Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc
|
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một danh sách chọn lọc và phải chắc chắn rằng danh sách mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCDSCL}} (viết tắt của "Ứng cử danh sách chọn lọc") vào trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho danh sách và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử danh sách và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu danh sách đã từng được đề cử trước đó, hãy lưu lại bằng cách chuyển tất cả nội dung tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên. "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Ngoài ra nhằm thu hút trang ứng cử danh sách chọn lọc tới nhiều đối tượng độc giả/những thành viên mới chưa biết gì về trang này, bạn có thể gửi thư mời tại trang thảo luận của những thành viên đó bằng cách viết mã {{Thư mời tham gia biểu quyết danh sách chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{TMTGBQDSCL|tên bài được đề cử}}.
Đồng ý | {{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc |
Chưa đồng ý | {{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề |
Ý kiến | {{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc danh sách được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[1]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[1] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề danh sách (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy danh sách đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào danh sách, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy danh sách vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng danh sách chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu danh sách đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[2]
- Một danh sách để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày mới được gắn sao danh sách chọn lọc.[3] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[4]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[5] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng ứng cử viên đủ điều kiện để trở thành danh sách chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao danh sách chọn lọc}} vào danh sách. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao danh sách chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm {{Chọn lọc 3}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách các danh sách chọn lọc, cổng thông tin nội dung chọn lọc và danh sách các danh sách chưa lên Trang Chính.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2025/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2025/Tuần được đưa lên".
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "danh sách chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo đến các thành viên viết bài bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Danh sách chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy danh sách chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm bản mẫu {{UCDSCL-TB}} vào trang thảo luận của bài.
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Cuộc biểu quyết năm 2017 chỉ sửa thời gian đề cử của BVCL/BVT lên thành 30 ngày, không liên quan đến DSCL.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Đây là một bài viết tổng hợp về các chuyến công du quốc tế của Nguyễn Phú Trọng sau khi bước chân vào Tứ trụ trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đồng thời, cũng là danh sách chọn lọc thứ hai mà mình ứng cử liên quan đến đề tài chính trị và là một danh sách tự viết. Bài viết đã được dò và rà soát trên nhiều phương tiện báo chí Việt Nam để tổng hợp đầy đủ nhất các chuyến thăm của ông ấy trong giai đoạn lãnh đạo của mình. Mong nhận được ý kiến đóng góp và khách quan từ mọi người để góp phần cho sự hoàn thiện của bài viết. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:06, ngày 31 tháng 1 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Phản đối
- Chưa đồng ý Rất cảm ơn bạn Khangdora aka Kd đã mở bát năm mới bằng bài danh sách tự viết này. Tuy nhiên bài đang có một vấn đề lớn, đó là việc sử dụng toàn các nguồn tiếng Việt trong bài, mà đa phần là từ các nguồn từ các ấn phẩm tuyên truyền, nên sẽ không được trung lập cho lắm (dù cho văn phong bài thì tương đối ổn). Bài cần bổ sung các nguồn ngoại ngữ khác, đặc biệt là ở những nơi mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã đi qua, thì kiểu gì truyền thông nước đó cũng sẽ phải đưa tin ít nhiều về sự kiện này. Ở một bài có đề tài nhạy cảm như chính trị, thì việc đa dạng các nguồn từ nhiều ngôn ngữ có lẽ là điều cần thiết. Jimmy Blues ♪ 15:17, ngày 31 tháng 1 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Vấn đề này mình xin được phép nói thẳng như sau, bạn nên phân biệt giúp mình đây là một bài viết về danh sách chuyến thăm chứ không phải là một bài viết về chuyến thăm và phần nội dung bên trong danh sách chỉ là "tóm tắt về hoạt động, điểm cần quan tâm" của một nhà lãnh đạo đến một quốc gia nào đó. Nếu bạn sử dụng nguồn ngoài tiếng Việt thì nó cũng là "tóm tắt về hoạt động" chứ không hề phân tích chuyên sâu gì vào chuyến đi đó mà không trung lập ở đây. Rồi không lẽ mỗi quốc gia bạn bắt buộc tôi phải sử dụng thêm nguồn của nước sở tại? Đây là điều vô lý. Bạn kêu bài sử dụng toàn nguồn tiếng Việt mà bác bỏ phiếu cũng là sai vì chưa từng có quy định nào bắt buộc một bài viết phải tồn tại ít nhất hay bao nhiêu nguồn ngoài tiếng Việt. Bạn nói, Bài cần bổ sung các nguồn ngoại ngữ khác, đặc biệt là ở những nơi mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã đi qua, thì kiểu gì truyền thông nước đó cũng sẽ phải đưa tin ít nhiều về sự kiện này thì xin nói thẳng, người ta chỉ nói về cái chết, thành tựu "ngoại giao cây tre", chống tham nhũng và người kế nhiệm là chủ yếu. Trong chuyến thăm thì báo chí quốc tế cũng đề cập về kinh tế, thành tựu quan hệ giữa hai nước thì điều này báo chí Việt Nam có khi còn ghi đủ hơn họ. Bạn đề cập bài viết này "không trung lập" nhưng nó vẫn tồn tại các nguồn nhà nhà nước Việt Nam xem là "phản động" như BBC News tiếng Việt, bạn cũng khẳng định "dù cho văn phong bài thì tương đối ổn" nhưng bạn lại lập luận rằng nó "không trung lập" thì cũng chịu. Quá mâu thuẫn. Trích lại cho bạn đoạn này, Mặc dù là người đứng đầu đảng, nhưng