? Về trang chủ Facebook cá nhân ? Hiện giờ share về Facebook cá nhân chỉ cần copy link rồi bỏ vô Facebook là ngon rùi, mà anh nghĩ thêm nút đó cũng chẳng hại gì, cơ mà dân tình thích share chuyện hot hơn là share Wikipedia. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:45, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nút share khá là nguy hiểm đấy chứ anh, lỡ có sự việc gì hot, mà Wikipedia có bài liên quan, dân tình share và tăng view vùn vụt, quảng bá thêm được với mọi người, bài viết được nhiều người sửa đổi, nhiều thành viên mới hơn. Chủ yếu có nút đó để thuận tiện hơn khi share bài. P.T.Đ (thảo luận) 16:50, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đồng ý. Nhưng nó phải đảm bảo việc người dùng đang xem ở mốc thời gian nào thì sau khi tự động cập nhật nó vẫn phải hiển thị đúng ở mốc thời gian đấy. Ví dụ cho dễ hiểu, hiện tại trình duyệt web đang hiển thị trang Thay đổi gần đây (Tđgđ) trên màn hình của tôi. Trang Tđgđ đang hiển thị những thay đổi từ 20:24 đến 20:55 của ngày 2 tháng 4. Tôi cuộn xuống giữa để xem những thay đổi trong khoảng 20:31 đến 20:52 do màn hình tôi không thể hiển thị toàn bộ trang Tđgđ. Giả sử tính năng tự động cập nhật là có thực, nếu trang Tđgđ tự động cập nhật (vì hiện tại đã là 21:09) thì bắt buộc nó phải giữ nguyên vị trí mà tôi đang xem (tức là trong khoảng 20:31 đến 20:52) mà không được tự động đưa tôi lên đầu trang mỗi khi tự động cập nhật, đồng thời sẽ có một nút thông báo là có những nội dung mới xuất hiện ở đầu trang, bấm vào nút này để xem đầu trang. MTnthảo luận 14:14, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Như thế thao tác bảo quản sẽ thuận tiện hơn, tránh sai sót, các dòng thông tin không bị xê dịch mỗi khi có sửa đổi mới thêm vào. Chỉ sợ mã nguồn media-wiki không đáp ứng được yêu cầu, ngay cả Wikipedia tiếng Anh cũng chưa có chức năng này. P.T.Đ (thảo luận) 14:31, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thành viên Krinkle trên MetaWiki có phát triển một công cụ tên là RTRC – Real-Time Recent Changes, có hướng dẫn tại trang m:User:Krinkle/Tools/Real-Time Recent Changes. Bạn xem thử xem, tôi từng dùng thử và thấy công cụ này cũng dễ sử dụng. — P r e n n t l 15:57, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  • Hiện giờ, Wikipedia tiếng Việt có nhiều cơ hội như được mọi người biết đến nhiều hơn, là nguồn tham khảo của học sinh/sinh viên (như Mintu Martin nói ở trên), số thành viên Wikipedia tiếng Việt ngày càng trẻ hóa, nhiều thành viên chỉ mới 9-10 tuổi và rất tích cực tham gia xây dựng Wiki. Hi vọng những cơ hội này sẽ giúp Wikipedia tiếng Việt phát triển hơn nữa trong tương lai! --Newton Einstein Hawking 05:34, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Wikipedia cũng được xem là nguồn dữ liệu để nghiên cứu về Semantic Web, rút trích quan hệ dữ liệu và nền tảng để xây dựng có hệ thống tìm kiếm, hỏi đáp tự động hay là nguồn tổng hợp thông tin tìm kiếm (cụ thể Google đã sử dụng Wikipedia thành nguồn tổng hợp thông tin).  A l p h a m a  Talk 02:58, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thách thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng kết thảo luận từ 12-19/3/2017:

  1. Tỉ lệ phá hoại, quảng cáo, cao (vui lòng cho số thống kê!)
  2. Quản lý bot tốt hơn (đây là điểm yếu chứ không phải thách thức)
  3. Ý thức cộng đồng về wikipedia chưa tốt (nâng cao chất lượng các bài viết có thể là một giải pháp)
    Nhiều người còn xem wikipedia chưa đủ độ tin cậy để trích dẫn.
    Học sinh không biết là wikipedia có thể chỉnh sửa

--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:32, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  • Càng nhiều thành viên tham gia sửa đổi đồng nghĩa tỉ lệ phá hoại ngày càng cao. Mặc dù tui ko phải là BQV nhưng tui thấy các BQV/ĐPV khác hoạt động rất vất vả để chống lại mảng tiêu cực này. Hi vọng wiki sẽ có một công cụ hữu hiệu để chấm dứt vấn đề này một cách triệt để. Mintu Martin (thảo luận) 05:14, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Cũng đồng tình với Mintu Martin, ngoài việc phá hoại ra còn có một số thành viên/IP viết bài quảng cáo về cơ quan, trường học của mình, thiết nghĩ có nên sửa lại các quy định của Wikipedia dễ hiểu hơn và các BQV phải mạnh tay hơn với mấy trường hợp trên. --Newton Einstein Hawking 05:39, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, chúng ta phải có cách để quản lý Bot tốt hơn, không để con robot sửa lung tung như vụ bot của Tran Trong Nhan sửa "cite" thành "chú thích" như vừa rồi. Mà hỏi các BQV rằng Robot có thể lùi sửa không, chứ nếu mỗi khi có phá hoại thì lùi bằng tay e rằng rất mệt! --Newton Einstein Hawking 05:42, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
À nữa, như Con Mèo Ú Tim nói ở dưới thì sau 2030, dân số Việt Nam chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều, và một phần dân số rảnh rỗi sẽ vào Wiki phá hoại. Thậm chí, khỏi phải chờ đến lúc đó, ngay hiện nay, nhiều người quá rảnh rỗi vào Wiki phá hoại, các BQV và Tuần tra viên không thể chống hết được, tôi nghĩ nên tăng số lượng BQV và TTV hoặc các BQV và TTV nên để ý nhiều vào mục "Thay đổi gần đây" và "Trang mới" để còn ứng phó kịp. Ngoài ra, các thành viên khác cũng nên chung tay tuần tra những mục này nhằm giảm số phá hoại xuống mức thấp nhất có thể. --Newton Einstein Hawking 05:50, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Một vấn đề tôi quan tâm, đó là hiện giờ người ta nghĩ như thế nào về Wikipedia nói chung và Wikipedia tiếng Việt nói riêng? Tôi muốn nói đến những sinh viên, học sinh, giáo viên, giảng viên... những người có khả năng cao biết đến Wikipedia và sử dụng Wikipedia làm nguồn tham khảo. Cách đây nhiều năm tôi thường nghe việc các giáo viên, giảng viên cấm học sinh, sinh viên của mình lấy tư liệu từ Wikipedia vì lý do "Wikipedia không đáng tin cậy vì ai cũng sửa được Wikipedia", việc này còn hay không? Nếu được, tôi hy vọng các thành viên trẻ tuổi của Wikipedia tiếng Việt có thể làm một bài phỏng vấn ngắn bạn bè, giáo viên, giảng viên của mình xem họ nghĩ gì về Wikipedia tiếng Việt, họ có đọc hay chỉnh sửa Wikipedia không, họ có tin tưởng Wikipedia không và họ có đề xuất gì cho Wikipedia/Wikipedia tiếng Việt hay không? Tôi tin những phản hồi này có thể rất có ích. — Prenn|tl 07:31, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bây giờ đa số học sinh không biết rằng Wikipedia có thể sửa đổi được, và họ tin tưởng tuyệt đối vào Wikipedia trừ khi có các giáo viên cảnh cáo như trên, nhưng chắc mấy HS đó cũng chẳng tin. Ai cũng biết đến Wikipedia, nhưng không phải người nào cũng biết rằng họ có thể sửa đổi tại Wikipedia, giống như tôi hồi trước :) jan Win [tl] 07:38, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    OK với bác Pernn. --Newton Einstein Hawking 08:15, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cách đây 4 năm tôi đã cho sinh viên làm bài tập ở Wikipedia và lấy 10% trong trong điểm môn học, đến nay là khóa thứ 4. Tôi hoàn toàn phản đối việc sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chép y sì từ Wikipedia. Wikipedia cung cấp thông tin, từ đó họ phải lần ra gốc của các bài báo, công bố khoa học để tham khảo. Vấn đề của Wikipedia tiếng Việt này là khó mà hướng dẫn người mới một cách nhiệt tình, nhìn đâu cũng thấy phá hoại.--Tranletuhan (thảo luận) 11:37, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Thật ra cái này là lỗi toàn hệ thống Wiki luôn á, đáng ra các thành viên tham gia phải trải qua khóa huấn luyện ít nhất 1-3 ngày ở đâu đó, rồi mới chạm tay vào edit Wiki. Chứ chả ma nào thèm đọc hướng dẫn cả, chỉ thích bụp vào cái sửa luôn. Tôi thấy mấy chương trình chơi game có hướng dẫn cho người chơi game, k biết Wikipedia có không nhỉ?  A l p h a m a  Talk 12:37, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bác Alphama nói đúng ý mà tôi muốn nói, nhiều IP và user mới không chịu đọc kỹ quy định cứ nhảy vào sửa đổi rồi đua nhau mà cãi! --Newton Einstein Hawking 14:09, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Alphama nói đúng đó. Cái này có thể đưa ra thảo luận ở Wikipedia tiếng Anh. Hiện giờ người mới vào được chào đón với thông báo quá "mở", như thể họ có thể viết bất cứ thứ gì cũng được. Tối thiểu cần phải để vài gạch đầu dòng về các nguyên tắc của Wikipedia để họ bắt buộc phải nhìn thấy trước khi sửa. --ngọcminh.oss (thảo luận) 10:52, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mẫu khảo sát am hiểu về Wikipedia
Có thể làm một form khảo sát nhỏ bằng Google Docs rồi gửi lên các trang confession trường học (rất đông thanh niên rảnh rỗi túc trực trên đó), có thể sẽ thu được tập dữ liệu lớn và chính xác. P.T.Đ (thảo luận) 17:27, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ, nhờ bạn làm cái mẫu khảo sát trên Google Docs với những câu hỏi tôi đã nêu trên (#Chúng ta đã phát triển ra sao trong 15 năm vừa rồi?, rồi post đường dẫn lên để các thành viên cho ý kiến hoàn thiện. Tôi tin là bạn làm được. Thank in advance!--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:55, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy cần các dạng câu hỏi dạng trắc nghiệm có nhiều phương án gợi ý để trả lời ngắn, nhưng thu được nhiều thông tin khảo sát hơn. Ví dụː thay vì hỏi Người ta có biết đến Wikipedia không? bằng Bạn có biết đến Wikipedia không?, rồi Bạn biết đến Wikipedia ở mức độ nàoː nghe nói tới?, thỉnh thoảng ghé vào tra cứu?, thường xuyên đọc? sửa đổi một chút thông tin? hay viết bài cho wikipedia?, và nữa Theo bạn, có bao nhiêu người biết đến và dùng Wikipedia ở nơi bạn học tập? công tác? và sinh sống?, .... Doãn Hiệu (thảo luận) 02:00, ngày 23 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mẫu khảo sát am hiểu về Wikipedia

Xem và thử khảo sát mẫu! | Sửa mẫu

Mình đã làm một biểu mẫu tạm dựa trên ý kiến của Prenn, Cheers!, Doãn Hiệu. Vì lần đầu làm nên chưa biết cách hoàn thiện, dẫn dắt. Hy vọng mọi người giúp đỡ, bổ sung và biên tập lại biểu mẫu cho tốt hơn.

Mục đích của mẫu khảo sát: Để biết được phần đông mọi người am hiểu gì về Wikipedia, họ tương tác với Wikipedia như thế nào (như yêu cầu của Prenn),... Từ đó để định hướng tốt hơn những bước đi tiếp theo.

Mời mọi người phát triển thêm.

Tôi vừa thêm mục other trong câu hỏi về các lĩnh vực.--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:21, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bác Cheers!. Nhưng mình cảm giác biểu mẫu vẫn còn một ít câu hỏi/câu trả lời trùng lặp, nên gom lại thành cụm, và các câu trả lời cũng chưa phong phú lắm; hy vọng mọi người giúp đỡ biên tập thêm nhé, để dẫn dắt người được khảo sát tốt hơn. P.T.Đ (thảo luận) 10:25, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Tôi có làm một số công việc liên quan tới học thuật, và càng ngày tôi càng thấy cách làm của Wiki mới là gần với chân lý. Chỉ muốn nói vài lời động viên để các bạn tiếp tục vững lòng. Kiến thức thật ra luôn luôn biến đổi, và với sự phát triển của công nghệ ngày nay thì sự biến đổi đó càng nhanh, kiến thức mới thay thế kiến thức cũ với tốc độ ngày càng lớn. Những tài liệu "chính thống" trước giờ vẫn được coi là đáng tin cậy hơn so với Wiki, nhưng thực ra mắc một khuyết điểm chết người là quá tĩnh tại. Có nghĩa là nếu kiến thức trong một sách tham khảo sai, thì nó trở thành kiến thức chết. Tư duy về kiến thức như Wiki - cần sửa đổi và bổ sung liên tục - mới là cách làm đúng. Hiện tôi thấy đã có một số sách vở không mang tính học thuật dẫn nguồn Wiki. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này, chỉ cần làm thêm một việc đơn giản nữa là cách ghi nguồn: Wiki-đề mục X-truy cập ngày Y-sửa đổi lần cuối cùng ngày Z, là rõ, vì chúng ta có các bản lưu. Theo mình thấy việc Wiki sẽ được chấp nhận là nguồn tham khảo ngay cả trong các tài liệu học thuật chính thống chỉ còn là vấn đề thời gian. Để điều này có thể xảy ra nhanh hơn, mình nghĩ cần tập trung vào nâng cao ý thức cộng đồng và làm sâu sắc thêm chất lượng các bài viết, thay vì chạy theo số lượng, nhất là trong thời buổi "too much information, too little knowledge" ngày nay. Mấy lời dông dài, nhờ các bạn chỉ giáo thêm.La communista (thảo luận) 01:16, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Rất cảm ơn La communista đã chia sẻ, và cần tập trung vào phát triển ý thức cộng đồng và nâng cao chất lượng các bài viết cần được thảo luận chi tiết thêm để có phương án thực thi hiệu quả.--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:04, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Học thuật và nghiên cứu
  • Đưa Wiki vào giảng dạy thành bộ môn chính thức của các trường đại học hoặc 1 phần của môn Semantic Web ở bậc học Thạc sĩ.  A l p h a m a  Talk 02:24, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đấy là một khả năng có thể, tuy nhiên với bối cảnh hiện tại việc đưa thành một môn tùy theo ngành đó Alphama, và không dễ dàng gì (trường công) để đưa vào đâu. Như trên có ý, giảng viên chỉ đưa vào một phần nhỏ liên quan đến Wiki thôi bạn. Bạn có sáng kiến gì tiếp theo ý này không?--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:35, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Thì mỗi semester Wikipedia hỗ trợ 1k-5k USD vào nghiên cứu viết bài báo hoặc nghiên cứu, học sinh Thạc sĩ có tiền tài trợ và đề tài thì làm liền chứ có gì khó đâu.  A l p h a m a  Talk 02:51, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    À, theo tôi hiểu nếu ông thầy ở trường đào tạo về cái món đó, mà học viên master ổng có proposal đề nghị, họ có thể làm đề xuất thì wikimedia cấp tiền á.--Prof. Cheers! (thảo luận) 14:48, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Để quảng bá wikipedia thì cách rõ ràng nhất là lập Hiệp hội những thành viên wikipedia như ý tưởng của GS Cheers! đã nói từ rất lâu. Có tư cách pháp nhân thì dễ xin tiền Quỹ wikimedia hơn là các cá nhân đơn lẻ nhiều. Khi đó chúng ta có thể tổ chức các workshop tại các trường đại học hoặc cấp 3 một cách công khai, và có thể tạo ra phong trào học hỏi/soạn thảo wikipedia. Quỹ Wikimedia sẽ nhiệt tình hỗ trợ khi quy mô thực hiện lớn, có tiếng vang trên báo chí. Tuanminh01 (thảo luận) 16:16, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Tôi có thể liên lạc được với các trường đại học phía nam (một vài trường phía bắc) để xin (cho hay không là quyền của họ) tài khoản truy cập thư viện trực tuyến cho các thành viên Wikipedia, nhằm giúp các bạn trích dẫn và nâng cao chất lượng bài viết. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì tôi liên lạc với họ trong tư cách gì? Ở đây tôi chỉ đề xuất lập cái user group thôi, chưa cần lập chapter, và các bạn cùng tham gia với tôi không cần phải ra mặt mà cần hỗ trợ tôi một số công việc. Ví dụ, có ai xung phong lập một bản khảo sát trên google docs (hoặc trên wikimedia) về mấy câu hỏi tôi nêu ở trên không? tại sao phải lập bảng khảo sát này? Các nước khác tham gia vào các tiểu dự án có tài trợ từ Wikimedia họ gọi điện thoại khảo sát (phone surveys), mình tập trung vào đối tượng sử dụng internet nên khảo sát online, các thành viên chỉ cần share qua facebook cũng OK. Có thành viên nào làm bên báo chí không? cho chạy một tút nhỏ giới thiệu về những dự định cải tiến wikipedia trong thời gian tới...--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:52, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Hoạt động offline, có hội nhóm bao giờ cũng hào hứng hơn. Ngày xưa mình có đi hoạt động của OLPC (one laptop per child), chỉ ngồi một buổi chiều mà dịch được rất nhiều, hơn ngồi tự kỷ ở nhà. OpenStreetMap cũng từng tổ chức hoạt động tương tự ở Hà Nội. Việc này rất nên làm. --ngọcminh.oss (thảo luận) 10:56, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Có hoạt động offline cũng vui hơn đấy, vừa viết bài vừa thảo luận sẽ tốt hơn và đỡ gây bất đồng hơn, tăng thêm độ bền chặt của tinh thần Wikipedia. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 17:07, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Mảng đóng góp cho những nghiên cứu và dịch thuật về lĩnh vực khoa học là khó nhất, cần những người có trình độ chuyên môn nghiên cứu lâu năm (giáo viên, thậm chí giáo sư tiến sĩ, mà thành phần này lại rất hiếm trên wiki) chứ những người trẻ hoặc những người không có chuyên môn cao (số đông trên wiki hiện nay) khó mà đóng góp tích cực cho mảng này.
  • Nói về khoa học xã hội thì Wiki chỉ mạnh chủ đề lịch sử về những sự kiện cụ thể chứ những vấn đề chuyên sâu của sử học như phương pháp luận chẳng hạn thì chưa thấy ai viết. Các bài về các ngành khoa học xã hội khác quá yếu. Ahihi456 (thảo luận) 17:25, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Suy cho cùng lý do cũng là vì nguồn thông tin. VnExpress hay Dân trí có rất nhiều tin Hoa hậu cởi quần, ca sĩ tốc váy, teen girl đánh nhau chứ không tập trung viết về cracking dầu mỏ, lý thuyết tập hợp hay thuyết tương đối hẹp. Tuanminh01 (thảo luận) 07:13, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ngay cả bài chủ nghĩa cộng sản cũng viết không ra hồn trong khi VN mang tiếng là nước cộng sản. Tôi phải bỏ ra nhiều công sức để cải thiện bài đó. Rõ ràng chủ đề lịch sử VN cận hiện đại phát triển mạnh vì các phe phái chính trị ở VN tuyên truyền quá nhiều về các chủ để đó nên nó được công chúng chú ý và có nhiều thông tin để viết bài. Thật ra hiểu biết của họ cũng chỉ ở mức sự kiện chứ nguyên nhân, gốc rễ của các sự kiện đó thì họ cũng không biết. Hiểu biết chuyên sâu về lịch sử, chính trị ở tầm lý luận chỉ có một số rất ít người có nghiên cứu mới biết. Dân thì không nói làm gì vì hiểu biết của họ chỉ ở mức kinh nghiệm cá nhân nhưng đọc mấy tạp chí lý luận chính trị của VN tôi không hiểu họ đang lý luận chính trị hay đang tuyên truyền theo cùng một kiểu lặp lại mấy chục năm. Như vậy thì làm sao những bài kiểu như Chủ nghĩa cộng sản phát triển được. Đây có lẽ là hạn chế chung của người Việt cũng như của bất cứ dân tộc nào chưa trải qua một quá trình Khai sáng lâu dài mà vài thế hệ nữa chúng ta mới khắc phục nổi. Ahihi456 (thảo luận) 14:26, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Quan trọng hơn thế, nếu bạn có tư duy lý luận độc lập đủ để viết khách quan về chủ nghĩa cộng sản, nhiều khả năng bạn sẽ thành một Hà Sĩ Phu/Trần Xuân Bách/Lê Công Định/Trần Huỳnh Duy Thức mới. Không có gì ngạc nhiên khi Tạp chí cộng sản viết như con vẹt mấy chục năm nay. Họ không cần hiểu và cũng không muốn mở hộp Pandora. Tuanminh01 (thảo luận) 01:44, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi viết Wiki như một thú vui tao nhã chứ đâu có tham vọng như mấy ông kia. Nhưng những gì tôi viết tác động lên xã hội còn hơn mấy ông kia. hihi ... Tôi quen một ông giá về hưu, bà vợ ông ấy thường lấy tạp chí cộng sản mà ông ấy được phát không gói bánh mì. haha ... Tôi rất có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản vì tôi biết rằng vấn đề không nằm ở học thuyết mà vấn đề nằm ở những người thực hành nó. Năng lực, đạo đức, tính cách, tập quán của họ tạo nên vấn đề. :D Ahihi456 (thảo luận) 02:57, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đối với người dùng thiết bị di động, vấn đề của WP Tiếng Việt

Ở trên đã có nhiều bạn đưa ra những ý tưởng vĩ mô cho tương lai của Wiki, ở đây tôi xin bàn về một vấn đề vi mô đặc thù của WP tiếng Việt. Có lẽ khác với những WP phiên bản ngoại ngữ khác, đa số người vào đọc WP tiếng Việt dùng thiết bị di động để vào. Cứ xem thống kê số lượng người truy cập vào Trang chính, số người dùng Phiên bản di động thường gấp 4 hay 5 lần số người dùng phiên bản máy tính để bàn, còn số người dùng app thì rất ít, gần như không đáng kể. Theo sự quan sát của tôi trong 1 thời gian dài (rất tiếc là tháng này mạng nhà tôi hỏng mà tôi không có ở nhà ban ngày để thợ đến sửa, vào mạng rất chậm nên không thể xem lại số liệu) thì hiện nay số người truy cập trung bình hàng ngày là 46 ngàn người (một sự sụt giảm nghiêm trọng, trong năm 2016 cho đến tháng 1/2017 là trung bình 67000 lượt/ngày, trước năm 2016 là trung bình 85 ngàn lượt/ngày, trong khi số người dùng phiên bản máy tính để bàn không suy giảm, vẫn trung bình 8 dến 12 ngàn người/ngày, thì số người dùng phiên bản di động sụt nghiêm trọng, từ 54 ngàn xuống còn 36 ngàn người/ngày kể từ tháng 1/2017, có thể có nhiều lý do để giải thích sự việc này như mạng cáp quang tại VN thường xuyên hỏng và phải đến giữa tháng 4/2017 mới sửa xong, hoặc các mạng xã hội khác hấp dẫn họ hơn,....) và thường là người dùng phiên bản di động đến ngay trang chứa thông tin họ muốn tìm mà ít click vào link trên trang chính (người dùng máy tính để bàn click vào các link trên trang chính nhiều hơn).

Thí dụ như ngày thứ bảy 1/10/2016 vào Trang chính: Người truy cập bằng máy tính để bàn 9.562 lượt trong khi người dùng di động là 54.921 lượt, người dùng app là 567. Ngày 1/10/2016 vào trang Siêu tân tinh loại Ia (BVCL của tuần đó: mtdb:99, pbdd:176. Ngày 1/10/2016 vào trang Václav I, Công tước Bohemia (dòng đầu mục Bạn có biết của tuần đó): mtdb:79, pbdd:16. Ngày 29/1/2017 vào trang Trần Nhân Tông (mục BVCL của tuần đó): mtdb:2.540, pbdd:261.
Thí dụ ngày 22/3/2017 vào trang Đoàn Ngọc Hải (đang nóng vụ "giành lại vỉa hè"): mtdb: 897 , pbdd:1.301. Thí dụ ngày 23/5/2016 vào trang Barack Obama (ngày ông Obama qua thăm VN): mtdb:11.575; pbdd:23.600. Ngày 27/1/2017 vào trang Tết Nguyên đán (giao thừa AL): mtdb:2.110, pbdd:10.519. Ngày 14/3/2017 vào trang White Day (sự kiện ngày hôm đó): mtdb:646, pbdd:1.042.

Một vài thí dụ nữa cho thấy rõ là người dùng pbdd chỉ tìm đến nhanh trang họ muốn tìm mà ít click vào các liên kết khác. Các bạn có thể thử xem một số thí dụ khác.

