Bước tới nội dung

Thảo luận:Chủ nghĩa cộng sản/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi 2001:EE0:41C1:BE64:B9:FCA5:A084:E38B trong đề tài Trích dẫn
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4

Đề nghị lược bỏ một số phần không có thái độ trung lập

Xin mọi người xem xét và lược bỏ bớt một số phần sau đây:

-Đoạn mở đầu, từ "Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản..." đến "...một vài đường lối của chủ nghĩa tư bản." Lý do: đoạn mở đầu thường chỉ đưa ra khái niệm cơ bản cho đề mục, hoàn toàn không nêu đánh giá và nhận xét chủ quan. Xem trang tiếng Anh cho communism. Ngoài ra, tôi cảm thấy phần này có lẽ được viết theo ý kiến chủ quan, không đưa ra một dẫn chứng cũng như liên kết đến bất cứ một nghiên cứu nào.

- Loại bỏ toàn bộ các phần có liên quan đến chủ nghĩa xã hội trong bài viết này. Lý do: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hai hệ thống tư tưởng, tuy có liên quan mật thiết, nhưng hoàn toàn phân biệt. + Bàn thêm về vấn đề này: theo từ điển trực tuyến dictionary.com, chủ nghĩa xã hội là "lý thuyết hoặc hệ thống tổ chức xã hội bảo vệ sự sở hữu và chỉ huy phân phối và sản xuất, tư bản (tiền vốn), đất đai của toàn thể cộng đồng như là một khối thống nhất", đồng thời "là bước phát triển tiếp theo, ngay sau chủ nghĩa tư bản, của xã hội trên con đường đạt đến chủ nghĩa cộng sản." Như vậy có thể khẳng định, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn không phải là một như vẫn hay nhầm lẫn.

- Phần phê phán chủ nghĩa cộng sản: có lẽ cần loại bỏ tất cả hoặc phần lớn các tính từ dùng để phê phán Karl Marx và Lenin như "khiên cưỡng", "thô sơ", "khiếm khuyết", "cực đoan" vân vân. Lý do: người viết không nêu được lý do, dẫn chứng hoặc ít nhất là liên kết đến bất cứ một nghiên cứu nào chỉ ra được những điều này. Người viết tuy có đưa ra lý luận, nhưng cần biết rằng lý luận ai cũng có thể viết được, việc đưa ra một nghiên cứu nghiêm túc và khoa học mới thật sự đáng tin cậy. Có thể so sánh với thuyết tiến hoá của Darwin chẳng hạn: về việc môi trường có ảnh hưởng đến các loài và sự tiến hoá, có rất nhiều nhà khoa học từng đưa ra những bình luận và phỏng đoán về vấn đề này, nhưng chỉ khi Darwin viết sách "Về nguồn gốc các loài" thì thuyết tiến hoá mới thật sự là một thuyết (theory) có cơ sở khoa học vững chắc. + Bàn thêm về vấn đề này: thực ra chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ tồn tại trong thực tế cả. Ngay cả Liên bang Xô viết trước đây, đỉnh cao của chủ nghĩa cộng sản, cũng chỉ "trên đường trở thành chủ nghĩa cộng sản", và có lẽ do tâm lí nóng vội gấp rút, muốn sớm đốt cháy giai đoạn mà Liên bang này sụp đổ. Đây có thể là một sai lầm của Lenin, nhưng không thể nói là sai lầm của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản có thể là bất hợp lí, không tưởng, nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán. Và phỏng đoán thì không nên đưa wikipedia.

- Lời kết: chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là lý thuyết, và dù sao vẫn chỉ là một danh từ trừu tượng. Tôi nghĩ rất nên giữ thái độ bình tĩnh và khách quan khi viết về vấn đề nhạy cảm này, và khi chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa này cũng nên hết sức cẩn thận. Tôi không theo một đảng phải hay khuynh hướng chính trị nào cả, chỉ là tò mò tìm hiểu về sự phát triển của xã hội, và có thể nói một cách khách quan rằng bài viết trên wikipedia về chủ nghĩa cộng sản mang tính chất thiên vị và thành kiến cao. Ngay cả trang chủ nghĩa tư bản tiếng Việt cũng không mang những nhận định thành kiến và chủ quan như trang này.

Not a scholar (thảo luận) 01:06, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi buộc lòng phải nghi ngờ động cơ chính trị của người viết bài viết về CNCS.

Bài viết không cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết và hàm súc mà nặng về phát biểu ý kiến cá nhân của người đọc.

