Bước tới nội dung

WHL0137-LS

Tọa độ: Sky map 01h 37m 23.232s, −08° 27′ 52.20″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
WHL0137-LS (Earendel)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Kình Ngư
Xích kinh 01h 37m 23.232s[1]
Xích vĩ –8° 27′ 52.20″[1]
Trắc lượng học thiên thể
Khoảng cáchĐộ dịch chuyển đỏ 6,2 suy ra khoảng cách 28 tỉ năm ánh sáng[2] ly
Các đặc trưng
Cấp sao biểu kiến (F435W)27,2[1]
Chi tiết [1]
Khối lượng50–100 M
Nhiệt độ>20 000 K
Tên gọi khác
Earendel

WHL0137-LS còn được gọi Earendel (Ngôi sao Bình minh trong tiếng Anh cổ) là một ngôi sao thuộc chòm sao Kình Ngư. Đây là ngôi sao riêng biệt xa chúng ta nhất tính đến thời điểm khám phá, tháng 3 năm 2022, ở khoảng cách đồng chuyển động 28 tỉ năm ánh sáng.[3]

Sự khám phá ra Earendel bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble được báo cáo vào ngày 30 tháng 3 năm 2022.[1][4] Ngôi sao được phát hiện do hiệu ứng thấu kính hấp dẫn gây ra bởi sự hiện diện của một cụm thiên hà ở giữa nó và Trái Đất khuếch đại ánh sáng từ ngôi sao.[3] Mô phỏng máy tính của hiệu ứng thấu kính chỉ ra rằng độ sáng của Earendel đã được khuếch đại lên 1000 đến 40000 lần.[5] Ngôi sao có vị trí nằm trên một gợn sóng trong không-thời gian.[6] Các ngày chụp sáng của Hubble là vào ngày 7 tháng 6 năm 2016, 17 tháng 7 năm 2016, 4 tháng 11 năm 2019, và 27 tháng 11 năm 2019.[6]

Ngôi sao được đặt biệt hiệu Earendel bởi những người khám phá ra nó, lấy nguồn gốc từ tên tiếng Anh cổ cho 'ngôi sao bình minh' hay 'ánh sáng mọc lên'.[1][7] Eärendil cũng là tên của một nhân vật loài half-elf, người đã đi quanh bầu trời với một viên châu báu rực rỡ sáng như một vì sao, trong bộ tuyển tập thần thoại sáng tác The Silmarillion của J. R. R. Tolkien; nhà thiên văn của NASA, Michelle Thaller, xác nhận rằng sự tham chiếu đến Tolkien là có chủ ý.[8] Thiên hà chứa ngôi sao, WHL0137-zD1, được đặt biệt hiệu là "Sunrise Arc", hay "vòng cung Mặt Trời mọc", bởi thấu kính hấp dẫn uốn cong ánh sáng của nó thành một hình lưỡi liềm.[9][10]

Các quan sát sâu xa hơn bởi Hubble và Kính viễn vọng Không gian James Webb đã được đề xuất để có thể xác định tốt hơn các thuộc tính của ngôi sao.[11][1] Độ nhạy cao hơn của James Webb được mong đợi sẽ cho phép phân tích quang phổ sao của Earendel và xác định xem liệu nó có phải thực sự là một ngôi sao đơn.[2][12] Phân tích quang phổ sẽ giúp phát hiện ra sự tồn tại của các nguyên tố nặng hơn hydroheli, nếu có.[9]

Thuộc tính vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Ánh sáng phát hiện được từ Earendel đã được phát ra lúc 900 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn. Ngôi sao đã được xác định có độ dịch chuyển đỏ 62±01, điều này có nghĩa là ánh sáng từ Earendel tới Trái Đất 12,9 tỉ năm sau.[1][13][5] Tuy nhiên, do sự dãn nở của vũ trụ, vị trí quan sát được của ngôi sao hiện tại là cách xa 28 tỉ năm ánh sáng.[2] Ngôi sao xa nhất được phát hiện trước đây, MACS J1149 Lensed Star 1, có độ dịch chuyển đỏ 1,49.

Earendel có thể có khối lượng từ 50 đến 100 lần khối lượng Mặt Trời.[14] Do khối lượng lớn của nó, ngôi sao có khả năng đã nổ tung trong một vụ nổ siêu tân tinh (supernova) chỉ một vài triệu năm sau khi hình thành.[14][15] Nó có nhiệt độ hiệu dụng bề mặt khoảng 20.000 K (20.000 °C; 36.000 °F).[1] Earendel có khả năng là một ngôi sao quần thể III, có nghĩa là nó hầu như không chứa nguyên tố nào ngoài hydro và heli nguyên thủy.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Welch, Brian; và đồng nghiệp (21 tháng 1 năm 2022). “A Highly Magnified Star at Redshift 6.2”. Nature. 603 (7903): 1–50. doi:10.1038/s41586-022-04449-y. PMID 35354998. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b c Kabir, Radifah (31 tháng 3 năm 2022). “Hubble Detects Earendel, The Farthest Star Ever Seen. It's 28 Billion Light Years Away”. ABP Live. ABP News. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b c Gianopoulos, Andrea (30 tháng 3 năm 2022). “Record Broken: Hubble Spots Farthest Star Ever Seen”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Record Broken: Hubble Spots Farthest Star Ever Seen”. Space Telescope Science Institute. NASA. 30 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ a b Timmer, John (30 tháng 3 năm 2022). “Hubble picks up the most distant star yet observed”. Nature. Ars Technica. doi:10.1038/s41586-022-04449-y. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ a b “Lensed Star Earendel”. HubbleSite.org. 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Parks, Jake (30 tháng 3 năm 2022). “Hubble spots the farthest star ever seen”. Astronomy. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ Gohd, Chelsea (31 tháng 3 năm 2022). “Meet Earendel: Hubble telescope's distant star discovery gets a Tolkien-inspired name”. Space.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ a b Rauchhaupt, Ulf von (31 tháng 3 năm 2022). “Der früheste Stern” [The earliest star]. FAZ.NET (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Rennert, David (31 tháng 3 năm 2022). “Hubble-Teleskop erspähte den mit Abstand fernsten Stern” [Hubble telescope spotted by far the most distant star]. Der Standard (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Coe, Dan; Welch, Brian; Acebron, Ana; Avila, Roberto; Bradac, Marusa; Bradley, Larry; Diego, Jose M.; Dimauro, Paola; Farag, Ebraheem; Florian, Michael; Frye, Brenda Louise; Jimenez-Teja, Yolanda; Kelly, Patrick; Mahler, Guillaume; O'Connor, Kyle; Oguri, Masamune; Rigby, Jane R.; Rodney, Steve; Sharon, Keren; Strait, Victoria; Strolger, Louis-Gregory; Timmes, Frank; Vikaeus, Anton Filip; Windhorst, Rogier A.; Zackrisson, Erik; Zitrin, Adi; De Mink, Selma E. (2021). “Monitoring Earendel, the Lensed z 6 Star”. HST Proposal: 16668. Bibcode:2021hst..prop16668C.
  12. ^ Starr, Michelle (30 tháng 3 năm 2022). “The Most Distant Single Star Was Just Detected, as Ancient as The Cosmic Dawn”. ScienceAlert. Nature. doi:10.1038/s41586-022-04449-y. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Letzter, Rafi (30 tháng 3 năm 2022). “Meet Earendel, the most distant star ever detected”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ a b Konitzer, Franziska (30 tháng 3 năm 2022). “Entferntester Stern dank 1000-facher Vergrößerung entdeckt” [Furthest star discovered thanks to 1000x magnification]. Spektrum der Wissenschaft [de] (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ Dunn, Marcia (30 tháng 3 năm 2022). “This is Earendel, the most distant star ever seen by humans”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]