Theo như bạn AlleinStein viết: Vấn đề "thành viên mới" phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của wiki tiếng Việt. Trước đây trang chính phiên bản di động (dd) rất đơn giản như bên dd của WP tiếng Anh, chỉ có mục Bài viết chọn lọc và tin tức, từ tháng 8/2016 theo đề nghị của tôi, bqv @Mxn: đã thêm vào các mục khác, tuy vậy những tương tác với cộng đồng hoàn toàn không có link trên trang chính dd, không có hiện ra những link đi thẳng tới trang thay đổi gần đây, trang thảo luận này (thông báo về trang thảo luận này chỉ hiện trên phiên bản máy tính để bàn), trang chào mừng người mới., hướng dẫn,.... gần như từ pbdd không có cách nào đi đến những trang này, hoặc là phải đi rất lòng vòng. Có thể vì thế mà các IP thường rất ít vào các trang thảo luận, bình chọn, biểu quyết (trừ những thành viên cố tình dùng IP giấu tên). Muốn thu hút sự đóng góp của thành viên mới, chúng ta cần nâng cấp Trang chính Phiên bản di động (Xem phiên bản di động), theo tôi ít nhất là thêm 1 link to và đậm vào trang Chào mừng người mới (ít ra ở đó còn có một số liên kết đến những trang hướng dẫn) và trang cộng đồng. Mong các bạn nào đã làm quen với WP lần đầu bằng thiết bị di động kể lại kinh nghiệm của mình. Mong các anh chị, các bạn góp ý thêm để nâng cấp trang chính phiên bản di động cũng như thu hút số người dùng di động (chỉ tìm đến đọc thông tin họ muốn) để họ chịu "dừng chân lại" đọc qua những bài khác và đóng góp cho WP.--Langtucodoc (thảo luận) 00:36, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Langtucodoc: Rõ ràng là người đọc đã ko để ý đến Trang Chính, nhưng xét về tổng thể thì số người đọc wikipedia tiếng Việt vẫn có xu hướng tăng, chứng tỏ mọi người vẫn tìm đến wikipedia để tìm kiếm thông tin. Tuanminh01 (thảo luận) 08:17, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tuanminh à, tôi nghĩ đó là số lượt đọc chứ không phải số người, có thể là 1 người đọc 100 trang. Người dùng muốn tìm thông tin tại WP thì bắt buộc phải đi qua Trang Chính rồi mới tìm kiếm mục từ cần tìm, theo tôi biết là không có cách nào khác. Ngoại trừ là họ không cố ý tìm vào WP mà tra cứu tại google, và nhấn vào liên kết do google gợi ý, thì mới vào thẳng trang cần tìm được (như vậy có nghĩa là họ không cố ý vào WP, và nếu sau này google không hỗ trợ WP đưa kết quả từ WP lên đầu phần tìm kiếm nữa?).--Langtucodoc (thảo luận) 08:03, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Langtucodoc: Rất ít người đến wikipedia qua trang chính, họ chủ yếu đến từ Google khi cần tra cứu cái gì đó mà có link wikipedia ở top trên cùng. Chỉ có chúng ta những người đóng góp lâu dài thì mới đến wikipedia từ trang chính mà thôi. Google sử dụng thuật toán PageRank nên các trang wikipedia lúc nào cũng có ưu thế lớn lên trang nhất, do trang wikipedia đứng top 5 về độ truy cập toàn cầu, bạn hiểu thuật toán thì không lo vụ Google support wikipedia, cái này là hoàn toàn automatic rồi. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 12:09, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tóm tắt ý kiến thảo luận trên toàn cầu từ 14-28 tháng 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm chính (sơ bộ): Cải tiến công nghệ cần được tập trung mạnh mẽ, bao gồm các định dạng tri thức đầu tư mạnh mẽ hơn (như âm thanh và bản đồ), điện thoại di động, tìm kiếm bằng giọng nói, tăng cường thực tế, AI, và Wikidata (Ar, Bn, De, En, Es, Fr, He, Hi , It, Meta, Pl, Vi, Zh).

Một số cộng đồng nhấn mạnh sự cần thiết phải có phần mềm đa ngôn ngữ tốt hơn và hỗ trợ dịch thuật, có khả năng tạo ra các wiki dự án đa ngôn ngữ hoặc tích hợp các wiki hiện có; Và tập trung vào chất lượng nội dung, có thể bao gồm việc tạo nội dung trả phí (De, Es, He, Hi, It, Ja, Meta, Pl, Pt, Sv, Ru, Zh).

Một số cộng đồng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra một môi trường thân thiện và thân thiện hơn, bao gồm cả việc mở rộng chống sách nhiễu và các biện pháp thu hẹp khoảng cách giới tính (Bn, De, Es, Fr, Meta, Pt, Ru, Vi).

Các cộng đồng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ sở giáo dục, tiềm năng cho các văn phòng của Wikimedia trong các thực thể đó (Ar, Bn, Es, He, Hi, It, Vi).

Các cộng đồng châu Á và tiếng Anh có xu hướng nhấn mạnh phát triển ngoại tuyến và tiếp cận khu vực nông thôn để đưa Wikimedia vào mọi làng (Bn, En, Hi, Vi).

Một vài cộng đồng nhắc lại các vị trí đã được xác lập tốt, nêu rõ sự cần thiết phải hợp tác kỹ thuật tốt hơn bởi WMF (De, Ru) và lo ngại rằng phong trào đang mất dần sự tập trung giáo dục thông qua việc chính trị hoá và trung tâm WMF. (De, Fr, He, Meta, Pl)

The Thảo luận tại wikipedia tiếng A Rập (3s) đưa ra quan điểm cho rằng Chương trình Giáo dục Wikipedia nên là một ưu tiên, bao gồm việc mở văn phòng Wikimedia cố định trong các cơ sở giáo dục (§Ar1) trong khi các nhóm trên Facebook (4s) nhấn mạnh việc tập trung vào việc cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của các Dự án Wikimedia (§Ar2.1 (to 4)).

Thảo luận trên wiki tiếng Bengali (35s) đề nghịtạo ra môi trường chào đón (§Bn1.21). Hợp tác với các tổ chức có liên quan (§Bn1.7), phát triển các công cụ chỉnh sửa chính tả (§Bn1.5) và tạo ra các cuốn sách âm thanh trên Wikisource (§Bn1.8) nên là một trọng tâm. Viết bài cần được dễ dàng hơn và nhấn mạnh cả chất lượng nội dung và số lượng. Các cuộc thi toàn cầu thường xuyên sẽ hữu ích, bao gồm cả phần thưởng cho đóng góp (như dữ liệu di động), thu hút sinh viên và người cố vấn mới (§Bn1.20 , §Bn1.33). Các dự án anh chị em nên được quảng cáo (§Bn1.26) và tất cả các dự án đều tích hợp Wikidata với tất cả để cập nhật tự động §Bn1.25). Các thành viên cộng đồng tại Cuộc gặp gỡ cộng đồng Bengali (6s) đề xuất đề xuất các dự án Wikimedia qua Wikipedia Library buses (§Bn2.1) và lịch (§Bn2.5 , §Bn2.4). Giới hạn về giới tính và nội dung (§Bn2.5 , §Bn2.4) nên được giải quyết.

Cộng đồng tiếng Trung Quốc, chủ yếu là Đài Loan trên Facebook nói rằng họ muốn nâng cao chất lượng của các bài báo hiện có trên Wikipedia. Chủ tịch cũ của WMHK đã nghỉ hưu ghi nhận trong một cuộc họp rằng việc thiếu nguồn lực luôn là một vấn đề trong cộng đồng. Cộng đồng muốn Quỹ hỗ trợ nhiều hơn về tài chính và kỹ thuật để họ có thể phát triển một cách tốt hơn.

Wikipedians on Wikipedia tiếng Anh (13s) cho biết chúng ta nên tập trung vào khả năng truy cập offline (§En1), chất lượng thông tin (§En11) và các tính năng như đồ thị và bản đồ (§En4). Chúng ta nên làm việc với các đối tác bên ngoài và hợp tác nội bộ nhiều hơn như Đội Công nghệ Cộng đồng (§En5). Các vấn đề về chỉnh sửa trả tiền không được tiết lộ (§En3) và tính khả dụng hạn chế của Wikidata (§En8) cũng nên được giải quyết và tiềm năng của trí thông minh nhân tạo để giúp chúng tôi khám phá (§En13).

Người đóng góp tại Wikipedia tiếng Pháp (66s) cho rằng chúng ta nên tập trung vào các wiki nhỏ hơn, (§Fr1) xây dựng một cộng đồng toàn cầu, (§Fr2) quảng bá các dự án địa phương, (§Fr4) hiện đại hóa công nghệ phần mềm Wikipedia (§Fr5) (chẳng hạn như thực tế gia tăng và tìm kiếm bằng giọng nói (§Fr57) và tạo ra chính sách chống sách nhiễu nghiêm ngặt hơn (§Fr7). Chúng ta nên tập trung vào chất lượng, (§Fr39) tạo wiki đa ngôn ngữ cho mọi dự án, (§Fr11) tạo môi trường thân thiện cho người dùng mới (§Fr6) và khuyến khích trao đổi giao lưu văn hoá. (§Fr25) Chúng ta cũng nên suy nghĩ về tính trung lập của dự án, (§Fr15) việc Quốc tế hoá và cung cấp kiến thức ở nhiều định dạng khác nhau (§Fr13). Chúng ta nên khuyến khích sử dụng phương tiện truyền thông / truyền thông xã hội để quảng cáo (§Fr41).

Wikipedia tiếng Đức (37s) thảo luận về ý tưởng bầu cử một cách chuyên nghiệp các ban chuyên gia giữa những người sử dụng wikipedia để nâng cao chất lượng (§De1.1 đến 7) Một môi trường giao tiếp xã hội thân thiện (§De1.8) Và giữ tất cả các bài viết được cập nhật (§De1.15) được coi là quan trọng; ở đó Wikidata có thể hỗ trợ (§De1.18) nhưng Wikidata cũng cần phải được cập nhật. (§De1.19) Chúng ta nên tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. (§De1.21) Wikipedia nên là một nền dân chủ và tất cả các vị trí giám sát nên do cộng đồng bổ nhiệm; Có thể giảm biên chế WMF với trụ sở chính bên ngoài Hoa Kỳ và việc gây quỹ nên giao cho các tổ chức. (§De1.13) Chúng ta cần có một chính sách quản lý chất lượng nội bộ, chính sách tái cấu trúc và các trang hướng dẫn, (§De1.30) và suy nghĩ lại giá trị của các nguồn chính (§De1.25). Một cuộc họp tại Áo (31s) hỗ trợ một môi trường thân thiện, (§De2.1) tìm kiếm các cách diễn đạt thông tin mới hơn, (§De2.26) bao gồm nhiều tư tưởng và nguồn tri thức đa dạng hơn, và giữ cho nội dung cập nhật. (§De2.21)

Wikipedia tiếng Hebrew (17s) thảo luận rằng chúng ta nên tập trung vào các sự kiện, trung lập về mặt chính trị (§He2) và hướng tới nhiều độc giả hơn. (§He1) Chúng ta nên suy nghĩ lại về thiết kế của Wikimedia, (§He12) ứng dụng công nghệ mới, (§He6) Hợp tác với giới Học thuật và thu hút sinh viên, (§He17) tập trung vào chất lượng (§He10) và tích hợp các dự án Wikimedia. (§He8) Chúng ta cũng nên suy nghĩ về vấn đề chỉnh sửa trả tiền. (§He13)

Các thành viên Wikimedia nhóm Whatsapp Hindi thảo luận rằng chúng ta nên phân cấp các tổ chức chính thức của phong trào (§Hi1.2) và tập trung vào cấp làng xã. (§Hi1.6) Các thiết bị di động phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi (§Hi1.18) và Wikipedia phải được cài đặt sẵn trên tất cả các thiết bị. $tl4 Chúng ta cũng nên thu hút sinh viên và giáo viên bằng cách cộng tác với các cơ sở giáo dục. (§Hi1.7) Chúng ta nên tập trung phát triển cả về số lượng (§Hi1.20) và chất lượng, (§Hi1.14) có khả năng tạo ra nội dung có liên quan bằng các ngôn ngữ khác trên bất kỳ wiki nào. (§Hi1.24) Chúng ta nên tạo ra một môi trường cởi mở và chào đón. (§Hi1.25) Cuộc thảo luận Hindi Wikimedia trên Google Hangout cũng đã đưa ra quan điểm rằng Wikipedia nên dễ dàng truy cập được từ các thiết bị di động. (§Hi2.3) Chúng ta nên cộng tác với các tổ chức (§Hi2.6) và chính quyền địa phương (§Hi2.6) để đưa Wikipedia đến các làng xã. (§Hi2.5) Chúng ta nên quảng bá Wikipedia bằng phương tiện truyền thông xã hội (§Hi2.7) và cũng làm việc cùng với các cơ sở giáo dục với sự trợ giúp của nhân viên có thu nhập cao hơn. (§Hi2.10) Chúng ta nên tạo ra các hướng dẫn, sách điện tử và tài liệu khác bằng ngôn ngữ khu vực. (§Hi2.8)

Wikipedia tiếng Ý (14s) đã thảo luận rằng cần có sự thống nhất về các mẫu, các hướng dẫn (§It1.11) và sổ tay cách soạn thảo bài (§It1.8) cũng như tăng cường truyền thông giữa các ngôn ngữ và dự án khác nhau . (§It1.1) Chúng ta nên tập trung vào việc giáo dục và mang lại nhiều người đóng góp hơn. (§It1.5) Chúng ta nên tìm những cách khác nhau để thu hút trẻ em (§It1.14) và sinh viên bằng việc cộng tác với các tổ chức thanh thiếu niên. (§It1.13) Người dùng Wikiquote tiếng Ý (5s) nói rằng các hướng dẫn Wikiquote cần phải được cải tiến để giúp người mới làm quen dễ dàng hơn. (§It2.2) Nên có một thư viện hợp tác để cải thiện các câu nói trích dẫn. (§It2.4) Wikiquote nên có một sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội. Các thành viên đóng góp Wikisource tiếng Ý(13s) gợi ý rằng các dự án Wikimedia cần được kết nối với nhau hơn (§It3.1) và Wikisource nên được tích hợp với các dự án khác. (§It3.6) Chúng ta nên cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của Wikisource để có thể dễ dàng đóng góp và xem các văn bản, ngay cả trên các thiết bị di động. (§It3.8) Một số người dùng nhấn mạnh bao gồm các trang truy cập mở khác (§It3.3) trong khi những người khác nói rằng chúng ta nên tập trung vào các tác phẩm được quét scan. (§It3.15) Wikiversity Ý (6s) cho rằng phong trào nên tập trung nhiều hơn vào các dự án chị em của Wikipedia. (§It4.1) Chúng ta cũng nên tập trung vào trường học và trẻ em bằng cách cộng tác với các dự án như Vikidia. (§It4.5) Một cuộc phỏng vấn củaWikidata tiếng Nhật (1 người dùng, 6s) trên Twitter chỉ ra rằng người dùng Wikidata lâu năm cảm thấy rằng nhiệm vụ của dự án là không rõ ràng và nó quá phức tạp để giải thích. (§Ja1.1 (to 6)) Một nhóm trên Slack (3s) đồng ý rằng WP có nội dung chất lượng kém về các lĩnh vực nhất định như Khoa học máy tính. (§Ja2.2) [9s] đã đưa ra quan điểm rằng chúng ta nên tập trung vào tính toàn diện và phân cấp của các dự án, (§Ja3.1) và làm rõ các giấy phép. (§Ja3.6) Chúng ta cũng nên tập trung vào cấu trúc dữ liệu, quan hệ dữ liệu (§Ja3.4), đầu vào dữ liệu (§Ja3.3), dữ liệu đầu ra (§Ja3.8) trên Wikidata. (§Ja3.9) Onwiki, giải phóng thêm nội dung (§Ja4.2) và tuyển dụng thêm nhiều người mà có đóng góp chất lượng đã được ghi nhận. (§Ja4.3)

Thảo luận trên Meta (21s) đã nhấn mạnh đến chất lượng nội dung và sự cần thiết phải cạnh tranh với tin tức giả mạo (§Meta4), chiến đấu với chỉnh sửa trả tiền (§Meta18) và tuyên bố không được tiết lộ. (§Meta7) Trong khi một người sử dụng ủng hộ việc thúc đẩy các nỗ lực kiến thức miễn phí của WMF, (§Meta3) một người dùng khác nói rằng chúng ta nên tìm các giải pháp thay thế cho các phần mềm đã được phát triển bởi WMF. (§Meta2) Chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện sự hợp tác giữa các cộng đồng phân phối, các chi nhánh chính thức (§Meta20) và các tổ chức đối tác tiềm năng. (§Meta21) Kiến thức nên được quảng bá trên toàn cầu bằng cách cải thiện truy cập ngoại tuyến và bằng cách làm cho nội dung của nó trở nen dễ hiểu. Chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của Wikimedia (§Meta12) và cũng có khả năng xử lý các nội dung phong phú như bản đồ và các công cụ đồ hoạ. (§Meta19) Chúng ta nên tập trung vào khoảng cách giới tính / nội dung (§Meta6) và cải thiện liên kết trong các dự án của chúng ta xung quanh Wikidata. (§Meta14) Chúng ta nên ủng hộ cho quyền tự do của toàn cảnh tại Hoa Kỳ (§Meta13) và tôn trọng lẫn nhau bất chấp sự khác biệt của chúng ta (§Meta5)

Người sử dụng Wikipedia tiếng Ba Lan cho rằng, Wikipedia sẽ dễ dàng hơn, (§Pl1.5) và phần mềm nên hỗ trợ tốt hơn cho các nỗ lực đa ngôn ngữ. (§Pl1.1) Một số người dùng đề nghị tạo ra một Wikipedia thống nhất, chẳng hạn như Wikimedia Commons và Metawiki, với các công cụ để dịch cùng một bài báo sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. (§Pl1.8) Các nhà biên tập có trả tiền cũng có thể được thuê để giữ cho nội dung cập nhật bằng cách truy cập cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp. (§Pl1.7) WMF / Phong trào phải là trung lập về chính trị (§Pl1.2) và Hội đồng Quản trị WMF nên đại diện cho cộng đồng tốt hơn. (§Pl1.3) WMF nên là một tổ chức hỗ trợ chứ không phải là tổ chức dẫn đầu phong trào. (§Pl1.14) Chúng ta nên tập trung vào các dự án chị em của Wikipedia (§Pl1.15) và quyền tự chủ biên tập của Wikipedia bằng các ngôn ngữ khác nhau. (§Pl1.18) Một công cụ để chuyển đổi mp3 / mpeg trong khi tải các file này lên Wikimedia Commons. (§Pl1.17) Facebook group (3s) nêu bật sự cần thiết phải cải tiến công nghệ (§Pl2.1) và thảo luận về sự thiên lệch do quan điểm chính trị (§Pl2.2)

Các thành viên Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha thảo luận về việc có một môi trường chào đón với các cơ chế thích hợp để đối phó với quấy rối, tranh chấp và kiểm duyệt các cuộc thảo luận. Chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào việc lấp khoảng trống nội dung với nội dung địa phương và các bản dịch không phải là ưu tiên.

Tổng quan về các thảo luận trên Trang thảo luận cộng đồng của wikipedia tiếng Nga (7s) thảo luận tầm quan trọng của đa ngôn ngữ (§Ru1.3) và sự đa dạng của người sử dụng địa lý, (§Ru1.1) khả năng tham gia trực tuyến dễ dàng hơn, và sự cần thiết phải cải thiện WMF Tham gia vào những thay đổi về mặt kỹ thuật. (§Ru1.5) Các Ru.WP RfC (6s) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mô hình phát triển cơ sở của WP, (§Ru2.3) vấn đề của những người dùng mới đang cố gắng gia nhập cộng đồng, (§Ru2.4) và nhu cầu nhiều hơn cả đa ngôn ngữ. (§Ru2.6)

Trên trang chiến lược (11s) của Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, ý tưởng về các tiêu chí về tầm nhìn về phong trào đã được nâng lên (§Es1.1) cùng với nhu cầu hỗ trợ dịch thuật và ngôn ngữ tốt hơn, (§Es1.6) khả năng tiếp cận của nội dung, (§Es1.4) giữ độc lập của phong trào, (§Es1.6) và WP là một công cụ giảng dạy. (§Es1.7) Chúng ta nên tập trung vào những người mới đến, (§Es1.8)duy trì số người dùng, (§Es1.10) hiện đại hóa giao diện Wikipedia (§Es1.9) và phân tích cấu trúc hiện tại của nó (§Es1.11). Nhóm Điện thư Tây Ban Nha (1s) hỗ trợ việc xác nhận tính đúng đắn nội dung từ các chuyên gia bên ngoài.(§Es2.1)

Cuộc thảo luận Wikipedia tiếng Thụy Điển [6] đã so sánh Sv.WP với bách khoa toàn thư của quốc gia này (§Sv6) trong khi ghi nhận sự cần thiết phải nâng cao độ tin cậy (§Sv3) và sự hợp tác giữa các bên liên đới (§Sv5)

Trong cuộc trò chuyện tại Wikipedia tiếng Việt [24], tập trung vào chất lượng nội dung (§Vi2) và những thách thức về kỹ thuật như các biện pháp chống phá hoại (§Vi5) và quảng cáo, (§Vi6) và cơ hội, như tiếp cận giáo dục, (§Vi9) đi kèm làm việc hướng tới nó. Chúng ta nên tập trung vào việc đào tạo những người mới, (§Vi8) khả năng truy cập ngoại tuyến, (§Vi6) giữ thông tin cập nhật (§Vi9) và ghi nhận công sức của những người đóng góp. (§Vi7). Tuanminh01 (WMF) (thảo luận) 15:58, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Năm 2030 Wikipedia tiếng Việt sẽ như thế nào?

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những năm 202x: Wikipedia tiếng Việt sẽ tham gia vào các vấn đề Việt Nam đặc biệt là về Giáo dục và Văn hóa, kết hợp với AI sẽ mang tri thức tới đông đảo giáo viên, học sinh và mọi người và vì thế trở nên một trụ cột trong phát triển đất nước. Việc này làm được nếu chúng ta không chỉ chạy theo nhu cầu chung của Wikipedia mà còn xác định được ngay bây giờ các mục tiêu và cách làm phù hợp. Tôi muốn được trao đổi về vấn đề này Thetrung2017 (thảo luận) 04:24, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Đầu 2030: Dân số Việt Nam bùng nổ, cán mức 103 triệu 117 nghìn người. Dân thì đông mà việc làm thì ít. Một bộ phận thanh niên rảnh rỗi phẫn uất lên wiki phá suốt ngày. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 19:13, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
OK với bác. --Newton Einstein Hawking 06:48, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đến năm 2030, 80% người Việt trong độ tuổi 15 đến 40 đều có thể đọc thông tiếng Anh hoặc ít nhất một ngoại ngữ nào khác nên có thể đọc trực tiếp các phiên bản WP ngoại ngữ, do đó WP tiếng Việt sẽ rất ít người truy cập ngoại trừ trẻ em và người lớn tuổi kém ngoại ngữ, hoặc chỉ vào đọc một số bài về lịch sử, ca sĩ, giải trí VN (mà ngay cả các bài game show VN hiện nay cũng phần lớn dịch từ bản WP tiếng Anh), và những người dịch bài từ tiếng Anh sang sẽ "thất nghiệp". (Bàn thêm: Để tránh tình trạng này cần khuyến khích phát triển những bài đặc thù về VN, đặc biệt là mảng xã hội có tính cách tổng quát, như bài Internet tại Việt Nam (Dammio viết chính) và Xuất khẩu lao động Việt Nam (Violetbonmua chủ biên)). WP tiếng Việt cũng không còn phá hoại và quảng cáo, vì ít người đọc, và cũng vì dân trí, ứng xử người Việt đã cao hơn, biết tôn trọng của công và hội nhập tốt với cộng đồng văn minh thế giới. --Langtucodoc (thảo luận) 21:37, ngày 27 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Những năm ấy, tỉ lệ già hóa dân số ngày càng cao, không còn nhiều bạn trẻ tích cực tham gia Wikipedia như hiện nay nữa. P.T.Đ (thảo luận) 16:54, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ngày đó chắc cũng chẳng còn các bài viết về game show thi bô-lê-rô, thi cải lương... lẫn các nhóm nhạc - tài tử Nam Hàn, vốn thường được tạo và viết bởi các thanh thiếu niên, khối lượng bài chất lượng kém cần dọn dẹp trên Wikipedia chắc cũng giảm đáng kể. - jan Win (tl~đg) 12:12, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sau 2030 là gì

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đầu năm 2031: Wikimedia ra quyết định cấm tất cả các bot dịch trên mọi phiên bản wiki trong thời gian chờ làm rõ một số vấn đề liên quan đến bản quyền. Quyết định này gây nên một hậu quả đã được lường trước đó: truy cập đến các wiki nhỏ bị sụt giảm thảm hại, wikipedia tiếng Việt xuống mức gần 0. Vì thông qua Arina, người dùng chọn đọc bài viết ở các phiên bản wiki lớn, do ở đấy chúng thường đầy đủ hơn. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 20:32, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ không đến mức ấy đâu, nêu robot không dịch thì người vẫn dịch mà, nhưng không ai biết trước tương lai sẽ như thế nào! --Newton Einstein Hawking 06:20, ngày 17 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mời Thành viên:Thái Nhi cho vài số liệu thống kê tăng trưởng Wikipedia thời bình giúp nhé.
  • Nhờ Thành viên:Alphama cho bot thông báo đến tất cả các trang thảo luận thành viên về nội dung này giúp.
  • Các bạn có thể bổ sung những đề mục thảo luận trên.

--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:25, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]


Theo số liệu của Thái Nhi thì số thành viên hoạt động tăng đều đặn trong năm qua, đây là một điều đáng mừng. Tuanminh01 (thảo luận) 10:50, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Có ai giúp phân tích theo tốc độ tăng trưởng không? Nếu được, thống kê số active edit theo hàng năm từ 2005 đến nay và từ đó đề ra các biện pháp đẩy tốc độ tăng active editors. Ví dụ, các kế hoạch cho phong trào Wikimedia là phải làm sao tăng đột biến chứ không phải tăng đều.--Prof. Cheers! (thảo luận) 10:56, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có bảng tăng trưởng ở đây, nhưng là dành cho Active wikipedians (ít nhất 5 edits trong tháng), nên số liệu nhỏ hơn số liệu trên. Tuanminh01 (thảo luận) 11:02, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC) Theo 2 tập tin trên thì:[trả lời]

  1. Giai đoạn 1/2006-1/2011 tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi so với cả giai đoạn 2006-2017; từ 2014 đến 2017 có dấu hiệu tăng trưởng mạnh lại nhưng không bằng giai đoạn trước đó. Điều gì đã xảy ra trong trong khoảng 2011-2013?
  2. Edits per month bắt đầu tăng từ 2011 đến 2015, là do một lượng lớn tài khoản bot hoạt động để điều chỉnh các bài do bot tạo. Nhưng sau đó số lượng giảm đáng kể và đang có chiều hướng xuống.
  3. Active editors tăng tuyến tính từ 2008 đến 1/2011 tương ứng với thời điểm số lượng bài được tạo ra cao nhất trung bình ngày. Có thể đây là tác động/hiệu ứng số bài wikipedia tiếng việt tăng vọt, và cũng chỉ mang tính tức thời.
  4. Xu hướng biển đổi giữa active editors (ít nhất có 5 sửa đổi/tháng) và New wikipedians (gia tăng số lượng thành viên sửa đổi ít nhất 10 lần kể từ khi mở tài khoản) là giống nhau.
  5. Số lượng bài viết mới/ngày sụt giảm đáng kể kể từ 2014, thấp hơn so với thời điểm tháng 1/2009. Đây có thể do yếu tố cân bằng, nếu tập trung nâng cấp bài thì số bài mới viết sẽ sụt giảm do số lượng thành viên tham gia không tăng lên.

--Prof. Cheers! (thảo luận) 03:48, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

2011-2013 lúc đó tôi chưa đăng ký tài khoản nên cũng chưa rõ, nhưng chắc giai đoạn đó viết bài ít, tranh cãi nội dung lịch sử thì nhiều (với các bạn C, Mig29VN). Hoặc lúc đó giới truyền thông cho vài bài báo chê trách tính mở của wikipedia nên số thành viên mới giảm chăng? Còn về thời điểm từ 2014 đến nay theo tôi lý do số bài giảm đơn giản là vì tiêu chuẩn bài viết trên wikipedia Việt đã tăng lên, nên gây khó khăn cho người mới viết bài. Tuanminh01 (thảo luận) 04:38, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vậy là IP đóng góp cũng không ít. Mọi người có thể tham khảo thêm số liệu thống kê wikipedia Việt tại đây. Tuanminh01 (thảo luận) 04:33, ngày 23 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nói về cuộc thảo luận này. Tôi thấy cách bố trí trang khó sử dụng quá. Nhìn thấy tiêu đề và giới thiệu qua về dự án mình rất hứng thú muốn tham gia nhưng nhìn đi nhìn lại vẫn chẳng hiểu tham gia vào đây bằng cách nào. Chúng ta đang muốn tập hợp sức mạnh của cả cộng đồng, nếu không làm thế nào để việc tham gia dự án dễ dàng nhất có lẽ chúng ta sẽ chỉ nghe được ý kiến từ những người giỏi công nghệ nhất, như vậy là hạn chế nguồn lực rất nhiều.

