Tiếng Đông Hương
Giao diện
Tiếng Đông Hương | |
---|---|
Tiếng Santa | |
Santa لھجکءاءل | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Cam Túc (chủ yếu ở Châu tự trị dân tộc Hồi Lâm Hạ) và Tân Cương (Châu tự trị dân tộc Kazakh Ili)[1] |
Tổng số người nói | 200.000 (2007) |
Phân loại | Mongol
|
Hệ chữ viết | Ả Rập, Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | sce |
Glottolog | dong1285 [2] |
ELP | Dongxiang |
Tiếng Đông Hương (giản thể: 东乡语; phồn thể: 東鄉語; Hán-Việt: Đông Hương ngữ; bính âm: Dōngxiāng yǔ), còn gọi là tiếng Santa, là một ngôn ngữ Mongol, bản ngữ của người Đông Hương, nói ở Tây Bắc Trung Quốc.
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Đông Hương không có phương ngữ, nhưng bao gồm ba thổ ngữ là Tỏa Nam Bá (khoảng 50% tổng số người nói), Uông Gia Tập (khoảng 30% tổng số người nói), Tứ Giáp Tập (khoảng 20% tổng số người nói).
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Trừ số nhỏ trường hợp, tiếng Đông Hương không có hài hoà nguyên âm.
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Đông Hương có 29 phụ âm:[3]
Đôi môi | Môi răng | Chân răng | Quặt lưỡi | Vòm | Ngạc mềm | Lưỡi gà | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tắc | thường | p | t | k | q | ||||
bật hơi | pʰ | tʰ | kʰ | qʰ | |||||
Xát | vô thanh | f | s | ʂ | ɕ | x | h | ||
hữu thanh | ʐ | ʁ | |||||||
Tắc xát | thường | t͡s | t͡ʂ | t͡ɕ | |||||
bật hơi | t͡sʰ | t͡ʂʰ | t͡ɕʰ | ||||||
Mũi | m | n | ŋ | ||||||
Tiếp cận | w | l | j | ||||||
Rung | r |
Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Đông Hương có 7 nguyên âm.[3] Khác mấy ngôn ngữ Mongol lân cận, nó không có sự hài hoà nguyên âm hay sự phân biệt độ dài nguyên âm.
Trước | Giữa | Sau | |||
---|---|---|---|---|---|
thường | quặt lưỡi | không làm tròn | làm tròn | ||
Đóng | i | ɯ | u | ||
Vừa | ə | ɚ | o | ||
Mở | ɑ |
Số đếm
[sửa | sửa mã nguồn]Số đếm | Tiếng Mông Cổ cổ điển | Tiếng Đông Hương |
---|---|---|
1 | nigen | niy |
2 | qoyar | ghua |
3 | ghurban | ghuran |
4 | dorben | jieron |
5 | tabun | tawun |
6 | jirghughan | jirghun |
7 | dologhan | dolon |
8 | naiman | naiman |
9 | yisun | yysun |
10 | arban | haron |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bao (2006).
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dongxiang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ a b Field (1997), tr. 37.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Bao, Saren (包萨仁) (2006), 从语言接触看东乡语和临夏话的语序变化 [Sequential Changes in Dongxiang Language and Linxia Dialects from the View of Linguistic Contact], Journal of the Second Northwest University for Nationalities (Social Science Edition) (2), ISSN 1008-2883, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011
- Cheng, Joyce (10 tháng 5 năm 2013), “Dongxiang – people of the northwest”, GBTIMES, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2016
- Field, Kenneth Lynn (1997), A grammatical overview of Santa Mongolian (PDF), PhD dissertation, University of California, Santa Barbara
- People's Daily (8 tháng 8 năm 2012), Chinese Ethnic Groups:东乡族(Dōngxiāng zú )The Dongxiang ethnic minority, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Baker, Craig (tháng 4 năm 2000), The Dongxiang Language and People (PDF), truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016
- Chuluu, Üjiyediin (Chaolu Wu) (tháng 11 năm 1994), Introduction, Grammar, and Sample Sentences for Dongxiang (PDF), SINO-PLATONIC, Philadelphia, PA: University of Pennsylvania
- Jorigt, G.; Stuart, Kevin (1998), “Problems Concerning Mongolian Case”, Central Asiatic Journal, Harrassowitz Verlag, 42 (1): 110–122, JSTOR 41928140
- Kim, Stephen S. (2003), “Santa”, trong Janhunen, Juha (biên tập), The Mongolic Languages, Routledge Language Family Series, tr. 346–363, ISBN 978-0-203-98791-9
- Ma, Guozhong (马国忠) (2001), 东乡语汉语词典 [Dongxiang-Chinese Dictionary], Lanzhou: Gansu Nationalities Publishing House (甘肃民族出版社), ISBN 978-7-5421-0767-1
- Wei, Li Xue; Stuart, Kevin (1989), “Population and Culture of the Mongols, Tu, Baoan, Dongxiang, and Yugu in Gansu”, Mongolian Studies, Mongolia Society, 12 (The Owen Lattimore Memorial Issue): 71–93, JSTOR 43194234