dựa vào thể chế chính trị ở Việt Nam mà trong quan hệ quốc tế, nhiều nước dù khác hệ thống chính trị nhưng dường như đã thừa nhận vai trò "nguyên thủ trên thực tế" của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. – chẳng có báo chí Việt Nam nào ghi câu này đâu nhé! – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:55, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 Tôi không có nói cần phải bổ sung cho toàn bộ các nơi mà TBT đã ghé thăm, nhưng chí ít các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung, Anh, Nga... chắc chắn là phải có nguồn nói đến, bạn đã thử tìm chưa mà đã khẳng định chắc nịch "người ta chỉ nói về cái chết, thành tựu "ngoại giao cây tre", chống tham nhũng và người kế nhiệm là chủ yếu"?? Có lẽ tôi đã dùng sai từ "không trung lập", văn phong của bài đúng là đã đủ trung lập rồi, nhưng cần bổ sung các nguồn ngoại ngữ nữa, vì sẽ có những thông tin mà nguồn tiếng Việt trong bài chưa nhắc đến. – Jimmy Blues ♪ 03:13, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Các nguồn ngoại ngữ sẽ giúp những thông tin trong bài được kiểm chứng với mức độ đáng tin cậy hơn, tại sao lại không cho vào? Tôi lấy VD đơn giản như chuyến thăm của NPT đến TQ chẳng hạn, thông tin "...là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc" có bất cứ nguồn tiếng Trung nào nhắc đến không, hay chỉ có các ấn phẩm tuyên truyền của VN đề cập? – Jimmy Blues ♪ 03:17, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Mời bạn đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được có đoạn ghi: Wikipedia tiếng Việt cho phép dẫn nguồn không phải tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu có hai nguồn thông tin (tiếng Việt và ngôn ngữ khác), cả hai đều có chất lượng ngang nhau và sát nội dung bài viết như nhau thì nguồn tiếng Việt sẽ được ưu tiên.. Cơ bản Wikipedia không sáng tạo nên bài viết mà nó dựa trên nguồn tư liệu tham khảo, bạn cho rằng nguồn nào tuyên truyền thì cứ đưa thảo luận -> cấm / hạn chế, tùy vào cộng đồng quyết định. Ở câu trên, "nguồn tiếng Việt trong bài chưa nhắc đến", theo bạn là ở điểm nào? Bạn có thể nói cụ thể thay vì cứ mơ hồ được chứ? – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:56, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thành viên:Kd289 Tôi nghĩ ý của bạn Mintu là bạn đi đọc nguồn tiếng Anh và tiếng Trung thử để xem còn thiếu thông tin tổng quát gì quan trọng hay không. Sau khi bạn ĐÃ đọc nguồn nước ngoài rồi, nếu không còn thiếu thông tin gì quan trọng thì bạn có thể báo lại đây để bạn Mintu xem xét gạch phiếu. Bạn chưa đọc mà cứ khẳng định như vậy thì sẽ khó mà thuyết phục được bạn Mintu. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với bạn 1 phần. Đây là bài về danh sách nên nội dung không cần đi sâu và phân tích quá nhiều. Bài danh sách thì nói tổng quát là ok rồi. Đồng thời, tôi cũng đồng ý với bạn Mintu là nên có nhiều nguồn từ các ngôn ngữ khác nhau cho đa dạng. Ví dụ, độc giả người VN muốn tìm hiểu và đọc chuyên sâu hơn về chủ đề này, và họ muốn đọc mấy nguồn nước ngoài thử xem họ phân tích thế nào về các chuyến viếng thăm của TBT Trọng. Chưa kể, Wikipedia Vi là phục vụ cho toàn cầu chứ không phải chỉ phục vụ cho người Việt Nam. Ví dụ, Việt kiều ở nước Mỹ và châu Âu chỉ biết đọc tiếng Việt sơ sơ (thậm chí nhiều đứa sinh ra ở nước ngoài còn không biết đọc tiếng Việt). Họ đọc thấy bài này và muốn tìm đọc nguồn tiếng Anh rồi sao? Tiêu chuẩn DSCL là rất cao, và các tv có quyền yêu cầu A, B, C và vân vân. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:19, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Bài bánh mì Việt Nam cũng từng bị phiếu chống vì thiếu nguồn hàn lâm và nguồn nước ngoài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:35, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Vấn đề nó hơi khác nhau đấy bác, cơ bản bài vẫn có nguồn nước ngoài chứ không phải không khi BBC News vẫn có thể xem như nguồn nước ngoài, tại trụ sở nó ở nước ngoài. Kế đến là vấn đề về bạn Mintu nói là các thông tin như "...là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc" cần phải có nguồn nước ngoài thì cũng sẽ khá ngộ khi chính người dùng vẫn có thể kiểm tra dựa vào thời gian của chuyến công du đó và nhiệm kỳ của Tập Cận Bình (nếu muốn) dù không biết tiếng Việt. Vấn đề Wikipedia tiếng Việt phải bổ sung cả nguồn tiếng Anh theo tôi "hơi kỳ", vì đâu phải mọi nguồn mình cũng "nhồi nhét" được. Điển hình như với hàng "Hoa Kỳ" trong bài đã 3 nguồn, tôi vẫn có thể bổ sung nguồn nước ngoài vào đấy, nhưng như thế lên tới 4–5 nguồn chỉ để phù hợp với cái sự "phải có nguồn nước ngoài" sao? Như Mintu nói, sau khi ông Trọng qua đời, số lượng bài viết quốc tế về thành tựu của ông ấy là có chứ không phải không, nhưng họ sẽ đề cập đến cái tổng quát hơn là "ngoại giao cây tre" hay nói nôm na là về vấn đề ngoại giao dưới thời ông ấy chứ không CHỈ đề cập vào vấn đề thăm ai, nước nào của ông Trọng. Điển hình như 2 nguồn quốc tế là: The Conversation (tôi đã cho nguồn này vào phần Diễn biến) và The Diplomat khi về chuyến thăm họ chỉ nói duy nhất là chuyến thăm đến Hoa Kỳ của ông ấy. Việc viết quá chi tiết về "ngoại giao" nó sẽ bị lạc đề và tách khỏi vấn đề "chuyến thăm". Nếu ai muốn biết về ngoại giao dưới thời ông ấy vẫn có thể tìm kiếm tư liệu tiếng Anh, tiếng Việt đa dạng hơn ở bài "Ngoại giao cây tre". – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 04:51, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thành viên:Kd289 Bạn có thể cãi nhau tay đôi với Mintu hoặc làm theo (cách nhanh nhất) hoặc vô hiệu lá phiếu (cách này rất tốn thời gian). Bạn chọn cách nào là quyền của bạn. Những gì cần nói tôi đã nói hết. Tôi xin không lập luận theo kiểu vòng tròn (lặp đi lặp lại luận điểm n lần mà cuối cùng chả gỡ được nút thắt). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:54, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Mời bạn đọc qua. Bài viết tôi đã bổ sung thêm một số nguồn ngoài tiếng Việt theo ý kiến của bạn nhưng không quá "lan tràn" theo ý kiến của bạn được. Bạn cũng xem qua bài viết. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:10, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 OK, tôi có mấy góp ý tiếp:
- Sao bạn lại phải ẩn các nguồn 75-78, 103-104 vào trong các ghi chú làm gì, sao không để ở ngoài?