Nói về việc phát triển Wikipedia, nói riêng về Wikipedia tiếng Việt, tôi thấy có rất nhiều kiến thức có ở các trang Wikipedia ngôn ngữ khác mà không có ở Wikipedia tiếng Việt, nếu chúng ta có 1 kế hoạch bài bản để làm sao huy động được lực lượng cộng đồng dịch các bài ở các ngôn ngữ khác ra tiếng Việt thì cũng đã giúp cho Wikipedia tiếng Việt mở rộng hơn rất nhiều rồi.

Cảm ơn! Ongkenhthang (thảo luận) 08:18, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Góp ý của bạn cũng là suy nghĩ của tôi. Hiện tại tôi đang thảo luận cách tổ chức các cuộc thi dịch bài/viết bài hàng tháng trên wikipedia tiếng Việt về các chủ đề còn thiếu như khoa học tự nhiên: toán, lý, hóa, sinh v.v... Khi đó bạn và những người khác có thể tham gia với các giải thưởng nho nhỏ như bưu thiếp/áo thun có logo wikipedia v.v... Tuanminh01 (thảo luận) 08:22, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tui nghĩ chúng ta nên tăng cường dịch các bài tiếng anh ra tiếng việt để làm phong phú thêm lượng bài cho wikipedia Minhkhoitrannguyen 09:50, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC) minhkhoitrannguyen

Mình thấy ngoài các bài viết về Việt Nam ra thì các phiên bản nước ngoài chất lượng, nhất là en.wiki. Vậy mình nghĩ các thành viên nên cùng nhau huy động lực lượng dịch thuật, đây là cách phát triển tốt nhất.Phamnhatkhanh (thảo luận) 09:30, ngày 28 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]


Hướng xây dựng Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhược điểm
  1. . Chỉnh sửa tự do không có kiểm duyệt gây cho nhiễu loạn nguồn thông tin.
  2. . Nhiều chi tiết trong các bài viết thông tin còn lệch lạc và chưa chính xác, tại nhiều bài viết vẫn còn thông tin cũ chưa được cập nhật thường xuyên.
  3. . Chưa được phổ thông, quảng bá rộng rãi.
  4. . Chỉnh sửa trên điện thoại còn hạn chế (vẫn phải sử dụng câu lệnh mã nguồn để sửa)
  5. . Lượng tài liệu, thông tin lớn từ các nguồn chính thống như sách, các từ điển theo lĩnh vực, chuyên ngành chưa được cập nhật đầy đủ. (Quan trọng là các nguồn này)
Giải pháp
  1. . Thay đổi lại cơ chế tạo bài mới, chỉnh sửa trong các bài đều phải thông qua kiểm duyệt bởi các Quản trị viên hoặc là người được giao quyền quản lý theo các chuyên ngành, lĩnh vực. Đảm bảo tránh tình trạng phá hoại, thêm thông tin bừa bãi gây nhiễu loạn.
  2. . Kiểm tra, kiểm duyệt lại tất cả các nguồn thống tin cũ tại tất cả các bài viết, bổ sung, sửa đổi cho chính xác, phù hợp.
  3. . Trực tiếp khởi chạy cơ chế mới với giao diện dạng thông dụng, sửa đổi nhanh, dễ dàng trong việc tiếp xúc và mang tính phổ thông cho tất cả mọi đối tượng tham gia đóng góp cho Wiki.
  4. . Tăng tính giao lưu, giao tiếp, liên kết với các mạng xã hội, mở tính năng bạn bè, trao đổi giống facebook để tiện liên lạc, trao đổi kịp thời khi cần thiết.
  5. . Phiên bản sửa đổi Wiki trên điện thoại di động, máy tỉnh bảng cần đổi mới làm sao sửa đổi trực tiếp như Word, tránh tình trạng phải dùng câu lệnh gây mất thời gian và phiền hà.
  6. . Tằng cường quảng bá, phổ biến, phổ cập tính năng, công dụng và ý nghĩa của việc tham gia đóng góp cho Wiki.
  7. . Tổ chức các chương trình, phong trào viết bài, trao các giải thưởng cho sự đóng góp của các thành viên. Thành viên nào đóng góp chất lượng, hay, nhiều bài viết được bầu chọn thì khuyến khích bằng giải thưởng tiền mặt thông qua chuyển khoản. Qua đó khích lệ, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, nhiệt huyết và sự nhiệt tình của các thành viên hơn nữa.
  8. . Kiểm tra, kiện toàn, đổi mới các quy định của Wiki chất lượng, khoa học, lâu dài. Xây dựng quy định cụ thể hệ thống chức vụ, cấp bậc, quyền hành của các thành viên để nhằm bảo đảm sự cạnh tranh, tính công bằng cho các thành viên cũ, mới trong quá trình hoạt động đóng góp cho Wiki.

Thânǃ Thành viên Taitamtinh 2h00, GMT +7 ngày 09 tháng 4 năm 2017

Thảo luận ý kiến
Góp ý nhỏ cho đề mục thứ nhứt: Chỉ nên kiểm tra và chống các sửa đổi phá hoại chứ không nên kiểm duyệt, Wikipedia không kiểm duyệt, với lại trên Wikipedia không có ai đủ thẩm quyền để kiểm duyệt, do trên Wikipedia ai cũng như nhau, không có ai hơn ai, không có thứ gì gọi là "chức vụ, cấp bậc, quyền hành" trên Wikipedia cả. - jan Win (tl~đg) 09:17, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Thành viên Taitamtinh, Wikipedia không có chức vụ, cấp bậc, mấy cái "Bảo quản viên", "Tuần tra viên"... chỉ là công cụ giúp phòng chống phá hoại và nhiều thứ khác. Ngoài ra tôi ủng hộ ý 5, đối với tôi, tôi đã quen với mấy cái mã nguồn và thậm chí còn thấy tiện khi sửa đổi mã nguồn, nhưng đối với người mới thì họ thấy mấy cái mã nguồn khá rắc rối như tôi hồi mới lên wiki viết bài. Về ý 7, thì đã có phong trào tháng Wikipedia châu Á diễn ra tháng 11 hàng năm, bạn có thể tham gia! Về việc chuyển khoản thì đa số tham gia Wikipedia không phải vì tiền, với lẽ Quỹ Wikimedia là một quỹ phi lợi nhuận. Về ý thứ 4, tôi không rõ yêu cầu của bạn, trao đổi như Facebook là như thế nào? Bạn có thể nói rõ ra được không —ALBERT EINSTEIN 14:18, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hiên có trình soạn thảo trực quan rồi đó. - jan Win (tl~đg) 14:25, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mình xin tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bạn. Chỗ tăng tính trao đổi với Facebook đó là mở thêm tính năng kết bạn, chát messenger giữa các thành viên trong Wiki để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin. Ngoài tin nhắn trong hộp thư Wiki ra thì tính năng này sẽ hữu ích khi có việc gì cần thì có thể trực tiếp chát để trao đổi nhanh chóng đỡ rườm rà phải thông báo qua tin nhắn hộp thư Wiki. Thânǃ Taitamtinh 20h47 ngày 21 tháng 4 năm 2017
@Taitamtinh: Tôi bảo lưu quan điểm. Wikipedia là bách khoa toàn thư, và các thành viên trên Wiki làm việc với mục đích duy nhất là phát triển bách khoa toàn thư, những việc như trao đổi thông tin giữa các thành viên chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phát triển bách khoa toàn thư chứ không vì bất kỳ mục đích nào khác như kết bạn, chát... vì thế theo tôi những việc như kết nối với phây, trực tiếp chát, kết bạn... hoàn toàn vô ích trong việc bảo quản và phát triển bách khoa toàn thư. Chúng ta là biên tập viên bách khoa toàn thư, chúng ta không phải thành viên mạng xã hội. - jan Win (tl~đg) 04:03, ngày 28 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]



  1. . Mình xin nêu 01 giải pháp phát triển Wikipedia Tiếng Việt. Đấy là offline cùng với các thầy cô giáo trong trường phổ thông và trường đại học. Trong môi trường học thuật, người ta có động lực chia sẻ kiến thức. Các thầy cô cũng giúp truyền bá đến lớp lớp học sinh, sinh viên tham gia. Bản thân mình cũng từng là giảng viên đại học, và mình có tự "sáng tạo" ra cách cộng điểm cho sinh viên viết bài trên Wikipedia. Các bạn có thể thấy 1 số bài viết trên Wikipedia do sinh viên của mình vào viết (trong 500 edit gần đây của mình là mình sửa lại bài do sinh viên của mình viết) https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đặc_biệt:Đóng_góp/Tttrung&offset=&limit=500&target=Tttrung - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:09, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]



==================== 1 THÀNH VIÊN KHÁCH 7141vn =====================
Là một thành viên khách, không nằm trong hội đồng của wikipedia Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, tôi đưa ra những câu trả lời mang tính tương đối như sau:
Các câu hỏi gợi ý thảo luận:
1. Người ta có biết đến Wikipedia không?
- Theo thống kê tổng hợp tại gia đình tôi đang sinh sống ở Việt Nam: Bố mẹ tôi (60t) không biết; tính cả bên vợ là 4 thành viên, kiêm cả vợ tôi khi vợ tôi k soạn thảo nội dung này; em trai tôi có biết; vợ tôi có biết; các chị của vợ tôi đều k biết (5 người); 2 đứa con của tôi ko biết. Ông bà của tôi ko biết; như vậy tỷ lệ là: 3/11; tương đương 1/4 tức dao động từ 19-23% tổng dân số người dân việt nam biết đến WIKI theo nhu cầu và độ tuổi
2. Lần đầu tiên bạn tìm hiểu về Wikipedia như thế nào?
Tôi tìm hiểu về lĩnh vực bóng đá, -> tìm hiểu qua ggle -> đường dẫn đến các trang -> tôi chọn wiki vì thông tin hiện trên đầu -> như vậy là theo nhu cầu thông tin và lượng view lớn -> người ta vẫn ưu tiên lựa chọn tìm kiếm và accept thông tin ở kênh đầu tiên hay cửa hàng đầu tiên để tiết kiệm thời gian.
3. Các trang "cạnh tranh" với Wikipedia là gì?
Tôi không nắm rõ
4. Thái độ đối với Wikipedia: + 5. Wikipedia được tiếp nhận như thế nào?
Nhìn chung tôi chưa hề phàn nàn hay cảm thấy không hài lòng vì những thông tin được bổ sung từ wiki; tôi đánh giá thấy tỷ lệ người dùng có suy nghĩ và thái độ tích cực về wiki; Tỉ lệ cực hiếm đối với những phần tử cực đoan vẫn theo tôi cảm nhận.
6. Những giá trị mà họ có được từ Wikipedia
Với tôi; thông tin cần ngay là sự hữu ích; điều đó đảm bảo cho việc xử lý thông tin chính của tôi được dễ dàng hơn.
7. Giá trị quan trọng nhất Wikipedia mang đến cho họ là gì?
Thông tin
Trao đổi về nội dung này một chút; về thông tin tại wiki cũng như tại các kênh báo mạng, bản thân tôi cảm thấy giá trị quan trọng nhất là mình được nắm 100% thông tin tìm kiếm; tuy nhiên những thông tin này để thực sự hữu dụng cần phải có 1 thứ gọi là đính kèm mang tính kiểm định, kiểm duyệt chất lượng, xuất sứ của thông tin như C/O - C/Q để mang tính xác thực. Việc các thông tin từ nguồn wikipedia nhưng các nội dung vẫn là sưu tầm là chính; vậy nên người Việt ta theo quan điểm: Mắt thấy tai nghe chưa chắc đã tin, có khi đến sờ còn chưa tin mà chỉ khi thực sự được sử dụng là tài sản của họ; qua thời gian dài kiểm định và tự đánh giá chất lượng thì họ mới tin. Vậy nên những nội dung này tùy theo điều kiện về không gian và thời điểm; các bạn đồng hành cùng wiki nên có nội dung mang tính C/O - C/Q để ...MỘT PHẦN.. chứng minh những thông tin tại wiki nêu ra là chính xác; logic và hợp lý thì tôi nghĩ mọi người sẽ accept nhanh hơn; đảm bảo phổ cập thông tin về tính trí tuệ tới cộng đồng người dân việt nam được tốt hơn.
8. Sử dụng Wikipedia:
Qua phần mềm duyệt web của các loại thiết bị
9. Họ có biết Wikipedia hoạt động như thế nào và họ đã thử sửa đổi tại Wikipedia chưa?
Tôi chưa biết và có lẽ mọi người cũng không nắm được quy trình hoạt động của wikipedia; tôi đã từng thử sửa đổi 1 lần trước khi thảo luận tại đây.
10. Họ thích/không thích những đặc điểm, thiết kế và nội dung gì của Wikipedia?
Tôi cũng k nắm rõ vì tôi tìm kiếm thông tin mang tính tự phát
11. Mọi người tìm đến Wikipedia như thế nào?
- thuộc P1 và P2 nội dung này
12. Mọi người sử dụng Wikipedia như thế nào? Thường xuyên không?
Như P10, nên tôi nghĩ không thường xuyên
13. Những rào cản nào làm bạn không sử dụng Wikipedia nhiều hơn?
Tôi nghĩ gói gọn ở điều kiện "THỜI GIAN" và không nên sử dụng từ ngữ "rào cản" vì thực sự là người dùng cũng như nhà điều hành không có bất cứ ràng buộc gì với nhau tại wiki; ở đây ta căn cứ theo Không gian - Thời gian của từng người. Mọi người theo nhu cầu sẽ tự tìm kiếm thông tin mà họ muốn; giống như 1 cuốn sách; khi nào cần điều gì thì họ sẽ tìm và đọc chứ không phải lúc nào họ cũng đọc sách để tiếp nhận kiến thức. Họ còn phải sinh sống với các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
14.Tại sao bạn sử dụng Wikipedia?(ví dụ: tiện lợi)?
14.1. Khách dùng đầu tiên: Lượng view lớn. -> wiki được đẩy lên đầu mục nội dung tìm kiếm.
14.2. Khách dùng lần thứ 2- lần 5: vẫn như 14.1 tuy nhiên họ sẽ lưu tâm đến các nội dung của wiki 1 chút để: SO SÁNH.
14.3. Khách dùng lần thứ 6 trở đi: Sẽ ƯU TIÊN các nội dung từ wiki hơn các nội dung từ các kênh có nguồn gốc khác.
14.4. .....
Cảm ơn WIKI đã cho tôi được tham gia buổi thảo luận này.
'=====================7141vn================
thảo luận quên ký tên này là của 7141vn (thảo luận • đóng góp).

@7141vn: Chào bạn, cảm ơn các ý kiến của bạn, nhưng Wikipedia không có thứ gì gọi là "thành viên khách" hay "hội đồng" cả, tất cả mọi thành viên đều bằng nhau, không có người nào hơn người nào trên Wikipedia. Và đồng thời Wikipedia được chia thành các phiên bản ngôn ngữ chứ không phải phiên bản cho từng quốc gia, nên hoàn toàn không có cái gọi là "Wikipedia Việt Nam", "Wikipedia Hoa Kỳ"... và đương nhiên cũng không có thứ gì gọi là "Wikipedia quốc tế", chỉ có các phiên bản cho các ngôn ngữ như Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh, Wikipedia tiếng Pháp..., không có quốc gia nào trên Wikipedia cả, chỉ có các ngôn ngữ. - jan Win (tl~đg) 11:22, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Liên kết đến các bản dịch tiếng Việt trên meta về cuộc thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết về thảo luận này bằng tiếng Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Các số liệu ghi nhận:


2017
Tham chiếu Đề mục Tổng cộng Sửa đổi Thành viên
hoạt động
2 tháng 3, 2017 1.154.152 3.450.420 26.373.064 1.578
2 tháng 2, 2017 1.153.348 3.434.183 26.264.167 1.400
1 tháng 1, 2017 1.152.538 3.426.410 26.196.489 1.422
2016
Tham chiếu Đề mục Tổng cộng Sửa đổi Thành viên
hoạt động
2 tháng 12, 2016 1.151.095 3.359.341 25.987.691 1.411
6 tháng 11, 2016 1.149.964 3.316.722 25.544.806 1.478
2 tháng 10, 2016 1.149.078 3.303.619 25.403.347 1.380
1 tháng 9, 2016 1.148.272 3.231.651 24.273.964 1.356
1 tháng 8, 2016 1.147.456 3.224.276 24.166.846 1.417
1 tháng 7, 2016 1.146.521 3.205.910 24.000.092 1.370


Tham chiếu Đề mục Tổng cộng Sửa đổi Đăng ký
10 tháng 6, 2016 1.146.159 3.195.814 23.850.081 497.451
1 tháng 5, 2016 1.145.270 3.184.978 23.690.715 492.772
6 tháng 4, 2016 1.144.300 3.176.923 23.573.774 489.278
2 tháng 3, 2016 1.143.220 3.150.247 23.240.211 484.309
1 tháng 2, 2016 1.142.538 3.119.751 22.944.910 480.196
1 tháng 1, 2016 1.141.969 3.103.433 22.753.292 475.558
Năm 2015
Tham chiếu Đề mục Tổng cộng Sửa đổi Đăng ký
1 tháng 12, 2015 1.141.263 3.093.586 22.589.797 471.062
2 tháng 11, 2015 1.140.421 3.086.776 22.441.851 466.660
9 tháng 10, 2015 1.139.883 3.081.328 22.284.019 463.006
4 tháng 9, 2015 1.139.075 3.075.582 21.551.675 457.491
1 tháng 8, 2015 1.137.817 3.066.024 21.412.635 452.468
1 tháng 7, 2015 1.133.991 3.054.133 21.261.919 447.859
29 tháng 6, 2015 1.133.941 3.053.809 21.241.127 447.604
3 tháng 5, 2015 1.132.670 3.043.025 21.096.866 437.712
5 tháng 4, 2015 1.131.865 3.036.614 20.996.397 430.864
3 tháng 3, 2015 1.113.396 3.026.589 20.728.345 425.403
1 tháng 2, 2015 1.112.334 3.020.966 20.529.696 421.271
2 tháng 1, 2015 1.111.535 3.012.579 20.291.937 416.926


Tháng 1-11 năm 2014
1 tháng 11, 2014 1.109.732 2.999.448 20.064.506 408.088
1 tháng 10, 2014 1.108.439 2.989.201 19.835.615 403.390
1 tháng 9, 2014 1.107.503 2.976.551 19.608.691 398.982
1 tháng 8, 2014 1.105.593 2.963.876 19.026.281 393.187
1 tháng 7, 2014 1.104.376 2.864.291 17.810.674 389.218
1 tháng 6, 2014 921.305 2.336.732 16.581.733 385.433
1 tháng 5, 2014 888.023 2.298.299 16.377.822 381.506
1 tháng 4, 2014 886.848 2.292.901 16.042.550 377.574
1 tháng 3, 2014 886.640 2.287.740 15.949.269 373.509
1 tháng 2, 2014 886.052 2.283.771 15.706.287 369.776
1 tháng 1, 2014 884.690 2.278.573 15.299.134 366.174
Tháng 9-12 năm 2013
7 tháng 12, 2013 884.225 2.271.793 14.800.234 362.864
8 tháng 11, 2013 883.384 2.267.840 14.617.041 358.783
1 tháng 10, 2013 882.400 2.262.901 14.154.625 352.896
1 tháng 9, 2013 858.066 2.192.137 13.671.222 348.244

Thái Nhi (thảo luận) 03:28, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

We invite you to join the movement strategy conversation (now through April 15)

[sửa | sửa mã nguồn]

05:09, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Đề nghị bài Mạc Thái Tổ trở thành bài viết chọn lọc.

[sửa | sửa mã nguồn]

Thú thực, bài viết Mạc Thái Tổ tôi cho là viết công phu, nhiều nguồn. Viết rất tinh tế, sắc sảo, nhân tiện ai là tác giả xin ra mặt cho anh em chiêm ngưỡng nhân tài ẩn dật. Đề nghị nhân rộng mô hình kiểu mẫu này, để wiki ta thêm phát triển. Awaywaraway (thảo luận) 16:07, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đề nghị những người giỏi ls của wiki bao gồm Trungda, Lao ngoan dong, vietha,....những danh sĩ wiki khác của quốc gia, cùng ra đây thảo luận xem nào. Các bạn vốn rất vì sự nghiệp wki, hi sinh thân mình,kêu gọi, hô hào, trích dẫn luật lệ rất sắc sảo, uyên bác. Hãy giải thích cho tôi bài này có đạt chuẩn hay không, nếu không thì hãy bỏ chút công sức viết nó thành 1 bài chọn lọc. Chỉ 1 lần thôi. Đừng hô hào nữa.14.168.121.118 (thảo luận) 04:30, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Kêu gọi, hô hào hồi nào? jan Win (tl~đg) 04:37, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Awaywaraway: Nếu thấy bài viết đủ điều kiện BVCL bạn hoàn toàn có quyền đưa ra đề cử ở WP:UCVCL để mọi người nhận xét, không cần vào đây. Mà bài này cũng đã được đề cử rồi. Louis Anderson 💬 14:50, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Muốn nhận xét thì nhận xét: thứ nhất phần mở đầu còn quá dài và quá lang man, tôi không thấy tính tóm tắt trong phần mở đầu này, xem Gia Long để hiểu chữ "tóm tắt" có nghĩa là gì. Thứ hai, quá nhiều trích dẫn trong bài, chỉ riêng đoạn đầu hàng nhà Minh cứ như văn giải thích cho nhân vật vậy, rất cần được tóm lược và viết lại. Phần nhận định cũng không có được hệ thống hóa, không biết mỗi cái nhận định tập trung vô vấn đề gì. Phần hình ảnh không trung lập, cứ như lấy poster tuyên truyền của Trung Quốc gán vô bài về Mạc Thái Tổ, tạo cảm xúc là Mạc Thái Tổ là một nhân vật hèn hạ vậy, trong khi đọc bài thì thấy khác. Bài viết cần có một nỗ lực lớn trước khi có thể lên chọn lọc.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:04, ngày 21 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

22:03, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Lá cờ hay Cờ?

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, các bài viết về các lá cờ của các vùng lãnh thổ, các tiểu bang... (không phải của một quốc gia) vẫn chưa có tên thống nhất, lúc thì cờ (xem Đặc biệt:Tiền tố/Cờ), lúc thì lá cờ (xem Đặc biệt:Tiền tố/Lá cờ). Theo tôi ta cần phải thống nhất xem tên gọi nên là lá cờ hay cờ, chứ nếu để tên lung tung như thế này thì rất bất tiện trong khi tra cứu. jan Win (tl~đg) 22:30, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tại Đặc biệt:Tiền tố/Cờ có một số trang không liên quan đến thứ tôi đang nói, mong mọi người thông cảm. jan Win (tl~đg) 22:41, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tiền tố cờ có vẻ ngắn gọn hơn, và lá cờ mang tính vật lý hơn (cờ có thể là file ảnh jpg nữa), lại thừa 1 chữ. Tuanminh01 (thảo luận) 00:07, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nên là Cờ, nếu cần phân biệt với các loại Cờ khác thì có thể viết thành Cờ (lá) như văn phong xưa nay. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 05:34, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hoặc ta có thể phân ra thành đảo kỳ, bang kỳ, tỉnh kỳ... cho hợp với quốc kỳ, dù tôi cũng thấy mấy cái tên này không được phổ biến lắm. jan Win (tl~đg) 06:09, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tên thích hợp và hoàn toàn bình thường, google thử xem có bao nhiêu kết quả cho ra Cờ tỉnh :D Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 06:12, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Wikipedia tiếng Việt-meta-wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng việt là 1 trong 10 wiki nằm trên trang meta-wiki ở đây, bạn nào ở ngoài Việt Nam kiểm tra có phải vậy không, mình nghĩ đây là trường hợp phần mềm nó ưu tiên hiển thị theo ip Việt Nam.--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:06, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi vào link không thấy, dù dùng IP VN. Chắc xoay tua định kỳ lại cho top 11-15 lên một vài lần cho khí thế? Tuanminh01 (thảo luận) 04:40, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Độ bao phủ và quan điểm về các bài về họ người Á Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Qua thảo luận chưa đến hồi kết với một thành viên ở trang thảo luận của bài họ Hoàng, tôi nhận thấy rằng đây là một ví dụ và cũng không hẳn là thiểu số [cần dẫn nguồn] muốn các bài về họ, mà cụ thể là họ Hoàng ở đây chỉ nên nói về họ Hoàng/Huỳnh ở Việt Nam chứ nội dung không nên bao quát cả khu vực Đông Á như hiện nay. Xin mời ý kiến của các bạn.