Tuổi trẻ là tuổi ngông cuồng và không suy xét, những người trẻ đọc một bài viết thiên kiến nặng nề như thế này thì thế nào nhỉ.

Nhiều ý kiến của tác giả rất chủ quan và thiên lệch, đến những sách sử nước ngoài khi viết về CNCS cũng không có cái nhìn thiên kiến đến thế.


Ndqanh vn (thảo luận) 14:04, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Ndqanh vnNot a scholar đã góp ý.
Mời các bạn đặt tiêu bản {{cần dẫn chứng}} vào sau các câu mà mình cho là có vấn đề, sau vài ngày, nếu không ai cung cấp nguồn, các bạn có thể xóa các câu đó đi.
Ngoài ra, mong các bạn tham gia chỉnh/sửa/bổ sung nội dung bài để bài có chất lượng tốt hơn, kèm theo dẫn chứng nguồn cho các nội dung bạn đưa vào để đảm bảo nó sẽ không bị người khác xóa mất.
Tmct (thảo luận) 15:04, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời


Cho hỏi ở đây có ai đọc Mác- Lêninoàn tập không vậy ? Thay vì giới thiệu về lý luận của những nhà kinh điển chủ nghĩa cộng sản, mọi người lại bình luận về sự áp dụng nó theo hướng chủ quan quá nhiều.Nếu lật sang trang tiếng anh, có tham khảo bản tiếng pháp và nga, sẽ thấy chủ nghĩa cộng sản là một trường phái của chủ nghĩa xã hội. và chủ nghĩa cộng sản không chỉ có mác và lê nin. cũng không chỉ có mao hay stalin mà còn nhiều nhà lý luận khác, nhưng chưa thấy giới thiệu. còn nói chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn để tiến lên chủ nghĩa cộng sản là lý luận của mác, không liên quan đến chủ nghĩa cộng sản là 1 trường phái của chủ nghĩa xã hội với mong muốn xã hội công bằng hơn. nói nhân loại từ bỏ nó trong thế kỷ 21 là sai hoàn toàn, hiện trên thế giới còn rất nhiều đảng cộng sản tồn tại, và tiếp tục hình thành trong thời gian gần đây, nhưng hướng đi của họ có thể khác với mác -lê nin một chút, cho phù hợp thời thế. cảm giác mọi người chưa hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa tư bản, thế nào là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản /kể cả khái niệm chủ nghĩa đế quốc. chủ nghĩa cộng sản ra đời trong hoàn cảnh công nhân bị tư bản bóc lột thậm tệ, vì thế nó là ngọn cờ đấu tranh của công nhân với khát vọng giải phóng áp bức, bóc lột. về sau chủ nghĩa tư bản có chuyển mình một phần tác động của chủ nghĩa cộng sản và phong trào đấu tranh của những người cộng sản và công nhân. lenin có một đóng góp rất quan trọng là luận cương về thuộc địa, nhờ đó thổi bùng phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa giành độc lập dân tộc ở nhiều quốc gia. chủ nghĩa tư bản bản chất là siêu lợi nhuận, do đó không ngần ngại xâm chiếm thuộc địa để biến các thuộc địa thành nơi cung cấp nhân công,tài nguyên cho tư bản và là nơi tiêu thụ hàng hóa tư bản. đấy là tôi nói về chủ nghĩa tư bản ngày xưa và chủ nghĩa cộng sản ngày xưa. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.80.109 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn ý kiến của bạn. Mời bạn giúp sửa để nâng cao chất lượng bài. Bài này đã từ lâu không có ai đủ trình độ và/hoặc quan tâm để sửa bài. Tmct (thảo luận) 14:04, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hy vọng những bạn chuyên môn có thể trung lập và trung thực hóa lại bài Wiki này. Tôi đọc bài này và thấy như đây là 1 bài để bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản hơn là 1 bài tham khảo Wiki đàng hoàng đúng đắn về nó. Quocviet1 (thảo luận) 03:36, ngày 13 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mình đã đọc bài về chủ nghĩa cộng sản nhưng mình thấy có nhiều phần viết có vẻ rất phiến diện và mang tính chủ quan phê phán chủ nghĩa cộng sản

theo như bạn viết thì: 1>Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại ---> nói điều này hiện nay thì vẫn còn quá sớm vì vẫn còn "bóc lột" tức là vẫn còn đấu tranh mà bản chất của tư bản là kinh tế và bóc lột.

2> Chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình [cần dẫn chứng], đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. [cần dẫn chứng] Bắt đầu từ thập niên 1990 các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm loại bỏ chủ nghĩa cộng sản [cần dẫn chứng] để theo một vài đường lối phát triển của chủ nghĩa tư bản, mặc dù vẫn còn danh xưng và quốc chế theo hình thức chủ nghĩa cộng sản


> thực ra lý thuyết của max là về cn cộng sản, mà thực ra chưa có nước nào tiến lên được chủ nghĩa cộng sản cả, việt nam hiện nay cũng chỉ là thời kì quá độ tiến lên CNXH,không thể viết là

"các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm loại bỏ chủ nghĩa cộng sản " vì thực ra chủ nghĩa cs vẫn chưa tồn tại, các nước này đã trở thành tư bản vì đã bị các nước tư bản dồn ép,phá hoại,cấm vận kinh tế. Nếu nhìn vào lịch sử thì ta sẽ thấy: Liên xô đi theo CNTB vì Gock ba chôp là tay sai của mỹ được gài vào để phá hoại CNXH tại liên xô, các nước khác như Hunggary,albani tan rã vì chế độ gia đình trị, hơn nữa lại dập khuôn máy móc theo liên xô về hình thức kinh tế. Tất nhiên phải thừa nhận hình thức kinh tế theo kiểu tập trung hợp tác xã là sai lầm nhưng ko thể nói đi theo CNXH là sai lầm được.

3>Do đó trong triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa cộng sản có đặc trưng nổi bật là nghiên cứu về sự tư duy của con người rất phiến diện chỉ nhằm vào cái "chung" ít nghiên cứu về cái "riêng"


> Triết học là khoa học tổng quát về những cái chung nhất, quy luật chung nhất của XH. bạn nên ngồiđọc lại triết học

4>Trong sự phát triển của xã hội loài người có rất nhiều yếu tố quyết định và không nhỏ nhưng rõ ràng lý thuyết về sự phát triển của xã hội loài người của Marx là quá thô sơ chưa thể là một khoa học đủ mạnh để lý giải và dự báo cho quá trình phát triển của xã hội. Ngay Marx là người cả đời nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản mà cũng không thể nhìn thấy trước được hình thức "tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia" sẽ xuất hiện sau khi ông mất chỉ khoảng vài chục năm, và những hiện tượng như chủ nghĩa tư bản toàn dân như hiện nay của các xã hội Âu - Mỹ khi công nhân cũng có thể là đồng sở hữu của phương tiện sản xuất thông qua cổ phần... thì Marx không thể nào có thể tưởng tượng ra nổi. Vậy phải chăng không thể dự báo được thế giới chỉ dựa trên lý luận duy lý và thuần tuý số liệu của hiện tại

--> dự báo thế giới ? bạn có thể dự báo được tương lai của bạn không???? nếu bạn có khả năng đó thì bạn sẽ là "danh nhân văn hóa" đó và chết sẽ dc chôn tại viện bảo tàng (^^).

5>Marx và các nhà Marxist đương thời đã không nhìn ra được hiệu lực của các biện pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội bằng biện pháp phi bạo lực, phi cách mạng. [cần dẫn chứng] Tại thời điểm của Marx cũng dễ hiểu người ta chỉ nhìn thấy các biện pháp cách mạng và bạo lực để giành lấy quyền lợi cho giai cấp mà không thấy được sức mạnh rất lớn của cách giải quyết hoà bình bằng thoả hiệp và đối thoại.

--> thỏa hiệp và đối thoại??? có những thứ có thể thỏa hiệp và những thứ không thể thỏa hiệp bạn có chấp nhận trao cả gia đình và vợ con bạn cho "một người đàn ông khác" nếu họ thỏa hiệp với bạn không? lợi ích kinh tế luôn là một lợi ích khó có thể từ bỏ, g/c tư sản không bao giờ thỏa hiệp để mất đi quyền lợi kinh tế, chính trị và xã hội, chỉ có "thằng ngu" mới chấp nhận thỏa hiệp thôi muốn đánh đổ CNTB chỉ có đấu tranh giai cấp, phải trả bằng mồ hôi và máu. nhưng thà đánh đổ mồ hôi và máu để giành lấy quyền lợi còn hơn cả đời làm nô lệ, Trâu bò. "Hi sinh đời bố củng cố đời con". bạn nên biết rằng trong một nước tư bản thì các nhà tư bản chỉ chiểm 3% dân số nhưng lại có đến 97% tổng tài sản quốc nội trong khi 97% dân số còn lại thì chỉ có 3% tổng tài sản vậy thì tại sao những người công nhân phải ở trong những ngôi nhà ổ chuột, những người nông dân phải chịu đói kém,mất đất phải lên thành thị làm công nhân làm công nhân và rồi sau đó đi đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm????

hiện nay cuộc sống người dân tại các nước tư bản đã tốt hơn nhiều do các nhà tư bản sợ các cuộc đấu tranh đình công của Công nhân,nhưng sự bóc lột vẫn chưa và sẽ còn tồn tại "rất nhiều năm nữa" tại các nước tư bản.

