Bước tới nội dung

Tiếng Palau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Palau
a tekoi er a Belau
Sử dụng tạiPalau, Guam, quần đảo Bắc Mariana
Tổng số người nói17.000
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Palau)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Palau
Quy định bởiPalau Language Commission
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2pau
ISO 639-3pau
Glottologpala1344[1]
Linguasphere31-PAA-aa
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Palau (a tekoi er a Belau) là một Mã Lai-Đa Đảo (Malay-Polynesia) bản xứ Cộng hoà Palau, nơi nó là một trong hai ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ chính trong giao tiếp hàng ngày ở đất nước này. Tiếng Palau không có quan hệ gần với các ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo và vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của nó trong ngữ hệ Nam Đảo.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một thành viên của ngữ hệ Nam Đảo, và là một trong hai ngôn ngữ ở Micronesia không thuộc về ngữ chi châu Đại Dương (ngôn ngữ kia là tiếng Chamorro).

Roger Blench (2015)[2] ghi nhận rằng, dựa trên từ vựng chỉ sinh vật biển, tiếng Palau có tiếp xúc vào thời xưa với các ngôn ngữ châu Đại Dương (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua tiếng Yap). Số từ vựng này gồm từ chỉ cá chình rắn, cá ngừ vây xanh (Thunnus albacares), cá bơn chấm xanh (Bothus mancus), cá nóc gai, cá buồm, cá nhồng (Sphyraena barracuda), cá thia biển (Abudefduf sp.), Holocentrus spp., Naso spp., cá khế, cua cạn Cardisoma rotundus, và cá bàng chài. Điều này có nghĩa là người nói ngôn ngữ châu Đại Dương đã ảnh hưởng lên truyền thống ngư nghiệp Palau, và họ cũng đánh bắt buôn bán trong vùng ven Palau chí ít trong một thời gian. Blench (2015) cho rằng tiếng Palau cũng chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ Trung Philippinecác ngôn ngữ Sama.

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống âm vị tiếng Palau gồm 10 phụ âm, 6 nguyên âm.[3]

Âm vị nguyên âm
  Trước Giữa Sau
Đóng i   u
Vừa ɛ ə o
Mở   a  
Âm vị phụ âm
Đôi môi Chân răng Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m ŋ
Tắc b t d k ʔ
Xát s
Tiếp cận l
Vỗ ɾ

Dù số lượng âm vị tiếng Palau tương đối ít, nhiều âm vị tiếng Palau lại có từ hai tha âm trở lên xuất hiện do kết quả nhiều quá trình ngữ âm. Tổng số lượng phụ âm được liệt kê trong bản dưới.

Phụ âm tiếng Palau (gồm cả tha âm)
Đôi môi Răng Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ŋ
Tắc p
b
 
t
d
 
k
ɡ
 
ʔ
 
Xát θ ð s
Tiếp cận
(Cạnh lưỡi)
j w
l
Vỗ ɾ
Rung r

Nguyên âm đôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Palau có nhiều nguyên âm đôi. Danh sách nguyên âm đôi và ví dụ trong tiếng Palau được liệt kê bên dưới, lấy theo Zuraw (2003).

Nguyên âm đôi
IPA Ví dụ Nghĩa
/iɛ/ babier "giấy" (từ mượn tiếng Đức)
/iu/ chiukl "giọng (hát)"
/io/ kikiongel "dơ, bẩn"
/ia/ diall "tàu, thuyền"
/ɛi/ mei "đến"
/ɛu/ teu "chiều rộng"
/ɛo/ Oreor "Koror" (địa danh)
/ɛa/ beached "thiếc"
/ui/ tuich "đuốc"
/uɛ/ sueleb "chiều"
/uo/ uos "ngựa" (từ mượn tiếng Anh)
/ua/ tuangel "cửa"
/oi/ tekoi "lời, từ"
/oɛ/ beroel "giáo, thương"
/ou/ merous "chia, phân phát"
/oa/ omoachel "sông"
/ai/ chais "tin tức"
/aɛ/ baeb "ống" (từ mượn tiếng Anh)
/au/ mesaul "mệt"
/ao/ taod "chĩa, nĩa"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palauan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Blench, Roger. 2015. Early Oceanic contact with Palau: the evidence of fish names.
  3. ^ Wilson 1972 chỉ liệt kê 5 cho bà lưỡng lự trong việc xác định nguyên âm cơ sở nằm bên dưới phát âm bề mặt. Bản nguyên âm do vậy lấy theo Flora (1974), người cho rằng nguyên âm cơ sở kia là ə. Thêm nữa, theo nghiên cứu của Flora 1974 thì [w] là một âm vị riêng, không trùng với /u/, còn theo Wilson (1972) thì [w] đơn thuần là tha âm của /u/. Bản phụ âm tạm lấy theo nghiên cứu của Wilson.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]