Về cá nhân tôi, tôi thấy cách bố trí nội dung của các bài về họ như hiện tại là khá hợp lý, bởi lẻ các họ khu vực Đông Á đề có chung nhau về mặt Hán tự, dễ dàng so sánh tra cứu mối tương quan giữa các họ này. Nếu tách mỗi họ ra một bài riêng rẽ thì tôi e rằng sẽ tách ra rất nhiều bài mà nội dung chẳng khác biệt nhau mấy, lại thiếu đi sự đối chiếu so sánh giữa các họ này với nhau. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 13:51, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam, bài viết nên bao quát như hiện nay là tiện tra cứu và so sánh nhất. ~ Violet (talk) ~ 15:37, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xin tiếp lời bạn: Wikipedia tiếng Việt cũng không phải tài sản của riêng người Việt. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:16, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi là người Việt và tôi có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng và chuẩn xác trong wikipedia Tiếng Việt một cách khoa học, nhất là khi làm về bách khoa toàn thư bằng Tiếng Việt. Trong phần thảo luận về họ Hoàng/Huỳnh Bạn Thành viên:Thusinhviet có ý định đưa cách phiên âm họ Vòng theo tiếng Quảng Đông được Việt hóa vào phần nhận diện và định nghĩa của họ Hoàng/Huỳnh Việt Nam vì có một nhóm người Việt gốc Hoa (Quảng Đông) đang sống tại Việt Nam mang họ Vòng và tôi có đặt câu hỏi cho bạn ấy rằng: nếu thông lệ này xảy ra thì tất cả các họ khác ở Việt Nam có người ở Quảng Đông sang Việt Nam sinh sống đều sẽ phải được đưa cách phát âm và viết vào. Và suy rộng ra tiếng địa phương của Trung Quốc khi có người vào Việt Nam sinh sống sẽ đều được đưa thêm vào wikipedia Tiếng Việt mà chưa chứng minh được họ cùng nguồn gốc cả mà chỉ dựa vào cùng Hán tự, điều này là hoàn toàn vô lý. Hơn nữa dân tộc Thái ở Việt Nam cũng có họ Hoàng, và sẽ phải thêm cách phát âm này cho họ Hoàng khi tôi chưa thể chứng minh được họ cùng nguồn gốc. Tôi chưa tìm thấy bài viết nào viết chung về họ Đông Á, và các bạn cũng cần phải chứng minh họ cùng nguồn gôc, nếu không chỉ được phép nêu các thông tin hoặc facts mang ý nghĩa liệt kê tham khảo. Tôi không phản đối các bạn để các thông tin song song mang ý nghĩa tham khảo bên cạnh nhưng không có nghĩa là được phép đồng nhất các họ này cùng một nguồn gốc chỉ dựa vào chữ Hán là ngôn ngữ chỉ được sử dụng trong một thời điểm lịch sử của Việt Nam. Ngoài ra còn có các đường link bên cạnh link đến họ này ở ngôn ngữ khác thuộc dân tộc, và quốc gia khác khá rõ ràng rồi, tôi không hiểu ý các bạn gộp điều gì ở đây. Nếu viết về người Việt gốc Hoa bạn hoàn toàn có thể viết thêm bên dưới nhưng phải ghi rõ thông tin, hoặc link đến một bài khác cụ thể tùy các bạn. Tôi thấy rất lạ là tại sao cách tiếp cận của các bạn hướng theo tiêu chí Hán hóa rất mạnh, ví dụ như bài viết nào về các dòng họ cũng cho thêm phần người Trung Quốc nổi tiếng, điều này tôi không hề thấy trong wikipedia tiếng trung hay tiếng hàn.Sunflower213 (thảo luận) 22:41, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Dù tôi không liên quan lắm, nhưng theo tôi bạn không nên cho rằng tiếng Việt và người Việt là cùng phía, người Việt dùng tiếng Việt, nhưng tiếng Việt không phải là của một mình người Việt, và không phải chỉ có người Việt mới được dùng tiếng Việt, và vì thế Wikipedia tiếng Việt không phải là của người Việt. — jan Win (tl~đg) 22:58, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa từng đề cập wikipedia Tiếng Việt là của người Việt hay không (rõ ràng wikipedia là open encyclopedia điều này ai cũng biết), nhưng tôi muốn nói đến độ chính xác chuẩn xác của thông tin bằng tiếng Việt được đưa lên, nên tôi mới đề cập đến sự trong sáng và chuẩn xác của wikipedia Tiếng Việt. Trong phần họ Hoàng/Huỳnh tôi có đề cập chưa ai chứng minh được sự liên hệ giữa các dòng họ ở Việt Nam và Trung Quốc chỉ dựa vào việc cùng hán tự cả. Và rõ ràng là không thể lấy một nhóm nhỏ người Việt gốc Hoa để gọi tên khái quát cho họ người Việt Nam được nhất là sự biến âm của nó không xảy ra trong Việt Nam. Không lẽ giải thích sự biến âm của một họ người Việt là do phương ngữ ở Quảng Đông?. Tôi cũng đã đề cập trong phần thảo luận họ Hoàng/Huỳnh là phần mở rộng đã có nhắc đến trong tiếng Trung Quốc họ Huang được phiên Latin là Vong hay Wong rồi, việc đưa vào phần đầu là thừa.Sunflower213 (thảo luận) 23:30, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Xin nhắc với bạn các ý sau đây:
  • Các bài viết về họ ngay phần mở đầu đã khẳng định là viết về họ của những người có chung văn hóa Á Đông chứ không phải họ của người Việt
  • Tôi chưa bao giờ khẳng định các họ này có liên quan về nguồn gốc hay dòng tộc với nhau, tôi chỉ cho rằng các họ này thông nhau về mặt Hán tự. Nếu theo các tiêu chí bạn đưa ra rồi nói những người Việt có cùng một họ, rồi lấy đó làm cơ sở xác định họ hàng thì xem chừng ngây thơ quá. Cơ sở duy nhất để xác định họ hàng là xét nghiệm ADN. Lấy tình cảm họ hàng để làm một đề mục trên Wikipedia cũng không phải là chủ trương của bách khoa toàn thư, đem vào gia phả thì đúng hơn, ở đó sẽ là nơi nói ai có họ hàng với ai.
Tôi tranh luận ở đây trên tinh thần lấy tri thức làm nền tảng nên cũng yêu cầu bạn lấy tri thức để chỉ trích kiến thức của tôi. Còn bạn đem những giá trị cao đẹp gì đấy về dân tộc, chủ quyền, tình cảm gia tộc gì đó để làm cơ sở thì tôi nghĩ mấy thứ đó cao lớn quá và cũng không thích hợp. Và cũng đừng đem những thứ thấp hèn là bị Hán hóa để rủa xã người khác bởi đó không phải là tranh luận văn minh. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 01:22, ngày 27 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý của bạn Sunflower213 là "Vòng" chỉ là một cách phát âm của từ "Hoàng", nếu "Vòng" được chấp thuận đứng ngang hàng với từ "Hoàng" thì "HuangWongVongBongNgUyWeeOiOei or OoiOngHwang, hay Ung" cũng sẽ được chấp thuận như một họ đứng ngang hàng với "Hoàng", và ý bạn là điều này là vô lý, phải không nhỉ?
Còn ý Kẹo Dừa là họ "Vòng" đã xuất hiện ở người Việt gốc Hoa nên nó nghiễm nhiên có ý nghĩa hơn các cách phát âm khác nên xứng đáng đứng chung hàng với "Huỳnh/Hoàng", phải không nhỉ? Xuân (thảo luận) 09:22, ngày 27 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là tôi đã từng đưa ý kiến tương tự với ý bạn Xuân mới nhắc tới về ý của tôi. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 09:59, ngày 27 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xuân Bạn Xuân có ý gì mới hem ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 01:33, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Kẹo Dừa, mình đang chờ Sunflower213 xác nhận xem mình có nói đúng ý bạn ấy không để làm cơ sở thảo luận tiếp, theo quan điểm của mình, Vòng đã trở thành một họ chính thức thì xếp nó vào bài là chuyện đương nhiên, nhưng việc viết là "Hoàng, Huỳnh hay Vòng là một họ..." thì mình thấy là chưa hợp lý, mình đoán là hầu hết người đọc không thể liên hệ được họ Vòng với hai họ Huỳnh Hoàng, thay vào đó mình nghĩ nên đặt họ Vòng vào câu thứ hai "Ngoài ra, người Quảng Đông họ 黃 khi di cư tới Việt Nam đã dịch họ của mình thành Vòng theo cách phiên âm tiếng Quảng Đông" Xuân (thảo luận) 05:05, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ mình đã dùng từ ngữ khá là neutral khi tranh luận, tôi chỉ nói Hán hóa chứ không hề đề cập đến "thấp hèn" hay không, đó là quan điểm của tôi. Các bạn thử tham khảo qua wikipedia tiếng Hàn hay Tiếng Trung xem họ có đề cập hay tiếp cận theo hướng phải thêm cả các phần về họ người Việt Nam ví dụ Hoàng/Huỳnh gọi là nổi tiếng vào hay không, tôi chỉ thấy wikipedia Tiếng Anh làm điều trên. Wikipedia là bách khoa toàn thư mở với sức mạnh là truyền bá và tổng hợp tri thức, nếu bằng Tiếng Việt thì trước hết nó phải phục vụ cho mở mang tri thức cho người Việt trước tiên với tư cách là một công cụ phổ biến tri thức và chân lý, sau đó mới là những người nói và sử dụng Tiếng Việt (vì đây không có sứ mệnh như một cuốn từ điển song ngữ). Như trong wikipedia Tiếng Trung họ viết về họ Huang chỉ đề cập đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có liên hệ mật thiết và có nguồn gốc của họ như Taiwan, HongKong, Macao. Tại sao các bạn với tư cách là những người Việt phải đưa người Trung Quốc vào bài để làm gì, tôi nghĩ đây là vấn đề cách tiếp cận. Tại sao những người cùng Hán tự 黃 khi vào Việt Nam không chuyển sang họ Hoàng/Huỳnh mà giữ là Vòng?. Tôi đã từng phản biện là nếu họ Huỳnh đã được sử sách Việt Nam chép lại do biến cố xảy ra bên trong Việt Nam là kỵ húy tên của chúa Nguyễn Hoàng, thì họ Vòng là do biến cố nào trong lịch sử Việt Nam để chuyển thành. Không lẽ giải thích là biến âm do Huang ở Quảng Đông đọc là Wong, Vong nên sang Việt Nam đọc là Vòng trong ngay phần định nghĩa của một họ người Việt. Nếu các bạn lại phản biện là đang có tham vọng viết về họ chung cho cả Đông Á và Đông Nam Á thì tôi thấy chưa hợp lý, vì thứ nhất chưa xác định được mối liên hệ, thứ hai các bạn đang sử dụng Tiếng Việt để định danh. Bạn thử phát âm từ "Vòng" bằng tiếng Việt ở Trung Quốc xem họ có công nhận bạn là họ Wong hay Vong hay không, rõ ràng điều này là không xảy ra nếu bạn không đưa ra nguồn gốc di cư của mình. Nên khi sử dụng Tiếng Việt thì họ Hoàng/Huỳnh với tư cách của mình là một họ chỉ có ở Việt Nam. Ngoài ra tôi cũng đã đề cập nếu tiền lệ đưa cách biến âm địa phương TQ này xảy ra thì các dòng họ khác: Bùi: pùi, Cao: cú, Dương: doèng, Đặng: tằng... đều phải đưa cách phát âm do biến âm Quảng Đông như trên vào phần định nghĩa và nhận dạng, nếu có người gốc Hoa sang sống tại Việt Nam. Tôi cũng đồng ý với bạn Xuân nếu đưa thêm vào thì phải đặt vào câu thứ hai "Ngoài ra, người Quảng Đông họ 黃 khi di cư tới Việt Nam đã dịch họ của mình thành Vòng theo cách phiên âm tiếng Quảng Đông". Tôi không quá phân biệt, nhưng rõ ràng khi viết về tôn giáo chủng tộc, văn hóa, chúng ta cần thận trọng và chính xác.Sunflower213 (thảo luận) 13:23, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Sunflower213: Rõ ràng bạn cứ nhắc đi nhắc lại là tiếng Việt "mở mang tri thức cho người Việt trước tiên", rồi còn chuyện tình cảm, sự trong sáng, dân tộc, khi tôi nói đến việc bạn cho rằng tiếng Việt là của người Việt thì bạn lại phủ nhận, tôi thật sự không thể hiểu nổi bạn. jan Win (tl~đg) 13:36, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thảo luận thành viên: Huỳnh Nhân-thập Tôi có đề cập đến từ nào về "tình cảm" hay không, bạn hiểu sự trong sáng của Tiếng Việt là gì? tôi nói nó trước tiên phải phục vụ cho người Việt nghĩa là nó của người Việt hay sao? tôi chỉ nói trọng tâm nó phải phục vụ cho người Việt trước tiên, bởi nếu không theo bạn nó phục vụ cho người nước nào lớn hơn 90 triệu ? bạn liệt kê dùm. Ví dụ Wikipedia Tiếng Trung không phải của Trung Quốc, bạn thử vào thay đổi thêm cách phát âm Hoàng/Huỳnh vào phần định danh xem? thảo luận quên ký tên này là của Sunflower213 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 21:09, ngày 30 tháng 3, 2017 (UTC+7).

Bạn Sunflower213: ý của jan Win là những bài viết tiếng Việt phục vụ cho những người biết tiếng Việt đó bạn. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:18, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn có nói Các bạn thử tham khảo qua wikipedia tiếng Hàn hay Tiếng Trung xem họ có đề cập hay tiếp cận theo hướng phải thêm cả các phần về họ người Việt Nam ví dụ Hoàng/Huỳnh gọi là nổi tiếng vào hay không, tôi chỉ thấy wikipedia Tiếng Anh làm điều trên., tôi mạo muội vào trang 黃姓 và thấy bên đó ghi thế này:
  • 黃姓是漢字姓氏. Ngay câu đầu tiên, bên đó ghi: Họ Hoàng/Huỳnh là một họ chữ Hán. Và họ không hề khẳng định đây là Họ của người Tàu.
  • Tại ô Phương pháp viết chữ 各地寫法, họ ghi đầy đủ cách viết của chữ Hán phồn thể, chữ Hán giản thể, chữ Quốc ngữ VN và chữ Hàn Quốc. Bảng mẫu này họ đặt ở vị trí hầu như cao nhất. Liền dưới bảng mẫu này mới là bảng mẫu về Các cách phiên âm 标音、罗马字拼写 mà người Hán sử dụng. Có vẻ họ xem cách viết của các dân tộc khác nhau quan trọng hơn là cách đọc khác nhau của người Hán.
  • Ở phần thể loại, họ cũng xếp họ Hoàng/Huỳnh này vào phần Họ người Trung Quốc, Họ người Triều Tiên, Họ người Việt Nam.
Tôi tự hỏi không biết bạn có đọc qua bài này chưa, hay là bạn đọc qua mà gặp mấy đoạn liên quan tới Việt Nam với Triều Tiên bạn không biết những chữ đó nên đọc không hiểu. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:56, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thảo luận thành viên:Thusinhviet Tôi thấy từ Huáng xing shì 漢字 [9] cũng có nghĩa là chinese character nhé bạn, hơn nữa họ chỉ đề cập đến Mainland, HongKong, Taiwan, Maccao, và không có tham vọng đề cập cho Đông Á + Đông Nam Á như Hàn Quốc hay Việt Nam. Việc cách viết thì ở wikipedia Tiếng Việt vẫn để lại Hán tự, và tôi cũng không phản đối gì việc để lại đó để tiện tra cứu với các tài liệu cũ, và tôi nghĩ sẽ phải thêm vào đó là cách viết trong Hán tự hay ngôn ngữ khác chứ không để lấp lửng như hiện nay. Hơn nữa họ đưa vào như là phần tham khảo, chứ không có ý định đưa vào phần định nghĩa hay nhận dạng và đây là vấn đề chính tôi muốn đề cập. Các phần khác tôi đã nói không có vấn đề gì lắm khi nó được viết dưới dạng phần mở rộng bổ xung thông tin và đều có đề mục giải thích rõ ràng. Còn về mục liệt kê tên một số người ở nơi khác thì họ gần như để vào mục other regions và đa số là nhắc đến người Hoa hải ngoại, tuy nhiên có Hoàng Văn Hoan là nhân vật tị nạn Trung Quốc, Huỳnh Công Út là người gốc Quảng Đông, còn Huỳnh Đảm tôi chỉ thấy tên mà không hề có bài viết nên chưa khẳng định được.Sunflower213 (thảo luận) 16:06, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sunflower213: Tôi hiểu tình cảm dân tộc là một thứ rất thiêng liêng, ai cũng có quyền tự hào về nguồn gốc của mình. Nhưng tình cảm là tình cảm, trong khoa học cần sự sáng suốt. Nếu đặt tình cảm dân tộc, quốc gia lớn quá vào khoa học thì nó sẽ làm lu mờ giá trị của khoa học đó bạn. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:17, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Sunflower213Kẹo Dừa, mong hai bạn bình tĩnh, mình cảm giác hai bạn đi hơi quá mục đích thảo luận ban đầu của chúng ta là có nên đưa họ Vòng vào bài Hoàng (họ) hay không, bạn Sunflower213 đã đồng ý với đề xuất của mình còn bạn Kẹo Dừa cảm thấy thế nào nhỉ?
Về vấn đề còn lại các bạn thảo luận, mình đồng ý với cả hai bạn, Wikipedia tiếng Việt là phiên bản tiếng Việt của Wikipedia, song chúng ta có một sự thật hiển nhiên là người đọc Wikipedia tiếng Việt chủ yếu là người Việt, nên những thông tin về Việt Nam sẽ luôn được ưu tiên hơn, điển hình là chúng ta đã có bài viết đến cấp xã của Việt Nam mà của các quốc gia khác thì không có, những thông tin giải trí mà người Việt quan tâm chẳng hạn. Xuân (thảo luận) 17:02, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xuyên suốt tôi chỉ có 2 ý kiến: (1) Đối với bài họ Hoàng/Huỳnh này, đưa cách gọi Vòng là cần thiết; (2) Với các bài về họ, không nên chỉ chỉ xem đây là họ riêng của người Việt mà nên xem đó là họ của người Á Đông, đương nhiên vì bài viết tiếng Việt, nên những phần liên quan đến tiếng Việt sẽ được ưu tiên đưa lên trước hoặc viết kỹ hơn, nhưng không có nghĩa là những phần về các dân tộc khác sẽ phải tỉnh lược lại hoặc bị xem là phần phụ. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 17:10, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý 2 điểm này tôi đồng ý với Kẹo Dừa, không biết bạn thấy thế nào về đề xuất của tôi, đặt vào câu thứ hai "Ngoài ra, người Quảng Đông họ 黃 khi di cư tới Việt Nam đã dịch họ của mình thành Vòng theo cách phiên âm tiếng Quảng Đông", vì cách dịch chính thức vẫn là Hoàng, giờ ta viết bài về một ông 黃 nào đó ở Quảng Đông, ta cũng sẽ dịch là ông Hoàng thôi, chứ đâu có dịch là ông Vòng, nhỉ?. Xuân (thảo luận) 17:22, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xuân: Về áp dụng vào bài viết, ý của bạn có một số điểm cần chỉnh lại như sau:
  • Ngoài ra, người Quảng Đông họ 黃 khi di cư tới Việt Nam đã dịch họ của mình thành Vòng theo cách phiên âm tiếng Quảng Đông: Câu này nên viết là Ngoài ra, người Hoa nói tiếng Quảng Đông mang họ Hoàng/Huỳnh khi di cư tới Việt Nam đã dùng chữ Quốc Ngữ phiên âm trực tiếp họ của mình thành Vòng chứ không dùng cách phiên âm Hán Việt.. Đại khái là vậy, bởi vì đây là họ, dùng từ phiên âm thì chính xác hơn là dịch. Người nói tiếng Quảng Đông đa phần đến từ tỉnh Quảng Đông, nhưng theo hiểu biết cần kiểm chứng lại của mình, thì người Hoa có thói quen phiên âm bằng Quốc Ngữ này đa phần đến từ tỉnh Quảng Tây. Bạn mình ở TP. HCM là người Hoa, hỏi về nguồn gốc của nó, nó trả lời nó là người Hải Phòng (海防人, Hỏi Phòng dành theo tiếng Quảng Đông). Tra thêm một số tài liệu thì người ta bảo những người Hải Phòng đó phần nhiều từ Quảng Tây sống ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, trong đó có Hải Phòng, rồi sau này mới di cư vào miền Nam một lần nữa.
  • Thứ nữa là, việc gọi một người họ Hoàng hay họ Vòng thì tùy theo việc người đó xưng danh gì. Nếu đó là một người TQ, thì phiên âm Hoàng/Huỳnh là hợp lý. Còn nếu người Hoa đó sống ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam và trong sổ hộ khẩu ghi họ Vòng thì đương nhiên nếu nhân vật đó đủ nổi bật để có bài trên Wikipedia thì chúng ta phải ghi tên ông ta theo cách ghi khi đăng ký hộ tịch chứ, có chăng là sẽ mở ngoặc để giải thích thêm về Hán tự và phiên âm Hán Việt thì sẽ như thế nào. Và cũng bởi vì hiển nhiên họ Vòng hiển nhiên là một họ của người Việt Nam nên tôi mới đề nghị mọi người xem xét lại tư cách của họ này. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 03:16, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ok, vậy Kẹo Dừa, chúng ta đã đồng ý là sẽ đưa họ Vòng vào bài, và bạn không đồng ý với đề xuất của tôi, xin bạn hãy đưa ra đề xuất của bạn để chúng ta thảo luận tiếp. Xuân (thảo luận) 05:54, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Mai Ngọc Xuân úy, tôi có nói không đồng ý với bạn chỗ nào đâu ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 06:05, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Kẹo Dừa, ý của tôi là tôi cần một câu trả lời rõ ràng nhất của bạn, xin bạn trả lời 2 vấn đề rõ ràng nhất có thể. Bạn có đồng ý đặt họ Vòng vào câu thứ 2 không? Có hay không. Nếu có hãy nêu cách trình bày của bạn, nếu không cũng hãy nêu cách trình bày của bạn. Xuân (thảo luận) 06:14, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đặt ở đâu trong bài thì tôi chưa có ý kiến. Tôi chỉ mới có ý kiến về phần nội dung bạn muốn thêm vào thôi: "Ngoài ra, người Quảng Đông họ 黃 khi di cư tới Việt Nam đã dịch họ của mình thành Vòng theo cách phiên âm tiếng Quảng Đông" Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 06:34, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
OK Kẹo Dừa, vậy là chúng ta đã thống nhất được sẽ đưa họ Vòng vào bài, mong bạn suy nghĩ về cách trình bày sao cho phù hợp nhất. Còn việc viết "HoàngHuỳnhVòng (chữ Hán) là một họ..." thực sự không thuyết phục tôi lắm, giả sử sau này, có ông Bong Văn Ngộ nào đó sang Việt Nam rồi phiên âm tên mình thành Bông Văn Ngộ, rồi Ung Văn Ngộ vân vân thì cái phần định nghĩa đầu bài cũng gộp hết các kiểu phiên âm của người Tàu vô rồi nhỉ, khá hài. Xuân (thảo luận) 07:10, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Có lẻ cũng hơi hài thiệt. Nhưng xin hãy nghĩ lại xem tại sao họ viết bằng chữ 黃 lại chỉ ghi 2 phiên âm ở đầu bài là Hoàng, Huỳnh ? Bởi vì đó là họ tồn tại ở Việt Nam ? Vậy thì Vòng cũng tồn tại ở Việt Nam. Bởi vì đó là lối phiên âm Hán Việt đúng đắn nhất của chữ 黃 ? Chữ có phiên thiết là Hồ Quang thiết 胡光切 nên âm Hán Việt chính tắc chỉ có là Hoàng thôi. Nếu lý luận kiểu này thì phải loại Huỳnh ra khỏi đầu bài. Hay tại Hoàng, Huỳnh mới là họ được người Việt mang ? Nếu vậy tôi bí. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 07:30, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

thành viên:Thusinhviet Chúng ta đang nói vê wikipedia Tiếng Việt chứ không phải từ điến song ngữ Việt-Quảng Đông hay Việt-Trung, cũng không phải là chuyên mục giải nghĩa chữ Hán 黃 ra tiếng Việt nên không có trách nhiệm phải suy từ cách viết 黃 ra tiếng Việt ra sao. Chữ Hán chỉ có giá trị để mọi người khảo cứu, tham khảo các tài liệu trước đây về họ Hoàng, khi Việt Nam còn sử dụng chữ Hán Nôm. Về họ Huỳnh đã có nguồn dầy đủ chừng minh gốc tích với họ Hoàng tại: http://lichsunuocvietnam.com/ki-huy-duoi-thoi-nha-nguyen/, hoặc sách: “Nghiên cứu chữ kỵ húy Việt Nam qua các triều đại - Ngô Đức Thọ Nhà xuất bản Văn Hóa 1997". Nên hai họ trên là một và không thể bàn cãi. Còn họ Vòng là một họ người Hoa, không thể cho vào định nghĩa của họ người Việt. Đề xuất của bạn Xuân đưa vào câu thứ hai là hợp lý. Hoặc nếu muốn bạn có thể viết riêng một bài khác về họ Vòng người Hoa tại Việt Nam, nhưng phải nêu được các yếu tố nổi bật của họ này ví dụ như sự đóng góp của người họ Vòng trong lịch sử Việt Nam. Sunflower213 (thảo luận) 17:31, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi có tìm đọc được tại http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tthc/lists/posts/post.aspx?Source=%2Ftthc&Category=Quốc+Tịch&ItemID=82&Mode=1 , kể ra các quy định khi người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam, trong đó có
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam.
Như vậy, mối bận tâm Tàu hóa họ chữ Hán ở Việt Nam đã được gỡ bỏ. Nhớ ngày trước coi đá banh, có cầu thủ Fabio dos Santos, khi anh này nhập tịch Việt Nam, anh phải chọn cho mình một cái họ Việt, thành Phan Văn Santos. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 07:32, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

14:46, ngày 27 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Độ nổi bật của trò chơi truyền hình nói riêng và chương trình truyền hình nói chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Thấy người của công ty Điền Quân đang vào viết những bài về trò chơi truyền hình họ sản xuất. Vậy có tiêu chuẩn nào cho các rò chơi truyền hình nói riêng và chương trình truyền hình nói chung không nhỉ? Ví dụ rating bao nhiêu, phát trên kênh nào...? Hay cứ gameshow là có bài? Én bạc (thảo luận) 08:26, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tạm thời tôi giữ các gameshow phát trên VTV3/HTV7. Các gameshow khác thì tùy điều kiện về nguồn và kênh phát để xem xét cụ thể từng bài một. Tuanminh01 (thảo luận) 04:51, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bách khoa toàn thư Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình hình là đang test và toàn chép Wikipedia: http://bachkhoatoanthu.org.vn/toan-hoc-co-hoc, hãi nhất chép là không thèm bỏ mấy nguồn [1] [2], [3], ... =))  A l p h a m a  Talk 03:10, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Hình như còn nhiều trang khác giống vậy nữa, mà ít có trang nào ghi nguồn là của Wikipedia, ghi nguồn thì chỉ có lẻ tẻ, thậm chí có khi Wikipedia tiếng Việt bị ghi thành www.vi.wikipedia.org. jan Win (tl~đg) 04:47, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bản sao offline của wikipedia có rất nhiều rồi, nhưng chúng đều là các hệ đóng, lấy đâu ra người fix ref, update chừng đó bài? Đến trang gốc wikipedia còn thiếu người nữa là mấy cái trang tự tạo? Sau 1 thời gian thử nghiệm là tự nghỉ thôi mà. Tuanminh01 (thảo luận) 04:53, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Việc thêm chữ Hán từng dùng ghi tên nhân vật Việt Nam ở Wikipedia tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả thảo luận như đã đề xuất như sau:

Vì chữ Hán đã được dùng trong một thời gian rất dài ở Việt Nam nên việc thêm chữ Hán để chú thích cho tên những người Việt được viết bằng thứ ngôn ngữ này là cân bằng và có tính bách khoa; tuy nhiên việc thêm chữ Hán để chú thích tên tiếng Việt cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  1. Nhân vật được thêm sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong hành chính, văn hóa, và nghệ thuật.
  2. Bắt buộc phải có nguồn đáng tin cậy chứng minh từng dùng ghi tên nhân vật Việt Nam đó bằng chữ Hán hoặc có thể chứng minh được dựa theo nguồn là nhân vật có sử dụng chữ Hán như một loại văn tự một cách đáng kể trong cuộc đời hoặc giai đoạn cuộc đời của mình.
  3. Nếu trong trường hợp nhân vật sống giao qua nhiều giai đoạn, và nhân vật được tin là sử dụng loại văn tự khác nhiều hơn đáng kể so với chữ Hán thì chữ Hán chỉ được chú giải trong một mục nhỏ trong bài, hoặc là mục tương ứng với chữ Hán đó; chứ không để đầu bài hoặc infobox nhằm tránh việc gây hiểu lầm có tính thiên lệch.
  4. Việc thêm chữ Hán phải tuân theo nguyên tắc hạn chế chỉ dùng để chú giải, đồng thời khuyến khích giải nghĩa chữ Hán tuân theo từ điển hoặc theo các nguồn đáng tin cậy.