== Xin giúp cháu giải thích thắc mắc như sau:


 Kính gửi các cô chú bác và các anh chi, đây là lần đầu tiên cháu vào diễn đàn,
 cháu hiện đang học lớp 12. Cháu học đến phần CNXH thì cháu có một điều thắc mắc như sau:
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn Chủ Nghĩa Xã Hội 
và nếu giả sử chúng ta thành công và tiến lên được Chủ Nghĩa Cộng sản 
thì nền kinh tế lúc đó sẽ thế nào ? Nếu giả sử khi tiến lên Chủ Nghĩa Cộng sản:
nghĩa là của cải vật chất của Xã Hội lúc này dư thừa và tiêu dùng không hết
vậy xét về mặt tâm lý sẽ dẫn đến tình trạng toàn xã hội giảm sản xuất, 
kết quả kinh tế giảm, sản lượng giảm, máy móc thiết bị hao mòn,
khoa học kỹ thuật kém phát triển,....-> lúc đó chúng ta lại quay lại
 thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để xây dựng lại phải không ?


 Xin vui lòng giúp cháu giải thích. Cháu cảm ơn nhiều
  • Thắc mắc của cháu mà hỏi ông Trưởng ban tư tưởng văn hóa TW thì ổng cũng chịu.
tóm lại, tôi có thể thấy chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ tốt đẹp. Vì lợi ích chung của mọi người, nhưng suy cho cùng ra thì đó chỉ là lý thuyết, ông bà ta Xưa nay đến giờ có câu nói :cờ đến tay ai người náy phất. vì vậy trên đời này có 1000 người là một 1000 bản chất , 1 tỷ người củng là 1 tỷ bản chất, tính cách khác nhau. Vì thế người cầm quyền của xã hội chủ nghĩa mới là người nói lên hiện trang của xã hội chủ nghĩa tại thời điểm đó , không thể đổ đồng cái xấu lên chế độ xã hội chủ nghĩa được. Tư bản chủ nghĩa bản chất của nó là bóc lột, nhưng phải hiểu một điều là trong thế giới hòa bình, văn minh hiện đại ngày nay , với một xã hội yên bình trật tự thì làm sao có thể có chuyện bóc lột của chế độ tư bản diển ra với quyền lợi và lợi ích của con người được đưa lên hạng bậc nhất.
Shshshshi (thảo luận) 15:10, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ tiếng Anh communism bị dịch sai thành "chủ nghĩa cộng sản" từ đúng phải là "chủ nghĩa cộng đồng"

Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” được dịch từ các thứ tiếng phương Tây (communism (Anh), communisme (Pháp), Kommunismus (Đức), коммунизм (Nga). Các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả đã giải thích: “communism = common + ism”. Việc dịch thuật ngữ này thành “chủ nghĩa cộng sản” là sai cả về ngữ nghĩa và thực chất của khái niệm. Communism nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”, chứ không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội mà mọi tài sản đều là của chung. Mặc dù, sau này, người ta đã cải chính rằng không phải mọi tài sản mà chỉ có tư liệu sản xuất là của chung, nhưng như vậy cũng không phản ánh được thực chất của chủ nghĩa cộng sản. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích. Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ngon-Ngu/Thuat_ngu_triet_hoc_nguon_goc_nuoc_ngoai/ Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:26, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa cộng đồng đã có bài rồi: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BB%93ng Tên gọi "chủ nghĩa cộng sản" là tên gọi du nhập từ Trung Quốc chứ đâu phải do người Việt Nam chế ra. Đã nghía qua một tý bài viết kia mới xem thấy "hiên sinh có nghĩa là đang sống" là đã biết trình độ Hán văn của tác giả hết sức thâm hậu rồi chả dám xem tiếp. Hihihiha (thảo luận) 13:22, ngày 18 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phê phán chủ nghĩa Mác

Trong bài này có đoạn "Ví dụ Marx không thể lý giải nổi tại sao tại phương Đông văn minh nảy sinh rất sớm như ở (Ấn Độ, Trung Quốc) nhưng sau hàng nghìn năm quan hệ sản xuất không hề thay đổi, lực lượng sản xuất gia tăng nhưng không có quan hệ sản xuất mới, không có các hình thái nhà nước đặc trưng của Marx như chiếm hữu nô lệ hay phong kiến (theo kiểu châu Âu). Mô hình của Marx cũng thất bại không thể giải thích xã hội của các bộ lạc da đỏ châu Mỹ, thổ dân da đen châu Phi,"

Không biết tác giả của đoạn này lấy từ nguồn nào, của ai?, nếu là quan điểm cá nhân của tác giả thì tôi cũng có thể phản bác lại.

