Thảo luận:Chủ nghĩa cộng sản/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 | Lưu 3 | Lưu 4 |
Tại sao viết hoa
Chủ nghĩa cộng sản đâu phải là một danh từ riêng, tại sao lại viết hoa? Nguyễn Hữu Dụng 04:33, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi thì hơi yếu về cái khoản ngữ pháp Việt Nam, viết hoa hay không viết hoa, nhưng tôi thấy thực tế ở Viêt Nam có những danh từ chung đã được "coi như đã trở thành danh từ riêng" CNCS hay CNTB đây là một ví dụ, hay ví dụ như "Bộ Chính trị", "Trung ương Đảng". Quả thật tôi cũng không biết khi nào thì một danh từ chung trở thành danh từ riêng nhưng tôi thấy người ta dùng thế nào thì tôi dùng thế. Rất mong các bạn giỏi ngữ pháp như Mekong Bluesman, Vương Ngân Hà, Avia, Á Lý sa... cho một ý kiến cách sử dụng chúng như thế nào. Đây cũng chính là cái tôi hay lúng túng khi viết.LG 11:50, ngày 14 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi sẽ cố gắng giúp trong sự hiểu biết giới hạn của tôi. Nên biết là tiếng Việt của tôi không là tiếng mẹ đẻ. Tôi đã sửa đổi sai rất nhiều lần.
- Mekong Bluesman 05:00, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Viết hoa để Nhấn Mạnh14.171.32.95 (thảo luận) 08:03, ngày 1 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Chữ viết đậm
- Việc lạm dụng format in đậm sẽ làm ng đọc rối mắt. Những cụm từ mang ý nghĩa đặc biệt chỉ nên in nghiêng hoặc cho vào "ngoặc kép". Vietbio 17:38, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Nhận xét
Bài này có tên là Chủ nghĩa cộng sản nhưng số lần cụm từ "chủ nghĩa xã hội" xuất hiện trong bài nhiều hơn số lần cụm từ "chủ nghĩa cộng sản" xuất hiện! Tôi biết là hai cụm từ này thường hay bị dùng lẫn lộn bởi nhiều người vì nhiều lý do khác nhau nhưng đó không phải là lý do để chúng ta, hay bất cứ một từ điển bách khoa có giá trị nào, đi theo.
Những đặc tính của chủ nghĩa xã hội nên được nhắc đến trong bài này vì lịch sử liên quan của hai chủ nghĩa nhưng không nên nói quá nhiều về chúng. Nên để dành chúng cho bài Chủ nghĩa xã hội trong tương lai, nếu muốn viết.
Nên chú trọng vào các nhánh của chủ nghĩa cộng sản như Marxism, Leninism, Marx-Leninism, Maoism, Trotskyism, Pol-potism... và các dạng của nó tại Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Cu Ba, Đông Âu, Nam Mỹ...
Mekong Bluesman 04:52, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi thì bài này là bài "Chủ nghĩa Cộng sản" mà "chủ nghĩa Xã hội" là giai đoạn đầu của "chủ nghĩa Cộng sản" và khi xây dựng chủ nghĩa Cộng sản thì trước hết phải xây dựng chủ nghĩa Xã hội đã,và Trong thực tế ngay cả ở Liên Xô người ta cũng cho là đang xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ chưa có xây dựng chủ nghĩa Cộng sản do đó nói chủ nghĩa Cộng sản trong hiện thực thì tức là đã ngụ ý là chủ nghĩa xã hội rồi. Và ngay chủ nghĩa Marx người ta gọi là chủ nghĩa Cộng sản nhưng các luận điểm về xã hội cộng sản thì có tỷ trọng ít hơn nhiều so với các vấn đề về cách mạng, đảng, đấu tranh ... tức là các vấn đề của "chủ nghĩa Xã hội". Các lý luận của Lenin thì hầu hết là vấn đề của "Chủ nghĩa xã hội" khi nói về các chế độ như Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc...người ta nói là các quốc gia Cộng sản, hay quốc gia xã hội chủ nghĩa.
- Thực tế là các phái như Leninism, Maoism, Troskism, polpotism có lý thuyết của chúng đều xoay quanh các vấn đề của "chủ nghĩa xã hội" cả
- Chính vì vậy theo tôi chúng ta hoàn toàn có thể viết nhiều về chủ nghĩa xã hội ở đây cũng không sao và vẫn hợp với nội dung của bài, nếu cần sau này chúng ta có thể có thêm đoạn lý giải thêm vào về quan hệ của CNXH và CNCS.