- Ở chỗ ghi chú g, tôi thấy có tới ba nguồn tiếng Việt cùng dẫn cho một ý, thế thì hãy lược bỏ nguồn báo Tuổi trẻ, giữ lại báo ND và CAND làm nguồn sơ cấp, cộng với nguồn ngoại ngữ kia là đủ. Ghi chú f bạn cũng xử lý như g.
- Trong số các nguồn tiếng Việt khác, tôi thấy ưu tiên giữ lại các nguồn sơ cấp là những báo tuyên truyền trực thuộc TƯ Đảng hoặc Chính phủ, VD như Nhân Dân, báo chính phủ, TTXVN, Đài tiếng nói VN... Còn những báo như Tuổi trẻ, VnExpress, VietnamNet, Lao Động, Thanh niên, Kinh tế đô thị, các báo địa phương (Phú Thọ)... nếu như chỉ giữ vai trò nguồn thứ cấp bổ sung cho nguồn sơ cấp, thì xem xét bỏ bớt đi cho đỡ nặng bài. Mỗi câu chỉ cần 1-2 nguồn tiếng Việt chú thích là được (không tính nguồn ngoại ngữ).
- Chuyến thăm Brasil bị hủy thì xóa khỏi bảng, đẩy ý lên phần diễn biến trong một câu ngắn gọn là được.
- Tôi vẫn thấy các chuyến thăm nước lớn (Anh, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, Pháp, Nga, Ý, Canada) thì cần có nguồn tiếng địa phương của từng nước. Bài đã có nguồn tiếng Trung cho chuyến thăm TQ và tiếng Anh cho chuyến thăm Mỹ rồi, thì bạn bổ sung nốt mấy nước lớn còn lại nhé. Mấy nước bé hơn thì thôi tạm bỏ qua cũng được.
- Đáng lẽ ra, ban đầu khi tôi góp ý, bạn chỉ cần bổ sung vài nguồn ngoại ngữ để tạm ứng phó thì có thể tôi đã châm chước gạch phiếu rồi. Nhưng thay vào đó, bạn tỏ ra bực bội và lớn tiếng vô cớ làm tôi rất thất vọng, dẫu cho tôi đã nhận xét rất nhẹ nhàng rồi. Thế nên giờ bạn cứ hoàn thành hết những yêu cầu trên đi, để sau tôi còn rà bài thêm vài lượt nữa, góp ý cho thật ổn rồi sẽ rút phiếu.
- – Jimmy Blues ♪ 09:04, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Đầu tiên, mình sẽ trả lời trước:
- Xin được trả lời ý kiến này: Tôi vẫn thấy các chuyến thăm nước lớn (Anh, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, Pháp, Nga, Ý, Canada) thì cần có nguồn tiếng địa phương của từng nước.. Theo bạn một thành viên Wikipedia họ có rành hết toàn bộ thứ tiếng trên không mà bạn bắt buộc họ phải đi tìm từng ngôn ngữ để đạt yêu cầu của bạn? Bạn còn nói thêm một câu rất khó chịu: Mấy nước bé hơn thì thôi tạm bỏ qua cũng được, chỉ là "tạm bỏ qua", tức nếu được là bạn vẫn mong muốn các nước bé đều chèn vào bài riêng của nước sở tại à?
- Giờ đến ý kiến bạn nói ngoài lề, "Ban đầu khi tôi góp ý, bạn chỉ cần bổ sung vài nguồn ngoại ngữ để tạm ứng phó thì có thể tôi đã châm chước gạch phiếu rồi". Xin được phép nói thẳng, tôi không cần sự "châm chước" của bất kỳ ai cả. Kể cả tiêu đề lúc đề cử tôi cũng có nói, "Mong nhận được ý kiến đóng góp và khách quan từ mọi người để góp phần cho sự hoàn thiện của bài viết." cũng là cần sự góp ý từ mọi người chứ không phải đi năn nỉ mọi người vào vote cho đạt chỉ tiêu hay như nào mà "châm chước". Góp ý đúng tôi ghi nhận, từ trước giờ chưa lần nào tôi đi cãi tay đôi ở không gian ứng cử với bất kỳ ai lắm, kể cả bài thất cử là Khu du lịch Núi Bà Đen lúc tôi mới vào Wikipedia, đụng góp ý của NhacNy (một người từng đá động tôi do nghi tôi là rối) tôi vẫn ghi nhận đầy đủ. Trước khi bảo rằng tôi "lớn tiếng vô cớ" thì bạn nên coi góp ý của mình đã hợp lý hay chưa cho một bài viết về "danh sách chuyến thăm" chứ không phải một bài viết về "chuyến thăm" hay "ngoại giao của Nguyễn Phú Trọng". Chính từ lúc đầu bạn cho rằng, danh sách " không được trung lập cho lắm" và sau đó thì gọi là "tôi đã dùng sai từ 'không trung lập'" cũng đã khá mập mờ cho chính góp ý của bạn. Việc gạch phiếu hay không là ở bạn, tôi cũng đã bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật (cơ bản cho các nước Anh, Mỹ, Nhật, Trung). Còn bạn đòi thêm tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... thì tôi xin phép từ chối. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 10:00, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Haha, nói vậy thì chịu rồi. Mà tôi không phải người duy nhất thấy rằng bạn đang cãi tay đôi với tôi đâu nhé; Nguyentrongphu ở dưới cũng có ý kiến tương tự đấy. Tôi biết bạn thừa sức có thể tìm nốt những nguồn địa phương kia, nhưng bạn cố tình không làm để chống đối ý kiến của tôi. Vậy thì y theo lời bạn, "Việc gạch phiếu hay không là ở bạn", tôi cứ để phiếu chống đấy thôi. – Jimmy Blues ♪ 10:11, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Tôi đâu nói là tôi không cãi tay đôi bạn, nhưng ý kiến của bạn là "vô lý" khi bạn yêu cầu một bài viết phải có thêm tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... thì thật là hỏi chấm. Wikipedia chứ đâu phải Wikidata mà bạn đòi phải có đầy đủ ngôn ngữ của các nước. Câu "Tôi biết bạn thừa sức có thể tìm nốt những nguồn địa phương kia, nhưng bạn cố tình không làm để chống đối ý kiến của tôi." thì cảm ơn bạn vì đã đánh giá cao nhưng tôi không rành các ngôn ngữ trên để có thể đi tìm kiếm nguồn cho phù hợp với ý kiến của bạn. Thì cứ như vậy đi, việc gạch hay không là ở bạn. Như yêu cầu bạn nêu ra lúc gạch phiếu, thì vấn đề nguồn nó "đa dạng" là đã tồn tại còn vấn đề còn lại là ở chính bạn mà thôi. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 10:24, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Haha, nói vậy thì chịu rồi. Mà tôi không phải người duy nhất thấy rằng bạn đang cãi tay đôi với tôi đâu nhé; Nguyentrongphu ở dưới cũng có ý kiến tương tự đấy. Tôi biết bạn thừa sức có thể tìm nốt những nguồn địa phương kia, nhưng bạn cố tình không làm để chống đối ý kiến của tôi. Vậy thì y theo lời bạn, "Việc gạch phiếu hay không là ở bạn", tôi cứ để phiếu chống đấy thôi. – Jimmy Blues ♪ 10:11, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Đầu tiên, mình sẽ trả lời trước:
- @Kd289 OK, tôi có mấy góp ý tiếp:
- @Nguyentrongphu Vấn đề nó hơi khác nhau đấy bác, cơ bản bài vẫn có nguồn nước ngoài chứ không phải không khi BBC News vẫn có thể xem như nguồn nước ngoài, tại trụ sở nó ở nước ngoài. Kế đến là vấn đề về bạn Mintu nói là các thông tin như "...là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc" cần phải có nguồn nước ngoài thì cũng sẽ khá ngộ khi chính người dùng vẫn có thể kiểm tra dựa vào thời gian của chuyến công du đó và nhiệm kỳ của Tập Cận Bình (nếu muốn) dù không biết tiếng Việt. Vấn đề Wikipedia tiếng Việt phải bổ sung cả nguồn tiếng Anh theo tôi "hơi kỳ", vì đâu phải mọi nguồn mình cũng "nhồi nhét" được. Điển hình như với hàng "Hoa Kỳ" trong bài đã 3 nguồn, tôi vẫn có thể bổ sung nguồn nước ngoài vào đấy, nhưng như thế lên tới 4–5 nguồn chỉ để phù hợp với cái sự "phải có nguồn nước ngoài" sao? Như Mintu nói, sau khi ông Trọng qua đời, số lượng bài viết quốc tế về thành tựu của ông ấy là có chứ không phải không, nhưng họ sẽ đề cập đến cái tổng quát hơn là "ngoại giao cây tre" hay nói nôm na là về vấn đề ngoại giao dưới thời ông ấy chứ không CHỈ đề cập vào vấn đề thăm ai, nước nào của ông Trọng. Điển hình như 2 nguồn quốc tế là: The Conversation (tôi đã cho nguồn này vào phần Diễn biến) và The Diplomat khi về chuyến thăm họ chỉ nói duy nhất là chuyến thăm đến Hoa Kỳ của ông ấy. Việc viết quá chi tiết về "ngoại giao" nó sẽ bị lạc đề và tách khỏi vấn đề "chuyến thăm". Nếu ai muốn biết về ngoại giao dưới thời ông ấy vẫn có thể tìm kiếm tư liệu tiếng Anh, tiếng Việt đa dạng hơn ở bài "Ngoại giao cây tre". – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 04:51, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Mời bạn đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được có đoạn ghi: Wikipedia tiếng Việt cho phép dẫn nguồn không phải tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu có hai nguồn thông tin (tiếng Việt và ngôn ngữ khác), cả hai đều có chất lượng ngang nhau và sát nội dung bài viết như nhau thì nguồn tiếng Việt sẽ được ưu tiên.. Cơ bản Wikipedia không sáng tạo nên bài viết mà nó dựa trên nguồn tư liệu tham khảo, bạn cho rằng nguồn nào tuyên truyền thì cứ đưa thảo luận -> cấm / hạn chế, tùy vào cộng đồng quyết định. Ở câu trên, "nguồn tiếng Việt trong bài chưa nhắc đến", theo bạn là ở điểm nào? Bạn có thể nói cụ thể thay vì cứ mơ hồ được chứ? – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:56, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Các nguồn ngoại ngữ sẽ giúp những thông tin trong bài được kiểm chứng với mức độ đáng tin cậy hơn, tại sao lại không cho vào? Tôi lấy VD đơn giản như chuyến thăm của NPT đến TQ chẳng hạn, thông tin "...là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc" có bất cứ nguồn tiếng Trung nào nhắc đến không, hay chỉ có các ấn phẩm tuyên truyền của VN đề cập? – Jimmy Blues ♪ 03:17, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 Tôi không có nói cần phải bổ sung cho toàn bộ các nơi mà TBT đã ghé thăm, nhưng chí ít các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung, Anh, Nga... chắc chắn là phải có nguồn nói đến, bạn đã thử tìm chưa mà đã khẳng định chắc nịch "người ta chỉ nói về cái chết, thành tựu "ngoại giao cây tre", chống tham nhũng và người kế nhiệm là chủ yếu"?? Có lẽ tôi đã dùng sai từ "không trung lập", văn phong của bài đúng là đã đủ trung lập rồi, nhưng cần bổ sung các nguồn ngoại ngữ nữa, vì sẽ có những thông tin mà nguồn tiếng Việt trong bài chưa nhắc đến. – Jimmy Blues ♪ 03:13, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Vấn đề này mình xin được phép nói thẳng như sau, bạn nên phân biệt giúp mình đây là một bài viết về danh sách chuyến thăm chứ không phải là một bài viết về chuyến thăm và phần nội dung bên trong danh sách chỉ là "tóm tắt về hoạt động, điểm cần quan tâm" của một nhà lãnh đạo đến một quốc gia nào đó. Nếu bạn sử dụng nguồn ngoài tiếng Việt thì nó cũng là "tóm tắt về hoạt động" chứ không hề phân tích chuyên sâu gì vào chuyến đi đó mà không trung lập ở đây. Rồi không lẽ mỗi quốc gia bạn bắt buộc tôi