Việc dùng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào giải thích trong trường hợp này chưa hẵn đã không đúng vì:

  • Về các nước ấn đô, trung quốc. Thực tế mác có đề cập đến khái niệm "phương thức sản xuất châu á" trong đó có nhấn mạnh tính "nông nghiệp" của nền kinh tế mà nông nghiệp thì thường có tính ổn định, mặt khác cách thức canh tác (hay sâu hơn là phương thức sản xuất) ít thay đổi vì phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (cho nên lực lượng sản xuất dù có gia tăng những chưa thể đủ điều kiện để phá vỡ quan hệ sản xuất), chính vì thế các quan hệ xã hội có tính chất nông nghiệp này cũng kéo dài. Vậy nó có thể giải thích cho các trường hợp của ấn độ, trung quốc (dương nhiên mác cũng chưa đặt nặng vấn đề văn hóa - truyền thống của các nước này để giải thích điều đó)
  • Về các bô lạc châu phi, da đỏ, tại sao vẫn không thay đổi trong thời gian dài? Nếu áp dụng lý thuyết này thì nó vẫn có thể giải thích được vì cách thức sản xuất của bộ lạc này quá kém (vẫn còn săn bắn, hái lượm) thì làm sao có quan hệ sản xuất phù hợp được chính vì thế họ vẫn tồn tại trạng thái lạc hậu lâu dài. Một chi tiết nữa mà tác giả không chú ý đó là: cũng là người da đỏ, cùng sinh sống trên châu mỹ, nhưng các bộ lạc ở bắc mỹ do không có phát triển về lực lượng sản xuất cho nên xã hội lạc hậu, nhưng nên nhớ ở trung mỹ và nam mỹ, cũng là người da đỏ, nhưng họ đã cải tiến cách thức sản xuất thì lập tức họ có một xã hội phồn thịnh (nền văn minh Maya, aztec) và các nền văn minh đó do không có giao lưu với bên ngoài, mặt khác do mâu thuẫn nội bộ (đấu tranh giai câp) nên đã suy yếu và thất bại trước sự tác động của ngoại lực (người châu âu). Trên đây là ý kiến của tôi.--Nhan Lương (thảo luận) 12:08, ngày 17 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chất lượng bài viết ngày càng kém. Làm cho người ta không biết phân biệt CNXH với CNCS ? Thế nào là CNXH, thế nào là CNCS ? Các bộ lạc da đỏ vẫn giữ mô hình cộng sản nguyên thủy bạn à. Người ta còn lờ mờ đánh đồng CNCS với CN Marx-Lenin, mà không phân tích các trường phái khác. Nói chung càng về sau chất lượng càng kém!

Lịch sử phát triển

Phần này chỉ là lịch sử phát triển của phong trào chính trị chứ chưa nói đến lịch sử phát triển của tư tưởng. Tôi đọc toàn bài rồi. Chất lượng quá kém trong khi người Việt sống dưới chế độ cộng sản gần 1 thế kỷ. Toàn những định kiến chính trị hoàn toàn không có nguồn của các bên về chủ nghĩa cộng sản.Rotave (thảo luận) 08:04, ngày 29 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bữa nào tôi phải viết lại bài này để mấy anh nông dân tự xưng cộng sản ở Vn biết rằng chủ nghĩa cộng sản hiểu theo cách của Marx khác với cách của Lenin, Stalin, Mao. Chưa từng đọc Marx hỏi sao không hiểu sai chủ nghĩa cộng sản rồi làm bậy. Rimbo (thảo luận) 18:32, ngày 2 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Các mác bác bỏ duy tâm?!

Theo kiến thức mình học và nghiên cứu thì ông không bác bỏ Duy tâm như trong phần: "Phê phán chủ nghĩa Marx", đoạn: "...bác bỏ trường phái duy tâm trong khi đó đây là các khía cạnh...". Các Mác đi theo hướng duy vật luận nhé!