LG 10:47, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi cũng ủng hộ ý kiến của anh BLTN. Nhóm đang viết bài nếu có thể thì tập trung bài viết này vào Chủ nghĩa Cộng sản dạng nguyên sơ của Marx và mối quan hệ giữa CNCS và CNXH. Các phân tích và nhận định về CNXH và các phái của nó nên được viết trong bài Chủ nghĩa Xã hội thì thích hợp hơn. Vietbio 17:03, ngày 15 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Trưng cầu ý kiến viết tiếp
Mời các bạn xem phần nhận xét.
Theo tôi thì nên viết theo sơ đồ cũ tức là viết tiếp về CNXH tại các nước. Mà ý của các bạn Mekong và VietBio thì cũng có lẽ đúng: khi đang viết tôi có thể không sáng bằng người quan sát từ bên ngoài.
Hai cách viết này đòi hỏi viết khác nhau một số phần của bài hiện nay sẽ phải bỏ và thêm phần khác. Phần về Lenin tôi cũng đã cho là xong. Vậy tôi sẽ tạm dừng phần viết tại đây để trưng cầu ý kiến các bạn, Có bạn nào khi vào trang thảo luận này xin hãy cho ý kiến về hướng viết tiếp:
Nên chỉ tập trung viết về Chủ nghĩa Cộng sản trên lý thuyết của Marx và các biến đổi của nó qua các trường phái lý luận (Phương án 1) hay viết tiếp về Chủ nghĩa xã hội tại các nước như thực tế chủ nghĩa Cộng sản hiển diện vào cuộc sống (phương án 2).
Sau một thời gian khoảng 1- 2 tuần qua các ý kiến đóng góp của các bạn có lẽ sẽ sáng tỏ hơn và chúng ta sẽ có kiểu viết tương ứng. LG 08:29, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Thực ra, trước bài này đã có nhiều bài viết kiểu hợp tác mà điển hình là bài Chiến tranh Việt Nam. Người viết chính sẽ cứ viết theo khả năng của mình (ở đây ko có việc ai đặt hành ai viết bài) với nội dung tập trung giải thích khái niệm. Các vấn đề thuộc khái niệm khác thì nên viết thành bài mới. Sau đó người khác quan tâm (thường là anh BLTN) sẽ giúp bố cục, chỉnh sửa lại theo ý kiến của ng khác. Như vậy cái quan trọng là bạn đừng chạy lạc đề. Vietbio 10:51, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Cher Vietbio, c'est quoi, ou qui, le BLTN? Le Bloc des lieges des temples aux nord? Mekong Bluesman 17:15, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- BLTN = 9 - 1 = 8 (Bát) Vietbio 17:34, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- I know that. I was just trying to tease you. Mekong Bluesman 17:45, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Xin phép cắt bỏ phần trước Tổng quan
Do phần viết sau đã bao trùm hết ý của phần viết trên rồi và đoạn trên là còn sơ sài chưa đủ ý nên tôi xin phép cắt bỏ đoạn trên trước phần tổng quan. LG 10:42, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Phản đối. Xin đừng cắt phần giới thiệu. Bạn chỉ nên chỉnh sửa nó. Bất cứ bài viết nào cũng cần có phần giới thiệu để ng đọc nắm được đại ý của khái niệm trước khi quyết định có đọc chi tiết hay ko? Vietbio 10:44, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Như Vietbio viết bên trên, phần giới thiệu không nên bị bỏ. (Theo tôi, đây là phần quan trọng nhất trong các bài viết.) Phần giới thiệu nên được viết ngắn nhưng đầy đủ để người đọc có một khái niệm tổng quát về mục đề trước khi quyết định có đọc vào chi tiết hay không. Tôi nghĩ là LG cứ viết đi, tôi sẽ sửa dần dần. Mekong Bluesman 17:12, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Tôi vẫn kiên trì cắt bỏ đoạn trên nhưng lần trước tôi không giải thích rõ nên có thể VietBio và Mekong chưa thấy hết vấn đề và ý định của tôi nên lần này tôi sẽ giải thích rõ hơn và có giải pháp để vẹn cả đôi đường.