Tôi hy vọng đồng thuận này sẽ khiến vấn đề này sẽ không được lôi ra hành hạ nhau nữa, sau cũng hơn 8 năm tôi thấy nó lẩn quẩn trên Wikipedia.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:30, ngày 24 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]


Chữ VN hiện nay được qui định là chữ Quốc ngữ, vì vậy Lí do gì mà tên chữ Hán lại được đèo vào sau tên tiếng Việt của các nhân vật lịch sử Việt Nam.

  • Wikipedia có Điều khoản nào như vậy không ?

Hay đây là ý và việc làm, mục đích của 1 nhóm người thân Trung Quốc ở VN ?

Ví dụ: Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), tự Lý Nguyên, là hoàng đế sáng lập nhà Hồ Việt Nam.

Awaywaraway (thảo luận) 15:15, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hồ Quý Ly hồi đó chưa biết chữ quốc ngữ, nên dùng chữ Hán để viết tên. Trần Hưng Đạo/Ngô Quyền/Lê Hoàn/Lý Công Uẩn/Lê Lợi/Nguyễn Ánh cũng đều là những người thân Tàu nên dùng chữ Hán để viết tên. Tuanminh01 (thảo luận) 15:19, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Các ông bình thường hay đem qui định này kia vớ vẩn ra dọa người mới mà, qui định nào đâu ?Awaywaraway (thảo luận) 15:24, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sao bạn không thảo luận bằng chữ Hán mà lại dùng chữ quốc ngữ là sao? Bạn thân Pháp hay thân Tây Ban Nha phải không? Tuanminh01 (thảo luận) 15:28, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cách các ông làm, là nói vu vơ vút vít, đánh lạc hướng người ta, cấm IP các kiểu, ..nhằm cho người ta bỏ cuộc. Không trả lời được hả, giáo sư wiki ?

Awaywaraway (thảo luận) 15:31, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đây là quy định của wikipedia. Mời bạn tham khảo Wikipedia:Tên bài để biết chi tiết. Chẳng hạn Trần Thủ Độ không biết chữ quốc ngữ mà chỉ biết chữ Hán, nên đúng ra bài viết về Trần Thủ Độ phải có tên là 陳守度 mới đúng, nhưng do chúng ta hiện tại dùng chữ quốc ngữ nên phải viết chữ quốc ngữ trước, sau đó chú thích chữ Hán ngay sau chữ Quốc ngữ. Nếu có tên chữ Nôm thì thêm vào tiếp theo, do chữ Nôm là một biến thể của chữ Hán.Tuanminh01 (thảo luận) 15:41, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chữ Hán mặc dù không ghi tiếng Việt, nhưng đã được người Việt sử dụng một cách chủ động làm công cụ truyền đạt thông tin. Tại sao cứ phải bài bác nó nhỉ ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 15:40, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi mua dao ngoài chợ để chặt thịt, nhưng dao cũng có thể làm công cụ giết người. Vậy việc tôi mua dao mang về nhà, có nghĩa là tôi thích giết người chăng? Tuanminh01 (thảo luận) 15:42, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có cái ấy ắt hẳn mang tội dâm. Hahaa... Ahihi456 (thảo luận) 15:59, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chuyện này có gì để thắc mắc à? Các cụ thời xưa đặt tên bằng thứ chữ nào thì gì ta viết lại, một là để tôn trọng các cụ, hai là để bạn đọc dễ bề tra cứu trên các sách xưa hơn, bây giờ giả dụ ngày xưa các cụ viết tên bằng tiếng Thái thì giờ ta cũng phải chép lại bằng tiếng Thái thôi. Bao giờ viết tên một ông Việt Nam hiện đại bằng chữ Tàu thì mới phải kêu chứ nhỉ? Xuân (thảo luận) 16:01, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thực sự chưa có quy định chính thức hoặc đồng thuận về vấn đề này. Nhân đây tôi nghĩ ta nên thảo luận luôn ở đây cho từ đây về sau khỏi cãi nữa (tôi thấy gần 12 năm nay cãi đi cãi lại vụ này hoài). @Tuanminh01:, @Thusinhviet: --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:01, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy cái này là thông lệ viết từ điển bách khoa hoặc tài liệu hàn lâm quốc tế rồi, nhiều sách vở miền Nam hồi trước cũng hay chú thêm chữ Tàu sau khi viết Quốc ngữ. Bài bác vô lối theo kiểu này chỉ cho thấy đầu óc rỗng tuếch và tầm nhìn hạn hẹp thôi. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:14, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tên nhân vật Việt Nam chỉ được thêm chú thích tiếng Hán-Việt chữ Hán khi:

  1. Nhân vật sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng tiếng Hán chữ Hán như là một ngôn ngữ làm văn tự chính thức trong hành chính và văn hóa nghệ thuật (tôi cho rằng tới năm 1951 nếu nhân vật ở miền Bắc Việt Nam, năm tờ tiền Việt Nam dân chủ cộng hòa cuối cùng được in chữ Hán; và ở miền Nam Việt Nam là năm 1975)
  2. Có nguồn hoặc có thể tin tưởng được nhân vật có sử dụng tiếng Hán-Việt chữ Hán một cách đáng kể trong cuộc đời hoặc giai đoạn cuộc đời của mình (tôi ví dụ ông Trần Trọng Kim chắc chắn dùng tiếng Hán chữ Hán vì chỉ cần đọc Việt Nam sử lược là thấy, ông Ngô Đình Diệm cũng có dùng nhưng không đáng kể vì đa số ổng được giáo dục theo văn hóa Pháp, ông Nguyễn Văn Thiệu chắc chắn không dùng tiếng Hán chữ Hán)
  3. Nếu trong trường hợp giao qua nhiều giai đoạn, nhân vật được tin là sử dụng ngôn ngữ khác nhiều hơn là tiếng Hán-Việt Hán văn, thì tiếng Hán-Việt phần chữ Hán chỉ được chú giải trong một mục nhỏ trong bài chứ không để đầu bài hoặc infobox, tránh việc gây hiểu lầm không cân bằng (WP:UNDUE) (ví dụ trường hợp này là ông Trương Vĩnh Ký, nổi tiếng với chữ quốc ngữ hơn là tiếng Hán-Việt).

Xin mọi người cho ý kiến.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:26, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đem vấn đề này ra làm một chủ đề thảo luận như ý của LNĐ cũng là một dịp tốt, tôi có sửa một số khái niệm mà LNĐ sử dụng để ý thêm chính xác, nếu có sai ý LNĐ mong anh chỉnh lại dùm. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:39, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bất cứ chữ Hán nào dùng ở Việt Nam tôi hay dùng cụm "Hán-Việt" do nó biểu thị tiếng Việt (kiểu như là Hanja hay Kanji), sửa lại cho rõ như bạn cũng không sai. Tuy nhiên rất mong các bạn cho ý kiến về đề xuất của tôi (có gì cần sửa, có gì chưa chặt chẽ, có gì chưa rõ).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:42, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cứ gọi chữ Hán là được rồi bạn à. Hanja, Kanji hay Hán tự là cách đọc tương ứng của chữ 漢字 được gọi ở các nước tương ứng là Triều Tiên + Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nếu mà nói cho đúng khái niệm, thì ta phải gọi là Hán tự thì nó mới tương xứng với HanjaKanji. Còn Hán Việt là một khái niệm khác, không phải là chữ Hán dùng ở Việt Nam, và tiếng Hán Việt cũng không phải là tiếng Hán dùng ở Việt Nam. Thuật ngữ chính xác nên dùng là âm Hán Việt. Âm Hán-Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt. Chữ 漢 người Tàu ở Bắc Kinh đọc là hàn theo cách bính âm, người Tàu ở Hong Kong đọc là hon3 theo Việt bính, người Triều Tiên đọc là Han, Nhật Bản đọc là Kan, còn Âm Hán-Việt của chữ 漢 đọc là Hán. Như vậy, chữ Hán là chữ Tàu (gọi như vậy vì nó là thứ chữ do người Hán sáng tạo ra, được sử dụng với mức đồ khác nhau ở TQ, HK, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều nơi khác nữa), còn (âm) Hán-Việt là cách người Việt Nam đọc chữ Tàu đó. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:55, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn Lão Ngoan Đồng vào cho ý kiến. Đè nghị sau khi thảo luận xong bỏ phiếu luôn, lần sau khỏi mất công tranh cãi nữa. DanGong (thảo luận) 16:45, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nên đưa ra không gian thảo luận rồi biến thành khuyến cáo chính thức. Ahihi456 (thảo luận) 17:14, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Việc thêm chữ Hán vào sau tên tiếng Việt của một số nhân vật lịch sử Việt Nam, nhất là những nhân vật cổ, là cần thiết trong những trường hợp phù hợp.
1.Có thể đối chiếu với nguyên bản do sử cũ ghi, vì sử xưa chép bằng chữ Hán.
2. Một số nhân vật thuộc thế kỷ 20 có thể ghi, trong trường hợp những cái tên này có ý nghĩa khi gắn với việc "chiết tự".--Trungda (thảo luận) 19:07, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý 1. của anh Trungda tôi có ghi trong ý 2 của tôi là tên nhân vật nhất thiết phải có nguồn ghi. Nguồn đó chắc chắn phải mạnh và qua được tiêu chuẩn hai nguồn hàn lâm xưa nay, như Đại Việt sử ký toàn thư, hoặc Việt Nam sử lược chắc chắn là quá ổn.
Ý 2. cũng vậy, nó chính là việc chứng minh nhân vật có ghi chép bằng chữ Hán hoặc dùng chữ Hán đáng kể hay không trong trong ý 2 (tất nhiên chứng minh với nguồn, chứ không nói mồm)/
MỜI MỌI NGƯỜI TIẾP TỤC CHO Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ ĐỂ CÓ ĐỒNG THUẬN.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:06, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Một số người dùng chống Tàu cực đoan cũng không nên Awaywaraway (thảo luận · đóng góp) (đòi bỏ chữ Hán đi kèm với tên nhân vật ở trong đầu bài nhân vật lịch sử Việt Nam cổ trung đại như Hồ Quý Li rõ ràng thuộc thời nho học Việt Nam), Tnt1984 (thảo luận · đóng góp) (dị ứng với tên Hán Việt của nhân vật bài viết ở tên bài). Một số người dùng có vẻ như quen phổ biến văn hóa Trung Hoa cũng không nênː như Cnbhkine (thảo luận · đóng góp) (sử dụng các từ Hán Việt đã chết ở tiếng Việt hiện đạiː như kì đệ, kỳ tử, nhi nữ,...), Eruruu (thảo luận · đóng góp), Flying Lights (thảo luận · đóng góp) (dùng quá bừa bãi chữ Hán lạm dụng từ Hán Việt trong các bài cổ sử Việt Nam và đặc biệt là sử Trung Quốc, các tên gọi đồ vật, sự vật cũng chua chữ Hán). Tôi chưa thấy hai nhóm thành viên này cùng sửa đổi, hoặc thảo luận đồng thuận hay mâu thuẫn, tại cùng đối tượng bài viết có yếu tố thêm-bớt chữ Hán (rộng ra là chữ gốc Trung Quốc phồn thể, giản thể, chữ Nôm, Kanji, Hanja) và từ Hán Việt. Tôi mới chỉ thấy các thành viên bài chữ Hán (như Awaywaraway, hay Tnt1984 mâu thuẫn với bảo quản viên và các thành viên trung dung. Còn nhóm kia thì mặc sức sửa đổi thêm chữ Hán, từ Hán Việt đã chết vào các bài vua chúa hoàng hậu Trung Hoa (trong sử sách lẫn trong phim, truyện), rồi còn lấn sang cả sử Việt. Tôi thấy cần phải mở rộng thảo luận này từ Việc thêm chữ Hán vào sau tên các nhân vật lịch sử VN sang Việc thêm chữ Hán và từ Hán Việt đã chết vào bên trong các bài viết về các nhân vật lịch sử Trung Quốc ở Wikipedia tiếng Việt. Riêng đối với các từ Hán Việt đã chết theo tôi cần lập một danh sách các từ này được cộng đồng đồng thuận là đã chết qua thảo luận (để hướng dẫn soạn thảo).Doãn Hiệu (thảo luận) 22:55, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nên đưa những đề xuất của LND ra biểu quyết rồi biến thành quy định. Ahihi456 (thảo luận) 02:20, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Rõ rồi, tôi đồng ý, thế bạn có thêm đề xuất gì mới không.Doãn Hiệu (thảo luận) 02:37, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hê tôi không bị dị ứng với hán việt nhé tôi chỉ yêu cầu nguồn cho cái đám đó. Nhưng mọi người cứ việc bàn mệt nghỉ còn tôi thì đang bận ở nơi ai ghi tên dịch hán việt tầm bậy không nguồn (bài viết/báo trên mạng không tính là nguồn) hay được dùng quá ít (ít nhất 10 cuốn sách nói thế mới công nhận) vào là bị cấm thẳng cẳng đây.Tnt1984 (thảo luận) 03:26, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC) @Tnt1984: TNT đừng có ở đây nói kháy, chỉ cần vượt qua nguyên tắc hai nguồn hàn lâm, tôi ví dụ chỉ cần Đại Nam thực lụcViệt Nam sử lược đồng thời ghi là tôi sẽ tự nhiên đưa vào vì quá thỏa về quy định nguồn của Wikipedia rồi. Bạn đừng có chơi trò ngụy biện Wikipedia một lần nữa, ai chịu hay nể gì bạn chứ tôi không ngại đi kiện cái vụ này cho tới khi nó được giải quyết đâu.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:25, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC) [trả lời]

@Lão Ngoan Đồng: tôi cũng đâu có cần bạn nể, bạn nể thì được gì và không nể thì mất gì nhỉ? Tôi đâu còn ở bên này cũng đâu có ý định qua bên đây để làm gì? Đang phơi phới bên kia chỉ có con bot nào đó ping tôi qua đây và thấy ai đó hiểu nhầm nên nói thôi. Chúc chiến đấu vui vẻ nhé.Tnt1984 (thảo luận) 06:24, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC) [trả lời]
Tôi đoán anh LNĐ là người Miền Nam, và theo văn phong của người miền Nam, từ "nể" nghĩa là respect theo tiếng Anh đó bạn. Đó là nguyên tắc tối thiểu mà một cuộc thảo luận văn minh cần có. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 12:42, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC) [trả lời]
@Tnt1984: Nếu bạn không có ý kiến nào liên quan trực tiếp đến chủ đề chúng ta đang bàn thảo, tôi mạn phép không thảo luận những vấn đề không liên quan ở đây nữa. Ngoài ra @Thusinhviet: đã giải thích đúng ý tôi, tôi thấy không cần thiết phải giải thích gì thêm hơn nữa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:10, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

MỜI MỌI NGƯỜI TIẾP TỤC CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ CHÍNH LÀ CHÚ THÍCH TIẾNG HÁN CHO TÊN NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA BÀN TỪ ĐẦU TỚI GIỜ.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:10, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Để không lạc đề, chúng ta nên thống nhất lại là ở đây chỉ bàn đến chữ Hán chứ không nói đến từ Hán-Việt, và phạm vi ở đây là sử dụng để chú thêm vào tên nhân vật người Việt. Không nên bàn xa hơn. Theo tôi các nhân vật có thời gian sống và cống hiến chủ yếu từ năm 1945 trở về trước đều nên có Hán tự chua vào phần tên Quốc ngữ. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 18:24, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, nhưng nên có một vài ngoại lệ, ví dụ người Hoa ở Việt Nam chắc chắn vẫn sẽ dùng chữ Hán sau 1945 (vì vậy tôi mới đề là tới năm 1951 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam, nhưng nếu không có nguồn không ghi vào theo điều thứ 2 tôi có đề cập trong đề nghị của tôi)--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:43, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Về dung lượng thêm chữ Hán và từ Hán Việt đã chết vào bên trong các bài viết về các nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam ở Wikipedia tiếng Việt

Kèm với những quy định viết tên chữ Hán cho nhân vật Việt Nam, đề nghị cộng đồng cho ý kiến thêm vềː

  • Tên bằng chữ Hán của nhân vật chính (Việt Nam, Trung Quốc) bài viết đề cập tới (tên phổ biến, tên chữ, tên tự, tên thụy hiệu) viết 1 lần ở đầu bài hay nhiều lần. Lượng nguồn dẫn cần thiết cho tên chữ Hán này.
  • Có hay không gắn tên bằng chữ Hán của các nhân vật liên quan được đề cập một hay vài lần trong nội dung bài viết (và kèm nguồn dẫn không).
  • Khi nào thì chức tước của nhân vật nên được viết kèm chữ Hán.
  • Các từ Hán Việt được cho là từ Hán Việt đã chết (không hoặc rất ít dùng trong tiếng Việt hiện đại).Doãn Hiệu (thảo luận) 05:23, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết vấn đề đưa vào trước, sau đó sẽ giải quyết tiếp về dung lượng sau. Nhưng nếu ai có kiến thức có thể đề nghị, tôi sẽ đưa ra biểu quyết một lần luôn.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:40, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Doãn Hiệu Thấy anh có vẻ cảm thấy khó chịu với cách dùng các từ Hán Việt lạ. Theo tôi nghĩ thì sự việc cũng không quá là căng thẳng thế đâu. Tôi có biết qua một số ngoại ngữ khác nhau, khi dịch bài, mặc dù tôi rất tránh, và cố gắng viết để cho một người Việt bình thường, không hiểu biết ngoại ngữ có thể hiểu được những khái niệm ngoại lai lạ lẫm, tôi vẫn phải thừa nhận rằng đôi khi mình vẫn bị ảnh hưởng từ ngữ hoặc văn phong của ngôn ngữ gốc đó. Dịch bài từ tiếng Anh sẽ ảnh hưởng văn phong Anh, tiếng Pháp sẽ ảnh hưởng văn phong Pháp, và đương nhiên bài tiếng Hán sẽ mang ảnh hưởng văn phong Hán. Văn phong hiện đại tiếng Việt, mặc dù xây dựng nền tảng trên tiếng Việt, với một khối lượng đồ sộ từ Hán Việt (mà tâm lý mặc cảm thời kỳ đô hộ và lo lắng cho tương lai độc lập, nhiều người muốn bỏ bớt những từ HV có thể thay thế đi), vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ (nếu không nói là mãnh liệt) từ văn phong Tây phương.
Về vấn đề ảnh hưởng văn phong Tây phương này, chúng ta có thể lật lại các biểu quyết bài viêt tốt hoặc bài viết chọn lọc, nơi đó các thành viên thẩm định lúc nào cũng đề cao văn phong tiếng Việt sẽ bắt giò các đề cử có văn phong ngoại lai này, số lượng như thế rất nhiều.
Nếu một bài viết khởi đầu từ tiếng Hán, được dịch trực tiếp qua tiếng Việt mà không thông qua bản dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp (vốn dĩ rất được khuyến khích trong giới dịch thuật), nếu hơi lạm dụng một tí về từ ngữ, về văn phong, thì cũng nên thông cảm một tí. Nên nhẹ nhàng bỏ qua như những lỗi tương tự khi dịch bài từ tiếng Anh/Pháp qua tiếng Việt vậy. Nếu có thể thì cũng nên giúp họ chỉnh lại từ ngữ cho suôn tí.
Tôi nhớ em tôi khi học Đại học, cô giáo dạy môn Tiếp thị nó giảng rằng Marketing không phải là tiếp thị. Tôi nghe buồn cười lắm, rõ ràng marketing là tiếp thị chứ còn gì nữa. Vậy ở đây, marketing với tiếp thị, khi phải chọn 1 trong 2 để đưa vào bài viết Wikipedia nên chọn từ nào ? Một từ 100% Ăng-lê, một từ là Hán Việt. Tôi cá là ở đây nhiều bạn sẽ vote (lại Ăng-lê) cho marketing chứ không dùng từ tiếp thị, và sẽ viện dẫn những lý do nghe rất thuyết phục.
Khi thảo luận về chữ Hán, từ Hán Việt này, tôi đề nghị chúng ta nên bình tâm lại. Chữ Hán cũng có nhiều loại chữ Hán, Hán-Việt cũng có nhiều loại Hán-Việt. Có từ Hán cổ xưa, có từ Hán Việt ta quen dùng thường ngày, có từ Hán hiện đại TQ xài nhưng Việt Nam hiện đại không xài, có từ Hán Việt hoàn toàn mới do khi dịch thuật ngữ người ta tự đặt ra, mỗi loại ta cần phải có một cách tiếp cận khác nhau, và nhất định không gộp lại làm một rồi xem tất cả như nhau. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 13:02, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mọi người nêu nhiều lý do để thêm chữ Hán vào sau tên các nhân vật Việt Nam thời xưa như vậy là đúng, nhưng còn có lý do này chưa ai nói tới. Chúng ta viết ra chữ Hán vì thực ra chúng ta chỉ có mỗi 1 cách dựa vào chữ Hán để tìm ra tên thật của người đó, nhưng không bảo đảm đúng 100% trong mọi trường hợp đâu và đành phải chấp nhận điều đó. Có những trường hợp tên Việt không có chữ Hán đúng như thế để gọi, cho nên người ta phải dùng 1 cái tên khác gần đúng thay vào. Ví dụ Sài Gòn thì chữ Gòn không thể biểu thị được bằng chữ Hán, nên phải dùng chữ Sài Côn (柴棍). Hay Vũng Áng trong tiếng Trung đọc theo âm Hán Việt lại là Vĩnh An, đơn giản là vì cả 2 chữ Vũng Áng không có trong kho tàng âm HV. Bây giờ giả dụ có ông Nguyễn Văn Đực thì dịch sang tiếng Trung Quốc rồi dịch ngược lại, ta sẽ không còn thấy chữ Đực nữa, mà có thể là chữ Địch hay chữ nào đó có âm gần với Đực, he he. Tất nhiên trong hầu hết các trường hợp, những danh nhân thời đó đều chọn tên hay ho, hoặc có âm HV, ít ai dùng tên cục mịch như Đực, Gòn hay Áng làm chi. Mà giả dụ lúc bé có tên cục mịch thì khi lớn lên, được vinh danh chắc nhiều người chuyển sang tên có âm HV làm tên chính thức cho hay. Một trường hợp nữa là chữ Hán có thể có 2 âm trở lên, như Lý Bôn hay Lý Bí thì giờ ta cũng không chắc tên thật của ông là Bôn hay Bí, vì chữ Hán 賁 có thể đọc là Bôn hay Bí đều được. Rõ ràng là Bí có vẻ Việt hơn Bôn, và trong bài về Lý Bôn cũng viết: "Người dân thôn Giang cho rằng Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, do kiêng huý ông họ gọi quả bí xanh, bí đỏ và dây hoa thiên lý là "quả bầu" vì từ "lý" và "bí" trong tên gọi của các loại rau quả đó đồng âm với "lý" và "bí" trong "Lý Bí".