Trích dẫn

Bài viết nhìn chung không tệ nhưng thiếu nguồn dẫn và các trích dẫn từ các tác phẩm của Marx, Lenin, Stalin, Mao ... Bài viết đã được tái cấu trúc lại. Các bạn cứ theo cấu trúc này mà viết tiếp.Xixaxixup (thảo luận) 16:42, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản còn quá sơ sài. Marx, Lenin, Stalin, Mao có quan điểm không giống nhau ở từng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Cần viết thêm, trích dẫn thêm từ kinh điển để thấy được điều này. Chỉ có hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản mới thấy nó hay chỗ nào, dở chỗ nào để biết đường mà áp dụng cho đúng. Học những chủ thuyết của nước ngoài không đến nơi đến chốn, không hiểu hết về nó rồi đem áp dụng lên xứ sở của mình thì chỉ gây ra thảm họa. Cộng sản, quốc gia, dân chủ đều giống nhau ở chỗ ngu dốt mà thích đấu tranh vì những lý tưởng cao siêu.Xixaxixup (thảo luận) 16:28, ngày 30 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lý tưởng của nghĩa cộng sản là giải phóng triệt để con người. Tiếc rằng chúng ta không hiểu nên toàn làm ngược lại mà cứ tưởng mình đang theo chủ nghĩa cộng sản. Chẳng thứ gì người Việt hiểu biết đến nơi đến chốn nên toàn làm bậy. Phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản phải viết thêm, trích dẫn thêm Marx thì mới sâu sắc được. Viết lại bài này mới thấy Tây cũng đang hướng tới chủ nghĩa cộng sản có điều nó không tuyên bố đấy thôi. :D Xixaxixup (thảo luận) 15:56, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khi nào người Việt phản tỉnh, không còn đổ lỗi cho bất kỳ chủ nghĩa nào, thế lực ngoại bang nào thì đất nước này sẽ văn minh, tốt đẹp hơn. Xixaxixup (thảo luận) 17:05, ngày 7 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các vấn đề kinh tế - xã hội mà Marx muốn giải quyết vốn dĩ đã phức tạp, lý luận của Marx còn khó hiểu hơn. Việc hiểu đúng Marx rất khó. Những người có trình độ chưa chắc đã hiểu hết Marx huống gì dân và những chính trị gia ít học. Sai lầm là phải. Ahihi456 (thảo luận) 08:32, ngày 15 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ nói lần cuối ở trang này vì tôi không dám phô bày nhiều trong khi các bạn rối của Kayani lại hiểu sai vấn đề, chủ nghĩa Marx sai là ở chỗ ông ta cổ xúy cho sự tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, áp dụng cái chủ nghĩa duy vật cực đoan, phê phán chủ nghĩa tư bản quá nặng và đề cao chuyên chính vô sản; điều đó sinh ra các chế độ toàn trị suy đồi và phản động, giải thích sai về thế giới quan và bản chất con người cũng như đơn giản hóa các mối quan hệ xã hội và cực đoan triệt để hóa thay vì cải cách và hợp tác và hòa giải hòa hợp và chấp nhận các quy luật cùng môi trường khách quan trong tự do (tất cả chỉ do ông quá bất mãn và nóng vội, từ tâm ra), ông ta và Engels cứ cố không chấp nhận rằng xã hội có thể tự tiến và có tính cộng sinh; ông ta cứ muốn cái tự do và "dân chủ" kiểu dần xem nhẹ tinh thần quốc gia dân tộc - xem nhẹ các giá trị tinh thần+tâm linh - xem nhẹ các giá trị gia đình truyền thống; chủ nghĩa Marx nói riêng và cộng sản nói chung sau này đã bị biến tướng và phát triển thêm, điểm chung là chúng đều là giáo điều, chúng máy móc và duy ý chí, chúng chủ quan và nóng vội, tạo điều kiện cho thói quan liêu và độc tài, sinh ra sự trì