Đoạn trên không phải chỉ sơ sài không đủ ý mà cơ bản là nó sai và không chính xác quá nhiều, bạn tác giả đó hiểu CNCS một cách nôm na đại ý không chính xác nên viết có thiếu sót nhiều. Khi viết "tổng quan" tôi đã viết lại theo những ý vắn tắt đó và sửa theo đúng chính thống của CNCS nếu hai bạn đọc kỹ sẽ thấy 1st paragraph của tổng quan là viết lại của đoạn văn trên.
Do đó nếu bây giờ không xoá chỉ sửa lại thật đúng thì coi như viết lại 1st paragraph và nó sẽ bị lặp lại 2 lần. Vậy tôi đề nghị như sau:
Bỏ đoạn trên, bài chỉ còn bắt đầu từ tổng quan (tổng quan là vắn tắt rồi còn gì) mà quả thực nó rất ngắn. Và nếu cần bỏ luôn cả tiêu đề "Tổng quan" đi coi như 1st paragraph là định nghĩa tóm tắt ai đọc đến đấy cũng coi như có định nghĩa tổng quát chính xác rồi. Còn các đoạn sau là triển khai của bài.
Còn đây là cụ thể những cái sai và không chính xác tôi viết ra để 2 bạn tham khảo và cũng có ích cho những người khác vì đây là sự hiểu lầm thường gặp:
- CNCS không "phi chính phủ" mà là "phi nhà nước" đây là khác nhau to lắm. Trong CNCS vẫn có cơ quan quản lý điều hành là "chính phủ" như Mac và lênin giải thích là chỉ có không có nhà nước - là cơ quan quyền lực của giai cấp này đối với giai cấp khác trong một xã hội có giai cấp đối kháng thôi. Chỉ có trong "chủ nghĩa Vô chính phủ " của Bacunin là không còn chính phủ. Sự khác nhau giữa nhà nước và chính phủ tôi sẽ không giải thích nữa. CNCS cũng không phải là không có tài sản tư nhân: CNCS chỉ xoá bỏ Tư hữu đối với phương tiện sản xuất thôi chứ không xoá bỏ tư hữu nói chung: Nhà cửa của anh, xe cộ, quần áo (và cả vợ anh nữa) vẫn là của anh thôi. CNCS không phải là "mọi người có địa vị như nhau trong mọi lĩnh vực" Lý thuyết CNCS không nói như vậy chỉ nói xoá bỏ giai cấp xoá bỏ "người bóc lột người" còn anh với tôi 2 người 2 điểm mạnh yếu khác nhau làm ở 2 lĩnh vực khác nhau cương vị khác nhau thì sao lại có địa vị như nhau trong mọi lĩnh vực?. CNCS không có tầng lớp? Không có giai cấp thì đúng, khái niệm tầng lớp chưa được định nghĩa rõ. Kinh tế biếu là cái gì?
- Điều sai to nhất là đoạn văn cuối về phong trào XHCN nếu theo như đoạn văn này thì trong phong trào XHCN thì CNCS chỉ là một nhánh, và có phái XHCN chủ trương không xoá bỏ kinh tế thị trường TBCN, có phái XHCN phủ nhận đấu tranh vũ lực...Cách hiểu này trái với khái niệm XHCN chúng ta thường hiểu và chính thống giải thích "CNXH là giai đoạn đầu của CNCS..." Tôi hiểu ở đây tác giả lẫn với phái "chủ nghĩa cải lương", lẫn với phái "Eurocommunism",... Vì lỗi đoạn này hơi phức tạp nên viết lại hơi khó. Nếu không xoá bỏ đoạn này thì XHCN ở đây sẽ mâu thuẫn với khái niệm XHCN mà sẽ có ở bên dưới.