P.S. Tôi nghĩ các chức tước ghi trong tiểu sử các danh nhân thì không cần ghi chữ Hán. Ta chỉ nên ghi chữ Hán trong trường hợp có mục từ nói về chức tước đó (và giải thích nghĩa dựa vào chữ Hán). --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 08:05, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi  Đồng ý với Việt Long về việc chỉ thêm chữ Hán cho chức tước trong các mục từ nói về chức tước đó, (vì đấy mới chính là không gian để giải nghĩa bằng chữ Hán cho cái cần giải nghĩa), không thêm tại tiểu sử các nhân vật giữ chức đó bất kể là một lần hay nhiều lần được thụ chức (vì không đúng không gian để giải nghĩa). (ví dụ chỉ viết (尚書) trong bài Thượng thư mà thôi). Đối với các chức quan thời Phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc không quan trọng để đảm bảo độ nổi bật của chủ đề, thay vì viết bài riêng cho các chức, thì ta nên gom các chức vào trong các bài về chế độ quan chế của từng thời, và đó là không gian để dùng chữ Hán cắt nghĩa cho các chức vụ này (tương tự viết chữ Hán cho tên người trong các bài về Họ người Á đông). Đối với nền quân chủ Việt Nam, trong wikipedia tiếng Việt đã có một số bài về quan chế các thời Quan chế nhà Lý, Quan chế nhà Lê sơ, Quan chế nhà Nguyễn, và Quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam. Người dùng có thể chú thêm chữ Hán nâng cấp thêm, hay tạo mới bổ sung các bài quan chế các thời khác.--Doãn Hiệu (thảo luận) 22:44, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nếu có bài riêng về Quan chế từng thời thì thật tuyệt. Tôi đồng ý với anh Doãn Hiệu rằng đó là nơi thích hợp nhất để chú chữ Hán cho chức quan đó. Tuy nhiên, để có được một bài như thế không đơn giản, bởi chức tước mỗi thời mỗi khác, chừng vài năm, vài mươi năm lại bãi bỏ hoặc thêm chức mới, hoặc đổi cách gọi tên chức đó. Cũng có những chức sinh ra để dành cho một cá nhân nào đó. Để có một bài chỉ mang tính liệt kê, và đối chiếu Hán tự - Quốc ngữ, chưa nói tới phần nội dung, đã mang rất nhiều gian nan. Cụ thể, để liệt kê hết tất cả title hay job position của viên chức nhà nước thời điểm hiển tại từ trung ương tới địa phương chắc dung lượng cũng đã chiếm một cuốn sách dầy cộm, còn với một bài viết xuyên thời đại như thế, dung lượng sẽ rất khổng lồ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:12, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
In đậm ý mới quan trọng. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 10:54, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo tôi chúng ta đang biên soạn wikipedia Tiếng Việt dù là viết cho các nhân vật lịch sử trong thời kỳ Việt Nam còn sử dụng chữ Hán Nôm thì phát triển nội dung bằng Tiếng Việt vẫn phải là trọng tâm chứ không thể vì lý do là trước mốc thời điểm nào đó thì cho thêm tiếng Hán Nôm cho phù hợp với bối cảnh lịch sử, hay để tôn trọng bậc tiền nhân, hoặc lý do thời điểm đó chưa viết Tiếng Việt (tôi nói là chưa viết chứ không phải chưa nói Tiếng Việt, vì chúng ta đã sử dụng các âm Tiếng Việt và chỉ sử dụng chữ Hán rồi chữ Nôm với tư cách là công cụ và phương tiện Viết trong một thời kỳ lịch sử). Các phần chữ Hán khác chỉ nên đóng vai trò là phần mở rộng để tiện tra cứu các tài liệu cũ với những ai muốn tìm hiểu hoặc quan tâm. Hơn nữa nếu cứ căn cứ vào thời điểm nào đưa chữ nào vào thì một số nhân vật dưới thời thuộc Pháp khác sẽ phải đưa thêm tước vụ bằng Tiếng Pháp vào. Và vì thế cho thêm chữ Hán vào đôi khi là không cần thiết nếu không vì mục đích tra cứu, tham khảo. Ngoài ra chúng ta đã biết chữ Nhật là ngôn ngữ được người Nhật biến đổi từ chữ Hán (thế kỷ thứ 5 sau công nguyên). Họ đã xây dựng và sử dụng ngôn ngữ của riêng mình và có ý thức phát triển và sử dụng nó trong việc ghi chép các nhân vật lịch sử của họ trên wikipedia Tiếng Nhật, cũng ít thấy các tước vụ của nhân vật lịch sử họ phải có thêm phần chữ Hán vào làm gì, hoặc nếu có chỉ là phần mở rộng nào đó ví dụ như ở https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Emperors_of_Japan . Nên tôi nghĩ chúng ta vừa thoát khỏi được kiểu chữ biểu hình sang biểu ý là một bước nhảy vọt, vừa có hệ thống chữ của mình đủ khả năng biểu đạt rồi thì tại sao phải đưa chữ Hán vào. Sunflower213 (thảo luận) 10:04, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hơn nữa nếu cứ căn cứ vào thời điểm nào đưa chữ nào vào thì một số nhân vật dưới thời thuộc Pháp khác sẽ phải đưa thêm tước vụ bằng Tiếng Pháp vào. Cái này là rất cần thiết đấy bạn. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 10:45, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trước khi có chữ quốc ngữ, nước ta dùng chữ Hán để ghi tên nhân vật, địa danh v.v truyền qua nhiều đời cũng ghi bằng tiếng Hán đó, và tiếng Hán có một lợi điểm là cái văn tự nó biểu hiện nghĩa của từ. Tôi ví dụ, chả lẽ giờ hiểu quốc hiệu Đại Ngu là nước siêu ngu theo nghĩa của từ ngu si ? Trong trường hợp này chữ Hán giải quyết được phần thiếu sót của chữ quốc ngữ. Rồi còn nhiều thứ khác như là nghĩa của Thăng Long "rồng bay lên" với Thăng Long "thịnh vượng lên"... Sau khi chữ quốc ngữ ra đời, việc ghi qua chữ quốc ngữ thực chất cũng là từ nguồn những văn bản tiếng Hán đó (tôi ví dụ Đại Việt Sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục) nên việc ghi lại là hết sức cần thiết để tham khảo. Nhìn chung, tôi hiểu tâm trạng của nhiều người là ghi chữ Hán mang tính có vẻ phụ thuộc văn hóa Trung Quốc, bản thân tôi cũng không hẳn là ủng hộ, nhưng tôi coi Wikipedia:Thái độ trung lập là quan trọng hơn hết nên tôi mới ủng hộ việc đưa chú thích chữ Hán vào (dĩ nhiên là phải có nguồn chú thích đầy đủ).
Về tiếng Pháp cũng thế, nếu có nguồn, tôi hết sức ủng hộ việc ghi nguyên gốc những từ mượn như là sếp, kem, com lê, lính Lê Dương. Nó rất có ý nghĩa cho việc tham khảo.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 12:11, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Không liên quan chứ Thăng Long mà nếu chữ Long là rồng thì nó nghĩa là rồng thăng chứ không phải là rồng bay đâu. Rồng bay Hán-Việt gọi là phi long. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 12:24, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hoàn toàn đồng ý, sử dụng chữ Hán để chú thích cũng không hẳn là phụ thuộc văn hoá TQ, vì từ lâu người Việt đã dùng chữ Hán để ghi lại âm tiếng Việt, nên chữ Hán cũng không còn là của riêng TQ hay tiếng Trung nữa. jan Win (tl~đg) 12:19, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chữ Hán dùng để khi Hán văn, không dùng để ghi tiếng Việt. Ghi tiếng Việt chỉ có chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt có từ 60-70% là từ Hán-Việt, đương nhiên là có thể dùng chữ Hán để viết 70% từ vựng tiếng Việt, người Việt chỉ việc sáng tạo khoảng 30% còn lại là lấp đầy văn tự tiếng Việt rồi. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 12:34, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có Quy định nào của wikipedia như vậy không ? Hay các ông tự cho nó là Đúng ? Viết như vậy bọn Tây nó nghĩ dân VN gốc Tàu thì sao ? Đấy, vì tôi là dân Việt Nam nên tôi nghĩ thế đấy. Bản thân tôi thấy thêm thắt chữ Hán vào chả có gì hay, tra cứu gì cả. Chỉ rối mắt mà thôi. Không dứt điểm đc vì các ông sai, há miệng mắc quai thôi. 14.173.192.144 (thảo luận) 10:28, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Gốc Tàu còn đỡ đấy, viết chữ quốc ngữ làm bọn Tây nó nghĩ dân VN mình gốc Pháp hay Tây Ban Nha còn tệ hơn. Tuanminh01 (thảo luận) 10:33, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn IP ơi, chữ Hán không phải là thứ của riêng "người Tàu", mà nó đã trở thành đặc trưng của hầu hết các dân tộc tại Đông Á, nhất là các dân tộc có ảnh hưởng của TQ từ xưa. Mà cái "chữ Hán" này đúng ra phải gọi là chữ Nôm, vì nó ghi lại âm tiếng Việt. Với lại "bọn Tây" nó nghĩ thế thì đã sao, có ảnh hưởng chi đến Wikipedia tiếng Việt đâu, với lại đây là Wikipedia tiếng Việt, chứ không phải Wikipedia Việt Nam nên bạn khỏi phải sợ người Việt Nam bị hiểu lầm bạn nhé. jan Win (tl~đg) 10:41, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Việc thêm chữ Hán không phải là mới trong văn bản khoa học tiếng Việt, trong hình là trích đoạn Việt Nam sử lược, tập 1, chương nhà Hậu Trần

@@14.173.192.144: CƠ SỞ CHO VIỆC THÊM CHỮ HÁN VÀO TÊN TIẾNG VIỆT TRÊN WIKIPEDIA là: 1) Wikipedia:Thái độ trung lập "wikipedia cần cân bằng giữa tất cả các quan điểm", quan điểm thêm chữ Hán để chú thích nghĩa cho chữ quốc ngữ là có thật, và tới giờ nếu nghiên cứu lịch sử ở cấp cao vẫn còn dùng; vì vậy không thể bỏ thí họ ra khỏi các luồng quan điểm cần cân bằng được. 2) Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy "thông tin cần có nguồn, kiểm chứng được"; thì việc thêm chữ Hán sẽ dựa vào tiêu chí này, cứ có nguồn đáng tin cậy dùng, ta mới đưa vô. 3) WP:KHONG#OR "wikipedia không đăng ý tưởng mới, giải pháp mới" thì rõ ràng là việc chú thích tên chữ Hán đã được làm một thời gian cũng không phải là ngắn, ví dụ như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (ảnh bên); vì vậy Wikipedia có quyền viết chữ Hán chú thích tên Việt khi có thể. Tôi mong không đọc được có ngụy biện "dựa vào quy định nào" một lần nữa, nếu lại có tranh cãi về việc này.

Thảo luận ngoài lề (có tính công kích cá nhân) của Awaywaraway

Đã cấm Awaywaraway vô hạn do lập luận vô căn cứ, vi phạm thái độ văn minh khi thảo luận. Tuanminh01 (thảo luận) 05:55, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có mỗi cái vụ chữ Hán thôi mà nhai đi nhai lại mãi không chán. Yêu cầu người nào đưa vấn đề này ra thì nghiêm túc thảo luận cho dứt điểm. Tôi cá là mấy tháng sau lại có tài khoản mới lên đây than vãn. Greenknight (thảo luận) 23:38, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy ai đó nên tổng hợp thảo luận và mở ra biểu quyết cho hợp lý được rồi, tôi k theo dõi từ đầu nên k có đọc và hiểu hết những gì nói trong này, chuyện này cũng nhiều năm rồi, nên dứt điểm.  A l p h a m a  Talk 06:21, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  • Người ta[ai?] thắc mắc, vì hàng triệu bài viết về Lịch sử Vn đều không nguồn, xuyên tạc, tự phịa.[cần dẫn nguồn] Trong khi, việc thêm chữ Hán vào rất công phu, hệ thống, ngay cả không phải tên Nhân vật ls.[cần dẫn nguồn] Ví dụ Nhà Trần, Nhà Hồ cũng bị thêm vào hoặc tên nhân vật Tuyên từ văn hoàng hậu, tên đế hiệu,...
  • Chúng ta cũng ko chấp nhận có nhân vật nào Uy tín ở wiki cả. Đơn giản là nhìn vào wiki tiếng Việt, chủ đề Lịch sử, các bài viết đều ko nguồn, biên tập thiếu tâm, vô trách nhiệm.[cần dẫn nguồn] Nên đừng lôi ai uy tín vào đây rồi phán nhue thánh.[ai?]
  • Đây là vấn đề mang tính hệ thống, nên phải có qui định của wiki rõ ràng. Đâu thể làm bừa được. Không phải 1 bài mà là hầu hết nhân vvật ls Vn từ trước tới nay.

11:53, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC) thảo luận quên ký tên này là của 14.168.120.96 (thảo luận • đóng góp).

Đó là một sự bổ sung có hệ thống và là một sự bổ sung cần thiết. Việc có hệ thống thì ai cũng đã thừa nhận rồi, chúng ta đang thảo luận xem nó có cần thiết không thôi bạn. Mà tôi tin rằng, việc có hệ thống này không làm ai bị mất nước đâu. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 12:04, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi có mấy ý kiến về vấn đề này:
1.Hãy làm như chúng ta đã làm cách đây khoảng 5 năm: chữ Hán cạnh tên các nhân vật lịch sử Việt nam và Trung Quốc thời cận đại trở về trước có đưa vào một cách hạn chế. Hạn chế ở mức độ nào? Ở cạnh tên nhân vật khi giới thiệu, trong bảng thông tin nhân vật, khi nhắc đến những danh hiệu lần đầu. Những chữ nên đưa vào: Tên húy, miếu hiệu, thụy hiệu, tên tự.
2. Vì sao nên đưa vào? Không phải do sính chữ hay thích TQ mà lý do đơn giản là sử cũ được chép bằng chữ Hán, mà chữ Hán có nhiều từ đồng âm khác nghĩa. Vì vậy ghi tên nhân vật vào để đối chiếu với sử cũ
3. Tránh lạm dụng và đưa chữ Hán quá nhiều: không đưa vào nhiều chỗ, không đưa những tên chức vụ trong quá trình thăng tiến, không đưa tên đất liên quan đến quá trình hoạt động của nhân vật. Ngoại lệ đối với trường hợp 1 chỉ có thể dành cho những bài thơ, câu nói nổi tiếng được ghi nguyên văn là chữ Hán; hoặc những trường hợp ghi chữ Hán để diễn tả những tình huống "chơi chữ", "chiết tự" liên quan đến nhân vật (vì sao nhân vật đổi tên, câu sấm liên quan đến vận mệnh nhân vật...)
4. Về từ Hán Việt và từ Hán Hán: nhất thiết phải tránh lạm dụng. Hiện tượng dùng từ Hán phiên âm mà không dịch bắt đầu có từ cách đây khoảng 4 năm (năm 2013). Một số thành viên bê nguyên cách gọi vua chúa trong sách sử bằng tiếng Hán vào bài, không Việt hóa dù có thể Việt hóa (Thánh Tông hoàng đế thay vì Lê Thánh Tông) hoặc hễ nhắc đến nhân vật là gọi bằng 6-8 chữ dài lê thê (để tỏ ra tôn trọng??) hoặc bê nguyên phiên âm chứ không dịch (dưỡng tử không dịch thành con nuôi, thê không dịch thành vợ, phối ngẫu không dịch thành vợ, thân phụ không dịch thành cha, quan chết cứ để hoăng...). Wiki tiếng Việt phải hành văn tiếng Việt trong sáng, phục vụ bạn đọc phổ thông. Một số thành viên, có thể các bạn thạo tiếng Hán thấy để đó vẫn có thể hiểu, nhưng các bạn đọc phổ thông đều không thể hiểu. Wiki dành cho mọi người, không dành riêng cho vài người "thạo chữ Hán".
5. Không cần mở biểu quyết về vấn đề này. Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ đối với những vấn đề kỹ thuật như vậy--Trungda (thảo luận) 18:13, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chào anh Trungda, ở ý thứ 4 của anh, mặc dù đã có nhắc nhở của Lão Ngoan Đồng rằng chủ đề chúng ta bàn luận ở đây là chữ Hán chứ không về từ Hán Việt nữa, nhưng tôi cũng muốn góp một vài ý. Cũng về vấn đề này, tôi đã có trao đổi với anh Doãn Hiệu sau ý kiến của anh ấy, và tôi đã đóng khung lại vì nghĩ rằng nó ngoài chủ đề, anh có thể mở lại khung để xem thêm. Về việc những từ anh liệt kê như dưỡng tử, thê thiếp, phối ngẫu, thân phụ tôi xin có ý thế này. Các từ này là tiếng Việt 100%, tuy nhiên sử dụng nó phải thận trọng vì văn cảnh thích hợp để sử dụng nó khá hạn hẹp, không phải nơi nào đặt từ cha vô được thì đặt từ thân phụ vào cũng tốt. Và, điều ngược lại cũng đúng, không phải lúc nào cũng xài cha cũng là lựa chọn tốt. Các từ này bổ sung cho nhau chứ không hoàn toàn triệt tiêu nhau, và sử dụng đúng các từ này làm cho câu văn thêm sinh động. Tôi cho rằng việc sử dụng tiếng Việt trong sáng là việc phải biết cân nhắc nơi nào đặt cha nơi nào đặt thân phụ trong câu. Nếu mà thay thế tất cả thân phụ bằng cha thì cũng là một cách làm vẩn đục tiếng Việt thôi. Thân. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 19:16, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu ý bạn, nhưng khi một số thành viên muốn dùng 100% những chữ Hán "sinh động" như bạn nói trong bài (hễ nhắc tới là dùng, nhất quyết không bao giờ dùng từ thuần Việt) thì nó không còn ý nghĩa ban đầu như bạn nói nữa, mà trở thành lạm dụng.--Trungda (thảo luận) 14:35, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy thì cách hành văn của người đó có vấn đề rồi. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:43, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hai ý trong gói ý tưởng của Trungda có thể bổ sung vô tổng hợp cuối cùng của cuộc tham luận vì nó mang tính kỹ thuật cũng có liên quan tới việc thêm chữ Hán là:
1) Việc thêm chữ Hán cần phải có mức độ hợp lý nhất định (ví dụ chỉ cần chú thích tên riêng, danh hiệu, chức vụ, thụy hiệu, miếu hiệu... chứ không phải gặp cái gì chú cái đó) những thứ không liên quan tới nhân vật cần phải được chú thích ở bài riêng tương ứng.
Ví dụ: Trong bài Nguyễn Hữu Cảnh không chú thích kiểu : Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu (阮福淍) sai Nguyễn Hữu Cảnh (阮有鏡) vào kinh lược xứ Đồng Nai (同奈); ở đó ông lập phủ Gia Định (嘉定), dựng dinh Trấn Biên (鎮邊) và dinh Phiên Trấn (藩鎮). mà chỉ cần chú thích tên trực tiếp của nhân vật, các chú thích khác nếu phù hợp viết vào bài riêng như sau "'Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh (阮有鏡) vào kinh lược xứ Đồng Nai; ở đó ông lập phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn."
2) Khuyến khích chú giải nghĩa tiếng Việt của chữ Hán khi có thể.
Ví dụ: Điện Phụng Tiên (chữ Hán 奉先殿, điện nơi thờ phụng người trước) là một ngôi điện thờ không còn tồn tại ở cụm di tích Cố Đô Huế..
Mời các anh chị tiếp tục cho ý kiến cho hoàn thiện cuộc thảo luận này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 02:29, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
1) Tôi thấy viết như ví dụ trên là cần thiết. Ta chỉ nên hạn chế ở chỗ: chỉ nên viết chữ Hán ở lần đầu tiên đề cập đến địa danh hay nhân danh đó. Chú chữ 阮有鏡 ở lần đầu tiên nhắc đến tên ông Nguyễn Hữu Cảnh trong bài, không phải lần nào nói đến tên ông cũng kèm chữ Hán.
2) Việc này không cần thiết, nó sẽ khiến bài viết trở nên lê thê và xa rời chủ thể của bài. Người ta tìm đến bài viết lịch sử là để tìm hiểu vấn đề lịch sử đó, chứ không quan tâm tới việc giải nghĩa từ ngữ địa danh, sự kiện đó. Chưa kể đến trường hợp làm bàn và diễn giải thiếu chính xác. Ví dụ như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu ở đây là nói tắt của Văn Thánh Khổng Miếu, miếu thờ ông Khổng Tử là bậc Văn Thánh, vậy mà đa số các nguồn từ báo chí đến ngoại giao đều dịch thành Temple of Literature theo kiểu Miếu Văn Chương. Cái lợi của việc thêm chữ Hán vào các danh từ riêng là ở chỗ, nếu cần tìm hiểu từ nguyên, người đọc có thể tự mình lật từ điển rồi tìm hiểu, trong bài viết không cần phải chú thích dài dòng mà chưa chắc chính xác. Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc giải thích (có căn cứ, và có nguồn) ý nghĩa tên chủ thể của bài viết. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:37, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
À bài Nguyễn Hữu Cảnh tôi trích ngang chứ không trích từ đầu nên thêm chữ Hán vô tên ông trong đoạn ví dụ, chứ không có ý là thêm lặp đi lặp lại, ý tôi là thêm 1 lần duy nhất rồi thôi. Việc có thể giải thích nghĩa chữ Hán luôn là rất nên làm, vì tránh tình trạng người đọc không biết gì về từ Hán Việt dẫn đến nhét chữ Hán vào cũng không có ý nghĩa mấy. Tôi ví dụ cái Điện Phụng Tiên ở trên đi, nếu hiểu theo cách dốt tôi nghĩ ngay nó là "điện thờ tiên (仙)" đó chứ. Dĩ nhiên là sẽ đòi hỏi nguồn, hoặc giải thích theo từ điển chứ không để giải thích tràn lan ra được.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:31, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

CÁC TÊN RIÊNG HÀN QUỐC (TRIỀU TIÊN) VÀ TÊN RIÊNG VIỆT NAM TẠI WIKI TIẾNG HÀN NÓI CHUNG ĐỀU CÓ KÈM GHI CHÚ CHỮ HÁN

Tôi viết thêm phần này để nói với những bạn còn thắc mắc tại sao Wiki tiếng Việt lại có ghi chú chữ Hán cho tên riêng (địa danh và nhân danh).

1. Một điều chắc ít người biết là tên riêng của Triều Tiên hay Hàn Quốc trong Wiki tiếng Hàn (tiếng Triều Tiên) nói chung đều có ghi chú chữ Hán mà không ai bảo là Hàn Quốc thân Tàu cả. Trong tiếng Hàn, có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên trong một số sách nghiên cứu, đôi khi để cho rõ nghĩa, không nhầm với nghĩa khác, người ta cũng có kèm chú thích chữ Hán cho cả danh từ chung.

2. Một điều chắc càng ít người biết là tên riêng của Việt Nam trong Wiki tiếng Hàn (tiếng Triều Tiên) nói chung đều có ghi chú chữ Hán. Bạn có biết tại sao không? Lý do là tên riêng của Việt Nam có thể được phiên âm theo 2 cách: trực tiếp theo "chữ Tây" bây giờ (tức là chữ viết dùng bộ chữ cái La-tinh) và gián tiếp thông qua chữ Hán. Cách 1 hiện nay chiếm ưu thế, nhưng có nhược điểm là dài dòng hơn và có nhiều phương án (version). Trước khi đi vào chi tiết các bạn hãy tham khảo bộ chữ cái tiếng Hàn trên mạng nhé. Mỗi 1 âm tiết tiếng Hàn được viết thành 1 dạng ô vuông chứa các ký tự (chữ cái), do vậy có bao nhiêu ô thì có bấy nhiêu âm tiết.

Phiên âm tên riêng Việt Nam sang tiếng Hàn thực sự là 1 cơn ác mộng, vì có khá nhiều phiên bản. Lý do: kho ngữ âm tiếng Hàn thiếu rất nhiều âm so với kho ngữ âm tiếng Việt nên một âm tiết trong tiếng Việt phải chẻ ra thành 2–3 âm tiết trong tiếng Hàn bằng cách thêm nguyên âm vào phụ âm đứng một mình. Cũng giống như tiếng Việt thêm nguyên âm vào phụ âm để tạo thêm âm tiết khi dịch tiếng Tây, chẳng hạn Bush thành Bu-sơ. Xin nói thêm là tiếng Hàn cũng hay dùng nguyên âm "ㅡ", La-tinh hóa là eu (đọc theo âm Việt là ư) ghép vào sau phụ âm để phiên âm tiếng Tây, chẳng hạn France (Pháp) thành 프랑스 Peurangseu/Peulangseu (đọc là Pư-rang-xư hay Pư-lang-xư, hãy đối chiếu với Phú Lãng Sa và Pháp Lan Tây của Việt Nam), 버스 beoseu chỉ bus (xe buýt). Trong trường hợp Bush thì họ lại dùng âm i: 부시 Busi/Bushi.

Cụ thể là họ Nguyễn khá nan giải đối với người Hàn do họ không có âm tiết nào bắt đầu bằng phụ âm ng. Phụ âm ng trong tiếng Hàn chỉ xuất hiện ở cuối âm tiết (được ghi bằng ký tự ㅇ), do đó họ phải thêm nguyên âm "ㅡ", La-tinh hóa là eu (đọc theo âm Việt là ư) để tạo thành âm tiết eung thay thế cho phụ âm ㅇ ng. Còn lại vần uyễn trong tiếng Việt cũng phải tách làm 2: u-yen. Kết quả là Nguyễn thành 3 âm tiết: 응우옌 Eung-u-yen (đọc đại để là Ưng-u-yên), thật không thể tin nổi. Đấy chỉ là 1 cách. Họ Nguyễn có tới 4 – 5 cách phiên trực tiếp theo âm tiếng Việt, chưa kể 2 cách gián tiếp theo tiếng Hán. Cách phổ biến nhất là 응우옌 (Eung-u-yen), nhưng do quá dài (3 âm tiết) nên có các cách khác như sử dụng 2 âm tiết là 응웬 (Eung-wen), 구엔 (Gu-yen), 누옌 (Nu-yen), và cuối cùng xa nguyên ngữ nhất là 뉴옌 (Nyu-yen).

Hai cách gián tiếp thông qua chữ Hán (阮) và đọc theo âm Hán Hàn là Won 원 hay Wan 완. Mặt khác, do không có thanh điệu nên Nguyễn hay Nguyên sẽ như nhau trong tiếng Hàn (nếu áp dụng cách phiên trực tiếp). Như vậy, một ông có thể biến thành 4 – 5 ông! Phiên âm gián tiếp theo tiếng Hán thì không sát tên gốc nhưng luôn bảo đảm đúng số âm tiết của tên gốc mà không bị chẻ ra. Nghe nói người Triều Tiên cũng có họ Nguyễn nhưng rất hiếm, đó chính là Won 원 hay Wan 완. Những ai hay chê bôi sự phiên âm tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt (dạng Việt hóa) hẳn sẽ thấy tiếng Việt còn dễ chịu chán.

Lấy ví dụ ngay trên Wiki Hàn bài về Võ Nguyên Giáp nhé: Võ Nguyên Giáp có ít nhất 3 cách dịch (2 trực tiếp, 1 gián tiếp): 보응우옌잡 (Bo Eung-u-yen Jap), 보 구엔 지압 (Bo Gu-yen Ji-ap), và qua chữ Hán 武元甲 thành 무원갑 (Mu Won Gap). (Tiếng Hàn không có phụ âm V nên họ thay bằng B). Wiki Hàn chọn phương án 1 và phương án 2 được đổi hướng về 1, còn phương án 3 được ghi ngay trong mục từ:

[13]

Tương tự như vậy, Hồ Chí Minh có 3 cách phiên âm: 1) 호찌민 (Ho Jji Min), 2) 호치민 (Ho Chi Min) và cách cuối theo Hanja là 3) 호치명 (胡志明, Ho Chi Myeong).

Địa danh Việt Nam thường được phiên thành 베트남 (Be-teu Nam). Ngoài ra còn có cách khác là 비엣남 (Bi-et Nam) và thông qua chữ Hán là 월남 (越南, Wol Nam).