phải sử dụng thêm nguồn của nước sở tại? Đây là điều vô lý. Bạn kêu bài sử dụng toàn nguồn tiếng Việt mà bác bỏ phiếu cũng là sai vì chưa từng có quy định nào bắt buộc một bài viết phải tồn tại ít nhất hay bao nhiêu nguồn ngoài tiếng Việt. Bạn nói, Bài cần bổ sung các nguồn ngoại ngữ khác, đặc biệt là ở những nơi mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã đi qua, thì kiểu gì truyền thông nước đó cũng sẽ phải đưa tin ít nhiều về sự kiện này thì xin nói thẳng, người ta chỉ nói về cái chết, thành tựu "ngoại giao cây tre", chống tham nhũng và người kế nhiệm là chủ yếu. Trong chuyến thăm thì báo chí quốc tế cũng đề cập về kinh tế, thành tựu quan hệ giữa hai nước thì điều này báo chí Việt Nam có khi còn ghi đủ hơn họ. Bạn đề cập bài viết này "không trung lập" nhưng nó vẫn tồn tại các nguồn nhà nhà nước Việt Nam xem là "phản động" như BBC News tiếng Việt, bạn cũng khẳng định "dù cho văn phong bài thì tương đối ổn" nhưng bạn lại lập luận rằng nó "không trung lập" thì cũng chịu. Quá mâu thuẫn. Trích lại cho bạn đoạn này, Mặc dù là người đứng đầu đảng, nhưng dựa vào thể chế chính trị ở Việt Nam mà trong quan hệ quốc tế, nhiều nước dù khác hệ thống chính trị nhưng dường như đã thừa nhận vai trò "nguyên thủ trên thực tế" của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. – chẳng có báo chí Việt Nam nào ghi câu này đâu nhé! – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:55, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
- Ý kiến Thành viên:Kd289 Nguồn tiếng Việt nên được ưu tiên hơn không đồng nghĩa là tv khác không có quyền yêu cầu nguồn của các ngôn ngữ khác. Đây là bầu cử DSCL nên các yêu cầu sẽ có phần gắt gao. Tôi nghĩ bạn nên làm theo thay vì cãi tay đôi với các tv bỏ phiếu chống. Bạn nghĩ bạn đủ khả năng thuyết phục được cộng đồng để vô hiệu lá phiếu được vì cứ làm (Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu). Nói trước, đây là quy trình rất nhiêu khê và sẽ tốn rất nhiều thời gian để tranh cãi. Chưa kể, tranh cãi cả tháng xong còn có thể bị cộng đồng bơ vì không quan tâm (đã xảy ra nhiều). Thời gian bạn đi tìm nguồn nước ngoài còn nhanh hơn gấp 10 lần thời gian bạn tranh cãi để vô hiệu hóa phiếu thành công. Rất ít phiếu trong lịch sử Wikipedia Vi bị vô hiệu hóa thành công. Phiếu vô lý dạng như Thành viên:StorKnows thì bị vô hiệu hóa rất dễ dàng. Ngoài những trường hợp trắng đen rõ ràng ra thì mấy trường hợp khác muốn vô hiệu lá phiếu là điều "rất khó" và sẽ tốn rất nhiều thời gian (khả năng thành công thì là hên xui). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:10, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến mình giả sử thế này. Nếu như bạn Kd289 viết bài Danh sách các loại bánh truyền thống Việt Nam, Danh sách trang phục truyền thống Việt Nam, Danh sách các loại rượu truyền thống của Việt Nam, hay Danh sách mỹ nữ Việt Nam đẹp nhất, bạn chỉ cần duy nhất nguồn tiếng Việt là OK, khỏi cần thứ tiếng nước ngoài nào hết cũng được. Nhưng mà bài này là một cái danh sách liên quan lĩnh vực ngoại giao, ngoại giao là qua qua lại lại hai nước với nhau thì tại sao nguồn dẫn phải lép vế chỉ 1 ngôn ngữ còn 1 ngôn ngữ lại ko được ngó tới. vậy thì đâu phải ngoại giao, đâu phải quan hệ quốc tế. Nếu như đã có sự giao lưu thì thông tin với nguồn phải đa dạng, ngôn ngữ đa dạng mới đúng chứ. Với lại, nếu mà viếng thăm nước người ta, truyền thông người ta ko đưa tin tức là nước VN chắc nghèo, nhỏ, tệ hại đến nỗi mà người ta ko thèm đưa tin thì cái gọi là chuyến viếng thăm rõ ràng ko giá trị và danh sách ko có độ nổi bật. truyền thông nước ngoài mà đưa tin ngoại giao của VN là minh chứng rõ ràng cho vị thế VN đang lên, nó ko ngó ko đưa tin là vị thế mình nhỏ. cho nên yếu tố này gắn bó mật thiết với nhau. do đó, nguồn tiếng nước khác là một phần quan trọng thể hiện giá trị của danh sách này - Vô ngã (Vô thường) 18:04, ngày 1 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Hình như bạn bị nhầm lẫn rồi thì phải. Mình xin trả lời trọng tâm như sau cho bạn dễ hiểu, bài này là một bài viết về "danh sách chuyến thăm" và nguồn được đề cập trong bài viết nhằm để thỏa mãn vấn đề "chứng minh chuyến thăm có tồn tại". Điều đó không đồng nghĩa vấn đề "ngoại giao quốc tế thì phải có tin tức của nước còn lại", vấn đề này thuộc về phạm trù các bài viết chuyên sâu về chuyến thăm đó như Chuyến thăm Việt Nam của Vladimir Vladimirovich Putin 2024 có đề cập cả nguồn tiếng Nga trong bài viết, Chuyến thăm Việt Nam của Joe Biden 2023 có đề cập nguồn tiếng Anh (không chỉ vậy còn có đánh giá từ các quốc gia khác như báo Hàn và báo Nga). Như vậy, giá trị của bài viết theo tôi là đã đầy đủ mà không cần phải có toàn bộ ngôn ngữ của các quốc gia có trong danh sách. Xin nhấn mạnh lại, ĐÂY LÀ DANH SÁCH CHUYẾN THĂM VÀ KHÔNG PHẢI BÀI VIẾT VỀ CHUYẾN THĂM. Tiếp theo, bạn cho rằng, "nếu mà