Tóm lại tôi đề nghị bỏ phần trước tổng quan lấy paragraph thứ nhất làm định nghĩa đầy đủ và ngắn gọn phần còn lại là triển khai. Hy vọng các bạn đồng ý với tôiLG 19:39, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)LG
Anh LG viết: nếu theo như đoạn văn này thì trong phong trào XHCN thì CNCS chỉ là một nhánh, và có phái XHCN chủ trương (...), có phái XHCN phủ nhận (...)... Cách hiểu này trái với khái niệm XHCN chúng ta thường hiểu và chính thống giải thích (...). Tôi KHÔNG bàn luận về các quan điểm cụ thể, tôi chỉ xin phép lưu ý anh LG về chủ trương trung lập của Wikipedia: một mục từ phải phản ảnh tất cả quan điểm, chứ không được lệch về quan điểm nào, kể cả quan điểm chính thống. Nói rõ hơn, cho dù "chúng ta", anh hay tôi "thường hiểu" CNXH là X, nhưng có ông B hiểu CNXH là Y, có bà C hiểu CNXH như Z, T... thì chúng ta phải viết ra tất cả X, Y, Z, T... để người đọc biết tất cả cách hiểu khác nhau đó. Avia (thảo luận) 07:07, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tại sao Avia lại đặt vấn đề Trung Lập ra ở đây. Có ai phản đối nhìn nhận theo nhiều góc khác nhau đâu và ở đây có ai vi phạm nguyên tắc trung lập đó đâu. Đây là chúng ta đang nói về vấn đề mô tả và bình luận về CNCS. Tôi cũng sẽ sử dụng cách ví dụ cụ thể như Avia để dễ diễn đạt: ví dụ tôi đang mô tả và bình luận cho các bạn về một vụ cãi nhau. Trước hết "Bước thứ nhất": Tôi kể cho các bạn nghe bên A nói gì, nói về họ và nói về đối thủ là bên B như thế nào, Bên B nói gì..."Bước thứ hai": là phản ánh chính kiến các phía về vấn đề này. Như vậy ở bước thứ nhất ta phải "tường thuật" theo đúng các bên nói chứ. tường thuật Bên A nói phải đúng như bên A đã nói, có chửi bới bên B thế nào thì phải ghi ra hết. Ở bước thứ nhất này thì không đặt ra vấn đề anh thấy A là gì tôi thấy A là gì. Chỉ ở tại "Bước thứ hai": là phản ánh các lập trường thì mới phải trung lập khách quan chứ... Tại vấn đề CNCS này trước hết ta mô tả CNCS họ cho là họ như thế nào thì ta phải theo chính thống của họ chứ (Đó là bước thứ nhất). Còn bước thứ 2 bình luận, phản ánh quan điểm các bên...thì lúc đó sẽ cần đến cái trung lập. Đó là ý kiến của tôi về vấn đề phải viết theo chính thống trước đã (phần tổng quan đang trước hết mô tả mà).LG 09:25, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Ok, nhưng phần tổng quan phải có đủ các ý chính, phải không? Tức là anh cần tóm lược A, B, C... làm tổng quan; sau đó mới đi sâu từng phần A, B, C... Nếu anh lấy phần A thay cho phần tổng quan, thì hoá ra góc nhìn A chi phối toàn bài rồi, đâu còn trung lập nữa. Avia (thảo luận) 09:52, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Lần này thì tôi không hiểu ví dụ cụ thể của Avia, A,B,C là cái gì nói chung là thế này: theo cách làm của tôi như sau: trong tổng quan tôi sẽ trình bày định nghĩa, các khái niệm chính của CNCS theo như chính thống của chủ nghĩa Cộng sản của Marx và Lenin. Sau đó phần triển khai tôi đi sâu vào từng khái niệm, ý tưởng chính của Marx, của Lenin cũng theo chính thống như lý luận của họ: đấy họ nói nguyên văn như vậy đấy...và phê phán họ bằng cách so sánh cái lý luận chính thống đó với thực tế của CNCS trong lịch sử (có thể phê phán ngay trong khi trình bày lý luận của họ chứ không cứ phải ở phần tiêu đề phê phán). Phần mô tả lý luận của họ thì tất nhiên là cứ theo đúng như họ nói thế nào thì thuật lại như thế Marx nói thế này, Lenin nói thế kia...(chứ không phải người khác nói về Marx thế này về Lenin thế kia) và sau đó là phê phán. Tôi thấy như thế có gì là cản trở trung lập đâu. Tôi trình bày Lenin nói thế này và dẫn nguyên văn...thì điều đó không ngăn cản tôi ca ngợi hoặc phán xét ông ta khi phê phán.
