Tiếng Daur
Tiếng Daur | |
---|---|
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Hailar, Nội Mông; Tề Tề Cáp Nhĩ, Hắc Long Giang; Tháp Thành, Tân Cương |
Tổng số người nói | 96.000 ở Trung Quốc (1999) |
Phân loại | Mongol
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | dta |
Glottolog | daur1238 [1] |
ELP | Dagur |
Tiếng Daur hay tiếng Daghur là một ngôn ngữ Mongol, được nói bởi người Daur.
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Daur có bốn phương ngữ: Daur Amur gần Hắc Hà, Daur Nonni ở bên tả ngạn sông Nonni đoạn từ nam Tề Tề Cáp Nhĩ đến kỳ tự trị dân tộc Daur Morin Dawa, Daur Hailar ở đông nam Hailar và một phương ngữ ở Tân Cương gần Tháp Thành.[2] Ngôn ngữ này chưa có dạng viết chuẩn, một bảng chữ cái dựa trên Bính Âm Hán Ngữ đang được sử dụng; đa số người nói tiếng Daur cũng biết tiếng Hán và/hay tiếng Mông Cổ.[3] Vào thời nhà Thanh, tiếng Daur từng được viết bằng chữ Mãn.[4]
Ngữ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Đa phần phương ngữ tiếng Daur có phụ âm môi hóa (ví dụ /sʷar/ 'bọ chét', so với /sar/ 'mặt trăng'),[5] và chia sẻ sự hiện diện của phụ âm vòm hóa[6] với tiếng Mông Cổ. Nó cũng có /f/, tuy chỉ trong từ mượn.[7] Nguyên âm ngắn cuối từ biến mất[8] và nguyên âm ngắn không nằm trong âm tiết đầu cũng mất giá trị âm vị.[9] Tiếng Daur cùng tiếng Mông Cổ là những ngôn ngữ Mongol duy nhất cho thấy những thay đổi này. Do sự hợp nhất của /ɔ/ với /o/ và /ʊ/ với /u/, sự hòa âm nguyên âm dần biến mất.
Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Daur vowels (Tsumagari 2003) Trước Giữa Sau Ngắn Dài Ngắn Dài Ngắn Dài Đóng i iː u uː Gần đóng Nửa đóng ə əː Nửa mở ɔ ɔː Mở a aː
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Môi | Chân răng | Vòm | Ngạc mềm | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
thường | môi hóa | vòm hóa | thường | môi hóa | vòm hóa | thường | môi hóa | thường | môi hóa | vòm hóa | ||
Tắc | vô thanh | p | t | tʷ | tʲ | k | kʷ | kʲ | ||||
hữu thanh | b | bʲ | d | dʷ | dʲ | ɡ | ɡʲ | |||||
Tắc xát | vô thanh | tʃ | tʃʷ | |||||||||
hữu thanh | dʒ | dʒʷ | ||||||||||
Xát | f | s | sʷ | ʃ | x | xʷ | xʲ | |||||
Mũi | m | mʷ | mʲ | n | nʲ | ŋ | ||||||
Rung | r | rʲ | ||||||||||
Cạnh lưỡi | l | lʲ | ||||||||||
Bán nguyên âm | j | w |
Từ vựng
[sửa | sửa mã nguồn]50% từ vựng tiếng Daur chia sẻ chung với toàn hệ Mongol. Ngôn ngữ này vay mượn 5[10] đến 10% vốn từ từ tiếng Trung Quốc, 10% từ tiếng Mãn và một số nữa từ tiếng Evenk và tiếng Nga. Chừng 20% số từ vựng còn lại là của riêng tiếng Daur.[11]
Số đếm
[sửa | sửa mã nguồn]Tất cả số từ cơ bản có gốc Mongol.
Tiếng Việt | Tiếng Mông Cổ cổ điển | Tiếng Daur | |
1 | Một | Nigen | Nyk |
2 | Hai | Qoyar | Xoyir |
3 | Ba | Ghurban | Gwarbyn |
4 | Bốn | Dorben | Durbun |
5 | Năm | Tabun | Taawyn |
6 | Sáu | Jirghughan | Jirgoo |
7 | Bảy | Dologhan | Doloo |
8 | Tám | Naiman | Naimyn |
9 | Chín | Yisun | Isyn |
10 | Mười | Arban | Xarbyn |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Daur”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Tsumagari 2003: 129, Sengge 2004: 616
- ^ Tsumagari 2003: 129
- ^ Engkebatu 2001
- ^ Chuluu 1994: 5, không xảy ra ở phương ngữ Phát Thành, xem Yu et al. 2008: 25-26
- ^ Sengge 2004a, Tsumagari 2003: 133
- ^ Namcarai and Qaserdeni 1983: 66-67, cp. Tsumagari 2003: 131
- ^ Tsumagari 2003: 131
- ^ cp. Namcarai and Qaserdeni 1983: 84
- ^ Sengge 2004b
- ^ Tsumagari 2003: 151-152
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Chuluu, Üjiyediin (1994), Introduction, Grammar, and Sample Sentences for Dagur (PDF), Sino-Platonic Papers, Philadelphia: University of Pennsylvania Chú thích có tham số trống không rõ:
|series-editor=
(trợ giúp) - Engkebatu (2001): Cing ulus-un üy-e-dü dagur kele-ber bicigdegsen jokiyal-ud-un sudulul. Kökeqota: Öbür monggol-un yeke surgaguli-yin keblel-ün qoriy-a.
- Namcarai; Qaserdeni (1983), Daγur kele ba mongγul kelen-ü qaričaγulul, Öbür mongγul-un arad-un keblel-ün qoriy-a, OCLC 45024952
- Oyunčimeg biên tập (2004), Mongγul sudulul-un nebterkei toli, Kökeqota: Öbür mongγul-un arad-un keblel-ün qoriy-a, ISBN 978-7-204-07745-8, OCLC 67279589
- Sengge (2004): Daγur kele. In: Oyunčimeg 2004: 616-617.
- Sengge (2004a): Daγur kelen-ü abiy-a. In: Oyunčimeg 2004: 618.
- Sengge (2004b): Daγur kelen-ü üges. In: Oyunčimeg 2004: 619.
- Sengge (2004c): Daγur kelen-ü kele ǰüi. In: Oyunčimeg 2004: 618-622.
- Tsumagari, Toshiro (2003): Dagur. In: Janhunen, Juha (ed.) (2003): The Mongolic languages. London: Routledge: 129-153.
- Yu, Wonsoo, Jae-il Kwon, Moon-Jeong Choi, Yong-kwon Shin, Borjigin Bayarmend, Luvsandorj[iin] Bold (2008): A study of the Tacheng dialect of the Dagur language. Seoul: Seoul National University Press.