--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 04:30, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

ːNhưng anh Nguyễn Việt Long ơiǃ đó là vấn đề của ko.wikipedia chứ không phải là vấn đề của vi.wikipedia.Doãn Hiệu (thảo luận) 06:19, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thì chữ Hán là để cho người nước ngoài, trong đó có người Hàn tham khảo khi viết về nhân danh hay địa danh Việt Nam mà (ở trên khi tôi viết Wiki Việt còn để cho người nước ngoài xem thì có người không hiểu, cho là chỉ phục vụ cho người Việt thôi). Hai nữa để nói không phải cứ đưa chữ Hán vào là vong nô, cứ phải xóa sạch mọi dấu vết Tàu trên Wiki, mà bằng chứng là Wiki Hàn. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 07:10, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Em hoàn toàn đồng ý với anh về việc không phải cứ đưa chữ Hán vào trong wikipedia tiếng Việt là vong nô. Nhưng ngay cả nếu có hạn chế hay không đưa chữ Hán nào vào mà dịch thô hoàn sang phiên âm Hán Việt kiểu như thế nàyː Thịnh La Bì là đệ tứ đại chiếu của Mông Xá Chiếu, con trai của La Thịnh. Năm 712, La Thịnh bệnh thệ tại Trường An, kì tử là Viêm Các kế vị song cũng khứ thế cùng năm, kì đệ là Thịnh La Bì kế vị. Năm 728, Thịnh La Bì bệnh thệ, kì tử là Bì La Các kế vị. Ông có thụy hiệu là "Uy Thành vương", miếu hiệu là "Mông Thái Tông". thì đây không phải là tiếng Việt, đa số người dùng tiếng Việt không thể hiểu được trừ trường hợp họ là người Hoa Kiều hoặc người dùng biết cả 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung (số này là thiểu số trong người dùng tiếng Việt). Theo thiển nghĩ của em, cụm từ bệnh thệtiếng Trung (không phải chữ Hán) dịch sang tiếng Việt phải là mất (chết) vì bệnh (phải không anh). Tương tự như vậy với cụm từ khứ thế cũng là qua đời (đó mới là tiếng Việt phải không anh). Từ đệ tứ là từ Hán Việt có thể để nguyên hoặc dịch thành thứ tư (vị vua thứ tư) đều có thể chấp nhận được. Nhưng các cụm danh từ tiếng Trung (phiên âm) là kì tửkì đệ là tiếng Trung (không phải chữ Hán) để chỉ lần lượt là con trai của ông taem trai của anh ta trong tiếng Việt. Và cả bài Thịnh La Bì này phải được dịch sang tiếng Việt làː Thịnh La Bì vị đại chiếu (tức là vua) thứ tư của Mông Xá Chiếu, con trai của La Thịnh. Năm 712, La Thịnh qua đời ở Trường An. Con trai của ông ta là Viêm Các kế vị, nhưng chưa được bao lâu cũng mất ngay trong năm 712. Thịnh La Bì là em trai của Mông Viêm Các lên thay làm vua. Tới năm 728, Thịnh La Bì qua đời, con là Bì La Các kế vị. Bì La Các đặt thụy hiệu là "Uy Thành vương", miếu hiệu "Mông Thái Tông" cho Thịnh La Bì. (phải không anh). Nên nếu văn phong kiểu này thì dù không thêm chữ Hán thì em cũng phản đối và cho đây là kiểu truyền bá văn hóa của học viện Khổng Tử. Ở trên em đã đưa cả các trường hợp phiên âm kiểu này ra thảo luận nhưng Thành viên:Lão Ngoan ĐồngThành viên:Thusinhviet đã tự ý bỏ ra khỏi phạm vi thảo luận. Vấn đề của người Hàn tham khảo thì đã có wikipedia tiếng Hàn cắt nghĩa trong từng bài viết ở bên đó, theo em không liên quan tới wikipedia tiếng Việt.Doãn Hiệu (thảo luận) 11:36, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi đã làm anh không hài lòng. Tôi nghĩ rằng ngay từ tiêu đề của thảo luận này, và với tinh thần của thảo luận từ những dòng đầu tiên, chủ đề của nó chỉ nhắm tới việc chú chữ Hán cạnh tên nhân vật thời phong kiến Việt Nam. Tôi cũng tin rằng thảo luận về những vấn đề khác xung quan việc sử dụng từ Hán Việt và văn phong bài viết là vấn đề này là cực kỳ quan trọng. Nhưng tôi ý thức được rằng đây là một chủ đề rất lớn, nếu không chia nhỏ ra như đã đề cập ban đầu, chúng ta rất dễ sa vào những thảo luận miên man nhưng chẳng đâu vào đâu. Những thành viên mới tham gia cũng không biết bắt đầu từ đâu trong cuộc thảo luận vô số đề tài ấy. Dù sao, cũng mong anh thông cảm. Nếu có làm gì ngoài mong muốn của anh, mong anh gởi một tin nhắn tức thì ngay trang thảo luận của tôi để tôi biết mà tự điều chỉnh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:00, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Không saoǃ Tôi cũng đồng ý là khoanh vùng thảo luận từ từ từng vấn đề.Doãn Hiệu (thảo luận) 12:08, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bác Doãn Hiệu thông cảm, ở đây lâu tôi thấy nếu cứ để bàn tự do, rất khó đạt được cái chủ đề ban đầu nêu ra, do đó tôi thực sự rất cố gắn phân luồng các tham luận từ các thành viên theo kiểu những tham luận mới sẽ được đưa vào mục riêng là vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:34, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đề xuất tổng kết thảo luận

<--Bắt đầu đề xuất tổng kết -->

Việc thêm chữ Hán để chú thích cho tên một nhân vật Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ được chấp nhận, nhưng nó phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  1. Nhân vật sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong hành chính, văn hóa, và nghệ thuật (mốc thời gian là 1951 ở miền Bắc Việt Nam và 1975 ở miền Nam Việt Nam)
  2. Có nguồn đáng tin cậy chứng minh từng dùng ghi tên nhân vật Việt Nam đó bằng chữ Hán hoặc có thể tin tưởng được nhân vật có sử dụng chữ Hán như một loại văn tự một cách đáng kể trong cuộc đời hoặc giai đoạn cuộc đời của mình.
  3. Nếu trong trường hợp nhân vật sống giao qua nhiều giai đoạn, và nhân vật được tin là sử dụng loại văn tự khác nhiều hơn đáng kể so với chữ Hán thì chữ Hán chỉ được chú giải trong một mục nhỏ trong bài, hoặc là mục tương ứng với chữ Hán đó; chứ không để đầu bài hoặc infobox nhằm tránh việc gây hiểu lầm có tính thiên lệch (WP:UNDUE).
  4. Việc thêm chữ Hán phải tuân theo nguyên tắc hạn chế chỉ dùng để chú giải, khuyến khích giải nghĩa chữ Hán tuân theo từ điển hoặc theo nguồn đáng tin cậy.

<--Hết đề xuất tổng kết -->

Mời mọi người cho ý kiến phần này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:42, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Xin mời mọi người ạ.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:18, ngày 20 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hôm nay đã được 7 ngày từ khi tôi đề xuất tổng kết. Nếu qua ngày hôm nay không có ý kiến gì thêm tôi sẽ tổng kết thảo luận luôn, để chúng ta có được đồng thuận đầu tiên về vấn đề này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:07, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của tôi: Mốc thời gian nên của Việt Nam nên thu hẹp lại, khoảng 1884 hay 1887 trở về trước đi. Bởi vì khi Nam Bộ thuộc Pháp thì rất nhiều nhân vật (như Huỳnh Tịnh Của chẳng hạn) không có tên Hán. Còn lại có lẽ ổn, trừ việc những nhân vật thời sau nên để tên chữ Hán ở "trong bài" (thay vì ngay dòng đầu).--Hiếu 12:39, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mốc 1884 hay 1887 là quá sớm. Nếu mà sớm lắm thì theo tôi cũng không thể nào sớm hơn thời điểm diễn ra kỳ thi theo khoa bảng nho học cuối cùng, khi đó cũng khoảng gần 1920. Mà không biết sao, theo cảm giác của tôi, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trong khi ngoài Bắc triệt để cải cách hệ thống chữ viết, chữ Hán bị thay thế hoàn toàn, từ Hán-Việt bị cho là ngoại lai và khuyến khích hoặc cưỡng bức hạn chế sử dụng, trong miền Nam, chữ Quốc ngữ cũng thắng thế so với chữ Hán, nhưng chữ Hán vẫn được coi trọng (là một trong những ngoại ngữ bắt buộc, bên cạnh Anh văn, Pháp văn; chữ Hán xuất hiện đầy đường: trên bảng quảng cáo, trên báo chí, phim ảnh, sân khấu, trên sách giáo khoa, trên sách vở chuyên ngành), từ Hán-Việt vẫn được ưa chuộng để dịch thuật ngữ hàn lâm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:39, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Người có tên gọi không phải là từ Hán Việt (“từ Hán Việt” dùng ở đây hiểu theo nghĩa “bình dân”, tức là chỉ bao gồm những từ gốc Hán mà hình thức ngữ âm đương đại của nó được công nhận một cách phổ biến là âm đọc chuẩn cho chữ Hán tương ứng với nó, không bao gồm từ Hán Việt cổtừ Hán Việt Việt hoá) thì trước khi Pháp sang xâm lược Việt Nam đã có rồi chứ không phải là đến lúc thực dân Pháp bắt dân Việt phải dùng chữ La-tinh mới xuất hiện tên người không phải là từ Hán Việt. Trong bi ký thời Lý đã có những tên người Việt không phải là từ Hán Việt được ghi bằng chữ Nôm.
Tôi tán thành lấy năm 1919 là năm diễn ra kỳ thi khoa cử cuối cùng của Việt Nam làm mốc. Những người Việt sinh từ năm 1919 trở về trước thì sẽ chú thích cách viết tên của họ bằng chữ Hán nếu có nguồn đáng tin. Trong nguồn phải có tên của người có tên được chú thích chữ Hán ghi bằng chữ Hán. Những người Việt sinh sau năm 1919 thì không chú thích chữ Hán cho tên, ngoại trừ trường hợp người đó có biết Hán văn và có văn bản Hán văn do người đó viết trong đó có tên của người đó viết bằng chữ Hán. Kiendee (thảo luận) 14:55, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chữ Hán vẫn được dùng chính thức tới tận 1953 ở miền Bắc Việt Nam

@Thusinhviet:Tôi đồng ý với bạn nhưng có thể lưu ý khi bắt đầu cải cách xóa bỏ tiếng Hán, vẫn sẽ có một lực lượng chống lại (lúc nào chả vậy) như mấy ông mê văn hóa TQ hay mấy ông viết sớ Nôm đình thần, do đảm bảo thái độ trung lập, ta cần phải tính cái lực lượng này vô.
Và giải thích với các bác: cái mốc tôi để vì tôi biết 1 vài nhân vật vẫn dùng tên chữ Hán cho tận đến khi VN bắt đầu xa Trung Quốc (khi đó đổi tiền luôn chỉ dùng chữ Quốc ngữ), dĩ nhiên vì không nguồn tôi sẽ không đưa lên đây. Cái tổng kết trên có 3 vế đầu là nó liên kết chặt chẽ với nhau, ví dụ ông đó sinh trước 1953 NHƯNG KHÔNG CÓ NGUỒN CHỨNG MINH cũng tuyệt đối sẽ không được đưa vào. Miền Nam thì tiếng Hán vẫn còn dùng rất nhiều vì sự lớn mạnh của cộng đồng người Hoa, nhưng DĨ NHIÊN NẾU KHÔNG NGUỒN CŨNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯA VÀO. Vậy tôi đưa mốc xa vậy làm gì? Để tránh tình trạng một thành viên nào đó không bài tiếng Hán cực đoan đẩy mốc đi quá xa nếu ta chỉ dùng chung chung không có cụ thể. Nhưng vì ý các bác cũng có lý. Tôi đề nghị sửa thành:
  1. Nhân vật sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong hành chính, văn hóa, và nghệ thuật (mốc thời gian là cho đến năm 1945 khi Việt Nam bắt đầu ngưng dùng chữ Hán và được tính tối đa cho đến 1953 ở miền Bắc Việt Nam và tính tối đa cho đến 1975 ở miền Nam Việt Nam)
  2. Bắt buộc phải có nguồn đáng tin cậy chứng minh từng dùng ghi tên nhân vật Việt Nam đó bằng chữ Hán hoặc có thể chứng minh được dựa theo nguồn là nhân vật có sử dụng chữ Hán như một loại văn tự một cách đáng kể trong cuộc đời hoặc giai đoạn cuộc đời của mình.
  3. Nếu trong trường hợp nhân vật sống giao qua nhiều giai đoạn, và nhân vật được tin là sử dụng loại văn tự khác nhiều hơn đáng kể so với chữ Hán thì chữ Hán chỉ được chú giải trong một mục nhỏ trong bài, hoặc là mục tương ứng với chữ Hán đó; chứ không để đầu bài hoặc infobox nhằm tránh việc gây hiểu lầm có tính thiên lệch (WP:UNDUE).
  4. Việc thêm chữ Hán phải tuân theo nguyên tắc hạn chế chỉ dùng để chú giải, đồng thời khuyến khích giải nghĩa chữ Hán tuân theo từ điển hoặc theo nguồn đáng tin cậy.
Mời các bác tiếp tục cho ý kiến.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:47, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trên tờ tiền Đông Dương có in chữ Hán, chữ Lào, chữ Khmer thì tờ tiền giấy do Việt Nam dân chủ cộng hoà phát hành nhằm thay thế cho tiền Đông Dương của thực dân Pháp có in nhiều loại văn tự cũng là điều bình thường.
Mốc thời gian theo tôi nên chọn vào thời điểm số đông quần chúng không còn động lực lớn để học chữ Hán nữa, biết chữ Hán không giúp người ta đạt được địa vị cao trong xã hội, phần lớn những người có nhu cầu học chữ Hán học chữ Hán chủ yếu là vì muốn đọc cổ tịch, muốn đọc sách báo của Trung Quốc, muốn viết lách trao đổi với người Hoa. Tôi vẫn đề nghị lấy năm 1919 làm mốc.
Về nguồn thì theo tôi trong nguồn phải có tên gọi được chú thích chữ Hán được ghi bằng chữ Hán, nếu nguồn có cho biết vào thời người đó sống người ta ghi chép bằng chữ Hán, chữ Nôm nhưng trong nguồn lại không có ghi chữ Hán cho tên gọi của người đó thì nguồn đó không dùng được. Ngoại lệ là tuy nguồn không ghi tên của người đó bằng chữ Hán nhưng có cho biết ý nghĩa tên của người đó mà với nghĩa như thế thì chỉ có thể là chữ Hán X nào đó, không có chữ nào khác thì nguồn đó vẫn được chấp nhận. Kiendee (thảo luận) 03:01, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trong phần thảo luận phía trên bạn Việt Long khi viết về sự cần thiết của việc chú thích chữ Hán cho tên gọi có nói đến sự sai lệch xảy ra khi ta đọc theo đúng âm Hán Việt của chữ Hán dùng để ghi tên gọi nghe gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó. Ngay cả trong trường hợp tên gọi của một người nào đó sống vào thời xưa là từ Hán Việt và được ghi bằng chữ Hán như ta đã thấy trong cổ tịch thì cũng chưa chắc vào thời người đó sống tên của người đó đã được gọi như cách ta gọi ngày hôm nay vì ngữ âm tiếng Việt biến đổi theo thời gian, âm Hán Việt của chữ Hán không đứng ngoài quá trình đó. Cùng là một chữ Hán nhưng âm đọc xưa của nó có thể khác với ngày nay. Ví dụ như chữ “守”, chữ này ngày nay ta đọc là /tʰu/ (thủ) nhưng hình thức ngữ âm ban đầu của âm Hán Việt của chữ “守” không phải là /tʰu/ mà là /ɕu/. Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm /ɕ/, người Việt thời nay nghe âm này sẽ thấy nó có vẻ giống như là “s”. Tên ta dùng ngày nay để gọi cổ nhân có thể chỉ là âm Hán Việt đương đại của chữ Hán đã được dùng để viết tên người đó, ở thời người đó sống thì người đó không phải là được gọi như thế. Kiendee (thảo luận) 05:50, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Từ tối đaLão Ngoan Đồng nhắc tới nghe có vẻ cứng nhắc quá. Mọi thứ đều có ngoại lệ, theo tôi nghĩ là thay từ tối đa bằng từ trong đa số trường hợp thì thích hợp hơn. Nếu một người Việt chuyên nghiên cứu Hán học, sáng tác thơ Đường, lấy bút danh bằng chữ Hán (mặc dù vẫn đọc theo âm Hán Việt) ở thời hiện đại, cũng nên cân nhắc thêm chữ Hán vào chứ.
Kiendee Mốc 1919 theo tôi chỉ là một ví dụ thôi, ta cũng nên cân nhắc mốc 1945, khi triều Nguyễn cáo chung. Nên nhớ văn tự chính thức mà các chế độ phong kiến Việt Nam sử dụng là chữ Hán. Mặc dù khoa bảng nho học không còn, nhưng nhà Nguyễn vẫn xem Hán văn là quốc văn của Việt Nam.
Lão Ngoan ĐồngKiendee: nhắc tới nguồn khi thêm Hán tự vào bài viết, có lẻ chúng ta đang nghĩ ngược so với logic. Với những nhân vật chúng ta đề cập, chữ Hán để viết tên là thức chắc chắn đã tồn tại (việc chữ nào cho tên ấy thì chúng ta phải tìm), cái nguồn đáng lý ra phải là nguồn phiên âm Hán Việt kìa. Vua Lý Nam Đế có tên thật là 李賁 thì đọc là Lý Bôn hay Lý Bí ? Cái nguồn phải tìm đáng lẻ ra phải tìm xem ai là người đã phiên âm chữ 賁 thành Bí để rồi thế hệ sau này phần nhiều đọc là Bí chữ không phải Bôn. Còn chữ Hán để chú vô, trách nhiệm chúng ta là phải tìm đúng chữ để thêm, chứ không phải là có nguồn đáng tin cậy rồi mới thêm chữ vô. Lý do rất đơn giản, không cần chữ Quốc ngữ tồn tại, tên các vị đó đã được viết bằng Hán tự rồi. Chữ Quốc ngữ viết tên các vị ấy chẳng qua là thứ người ta phiên âm ra sau này thôi, là sản phẩm phát sinh do nhu cầu sử dụng chứ không phải là phương thức ban đầu sử dụng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:00, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Sau khi đọc hết ý kiến của Kiendee thì tôi thấy có lẽ tôi hơi lo xa, nếu chuyển về một mốc chính thức tôi ngả theo ý của Kẹo Dừa✌ vì dù muốn hay không triều Nguyễn vẫn coi chữ Hán là Quốc văn, chắc chắn khi đó vẫn có người dùng. Nhưng tôi nghĩ sẽ không mấy ai sinh sau 1920 có đủ nguồn mạnh để thêm được chữ Hán vào.
Thực ra cái nguồn chắc chắn nhất chúng ta có thể dùng là những tác phẩm viết bằng song ngữ như là Việt Nam sử lược (tôi có up một trang bên trên) hoặc có giải thích tiếng Hán như trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802. Nguồn này thì chủ yếu dựa vào sách trước 1945 hoặc sách trước 1975 ở miền nam là còn, còn sau đó coi như đã tuyệt tích. Wikipedia hoạt động theo nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung, nguồn cứng (trừ khi bị nhiều nguồn cứng khác bác bỏ) quan trọng hơn lời giải thích của các thành viên. Vì vậy nếu có nguồn ghi 李賁 là Lý Bôn thì ghi vô, nếu có cả nguồn ghi Lý Bí thì ghi vô Lý Bôn hoặc Lý Bí, tránh mất công ngồi giải thích gì thêm. --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 02:03, ngày 26 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chữ Hán chưa bao giờ bị ngừng sử dụng hoàn toàn ở Việt Nam, luôn có những người biết, người học, người sử dụng chữ Hán ở ở các mức độ khác nhau nên không có năm nào có thể là một cái mốc hoàn hảo. Dù vậy vẫn cần phải chọn ra một năm nào đó làm mốc giới hạn việc thêm chữ Hán chú thích cho tên người. Chuyện này trước đây tôi cũng đã từng nghĩa đến. Ngay khi đó tôi đã chọn năm 1919, năm khoa cử tại Việt Nam hoàn toàn kết thúc. Tới năm 1919 ngôn ngữ chủ đạo trên sách vở, báo chí, văn bản pháp quy là tiếng Pháp, tiếng Việt ghi bằng chữ La-tinh. Trong trường học chữ Hán chỉ là một học phụ. Khoa cử không còn, những người biết chữ Hán không thể đi thi ra làm quan được nữa. Không giống như khi tiếng Hán còn là ngôn ngữ viết chính thức duy nhất tại Việt Nam, lúc này người ta khi học chữ không còn nhất định phải học chữ Hán, có học cũng không nhất định phải học đến mức thành thạo, tinh thông.
Trường hợp âm Hán Việt tương ứng với nhiều chữ Hán khác nhau không phải là ít, không thể chỉ dựa vào việc tra từ điển là có thể chọn ra đúng chữ được nên cần phải có nguồn chứng minh đúng là là tên của người đó được viết bằng chữ Hán như vậy. Kiendee (thảo luận) 14:53, ngày 27 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cái vấn đề như tôi có nói, tới tận năm 1945 triều Nguyễn mới cáo chung, việc sử dụng tiếng Hán như quốc văn mới kết thúc. Chính vì vậy có ông Nguyễn Phúc Bảo Long đẻ sau 1919 mới có chữ Hán đính kèm đó thôi. Nếu để mốc là 1919 là quá bảo thủ cho thời kỳ chuyển giao này, vì việc sử dụng tiếng Hán không đột ngột kết thúc ngay sau 1919, nếu tôi nhớ không lầm có một tác phẩm văn học của Tự lực văn đoàn sau 1920 vẫn có mô tả cảnh một bác nhà Nho cố dạy một trò trường Tây về Khổng tử (trong đó có một cảnh nam chính cười cợt Khổng Tử "ngài là người nước Lỗ.......... (giọng kéo dài)". Tuy nhiên, tôi thừa nhận là sau 1919 việc sử dụng chữ Hán đã đi xuống và không bao giờ được khôi phục lại, vì vậy thời kỳ chuyển giao này tôi đề nghị áp dụng quy tắc cần và đủ (CẦN: người đó sinh trước 1945 và ĐỦ: có nguồn chứng minh trực tiếp (sách chép cả quốc văn lẫn Hán văn) hoặc gián tiếp (ví dụ ông hoàng tử Bảo Long ở trên)) thì tôi tin việc lạm dụng mốc là không thể có, vì nội việc tìm nguồn là rất khó. Còn vấn đề 1 âm hán việt nhiều tiếng Hán có thể phiên thành tôi đã trình bày: "có nguồn thêm vô, không có gạt ra, thêm vào không có cũng bỏ" --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 10:40, ngày 28 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đúng là như Kiendee có đề cập, là khi khoa cử phong kiến kết thúc, quan chế kiểu cũ cũng phải đổi mới, người ta mất hết động lực để học chữ Hán. Tuy nhiên tôi không cho rằng người ta sẽ ngay lập tức chấm dứt sử dụng chữ Hán, thậm chí việc sử dụng chữ Hán còn kéo dài lê thê tới hiện đại, và không biết tới bao giờ trong tương lai nữa. Vấn đề ở đây là chữ Hán đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội, và ảnh hưởng tới chủ thể của bài viết như thế nào.
Một nhân vật Tây học thì chẳng cần phải chú thêm chữ Hán làm gì, bởi vì ông/bà ta đâu có mê nho đâu ?
Còn viết về bối cảnh lịch sử, về những sự kiện triều đình, về địa danh nếu trước 1945 thì vẫn nên chú chữ Hán bởi tuy là thuộc địa Pháp, nhưng nhà Nguyễn vẫn là triều đại chính thống của nước Việt. Và triều đại chính thống đó sử dụng Hán văn làm văn tự chính thức, và những chủ đề vừa nhắc tới (tức là lịch sử, sự kiện triều đình và địa danh) trong giai đoạn đó đều xoay quanh triều đại này.
Như tôi nói, mọi thứ đều có ngoại lệ, như sau năm 1945, nếu có nhân vật nào đó thích nghiên cứu Hán học, một nhà nho lừng lẫy, thích sáng tác thơ Đường, dịch danh tác chữ Hán qua tiếng Việt và nếu ông/bà ta có sử dụng bút danh viết bằng chữ Hán thì cũng nên chú thêm vô. Cũng như Trương Vĩnh Ký theo đạo Công giáo, ông cũng thường ký tên là Pétrus Ký nên việc có thêm tên Tây trong bài của ông là bình thường (tôi không cho rằng chỉ vì đơn giản ông ta sống thời Tây, mà vì tiếng Tây và đạo Công giáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của ông).
Và thêm một ý chót. Có lẻ chúng ta thấy chữ Quốc ngữ là thứ chữ duy nhất được người Việt dùng phổ biến ở hiện tại, lịch sử của nó cũng đã có 300-400 năm, nên ước chừng là khoảng đầu thế kỷ XX, tức là khi nó hình thành được 200-300 năm thì người ta đã dùng nó rất phổ biến. Xin thưa, điều đó tôi bán tín bán nghi. Mặc dù có một số báo chí viết bằng Quốc ngữ ra đời, nhưng sau khi kỳ thi cuối cùng được tổ chức, các phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ mới tích cực hoạt động, nghĩa là đa số dân khi đó vẫn không rành Quốc ngữ. Người dân khi đó một là theo Tây học, hai là theo Hán học (có lẻ người ta vẫn không nghĩ là sau năm 1919 sẽ không còn kỳ thi nào nữa), và tôi tin chắc rằng khi đó, nền giáo dục Việt ngữ chưa hình thành. Vậy thì ngoài học Quốc ngữ để đọc một vài tờ báo khi đó, người ta cũng không thấy rõ động lực để học nó làm gì (không thể tiếp thu tri thức). Phải mãi đến năm 1942, khi giáo sư Hoàng Xuân Hãn soạn cuốn Danh từ khoa học, đặt nền tảng cho việc định danh các khái niệm khoa học Tây phương trong tiếng Việt, nền giáo dục Việt văn khi đó mới bắt đầu hình thành. Vì chỉ mới manh nha hình thành và cũng chưa ai rõ nó sẽ đi về đâu, chỉ sau khi người Việt lên nắm chính quyền, năm 1954 ở cả 2 miền, thì việc học hành tiếng Việt mới được đẩy mạnh.
Tôi chưa nghĩ rõ là nên hướng tới một mốc cụ thể nào, chỉ xin dẫn một số ý vụn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:01, ngày 28 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vậy nếu không có vấn đề gì khác, tôi đề xuất mốc thời gian cụ thể nhất chính là năm 1945. Các bác có còn ai có ý kiến gì thêm không?--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 12:57, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Theo tôi thì nên mở một cuộc biểu quyết về việc có nên đặt mốc thời gian cho việc ghi kèm cách viết bằng chữ Hán cho tên người Việt hay không, nếu có thì là năm nào để đặt thành quy định, giống như đã làm để giải quyết vấn đề viết tên người gốc Việt (Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt). Kiendee (thảo luận) 00:44, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ theo kiểu số đông cai trị số ít vì vậy thảo luận để có đồng thuận là điều tiên quyết cần làm trước. Nếu bác Kiendee không có lời phản đối tiếp tục hoặc không đưa ra thêm các luận cứ phản biện lại ý kiến của tôi và Kẹo Dừa✌; tôi nghĩ hiện tại đồng thuận đã rõ ràng ở tất cả các điểm. Việc huy động hơn 10 thành viên đã tham gia thảo luận và phân tích rất kỹ lưỡng đề tài bỏ phiếu lần nữa này thực sự là đi ngược tinh thần của Wikipedia. Dĩ nhiên, nếu bác phản đối tiếp tục, tôi vẫn sẽ tìm cách thuyết phục và nếu không được tôi sẽ bỏ cái mốc thời gian ra; và từ đó tùy vào bài các thành viên sẽ tự thảo luận cho phù hợp.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:13, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy một cuộc thảo luận có giá trị hơn một cuộc biểu quyết. Khoa học không chỉ đơn giản là ai hoặc ý kiến nào được nhiều phiếu hơn. Nếu đưa ra biểu quyết chọn một mốc thời gian ngay lúc này, nghĩa là chúng ta đã phủi bỏ những ý kiến thảo luận của các thành viên đã tham gia từ trước tới nay. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:47, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ở trên tôi đã có nói chữ Hán chưa bao giờ bị ngừng sử dụng hoàn toàn ở Việt Nam, Việt Nam chưa bao giờ hết người biết chữ Hán, không có năm nào có thể là một cái mốc hoàn hảo cả, chọn năm nào thì cũng có vấn đề nảy sinh, nhưng dù vậy vẫn cần phải chọn một năm làm mốc hạn định. Dù cho cuộc thảo luận này có kéo dài thêm bao lâu thì cũng sẽ không thể khiến cho mọi thành viên Wikipedia đều đồng tình lấy một năm X, năm Y nào đó làm mốc. Cuộc thảo luận này càng kéo dài thì càng người ít người tham gia, người tham gia càng thêm chán, lần lượt bỏ đi, không tiếp tục thảo luận nữa, không có sự đồng thuận nào cả. Một cuộc biểu quyết để chọn ra năm làm mốc là điều cần thiết. Tôi tham gia cuộc thảo luận này là nhằm đi tới một quy định về việc chú thích chữ Hán cho tên người. Đoạn tôi nói về năm 1919 là để làm rõ thêm vì sao tôi chọn mốc đó chứ không phải là để bác bỏ mốc do thành viên khác đề xuất. Nếu không có quy định cụ thể về việc thêm chữ Hán cho tên người thì ai cũng có thể chú thích chữ Hán cho tên gọi của bất cứ người Việt nào không phân biệt người đó sinh sống vào thời nào miến là có nguồn cho chữ Hán thêm vào. Kiendee (thảo luận) 13:05, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn Kiendee: "Nhân vật sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong hành chính, văn hóa, và nghệ thuật". Lo ngại "thì ai cũng có thể chú thích chữ Hán cho tên gọi của bất cứ người Việt nào không phân biệt người đó sinh sống vào thời nào miến là có nguồn cho chữ Hán thêm vào" của bạn là hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đã cố soạn cái đề xuất dựa trên các thảo luận của các thành viên cho chặt chẽ nhất có thể, đúng theo tiêu chuẩn của một điều luật ngoài đời thực. Và chốt hạ, khi đồng thuận này thành hình, thành viên nào muốn thay đổi cũng phải mở ra một cuộc thảo luận khác. Và quay trở lại vấn đề, bạn còn ý kiến gì khác mong nêu ra tiếp tục chứ tôi nghĩ tôi đã giải thích rất rõ về vấn đề có cần biểu quyết hay không.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:54, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Không có năm nào có thể là một cái mốc hoàn hảo cả, không thể chọn ra một năm mà từ năm đó trở đi hết người biết, người dùng chữ Hán. Điều này tôi đã nêu ở trên. Không có năm nào cho phép giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề liên quan tới việc chú thích chữ Hán cho tên người. Có lý do nào có thể làm cho mọi người đều phải đồng ý rằng chỉ có thể lấy năm 1945 do bạn đề ra làm mốc, ngoài năm đó ra không còn có thể chọn năm nào khác hơn được nữa? Việc quyết định chọn mốc thời gian để giới hạn việc chú thích chữ Hán cho tên người sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bài viết trên Wikipedia, cần phải có quy định cụ thể về việc này. Trong tình thế không có năm nào ổn theo tôi mở một cuộc biểu quyết để cộng đồng quyết định xem có nên đặt mốc thời gian hay, nếu đặt thì đặt vào năm nào là giải pháp duy nhất. Kiendee (thảo luận) 01:21, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Như tôi cũng đã trình bày, bạn có cái lý riêng của bạn ở năm 1919; nhưng nếu chọn 1919 thì những người như ông Bảo Long cho ra rìa sao dù chắc chắn 1000% cái tên Bảo Long sẽ được ghi bằng chữ Hán do cái họ Nguyễn Phúc chắc chắn chữ Hán và chữ Bảo thuộc cái Đế hệ thi cũng chắc chắn là chữ Hán. Vì lý do là không đồng thuận ở mốc cụ thể (dù thực sự nếu tính điểm phiếu đầu người thì có tôi cùng Kẹo Dừa✌ ủng hộ 1945 còn bạn ủng hộ 1919 ở đề mục này) nên sẽ bỏ mốc cụ thể ra; chỉ sử dụng ngôn từ diễn giải. Việc đem ra biểu quyết một chi tiết duy nhất trong một bản đề nghị gần 8 điểm khác nhau là hết sức phản lại tinh thần của buổi thảo luận để tìm kiếm Wikipedia:Đồng thuận rất lịch sự này, vì vậy tôi lặp lại nếu chỉ vì một cái mốc thì tôi tuyệt đối phản đối dùng biểu quyết số đông để quyết định. Mời bác tiếp tục cho ý kiến.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:10, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý là không nên dùng số đông để giải quyết một vấn đề cần thảo luận. Nhưng tôi cũng xin lưu ý là tôi chưa chọn một mốc cụ thể nào cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:39, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đề xuất tổng kết thảo luận (đợt 2)