viếng thăm nước người ta, truyền thông người ta ko đưa tin tức là nước VN chắc nghèo, nhỏ, tệ hại đến nỗi mà người ta ko thèm đưa tin thì cái gọi là chuyến viếng thăm rõ ràng ko giá trị và danh sách ko có độ nổi bật" là hoàn toàn sai và là góc nhìn phiến diện vì mô hình danh sách này cũng tồn tại ở nhiều lãnh đạo của các nước khác. Đặc biệt, nhân vật này, theo BBC News, còn đã được nhiều nước thừa nhận là "nguyên thủ trên thực tế" nên vấn đề danh sách chuyến thăm của ông ấy hoàn toàn đủ nổi bật để có một bài viết riêng. Việc danh sách không trích dẫn đầy đủ thứ tiếng cũng không đồng nghĩa với việc "truyền thông người ta ko đưa tin tức". – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:37, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Chỉ vấn đề dò nguồn, tìm kiếm từng chuyến thăm của nhân vật này là đã một quá trình dài chứ không phải đơn giản. Nó thậm chí còn khó hơn nhiều bài viết mà tôi đã/đang thực hiện như Nghị định 168/2024/NĐ–CP, Vụ trẻ em rơi vào cọc ống bê tông ở Đồng Tháp, Bầu cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam tháng 5 năm 2024. Các bạn có thể tự đi tìm kiếm và tổng hợp thử một danh sách về các cá nhân tương tự ở Việt Nam nếu quan ngại lời tôi nói là điêu, nên câu chuyện đòi hỏi có thêm nguồn của nước khác, ngôn ngữ/thứ tiếng khác tôi xin được nói thẳng là "không cần thiết" vì nguồn trong bài viết đã đủ chứng minh là chuyến thăm đó có tồn tại. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:42, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Tôi đã thảo luận một cách nghiêm túc, mong các thành viên tự hiểu giúp. Nếu như bắt buộc bài viết này để trở thành DSCL thì phải có nhiều thứ tiếng như tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... rồi một mớ thứ tiếng còn lại chỉ để chứng minh chuyến thăm đó thực sự có tồn tại thì tôi lập tức rút đề cử ngay tại đây, chứ tôi không có thời gian để đi tìm thêm cho đủ ngôn ngữ hay lựa chọn Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu như Nguyentrongphu nói, quy trình này thực chất rất mất thời gian. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:45, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- hình như bạn đang ngộ nhận, vấn đề ko phải là chú thích tiếng nước nào, mà vấn đề là chú thích theo hãng truyền thông. ví dụ, trong bài có nói thăm Hàn Quốc, vậy NPT thăm Hàn Quốc cái hãng truyền thông to to nào ở nước đó có nói đến. nghĩa là chú thích theo hãng tin tức nước sở tại, còn nó tiếng Hàn thì chú thích tự nhiên là tiếng Hàn. ko phải là lười về chú thích theo ngôn ngữ, mà bạn ko thèm đếm xỉa các chuyến thăm của NPT mấy hãng truyền thông của người ta họ nói thế nào - Vô ngã (Vô thường) 15:33, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Chú thích theo hãng tin tức nước sở tại thì bạn phải biết về hãng thông tấn của chính phủ nước đó một là ở phiên bản quốc tế để có thể tìm bằng tiếng Anh, hai là thông qua ngôn ngữ của nước đó để tìm được tờ báo địa phương mà không qua báo tiếng Anh của nước đó. Vấn đề tôi không thèm đếm xỉa là sai vì bài "ngoại giao cây tre" hay các bài viết tương đồng đều có đầy đủ thông tin này để góp phần cho sự "đa chiều" của một bài viết về chính trị, cái mà tôi thường gọi là để "trung lập". Vấn đề này nó sẽ thiên hướng về "đánh giá" chứ không còn ở dạng "liệt kê" cho một danh sách. Còn chuyện tôi có đếm xỉa hay không thì làm sao mà bạn biết được? Việc tìm các chuyến thăm đâu cỡ vài chục năm về trước của NPT lúc mà ổng chưa được báo chí quốc tế chú ý (bước chân vào Tứ trụ với vai trò CTQH), tạm gọi là "vị thế" thì Việt Nam lúc này thua xa hiện giờ rất nhiều để có thể dễ dàng tìm kiếm một thông tin quý giá. Thậm chí bạn có thể dùng từ khóa "chuyến thăm" + "Nguyễn Phú Trọng" hay tương tự ở bất kỳ tờ báo nào tại Việt Nam thì cũng không đủ bằng danh sách này vì tôi đã thử làm điều đó nhiều lần để tìm kiếm tư liệu. Ngoài ra, nguồn tiếng Hàn, tôi cũng đã thử tìm sau khi Mintu góp ý nhưng không tìm ra cho chuyến công tác năm 2008, tuy nhiên, lại tìm được một báo cáo về việc ổng xuất hiện -> như vậy, nguồn này sẽ không thỏa mãn để chứng minh đây là một chuyến công du. Việc tìm kiếm lại phải quay về từ đầu, đặc biệt là không thông thạo tiếng Hàn. Tuy nhiên, hiện giờ tôi đã tìm được nhưng chưa công khai nó vào bài viết. Bạn nói sẽ là đúng 100% trong trường hợp tôi đang viết về "ngoại giao cây tre" hay một chuyến thăm nào đó của ông ấy khi nó cần phải "đa chiều". Tương tự ở một bài viết enWiki, cũng không có bình luận gì về truyền thông đối với chuyến thăm của ông Biden. Nếu như thành viên muốn biết thêm có thể tạo một trang mới về chuyến đi mà thành viên đó quan tâm như "Chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng 2015" và đề cập thêm các nguồn từ Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga... vào đấy, tôi ủng hộ hai tay, hai chân.