trệ và yếu kém, thúc đẩy tình trạng tham nhũng và lòng tham sân si, ngoài ra là ta hình dung ra một xã hội không tưởng (sai lệch thôi) mà những người cộng sản cố xây dựng bằng bàn tay sắt tiêu cực kết hợp với chủ nghĩa dân túy và cũng áp dụng bằng cách lươn lẹo không quá tồi nhưng điểm chung vẫn là cái xã hội cộng sản chủ nghĩa, ngày xưa là đảng Cộng sản sau 1 hồi đắn đo thì lấy vỏ bọc dân tộc để áp đặt ý thức hệ của họ vào Việt Nam còn nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực ra chỉ là cải cách theo kiểu trộn một cách tạp nham với chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây và mô hình tự do thái quá nên thành ra mới sinh các tệ nạn xã hội và suy thoái đạo đức/các giá trị truyền thống/các giá trị nhân văn cũng như lạc hậu và trầm trọng thêm sự sai phạm của quan chức, xã hội thì bị thiệt hại bởi những con người xuống cấp và quan chức thiếu năng lực, bộ máy hành chính cồng kềnh, y tế và giáo dục thì kém phát triển ở về mặt vĩ mô, giao thông và các mặt khác cũng vậy, văn hóa bị thoái hóa và nghèo nàn, phá hủy đi môi trường thiên nhiên,...vân vân... Và dĩ nhiên thì chủ nghĩa tư bản "giãy chết" và các cuộc cải tổ cách mạng của chính quyền này cũng mang lại các tín hiệu tích cực cho nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa tư bản vẫn là sự áp bức và bóc lột gây ra bất công và các tệ nạn chứ ạ, nhưng không thể phủ nhận tính tích cực của nó để xây dựng kinh tế, chủ nghĩa Marx phê phán quá chủ quan mà lại rất triệt để và cực đoan về hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa khi luôn luôn đi phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường và kết luận rằng tư bản càng phát triển thì càng khủng hoảng để giai cấp khác dùng bạo lực cướp quyền để tiếp tục phát triển như 1 tất yếu lịch sử với tư duy biện chứng biện minh (là diễn giải sai) nhưng ông ta không biết rằng tư bản tôn trọng tự do và nó luôn vận động để cải tiến mà tự nhiên vô tình giết mình, mà xã hội thì là có cả người này người nọ, cái gì cũng để tự nhiên diễn ra và tôn trọng luật pháp và điều hòa giai cấp lấy con người làm trung tâm, người phương Tây muốn chủ nghĩa xã hội tự do nhưng không phải theo cách độc tài và cổ hủ và lươn lẹo thập cẩm như cộng sản, thực ra nếu phân tích thì Marx và Engels không hề đâu có phải là hai gã kẻ yếu kém nhưng lại cùng tự mâu thuẫn và phi thực tế/phản khoa học/phản tiến bộ, bản thân cái lý thuyết thặng dư chính là một sự xuyên tạc trắng trợn thiếu hiểu biết về quy luật cung-cầu, toàn một mớ lý thuyết thừa và chủ quan, chủ nghĩa Marx thực ra là ngoại lai và nó cũng chẳng giải thích nổi xã hội phương Đông và châu Á, thực chất hai ông chỉ thể hiện chủ nghĩa kinh nhiệm và kiêu ngạo mà tạo tiền đề cho một xã hội đóng kín buộc các nhà triết thuyết sau này phải tò mò xét lại như theo kiểu xét lại 1 thuyết âm mưu vậy,...vân vân...; nói chung thì chủ nghĩa Marx là thuộc về một thể loại sai lệch và không tưởng chứ không chỉ là lỗi thời cho nên cần phải bị phê bình nếu không muốn nói là cần phải bị loại bỏ hoàn toàn, chủ nghĩa xã hội thật ra lại rất tốt mà chúng ta cần áp dụng sáng tạo và phù hợp...với 1 chế độ tự do nhân bản...để rồi tiến tới đại đồng nhưng chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản phải bị ta vứt bỏ.