Như đã bàn ở trên, cũng như chưa có cột mốc cụ thể về thời điểm người Việt bỏ chữ Hán (ngay cả trong giới học thuật cũng chưa có tài liệu nói về việc này cho ra ngô ra khoai). Nên tôi xin đề xuất tổng kết thảo luận lần thứ hai với nội dung như sau: <--Bắt đầu đề xuất tổng kết --> Vì chữ Hán đã được dùng trong một thời gian rất dài ở Việt Nam nên việc thêm chữ Hán để chú thích cho tên những người Việt được viết bằng thứ ngôn ngữ này là cân bằng và có tính bách khoa; tuy nhiên việc thêm chữ Hán để chú thích tên tiếng Việt cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  1. Nhân vật được thêm sinh và lớn lên trong giai đoạn Việt Nam còn sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong hành chính, văn hóa, và nghệ thuật.
  2. Bắt buộc phải có nguồn đáng tin cậy chứng minh từng dùng ghi tên nhân vật Việt Nam đó bằng chữ Hán hoặc có thể chứng minh được dựa theo nguồn là nhân vật có sử dụng chữ Hán như một loại văn tự một cách đáng kể trong cuộc đời hoặc giai đoạn cuộc đời của mình.
  3. Nếu trong trường hợp nhân vật sống giao qua nhiều giai đoạn, và nhân vật được tin là sử dụng loại văn tự khác nhiều hơn đáng kể so với chữ Hán thì chữ Hán chỉ được chú giải trong một mục nhỏ trong bài, hoặc là mục tương ứng với chữ Hán đó; chứ không để đầu bài hoặc infobox nhằm tránh việc gây hiểu lầm có tính thiên lệch.
  4. Việc thêm chữ Hán phải tuân theo nguyên tắc hạn chế chỉ dùng để chú giải, đồng thời khuyến khích giải nghĩa chữ Hán tuân theo từ điển hoặc theo Nguồn đáng tin cậy.

<--Hết đề xuất tổng kết --> Nếu có vấn đề gì khác, rất mong mọi người cho ý kiến tiếp.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 10:14, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thêm một đề xuất nhỏ mọn nữa là: "Không dùng chữ Hán giản thể để chú cho nhân danh, địa danh, chức danh phong kiến... Việt Nam." Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 00:17, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Theo tôi là không cần thiết, vì nếu dùng chữ Hán giản thể thì sai kiến thức ngay từ đầu rồi (vì chữ Hán giản thể mới có thời gian gần đây thôi), các thành viên có thể xóa ra hoặc đặt fact mà xóa ra thôi.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:06, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

17:53, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Gắn sao nhầm???

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài Danh sách đĩa nhạc của Ellie Goulding ứng cử thất bại (Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/Danh sách đĩa nhạc của Ellie Goulding) mà sao vẫn được gắn sao và có tên trong danh sách chọn lọc vậy???? thảo luận quên ký tên này là của 210.10.201.226 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 12:42, ngày 5 tháng 4 năm 2017.

  Đã sửa, cảm ơn bạn đã thông báo. Tuanminh01 (thảo luận) 05:50, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đáng mừng là Wikipedia tiếng Việt đã hạn chế tình trạng đề cử tràn lan và cộng đồng cũng quan tâm nhiều hơn đến mục bài viết chọn lọc. Tuy nhiên, hiện nay bên các trang ứng cử bài viết tốt và danh sách chọn lọc dường như không ai quan tâm. Không biết vì sao mà một bài còn kém chất lượng như Dead Inside vẫn đủ ba phiếu bầu chọn (xem Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Dead Inside) và chỉ chờ một tuần nữa là sẽ được phong sao??? Tương tự như Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/Danh sách album bán chạy nhất thập niên 2000 tại Anh. Cứ đà này thì chất lượng trang Wikipedia sẽ đi về đâu?? thảo luận quên ký tên này là của 210.10.201.226 (thảo luận • đóng góp).

Yêu cầu cấp phép để sử dụng AutoWikiBrowser (AWB)

[sửa | sửa mã nguồn]

AutoWikiBrowser (AWB) là một công cụ sửa đổi bán tự động bắt đầu được sử dụng tại Wikipedia tiếng Việt từ năm 2012. Đến nay hơn 5 năm, công cụ này đã trở nên rất thông dụng và số thành viên sử dụng AWB đã lên đến rất nhiều. Đồng thời, công cụ này đôi khi được các tài khoản người dùng-bot ẩn danh sử dụng nhằm sửa đổi hàng loạt. Tuy nhiên đã có một số trường hợp sử dụng AWB sai mục đích và sai cách. Như vừa rồi, một thành viên đã sử dụng AWB để chỉnh tên bản mẫu đổi hướng (vi phạm nguyên tắc AWB về việc không thực hiện sửa đổi không quan trọng) và trong quá trình đó, làm hàng loạt bản mẫu hoạt động sai; sau đó một BQV đã phải lùi sửa thủ công từng sửa đổi. Đây không phải là phá hoại, nhưng làm tôi nhận ra rằng công cụ này hiện tại rất dễ bị lạm dụng để thực hiện sửa đổi gây hại (chỉ cần tạo tài khoản là đã có thể sử dụng AWB, tần suất sửa đổi cao) và rất khó để hồi sửa khi có phá hoại xảy ra (gần như phải lùi sửa thủ công). Wikipedia tiếng Anh đã có cách cho tình huống này, đó là áp dụng một cái checklist để phần mềm tra xem người dùng đã được cấp phép hay chưa trước khi thực hiện sửa đổi. Tôi muốn chúng ta thực hiện cách thức tương tự, là người dùng cần phải yêu cầu cấp phép mới được sử dụng AWB. Việc xin phép sẽ vô cùng đơn giản và sẽ không đòi hỏi gì nhiều: người dùng chỉ cần (theo enwiki) đạt được 250 sửa đổi thủ công hoặc 500 sửa đổi trong không gian tên chính, khi yêu cầu quyền thì nêu các tác vụ cần thực hiện bằng AWB, BQV chấp thuận sẽ ghi tên người dùng đó vào danh sách cho phép sử dụng AWB. Voilà.

Nếu cộng đồng đồng ý với đề xuất này, tôi sẽ dịch một số nguyên tắc và hướng dẫn của enWP liên quan đến checklist AWB và thúc đẩy thực hiện ngay. — P r e n n t l 10:05, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi, một người đang dùng AWB, đồng ý. Én bạc (thảo luận) 12:08, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, đây là một dạng bot, cần phải có sự kiểm soát của BQV.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:43, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đồng ý là phải có sự kiểm soát về công cụ này. DanGong (thảo luận) 07:13, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn mọi người. Tôi đã viết thêm quy định và hướng dẫn sử dụng AWB tại đây. Từ hôm nay nếu muốn dùng AWB, người dùng cần đăng ký tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền, điều kiện là 250 sửa đổi thủ công trên bài viết hoặc 500 sửa đổi trên bài viết. Các BQV mặc nhiên sử dụng được công cụ này mà không cần phải đăng ký. Prenn Tl · 04:19, ngày 20 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thiên Đông Như Tịnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề nghị thành viên am hiểu hướng dẫn cho thành viên mới tạo bài Thiên Đông Như Tịnh và xóa những đề mục mà thành viên này đã tạo luôn thành bài mới. Lần đầu mới gặp tình huống oái ăm này. --Diepphi (thảo luận) 14:36, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Please accept our apologies for cross-posting this message. This message is available for translation on Meta-Wiki.

On behalf of the Wikimedia Foundation Elections Committee, I am pleased to announce that self-nominations are being accepted for the 2017 Wikimedia Foundation Board of Trustees Elections.

The Board of Trustees (Board) is the decision-making body that is ultimately responsible for the long-term sustainability of the Wikimedia Foundation, so we value wide input into its selection. More information about this role can be found on Meta-Wiki. Please read the letter from the Board of Trustees calling for candidates.

The candidacy submission phase will last from April 7 (00:00 UTC) to April 20 (23:59 UTC).

We will also be accepting questions to ask the candidates from April 7 to April 20. You can submit your questions on Meta-Wiki.

Once the questions submission period has ended on April 20, the Elections Committee will then collate the questions for the candidates to respond to beginning on April 21.

The goal of this process is to fill the three community-selected seats on the Wikimedia Foundation Board of Trustees. The election results will be used by the Board itself to select its new members.

The full schedule for the Board elections is as follows. All dates are inclusive, that is, from the beginning of the first day (UTC) to the end of the last.

  • April 7 (00:00 UTC) – April 20 (23:59 UTC) – Board nominations
  • April 7 – April 20 – Board candidates questions submission period
  • April 21 – April 30 – Board candidates answer questions
  • May 1 – May 14 – Board voting period
  • May 15–19 – Board vote checking
  • May 20 – Board result announcement goal

In addition to the Board elections, we will also soon be holding elections for the following roles:

  • Funds Dissemination Committee (FDC)
    • There are five positions being filled. More information about this election will be available on Meta-Wiki.
  • Funds Dissemination Committee Ombudsperson (Ombuds)
    • One position is being filled. More information about this election will be available on Meta-Wiki.

Please note that this year the Board of Trustees elections will be held before the FDC and Ombuds elections. Candidates who are not elected to the Board are explicitly permitted and encouraged to submit themselves as candidates to the FDC or Ombuds positions after the results of the Board elections are announced.

More information on this year's elections can be found on Meta-Wiki. Any questions related to the election can be posted on the election talk page on Meta-Wiki, or sent to the election committee's mailing list, board-elections(at)wikimedia.org.

On behalf of the Election Committee,
Katie Chan, Chair, Wikimedia Foundation Elections Committee
Joe Sutherland, Community Advocate, Wikimedia Foundation

Posted by MediaWiki message delivery on behalf of the Wikimedia Foundation Elections Committee, 03:36, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC) • Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạnGet help

The Wikipedia Library invites suggestions/requests for Vietnamese paywalled databases

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello! The Wikipedia Library is inviting suggestions for paywalled databases/publications (Vietnamese language) the community wishes to have access to as a part of improving impact in the local context. Please let us know of your suggestions here. Also, TWL is looking for new coordinators who wish to volunteer their time in coordinating Vietnamese TWL. If you are interested, please sign up here. Thank you--AVasanth (WMF) (thảo luận) 15:21, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vấn đề sử dụng infobox ở bài Quân đội Nhân dân Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Xét thấy đây là bài viết về quân đội của một quốc gia nhưng lại sử dụng Infobox Military Unit (một lực lượng của quân đội) là không hợp lý nên tôi xin đổi thành Infobox National Military.ㅡEd Crystal Talk 17:07, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

18:34, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Read-only mode for 20 to 30 minutes on 19 April and 3 May

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery (thảo luận) 17:33, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Wikidata description editing in the Wikipedia Android app

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikidata description editing is a new experiment being rolled out on the Wikipedia app for Android. While this primarily impacts Wikidata, the changes are also addressing a concern about the mobile versions of Wikipedia, so that mobile users will be able to edit directly the descriptions shown under the title of the page and in the search results.

We began by rolling out this feature several weeks ago to a pilot group of Wikipedias (Russian, Hebrew, and Catalan), and have seen very positive results including numerous quality contributions in the form of new and updated descriptions, and a low rate of vandalism.

We are now ready for the next phase of rolling out this feature, which is to enable it in a few days for all Wikipedias except the top ten by usage within the app (i.e. except English, German, Italian, French, Spanish, Japanese, Dutch, Portuguese, Turkish, and Chinese). We will enable the feature for those languages instead at some point in the future, as we closely monitor user engagement with our expanded set of pilot communities. As always, if have any concerns, please reach out to us on wiki at the talk page for this project or by email at reading@wikimedia.org. Thanks!

-DBrant (WMF) 08:41, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Danh sách bài cần viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình có thử tìm trên vi-wiki nhưng không thấy danh sách bài cần viết đâu hết. Vì vậy, mình nghĩ nên có một danh sách các bài viết cần được viết/dịch từ en-wiki để mọi người tham khảo, và nếu ai có thể đóng góp thì họ cũng có gợi ý để mà bắt đầu. Theo ý của mình, danh sách đó nên chia theo thể loại (lịch sử, địa lý, công nghệ...), trong mỗi thể loại sẽ có danh sách gồm tên bài tiếng Việt, bài gốc ở en-wiki. Bùi Minh Triết (thảo luận) 16:22, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bài thỉnh cầu đó bạn [23]  A l p h a m a  Talk 20:32, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Quan trọng: một bài viết/phát ngôn/quan điểm trong một nguồn chú thích dẫn trên WP

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc WP dẫn nguồn từ các liên kết ngoài là chuyện hết sức bình thường. Cộng đồng chúng ta đã thảo luận rất nhiều về nguồn (link) đáng tin cậy, gọi nôm na là "nguồn mạnh". Ở đây, tôi sẽ không khơi lại cuộc thảo luận đó. Nhưng tôi nhận thấy cần làm rõ một vấn đề bên trong của nó. Đó là:

  • Nguồn là một bài viết do bên ABC biên tập và cho đăng (ABC đây có thể là một tờ báo, một cơ quan, một tổ chức...), vậy thì khi sử dụng nó trong WP, chúng ta có cần hoặc nên thể hiện rằng: "Theo ABC..." hay không? Ví dụ, tôi thấy có một số bài viết dùng cụm từ: "Theo BBC...", "theo báo Tuổi Trẻ...", "theo VOA...", "theo Báo Công An...". Cứ hễ dẫn nguồn nào là cho thêm tên nguồn đó vào bài viết.
  • Nguồn là một bài viết cá nhân, mà cơ quan đó đăng tải thì chúng ta xử lý như thế nào? Ví dụ, một bài của người nào đó có tên tuổi rõ ràng, Đài BBC, Báo Tuổi Trẻ... đăng lên thì chúng ta có cần hoặc nên thể hiện rằng: "Theo ông A, gửi cho báo XYZ...", "theo bà B gửi cho báo XYZ..." hay không?
    • Một cá nhân độc lập viết bài, ABC sử dụng,
    • Khác với một cá nhân là nhân sự, cộng tác của ABC?
  • Nguồn là một quyển sách thì có cần "Theo ông A viết trong sách..."?

Những bài sử dụng kiểu dẫn nguồn này thường là những bài hay tranh luận; "ông nói qua, bà nói lại", "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" để làm hạ thấp giá trị của nguồn đối phương; nó làm cho sự tiếp cận thông tin trên WP bị nhiễu loạn vì thể hiện quan điểm cá nhân nhiều quá. Vì vậy, rất mong quý vị cùng thảo luận để có hướng sử dụng hợp lý. Xin cảm ơn-- Trình Thế Vânthảo luận 07:11, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Quan điểm gây tranh cãi thì nên ghi rõ là do ai phát ngôn. Ahihi456 (thảo luận) 07:16, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhất là các bài chính trị, tình dục, ... và những bài mà chắc chắn thể nào cũng có bút chiến.  A l p h a m a  Talk 07:33, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Việc thêm nguồn là rất cần thiết và bắt buộc ở Wikipedia. Còn theo tôi, cách trình bày nó trong bài viết thế nào thì thuộc về văn phong của người viết nên đoạn đó. Chúng ta có thể đưa ra khuyến nghị nhưng không nên bắt buộc mọi người phải tuân thủ, bởi nếu muốn kiếm chứng thông tin, người đọc cứ việc theo link là đọc được bài gốc. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ thì nếu bỏ cụm từ "Theo ..." vào bài viết sẽ khiến bài viết có cảm giác khách quan và đa chiều hơn. Tôi dùng từ có cảm giác bởi ở đây còn có sự chọn lọc nguồn để đăng vào bài viết nữa.
Cân nhắc về thể hiện quan điểm trong mở đầu tham khảo của bạn Trình Thế Vân là rất xác đáng. Xác nhận một nguồn, chúng ta nên xem xét kỹ đây là quan điểm của ai. Của chính tòa báo ? Của đơn vị sở hữu nó ? Của cơ quan nhà nước mà nó chịu trách nhiệm đăng tin dùm ? Của độc giả gởi báo ?
Chúng ta đọc báo nhiều, có lẻ cũng khá quen với dòng chú phía trên/dưới bài báo: Bài báo thể hiện quan điểm của ... Chúng tôi không chịu trách nhiệm với quan điểm này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:17, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Dẫn rõ Theo ai để người đọc khỏi nhầm lẫn đó là quan điểm của Wikipedia để không mặc định đó là chân lý. Thế mới là khách quan. Ahihi456 (thảo luận) 16:06, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ahihi456 Đúng ra thì Wikipedia chẳng có quan điểm gì cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:36, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã đề cập đến nhận xét hay quan điểm cá nhân nào đó thì hẳn nhiên phải nêu tên tác giả của nó. Về việc tác giả nào, nhận xét nào có thể được đưa vào bài thì còn tùy thuộc vào uy tín chuyên môn của tác giả trong lĩnh vực đó cũng như tùy thuộc vào tình trạng tranh cãi của đối tượng (các bài nhạy cảm thì cần yêu cầu nguồn sách, tập san bình duyệt thay vì báo chí thông thường). Không liên quan nhưng giờ tôi đã hiểu tại sao ngày càng nhiều người không tin tưởng vào WP tiếng Việt mặc dù vẫn đánh giá cao WP tiếng Anh: [24], khi mà đội ngũ dlv vẫn dai dẳng tung hoành ở những chủ đề như thế này. Greenknight (thảo luận) 07:21, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với để nghị trên của Trần Thế Vinh, nên ghi rõ nguồn báo và tên người phát biểu, nếu không phải là cộng tác viên chính thức, và còn nên ghi rõ năm họ nói/viết, vì đã có trường hợp cùng viết về 1 vấn đề nhưng tác giả mỗi năm viết một khác. Ngoài ra, trong một số bài nhạy cảm còn dùng lới phát biểu của những nhân vật không nổi bật (như báo ở VN thường viết: một nhân chứng trong cuộc, một người dân trong phường...) để cố minh chứng quan điểm, nên lược bỏ. --Langtucodoc (thảo luận) 21:09, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

19:31, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Thông báo gỡ công cụ bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện User:Eternal Dragon, User:Lê ThyUser:Nguyễn Thanh Quang đã được User:Mbisanz gỡ công cụ bảo quản viênvắng mặt qúa 1 năm. Ú đã gửi tin nhắn vào trang thảo luận thành viên cùng gửi điện thư (email) cho 3 thành viên trên. Bạn nào biết fb của họ thì xin nhắn họ trên đấy. Xin cảm ơn. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 07:23, ngày 18 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn thông báo để gỡ Qbot luôn nhé.--Prof. Cheers! (thảo luận) 08:15, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ú đã gửi tin nhắn + mail tới Qbot. 1 tháng nữa mới rút dc =.= Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 09:08, ngày 20 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

New Page previews feature

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chất lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các bài sẽ được đánh giá chất lượng là Chọn lọc, Tốt, A, B, C, Sơ khai. Trong đó Chọn lọc và Tốt quyết định qua biểu quyết, vậy còn các mức đánh giá còn lại theo tiêu chuẩn nào nhỉ? Xuân (thảo luận) 19:15, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mình nghĩ hình như A, B, C là do các thành viên tron dự án tự thảo luận rồi đánh giá, nhưng hiện tại ko thấy ai làm. Ở bên en thì bài chất lượng A được xếp trên những BVT, còn bên mình thì xếp BVT trên bài chất lượng A--Chibaodoanle (thảo luận) 13:06, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng này hay nè, nhưng tôi k thích ở tiếng Anh ở chỗ chất lượng đó nằm ở bên Thảo luận bài chứ k phải đầu bài. Đáng ra chỗ đầu bài làm 1 icon nhỏ về tình trạng bài như các bạn vừa nêu: Sao vàng là BVCL, Sao bạc là BTV, nhãn A, B, C và sơ khai cùng nằm góc phải trên cùng. Hi vọng các bạn góp ý để đưa ra chuẩn làm, còn về đánh giá tôi nghĩ là cộng đồng cứ gắn CL tùy theo tình trạng bài, trừ BVCL và BVT còn mấy cái kia đặt nhãn sao cũng dc.  A l p h a m a  Talk 15:12, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như mới có Dự án Anime và Manga là có một Tiêu chuẩn giám định hoàn thiện, mọi người xem có nên nhân rộng tiêu chuẩn giám định của dự án này ra cho các dự án khác không nhỉ? Xuân (thảo luận) 12:39, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, tiêu chuẩn của dự án AVM theo tôi đã khá đầy đủ và chi tiết, các tiêu chuẩn này nên áp dụng cho hầu hết các dự án tại WP. - jan Win (tl~đg) 11:01, ngày 29 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

16:40, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Đóng biểu quyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ 1 bảo quản viên xem Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt#Dead InsideWikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc#Danh s.C3.A1ch album b.C3.A1n ch.E1.BA.A1y nh.E1.BA.A5t th.E1.BA.ADp ni.C3.AAn 2000 t.E1.BA.A1i Anh và đóng chúng vì hết hạn đã 5 ngày. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 10:33, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Prenn đã đóng. P.T.Đ (thảo luận) 12:46, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Boxitvn bình luận về Wikipedia tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết đáng tham khảo, nội dung về việc wikipedia chúng ta xóa bài Mai Thái Lĩnh và đặt biển tại bài Lê Hồng Hà. Tuanminh01 (thảo luận) 05:55, ngày 27 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

☑YXong Đã chuyển câu hỏi sang Wikipedia:Bàn tham khảo. - jan Win (tl~đg) 04:14, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Huyện Đức Xuyên ?

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một thảo luận được bạn @Dvhung1501: chèn vào bài Đức Xuyên ngày 26/10/2015

"Chào Wikipedia

vui lòng xác minh lại thông tin của huyện này. Hiện Tôi ở Đăk Lăk, đang làm một số dự án tại Đăk Nông, nhưng đến năm 2015 tỉnh vẫn chưa tách huyện Đức Xuyên => nên ko thể có việc Đức Xuyên được tách từ năm 2013 được

Vui lòng kiểm tra thông tin chi tiết tại trang hành chính của tỉnh: http://www.daknong.gov.vn Xin cảm ơn."

Mình có qua trang Đơn vị hành chính của Tổng cục thống kê thì quả thực không có huyện này. Qua trang Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông thì cũng không phát hiện dấu hiệu nào của sự tồn tại huyện này.

Vậy, mong có bạn nào ở khu vực này hoặc rành địa lý xác nhận dùm. Xuân (thảo luận) 16:21, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hẳn là không có huyện này, mình sẽ sửa về thành xã Đức Xuyên. Xuân (thảo luận) 16:31, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

19:49, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)