Còn theo tôi hiểu (không biết có đúng không) ví dụ của Avia thì đòi hỏi phải là trình bày hết Ông A đánh giá CNCS thế này, ông B đánh giá CNCS thế kia, Ông C thế khác...Có đúng vậy không Avia? Đây cũng là một cách tiếp cận vấn đề 2 cách này là hoàn toàn hữu cơ với nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau không cách nào hơn cách nào mà tuỳ cách tiếp cận của người viết. Và không cách nào trung lập hơn cách nào theo tôi nghĩ phương pháp không quyết định tính trung lập mà cái chính là vị trí quan sát của người viết. Về vấn đề trung lập cũng là cái khó rạch ròi có thể nhiều người không tán thành nhưng quan điểm về trung lập và khách quan của tôi tôi đã trình bày ở phần tranh luận phía trên. Thank You LG 14:37, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Ý tôi là trong phần tổng quan cần lược qua cả quan điểm của những người cộng sản lẫn những cách hiểu khác, để người đọc có cái nhìn chung trước khi đi sâu tìm hiểu. Nhưng không sao, anh cứ viết đi, nếu rảnh tôi sẽ đóng góp thêm. Avia (thảo luận) 08:52, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản
Tôi biết là có các quốc gia (còn hay không còn) dùng cụm từ "Chủ nghĩa Xã hội" (Socialism) như đồng nghĩa với cụm từ "Chủ nghĩa Cộng sản" (Communism). Tôi cũng biết sự liên quan lịch sử giữa hai chủ nghĩa này. Nhưng một từ điển bách khoa phải phân biệt rõ ý nghĩa hai chủ nghĩa này bằng các bài riêng biệt, thay vì bỏ chúng vào chung một bài (xem en:Socialism và en:Communism). Như một lần tôi đã viết, gần đây có rất nhiều người dùng "người Việt Nam" (và "tiếng Việt Nam"). Chỉ vì có nhiều người dùng, một cách lẫn lộn, giữa "người Việt" và "người Việt Nam", không có nghĩa là Wikipedia tiếng Việt phải đi theo. Hơn nữa để trở thành một từ điển bách khoa có thể tin cậy được, chúng ta phải giải thích cả hai từ, nghĩa của chúng và các lý do lịch sử nào dẫn đến cách dùng lẫn lộn.
Một thí dụ, hay và gần đây nhất, là từ "bồ đề" và cụm từ "cây bồ đề". Nếu LG dùng một ít thời giờ đọc các bài về hai từ đó, và các thảo luận kèm theo, sẽ hiểu tại sao một từ điển bách khoa nên làm rõ nghĩa, thay vì góp chung vào một bài.
Mekong Bluesman 07:48, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi cũng như Mekong và các bạn không ai hiểu CNCS là CNXH cả, và ai cũng hiểu mối quan hệ của chúng và ai cũng nhất trí phải có đề cập về CNXH ở đây. Và cũng không phải là tôi chủ trương đưa hết CNXH vào bài này. Theo tôi đã là 2 khái niệm khác nhau thì có 2 bài khác nhau. Việc viết về CNXH ở bài này cũng không ngăn cản việc sẽ có bài CNXH, đó là điều chúng ta chung quan điểm. Vấn đề ở đây là liều lượng như thế nào? Cụ thể là có nên viết về các đặc trưng trong thực tế (không còn là lý luận nữa) của các chế độ XHCN điển hình? Điều này sẽ làm cho bài có bề rộng hơn: Đấy CNCS lý thuyết là như vậy và trong thực tế thì có kết quả như vậy chúng ta sẽ có điều kiện để so sánh đối chiếu. Tôi thì nghiêng về phương án này. Nhưng tôi thấy viết theo phương án này (phương án 2) sẽ khó hơn và dễ vướng vào trung lập khách quan hơn. Còn phương án nữa là gói gọn lại giới thiệu về CNCS lý thuyết, các trường phái (Phương án 1) đó là cái mà tôi phân vân và rất muốn các bạn cho ý kiến.
