Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2007/09
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IcelandIceland, tên chính thức Cộng hòa Iceland, còn có tên gọi khác là Băng Đảo, là một đảo quốc thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Đây là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới; tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của Iceland là 301.931 người, với mật độ dân số 2,93 người/km². Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước này lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, nên có rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Iceland cũng có rất nhiều sông băng. Nhờ có dòng hải lưu Gulf Stream chảy gần bên, khí hậu Iceland được ôn hòa hơn đôi chút. Lịch sử của Iceland bắt đầu vào năm 874, khi một thuyền trưởng người Na Uy tên là Ingólfur Arnarson khám phá ra hòn đảo. Trong thế kỷ tiếp theo, người Na Uy và người Celt đã đến sinh sống tại Iceland. Đất nước này là một phần của Na Uy và Đan Mạch từ năm 1262 đến năm 1944. Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ, cùng với hệ thống phúc lợi xã hội vào hàng tốt nhất thế giới. Đất nước này xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, và thứ 2 về chỉ số phát triển con người (HDI). Với một nền kinh tế thị trường, Iceland có các ngành dịch vụ, tài chính rất phát triển. Do có nhiều quang cảnh thiên nhiên độc đáo, Iceland đang ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế. Iceland là một thành viên của các tổ chức như Liên hiệp quốc, NATO, EFTA, EEA, OECD nhưng không tham gia Liên minh Châu Âu. |
Trạm vũ trụ quốc tếTrạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trong vũ trụ, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Trạm vũ trụ quốc tế được coi là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga. Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO), độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các bảng pin Mặt Trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất. ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày. Theo kế hoạch, Trạm vũ trụ Quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2010 và sẽ hoạt động đến năm 2016. Từ năm 2007, ISS đã trở thành trạm vũ trụ lớn nhất so với bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Trạm vũ trụ Quốc tế là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Đến nay, ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có năm khách du lịch vũ trụ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Địa lý châu ÁĐịa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên Trái Đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 43,6 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á. Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với 3,9 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo… |
Tối cao Pháp viện Hoa KỳTối cao Pháp viện Hoa Kỳ hay Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ và có tiếng nói quyết định về các tranh tụng về luật liên bang cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang hoặc các hoạt động của ngành hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến). Nhận xét về những đặc quyền này, thẩm phán tối cao pháp viện Robert H. Jackon đã thốt ra câu nói trứ danh, “Chúng ta có thẩm quyền tối hậu, không phải vì chúng ta không bao giờ sai lầm, mà chúng ta không bao giờ sai lầm vì chúng ta có thẩm quyền tối hậu.” Là định chế quyền lực cao nhất của ngành tư pháp trong chính quyền Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là toà án duy nhất được thiết lập bởi hiến pháp. Tất cả toà án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán toà tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice)… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Long ThụLong Thụ (thế kỷ 1–2), là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ” – năm vị khác là Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần-na, Pháp Xứng. Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu hiệu của một Đại nhân. Sư là người sáng lập Trung quán tông, sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu. |