Vậy theo bạn, việc bổ sung thêm một ngôn ngữ khác vào phần liệt kê sẽ có thay đổi gì khi cơ bản các nguồn đó cũng nói tương đồng so với nguồn tiếng Việt như A gặp B, A và B có tuyên bố chung, A ký kết với B, A gặp gỡ các doanh nghiệp của B... Nếu có sự thay đổi, tôi sẽ tìm theo ý bạn. Tôi không thực hiện bất kỳ việc gì theo kiểu đối phó cả, nếu nó hợp lý tôi sẽ thực hiện ngay. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 17:31, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)- Tôi sẽ lấy ví dụ một trường hợp mà Mintu có trích dẫn, NPT đến TQ chẳng hạn, thông tin "...là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc" có bất cứ nguồn tiếng Trung nào nhắc đến không, hay chỉ có các ấn phẩm tuyên truyền của VN đề cập thì khi tìm kiếm một nguồn ở Trung Quốc, việc họ không đề cập cũng không chứng minh được thông tin này là sai và cũng không đồng nghĩa nó sẽ bị loại bỏ khỏi bài viết. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 17:36, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Chú thích theo hãng tin tức nước sở tại thì bạn phải biết về hãng thông tấn của chính phủ nước đó một là ở phiên bản quốc tế để có thể tìm bằng tiếng Anh, hai là thông qua ngôn ngữ của nước đó để tìm được tờ báo địa phương mà không qua báo tiếng Anh của nước đó. Vấn đề tôi không thèm đếm xỉa là sai vì bài "ngoại giao cây tre" hay các bài viết tương đồng đều có đầy đủ thông tin này để góp phần cho sự "đa chiều" của một bài viết về chính trị, cái mà tôi thường gọi là để "trung lập". Vấn đề này nó sẽ thiên hướng về "đánh giá" chứ không còn ở dạng "liệt kê" cho một danh sách. Còn chuyện tôi có đếm xỉa hay không thì làm sao mà bạn biết được? Việc tìm các chuyến thăm đâu cỡ vài chục năm về trước của NPT lúc mà ổng chưa được báo chí quốc tế chú ý (bước chân vào Tứ trụ với vai trò CTQH), tạm gọi là "vị thế" thì Việt Nam lúc này thua xa hiện giờ rất nhiều để có thể dễ dàng tìm kiếm một thông tin quý giá. Thậm chí bạn có thể dùng từ khóa "chuyến thăm" + "Nguyễn Phú Trọng" hay tương tự ở bất kỳ tờ báo nào tại Việt Nam thì cũng không đủ bằng danh sách này vì tôi đã thử làm điều đó nhiều lần để tìm kiếm tư liệu. Ngoài ra, nguồn tiếng Hàn, tôi cũng đã thử tìm sau khi Mintu góp ý nhưng không tìm ra cho chuyến công tác năm 2008, tuy nhiên, lại tìm được một báo cáo về việc ổng xuất hiện -> như vậy, nguồn này sẽ không thỏa mãn để chứng minh đây là một chuyến công du. Việc tìm kiếm lại phải quay về từ đầu, đặc biệt là không thông thạo tiếng Hàn. Tuy nhiên, hiện giờ tôi đã tìm được nhưng chưa công khai nó vào bài viết. Bạn nói sẽ là đúng 100% trong trường hợp tôi đang viết về "ngoại giao cây tre" hay một chuyến thăm nào đó của ông ấy khi nó cần phải "đa chiều". Tương tự ở một bài viết enWiki, cũng không có bình luận gì về truyền thông đối với chuyến thăm của ông Biden. Nếu như thành viên muốn biết thêm có thể tạo một trang mới về chuyến đi mà thành viên đó quan tâm như "Chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng 2015" và đề cập thêm các nguồn từ Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga... vào đấy, tôi ủng hộ hai tay, hai chân.
- hình như bạn đang ngộ nhận, vấn đề ko phải là chú thích tiếng nước nào, mà vấn đề là chú thích theo hãng truyền thông. ví dụ, trong bài có nói thăm Hàn Quốc, vậy NPT thăm Hàn Quốc cái hãng truyền thông to to nào ở nước đó có nói đến. nghĩa là chú thích theo hãng tin tức nước sở tại, còn nó tiếng Hàn thì chú thích tự nhiên là tiếng Hàn. ko phải là lười về chú thích theo ngôn ngữ, mà bạn ko thèm đếm xỉa các chuyến thăm của NPT mấy hãng truyền thông của người ta họ nói thế nào - Vô ngã (Vô thường) 15:33, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- bạn nhắm bạn Vô hiệu lá phiếu nổi hông mà bạn nói mất thời gian. bạn đừng có rút đề cử. bạn cứ để đi. đừng có chạy. chạy vậy đâu có vui. phải để thêm vài thành viên vô nữa bạn sẽ thấy cái quan điểm của bạn nó "rung lắc" cỡ nào nữa - Vô ngã (Vô thường) 15:24, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Tôi đã thảo luận một cách nghiêm túc, mong các thành viên tự hiểu giúp. Nếu như bắt buộc bài viết này để trở thành DSCL thì phải có nhiều thứ tiếng như tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... rồi một mớ thứ tiếng còn lại chỉ để chứng minh chuyến thăm đó thực sự có tồn tại thì tôi lập tức rút đề cử ngay tại đây, chứ tôi không có thời gian để đi tìm thêm cho đủ ngôn ngữ hay lựa chọn Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu như Nguyentrongphu nói, quy trình này thực chất rất mất thời gian. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:45, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Chỉ vấn đề dò nguồn, tìm kiếm từng chuyến thăm của nhân vật này là đã một quá trình dài chứ không phải đơn giản. Nó thậm chí còn khó hơn nhiều bài viết mà tôi đã/đang thực hiện như Nghị định 168/2024/NĐ–CP, Vụ trẻ em rơi vào cọc ống bê tông ở Đồng Tháp, Bầu cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam tháng 5 năm 2024. Các bạn có thể tự đi tìm kiếm và tổng hợp thử một danh sách về các cá nhân tương tự ở Việt Nam nếu quan ngại lời tôi nói là điêu, nên câu chuyện đòi hỏi có thêm nguồn của nước khác, ngôn ngữ/thứ tiếng khác tôi xin được nói thẳng là "không cần thiết" vì nguồn trong bài viết đã đủ chứng minh là chuyến thăm đó có tồn tại. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:42, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Hình như bạn bị nhầm lẫn rồi thì phải. Mình xin trả lời trọng tâm như sau cho bạn dễ hiểu, bài này là một bài viết về "danh sách chuyến thăm" và nguồn được đề cập trong bài viết nhằm để thỏa mãn vấn đề "chứng minh chuyến thăm có tồn tại". Điều đó không đồng nghĩa vấn đề "ngoại giao quốc tế thì phải có tin tức của nước còn lại", vấn đề này thuộc về phạm trù các bài viết chuyên sâu về chuyến thăm đó như Chuyến thăm Việt Nam của Vladimir Vladimirovich Putin 2024 có đề cập cả nguồn tiếng Nga trong bài viết, Chuyến thăm Việt Nam của Joe Biden 2023 có đề cập nguồn tiếng Anh (không chỉ vậy còn có đánh giá từ các quốc gia khác như báo Hàn và báo Nga). Như vậy, giá trị của bài viết theo tôi là đã đầy đủ mà không cần phải có toàn bộ ngôn ngữ của các quốc gia có trong danh sách. Xin nhấn mạnh lại, ĐÂY LÀ DANH SÁCH CHUYẾN THĂM VÀ KHÔNG PHẢI BÀI VIẾT VỀ CHUYẾN THĂM. Tiếp theo, bạn cho rằng, "nếu mà viếng thăm nước người ta, truyền thông người ta ko đưa tin tức là nước VN chắc nghèo, nhỏ, tệ hại đến nỗi mà người ta ko thèm đưa tin thì cái gọi là chuyến viếng thăm rõ ràng ko giá trị và danh sách ko có độ nổi bật" là hoàn toàn sai và là góc nhìn phiến diện vì mô hình danh sách này cũng tồn tại ở nhiều lãnh đạo của các nước khác. Đặc biệt, nhân vật này, theo BBC News, còn đã được nhiều nước thừa nhận là "nguyên thủ trên thực tế" nên vấn đề danh sách chuyến thăm của ông ấy hoàn toàn đủ nổi bật để có một bài viết riêng. Việc danh sách không trích dẫn đầy đủ thứ tiếng cũng không đồng nghĩa với việc "truyền thông người ta ko đưa tin tức". – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:37, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Thật kỳ lạ, với một người có nhiều bài tự viết, có khả năng viết lách tốt, dẫn nguồn tốt, thật sự khiến người ta tin tưởng về khả năng tư duy, rồi lại đi chống chế một cách khó hiểu, về một bài viết thuộc lĩnh vực ngoại giao, thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế nhưng nhất mực ko thèm chú thích tiếng nước ngoài mà chỉ cần chú thích tiếng Việt. tôi cũng ko còn gì để nói và tôi tin các thành viên khác cũng phải lắc đầu về sự khó hiểu này - Vô ngã (Vô thường) 14:51, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- bạn có quyền bảo lưu quan điểm bất di bất dịch của bạn và tự cho là bạn đúng cũng ko sao. nhưng tôi tin ngoài duy nhất bạn ra thì mới nghĩ như vậy. quan trọng cái nhìn của tôi (và các thành viên khác) về bạn đã thay đổi - Vô ngã (Vô thường) 14:59, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Bạn đọc lướt sao? Trong bài đã hoàn toàn không chỉ có nguồn tiếng Việt mà còn bao gồm cả nguồn tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Anh. Một thành viên khác còn yêu cầu tôi bổ sung cả tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... thì lại không bị ai thấy "vô lý" thì tôi cũng xin chịu. Vấn đề không phải ở câu chuyện tôi "chống chế", nếu bạn có thể theo dõi các không gian ứng cử trước, tôi đều theo kiểu "đẽo cày giữa đường", ai góp ý như nào tôi cũng ghi nhận vì điều đó là điều hợp lý, đương nhiên và tôi có thể làm được. Đằng này, vấn đề có thêm nguồn nước ngoài thêm cho các thứ tiếng như tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hàn... nó cũng không làm bài viết trở nên nổi bật hơn, có sự ảnh hưởng hơn hay bất kỳ lý do nào hết cả nên tôi xem nó là "không cần thiết". Đã vậy, đây là những ngôn ngữ tôi không thông thạo. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 15:01, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- tôi thấy chứ, mà người ta ko nhắc thì bạn cũng chả làm. mà làm rồi khá khó chịu. để tôi nói thẳng. NPT đến nước nào là bạn nhất định phải trích tờ báo lớn của nước đó hay hãng truyền thông hàng lớn của nước đó. cho đủ. cái đó mới là đúng. dù cái bài này bạn nhấn mạnh nó chỉ là cái thứ có tính liệt kê. phải đủ hết từng nước. mỗi nước ít nhất một cái chú thích. nếu mà bạn ko làm được. bạn suy nghĩ xem một cái danh sách ngoại giao gắn sao vàng nó xứng đáng hông? - Vô ngã (Vô thường) 15:09, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- bài viết lĩnh vực "giao lưu quốc tế" mà ko thèm đếm xỉa hãng truyền thông nước ngoài, quá buồn cười. nói chung á, tôi ko muốn nói nhiều, tôi nói đủ rồi, giờ tôi out khỏi trang này. bạn cứ ở lại và tiếp tục chai lì thì tùy - Vô ngã (Vô thường) 15:18, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- tôi thấy chứ, mà người ta ko nhắc thì bạn cũng chả làm. mà làm rồi khá khó chịu. để tôi nói thẳng. NPT đến nước nào là bạn nhất định phải trích tờ báo lớn của nước đó hay hãng truyền thông hàng lớn của nước đó. cho đủ. cái đó mới là đúng. dù cái bài này bạn nhấn mạnh nó chỉ là cái thứ có tính liệt kê. phải đủ hết từng nước. mỗi nước ít nhất một cái chú thích. nếu mà bạn ko làm được. bạn suy nghĩ xem một cái danh sách ngoại giao gắn sao vàng nó xứng đáng hông? - Vô ngã (Vô thường) 15:09, ngày 2 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ngoài việc tung ra thị trường những mẫu xe chạy xăng sang trọng và mạnh mẽ, Mercedes Benz còn sở hữu một phân nhánh riêng chịu trách nhiệm sản xuất dòng sản phẩm xe điện. Bên cạnh các mẫu xe đã được phân phối rộng rãi ra, phân nhánh này còn thiết kế những chiếc concept đầy ấn tượng và sắc nhất, một trong số đó còn phá vỡ kỷ lục về quãng đường di chuyển. Bài viết do tôi biên dịch toàn bộ từ phiên bản đạt sao FL bên enwiki, sau khi dò lại vài lần và cảm thấy đã ổn thỏa nên tôi quyết định ứng cử lên đây. Mong nhận được sự góp ý từ các bạn Martin L. KingI have a dream 07:48, ngày 15 tháng 1 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Bài dịch ok nhé, tặng bạn Bao một phiếu lì xì ăn Tết! ^^ Jimmy Blues ♪ 05:57, ngày 26 tháng 1 năm 2025 (UTC)
Phản đối
Ý kiến
Bài viết nói về hạng mục của giải Grammy từng được tổ chức từ năm 1980 đến 2004, dành cho những phần trình diễn chất lượng của các nghệ sĩ rock nữ. Những nữ nghệ sĩ rock nổi tiếng từng lọt bảng đề cử, thậm chí thắng cử có thể kể đến Avril Lavigne, Cyndi Lauper, Donna Summer (thắng cử một lần), Sheryl Crow-Tina Turner (đều thắng cử bốn lần), Stevie Nicks,... Bài được dịch từ FL bên en, có archive và dịch đầy đủ tên nguồn. Mời cộng đồng nhận xét về bài viết. Jimmy Blues ♪ 12:46, ngày 14 tháng 1 năm 2025 (UTC)