2001:EE0:41C1:BE64:B9:FCA5:A084:E38B (thảo luận) 18:52, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Độc quyền kinh tế

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n&type=revision&diff=31991452&oldid=31984328

Tôi đọc Lenin không thấy chỗ nào ông ấy viết là nhà nước chỉ nên nắm độc quyền ở một số ngành kinh tế quan trọng hết. Saruman muốn khẳng định điều đó trong bài thì trích dẫn Lenin ra.Sidaten (thảo luận) 07:48, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thusinhviet đã xóa thảo luận này của Rondano vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Rondano vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 15:05, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Phải loại bỏ ảnh hưởng của Lenin, Stalin, chỉ giữ lại Marx thì đất nước này mới khá lên nổi.Rondano (thảo luận) 14:52, ngày 28 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì chủ nghĩa xã hội rất tốt để tiến tới đại đồng nhưng chủ nghĩa Marxchủ nghĩa cộng sản phải bị loại bỏ.

2001:EE0:41C1:BE64:B9:FCA5:A084:E38B (thảo luận) 15:36, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhà nước hay nước

Nhà nước để chỉ một chính thể ở một quốc gia, nước để chỉ chính quốc gia đó. Sự chênh lệch giữa Liên Xô và Mỹ là chênh lệch kinh tế chứ không thể nói nhà nước nào phát triển hơn nhà nước nào. Rondano (thảo luận) 14:14, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Các bạn muốn phê bình hay phản phê bình gì cũng được miễn đừng xóa thông tin có nguồn. Rondano (thảo luận) 14:52, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa tư bản có tồi tệ thì ít ra nó còn cho người ta một số quyền tự do để có thể thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội còn chủ nghĩa Stalin thì không cho xã hội bất cứ cái quyền gì để có thể tiến hóa. Liên Xô sụp đổ là một điều may mắn cho nhân loại. Khi viết bài này tôi đã cố gắng hết sức cho người đọc thấy những điều có thể chấp nhận được, có thể thông cảm được với mục đích hòa giải dân tộc nhưng vẫn không thể nào che nổi cho những tội ác của nó. Một nhà nước chỉ tồn tại bằng đàn áp và dối trá thì không nên tồn tại lâu dài dù người ta đã dựng lên nó với mục tiêu có thể thông cảm được là công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia. Ở những nơi mà nhà nước kiểu này không thực hiện nổi công nghiệp hóa thì nó sụp đổ càng sớm càng tốt. Lumiraty (thảo luận) 16:01, ngày 23 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Lenin và Stalin đều cực đoan nhưng đều thông thái. Không hiểu biết thì không thể nào nghĩ ra chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và áp dụng thành công vào nước Nga lạc hậu được. Tập trung các nguồn lực cho phát triển là điều chủ nghĩa tư bản phương Tây không làm được nên họ mất vài trăm năm để công nghiệp hóa còn Liên Xô mất một thập kỷ. Thật ra chủ nghĩa cộng sản hay chứ không dở, những thành phần chống cộng cũng chẳng ra gì. Không cần vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản mà nên làm tốt hơn để thực hiện đúng định hướng đi đến chủ nghĩa cộng sản.Ninanon (thảo luận) 14:14, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Người Việt chẳng hiểu gì về chủ nghĩa cộng sản đâu. Họ quá đau khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nên họ ghét chủ nghĩa cộng sản. Ngay cái đảng này cũng chẳng hiểu đúng về chủ nghĩa cộng sản nên toàn làm bậy. Ít ra bài này cũng cho người Việt có cơ hội hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản. Nemonu (thảo luận) 05:11, ngày 30 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ở Châu Á chỉ những nước áp dụng thành công chủ nghĩa tư bản nhà nước mới thành rồng thành phượng còn lại đều làng nhàng như Việt Nam. Có nhiều người dị ứng với chủ nghĩa cộng sản nhưng chỉ có làm theo cách của Stalin thì mới công nghiệp hóa thành công. Không còn cách nào khác. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng không phải là xấu. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều làm thế. Vấn đề là đầu tư sao cho hiệu quả thôi. Các nước Đông Nam Á đều không hóa rồng nổi vì họ không có một chiến lược phát triển công nghiệp nặng thành công như bọn Đông Bắc Á. Tất cả đều lần lượt rơi vào bẫy thu nhập trung bình và vĩnh viễn không trở thành nước phát triển nổi. Việt Nam rồi cũng thế nếu không học được gì từ chủ nghĩa cộng sản mà chỉ bắt chước, thất bại rồi vứt bỏ. Nghe lời World Bank với IMF thì mãi mãi chỉ là kẻ bán sức lao động cho phương Tây vì bọn đó do phương Tây lập ra để chi phối các nước kém phát triển. Phải có khả năng tự hoạch định chính sách thì mới khá nổi.Nemonu (thảo luận) 15:34, ngày 4 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Một quốc gia bán trung cổ, tiền tư bản, chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa tư bản cùng các biến thể của nó mà muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì thật là hoang tưởng. Hèn gì các bác cộng sản ở VN chỉ toàn nhai lại những ngôn từ của bọn Nga mà chẳng hiểu nội dung của chúng cuối cùng thất bại. Nếu nhìn ra thế giới thì sự thất bại của Việt Nam là do người Việt quá kém chứ chẳng phải do mô hình nào. Cùng một mô hình người ta thành công còn VN thì thất bại. Đổ lỗi cho mô hình kinh tế-chính trị rồi tìm cách thay đổi nó không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.Nemonu (thảo luận) 15:56, ngày 5 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời