Có nhiều hình thức và cấp độ phụ thuộc phổ biến khác nhau để phân biệt giữa các địa thể/địa khu (entities) và không được xem là một phần của mẫu quốc (motherland) hay chính quốc (mainland) của quốc gia chủ quản (governing state). Trong đa số trường hợp, tất cả những điều vừa nói cũng đại diện một trật tự khác nhau về phân chia hành chính. Một địa khu cấp dưới quốc gia thường thường đại diện cho sự phân chia hành chính quốc gia cho hợp lý trong khi một lãnh thổ phụ thuộc có thể là một lãnh thổ hải ngoại được hưởng một mức độ tự trị lớn hơn. Ví dụ nhiều lãnh thổ phụ thuộc có những hệ thống pháp lý ít nhiều khác với quốc gia chủ quản. Vì còn có nhiều sự khác biệt nữa ngoài hệ thống pháp lý và truyền thống hiến pháp, những lãnh thổ này có thể hoặc không thể xem như một phần của các quốc gia chủ quản.
Những vùng được gọi riêng là phi độc lập là các lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp, bị chiếm đóng quân sự, hoặc có chính quyền lưu vong hay phong trào đòi độc lập đáng kể.
Hiện tại có 58 lãnh thổ phụ thuộc trong danh sách. Dưới đây, các lãnh thổ của Úc, Anh và New Zealand là thuộc Khối thịnh vượng chung Anh - mỗi quốc gia chủ quản là thành viên dưới vương quyền Anh (vương quyền chỉ có tính tôn trọng hơn là thực quyền).
Theo thỏa thuận trong Hiệp ước Nam cực, tất cả những tuyên bố chủ quyền từ 60 độ nam trở xuống phía nam đều không được công nhận hoặc tranh chấp. Các lãnh thổ này được ghi bằng chữ nghiêng. Các lãnh thổ không người ở hoặc không có một dân số thường xuyên được ghi bằng dấu thăng (#).
Kosovo là một vùng bảo hộquốc tế trong quốc gia có chủ quyền là Serbia. Nó không phải là lãnh thổ phụ thuộc trong ý nghĩa hạn hẹp nhưng thực tế là như vậy.
Tự trị toàn diện trong các vấn đề đối nội tách khỏi Antille thuộc Hà Lan năm 1986; Chính phủ Hà Lan có trách nhiệm về quốc phòng và ngoại giao. Một phần của Hà Lan nhưng không trong Liên hiệp châu Âu.
Được định nghĩa là các "nước" (lands) trong Vương quốc Hà Lan theo Hiến chương Vương quốc Hà Lan. Trước đây hình thành hai phần của Antille thuộc Hà Lan cho đến khi nó được giải tán tháng 10 năm 2010. Chính quyền Hà Lan chịu trách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao, và luật lệ quốc tịch. Thuộc về Vương quốc Hà Lan nhưng nằm bên ngoài Liên minh châu Âu, tuy các công dân là Công dân Liên minh châu Âu.
Tự trị trong khối liên kết tự do với New Zealand từ 1965. Có trách nhiệm hoàn toàn về đối nội, New Zealand, qua tham khảo ý kiến, giữ một số trách nhiệm về đối ngoại và quốc phòng. Tính đến năm 2005, Quần đảo Cook với danh xưng của mình có quan hệ ngoại giao với 18 quốc gia.
Tự trị trong khối liên kết tự do với New Zealand từ 1974. Niue Có trách nhiệm hoàn toàn về đối nội; New Zealand giữ trách nhiệm về đối ngoại và quốc phòng. Trách nhiệm của New Zealand không có nghĩa là có quyền kiểm soát và chỉ được thực hiện với sự yêu cầu của Niue.
Lãnh thổ tự trị của New Zealand, đang hướng tới liên kết tự do với New Zealand. Tokelau và New Zealand đã đồng ý về một bản thảo hiến pháp. Một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hiệp quốc bảo trợ đã không đưa ra hai phần ba số phiếu cần thiết để thay đổi tình trạng chính trị hiện tại.
Lãnh thổ hợp nhất của Hoa Kỳ, một phần thuộc liên bang làm chủ một phần thuộc tư hữu. Quản lý từ Washington, D.C. qua hệ thống Bảo vệ hoang dã quốc gia thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ; Phòng Quốc hải vụ tiếp tục quản lý 9 đặc khu bao gồm các vùng đất chìm và có sóng lớn bên trong vòng đai đảo (lagoon) và phạm vi 12 hải lý vùng biển xung quanh.
Lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ có quan hệ Thịnh vượng chung; quan hệ chính sách giữa Puerto Rico và Mỹ được giám sát từ văn phòng hành pháp của Tổng thống Hoa Kỳ.
Lãnh thổ chưa hợp nhất, được giám sát bởi Không quân Hoa Kỳ và được quản lý từ Washington, D.C. qua Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Quần đảo Marshall cũng tuyên bố chủ quyền.