- Còn riêng bài này đến thời điểm này khi viết về Lenin tôi muốn biết ý kiến của Mekong và các bạn (chúng ta vẫn có ý kiến riêng của mình nhưng tham khảo những người khác không bao giờ thừa): Khi nói về Lenin và thực tế cách mạng và nội chiến có nên cắt bỏ phần về các hiện thực của cách mạng và nội chiến không chỉ nói về các quan điểm lý luận không thôi. Đó chính là phần mà các bạn đang cho là tôi đang lạc đề. Mà theo tôi (có thể chưa phải là hay hoặc đúng) thì viết về CNCS không thể bỏ qua Lenin, viết về Lenin không thể không viết về Lenin và hiện thực cách mạng và nội chiến. Thank YouLG 10:08, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
OK, vậy thì tôi hiểu LG.
Tôi trả lời LG về "Phương án 1" vs. "Phương án 2" trước. Đầu tiên, bài này có tên là Chủ nghĩa Cộng sản do đó nó nên nói nhiều về "chủ nghĩa". Điều đó không có nghĩa là các "thực hành" của chủ nghĩa này không được nhắc đến. LG nên viết tổng quát về các khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" và giữ các chi tiết của sự khác biệt này cho các bài khác. Thí dụ, khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" tại Việt Nam sẽ khác với khác biệt tại Cuba, hay tại Đông Âu.
Nói dễ hiểu là tôi nghiêng về cái gọi là "Phương án 1" nhưng nhìn thấy sự cần thiết của "Phương án 2". Nói về khác biệt giữa "chủ nghĩa" và "thực hành" rất cần nhưng chúng ta không có thể làm hết mọi việc trong bài này -- chúng ta sẽ nói về từng sự khác biệt, một cách chi tiết hơn, cho từng quốc gia hay chế độ.
Câu trả lời của tôi về Lenin thì cũng gần giống như câu trả lời trên. Lenin rất quan trọng trong việc "thực hành" chủ nghĩa Cộng sản, nhưng Marx và Engels là hai người "phát minh" nó. (Tôi cũng chắc là có một số người nghĩ là Mao còn quan trọng hơn cả 3 người trên, về "chủ nghĩa" hay về "thực hành".)
Nói dễ hiểu là viết nhiều về Lenin trong bài này nhưng giữ các chi tiết cho bài Chủ nghĩa Lenin và bài Chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tôi vừa giúp Tô Linh Giang viết bài Chiến tranh Việt Nam, tôi đã để Tô Linh Giang viết mọi sự việc trong chiến tranh đó vào một bài, tôi cũng đã hứa sẽ cắt nó nhỏ ra thành nhiều bài sau khi Tô Linh Giang viết xong!!!
Đã gần một tháng mà tôi không giữ được lời hứa đó, vì cắt ngắn và viết vắn tắt khó lắm. (Tôi lại rất trọng quality của bài viết, bất cứ bài viết nào.)
Do đó, tôi học được bài học và chỉ muốn nói cho LG là đừng viết bài quá dài với quá đầy đủ các chi tiết.
Nhưng LG cứ viết đi. Tôi sẽ giúp.
Mekong Bluesman 10:52, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Mekong đã thuyết phục được tôi có lẽ tôi sẽ viết theo cách đó. LG 03:42, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)
NPOV (3)
Tôi vừa phục hồi 1 sửa đổi và đọc thấy câu: "Lý luận văn nghệ của họ rất thấp kém chỉ ra được theo tiêu chuẩn rất thô sơ một vài trường phái văn nghệ (hiện thực phê phán, lãng mạn, hiện thực xã hội chủ nghĩa)." Việc dùng tính từ "rất thấp kém", "rất thô sơ" e rằng mang tính chủ quan của người viết:
- Liệu người viết có đủ trình độ và tư cách phán xét?
- Liệu người viết có bị ảnh hưởng của trường phái (nghệ thuật) của mình?
- Liệu người viết có bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị của mình?
- Nội dung của Wikipedia nên mang tính miêu tả hơn là bình luận.1,2
- Nếu đó là nhận xét của bên thứ ba, cần xem liệu người đó có đủ thẩm quyền (cá nhân, tổ chức có tiếng nói được công nhận), và nêu rõ nguồn trích dẫn.
Có vẻ bài viết này còn nhiều trường hợp tương tự như trên. Mong những ai quan tâm điều chỉnh lại. --Á Lý Sa|✍ 05:43, ngày 23 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Thiếu ?
Trong bài có nhắc tới CNCS Mao, Stalin, nhưng hình như còn thiếu "Tư tưởng Hồ Chí Minh"
- Tôi hỏi để biết thêm. Chúng ta, gần như tất cả, đều biết Marxism, Leninism, Stalinism, Maoism và ngay cả Troskyism; còn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là gì? Ho-ism? Mekong Bluesman 17:12, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Định nghĩa chính thức: Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Còn dịch ra tiếng Anh thì quả thật tôi chưa nghĩ ra. Avia (thảo luận) 07:00, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Vậy thì anh Avia nên đặt mua các tạp chí về kinh tế chính trị Anh ngữ do Việt Tấn Xã xuất bản đi nhé, tui tin trong vòng 1 năm cụm từ này sẽ tái hiện 1 vài lần. (just kiđing) LĐ
- Theo tôi không nên viết về tư tưởng Hồ Chí Minh tại bài này vì "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là những trích dẫn của Hồ Chí Minh và những diễn giải sau này được các nhà tuyên giáo Việt Nam tập hợp lại về các vấn đề dân tộc, nhân dân, độc lập, tự do, kháng chiến... nói chung là các vấn đề của cách mạng Việt Nam nó có nói đến chủ nghĩa cộng sản nhưng không nhiều và không đặc trưng là lý luận của chủ nghĩa Cộng sản. Nó sẽ là chủ đề chính của bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh" hoặc bài "Hồ Chí Minh" --LG 01:49, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tôi đồng ý viết về tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong bài Hồ Chí Minh. Mekong Bluesman 07:16, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Sự thất bại trong kinh tế của chủ nghĩa cộng sản
Các quốc gia đi theo mô hình của Marx đưa ra trước sau đều gặp phải những thất bại trong mô hình kinh tế. Nguyên nhân của những thất bại này là do Marx nghĩ rất đơn giản về sự vận hành của nền kinh tế, ông đã đơn giản hóa mọi hoạt động kinh tế. Ông và những người kế tục tư tưởng của ông nghĩ rằng chỉ cần lập ra một kế hoạch tốt cho toàn bộ nền kinh tế, sau đó bằng sự khuyến khích, động viên, áp đặt, thậm chí cưỡng bất tất cả những chỉ tiêu đó xuống dưới, các chỉ tiêu đó sẽ được hoàn thành. Sai lầm ở chỗ có rất nhiều biến số tham gia vào quá trình này và các nhà hoạch định kế hoạch không thể nào giải được bài toán có hàng triệu biến số này. linhbach 22:49, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Karl Marx cột bàn tay vô hình vào sau lưng để hoạt động kinh tế.--Dung1997 (thảo luận) 04:38, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Đề nghị thêm
Tôi đề nghị thêm vào phần lịch sử chủ nghĩa cộng sản, phần các chủ nghĩa xã hội không tưởng và các thực hành của nó tại Mỹ trước khi chủ nghĩa cộng sản ra đời.
- Bài này còn thiếu nhiều lắm, nhất là chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ngay cả lịch sử về chủ nghĩa cộng sản tại Hoa Kỳ (một nước mà những người không biết đã nghĩ sai là hoàn toàn không có đảng Cộng sản) cũng đã là đề tài của nhiều sách. Những ai có khả năng nên viết thêm cho bài này. Mekong Bluesman 12:06, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Chủ Nghĩa Cộng sản (CNCS) do Marx dùng thuyet cua Engel turn up side down. Những yếu tố để cho CNCS phát triển chỉ có trong thời đại chuyển mình từ thời kỳ nông nghiệp lên kỹ nghệ hoá qua phương pháp Taylor. Marx lý luận Lao Dộng là thành tố lớn trong thành phẩm cuối cùng. Karx cũng không đồng ý lý thuyết invisible hands of markets của Adam Smith. Nên Marx suy tư một phương thức giải quyết giá thành của sức lao động bằng một hệ thống và không chấp nhận thị trường dictate giá cả. Khi hệ thống kinh tế biến hình sang kinh tế tri thức có công nghệ cao thì tiêu chuẩn của Marx định giá lao động không còn chỗ đứng. Fox đã phân tích và đốn ngã các lý luận của Marx từng trọng điểm rồi. Quý bạn nào quan tâm thì tìm Fox đọc sẽ rõ. THICH MINH TAM (thảo luận) 06:55, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Căn cứ của nhận định này
Tôi muốn biết căn cứ của nhận định này dựa trên nghiên cứu hay sự phát biểu của nhà kinh tế học nào?
- Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội đã triển khai một số các biện pháp kinh tế chính trị xã hội mà ngày nay đã được áp dụng một cách hợp lý sau khi loại bỏ đi những hạt nhân phi hợp lý. Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa quy mô vĩ mô, dồn nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn, hệ thống bảo hiểm xã hội toàn quốc, các kinh nghiệm về quốc hữu hóa, vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế...Đó là những đóng góp của chủ nghĩa xã hội cho tri thức quản lý nhà nước của nhân loại.
— thảo luận quên ký tên này là của Linhbach (thảo luận • đóng góp).
Nội dung khó hiểu
Tôi thầy bài này đọc rất khó hiểu và không liền mạch, giống như là một mớ hổ lốn khen + chê nhào trộn vào nhau.
Còn những nội dung cơ bản mà người đọc muốn tìm khi đọc về một khái niệm thì không thấy, chẳng hạn:
- một định nghĩa cô đọng "CNCS là gì?"
- CNCS bắt nguồn từ đâu? lịch sử pt theo thời gian ntn?
Còn khi đọc ngay đầu bài en:Communism đã thấy:
- Communism is an ideology that seeks to establish a classless, stateless social organization, based upon common ownership of the means of production. It can be classified as a branch of the broader socialist movement.
- CNCS là một hệ tư tưởng với mục đích thiết lập một tổ chức xã hội không có giai cấp, dựa trên việc sở hữu chung đối với các phương tiện sản xuất. CNCS có thể được coi là một nhánh của phong trào xã hội chủ nghĩa.
Tôi thấy cấu trúc tại en:Communism rất dễ hiểu. Hy vọng có ai đó sắp xếp lại bài này. Tmct 16:07, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)
CNXH hay CNCS?
Bài này viết về chủ nghĩa nào đây ạ? Thí dụ đoạn sau:
- Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "Tư bản" và "Chủ nghĩa Xã hội" là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế trên phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại. Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ.
Câu cuối cùng thể hiện rõ ý muốn đồng nhất hai khái niệm này, ngoài ra lại còn kết luận 100% một thứ chưa xảy ra 100%. Từ ngữ thì buồn cười quá: "chí mạng", "quyến rũ"..... "Xã hội" này là xã hội nước nào vậy? nên chính xác một tí. "vì sự mới mẻ của ý tưởng ... mà thắng thế"... nghe như chuyện một boyband mới được lăng xê. Tmct 16:15, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Chào Quý Bạn. Xin mời quý ban đọc Thesis của Marx "Le Capitalism" để hiểu rõ hơn về Communism. THICH MINH TAM (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhận xét của 58.187.222.80
Đọc bài viết này, tôi thấy toàn ý kiến đánh giá chủ quan và xuyên tạc!
Nếu viết một cách khoa học, thì người viết phải đưa ra khái niệm chủ nghĩa cộng sản (mà những người cộng sản đưa ra) chứ không phải là tự ý bóp méo nó.
Tiếp đến là lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, những thành tựu của nó và những khuyết điểm bên trong của nó. Tôi nghĩ, một học giả tư bản chân chính, dù chống lại chủ nghĩa cộng sản, cũng phải trân trọng và đánh giá cao nhiều giá trị cao quý trong tư tưởng và cả những thành tựu trong hiện thực của nó.
Nếu không nhờ chủ nghĩa cộng sản, tại sao Liên Xô cũ đạt được những thành tựu rực rỡ vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20, làm xôn xao cả dư luận của nước Mỹ!
Nói chung, tôi cảm giác là từ điển bách khoa toàn thư này, viết về chính trị, vẫn mang đậm tư tưởng chống cộng, viết rất chủ quan, thiếu khoa học và có thể nói là cố tình bôi nhọ!
58.187.222.80 18:04, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Tất cả mọi thành viên của Wikipedia đều có thể viết thêm vào các bài nếu bài đó còn thiếu. Nếu là "cố tình bôi nhọ" hay "đánh giá chủ quan và xuyên tạc" thì cộng đồng sẽ có quyết định xóa bỏ. Mekong Bluesman 03:48, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Tôi cũng cho rằng bài này có một vài nhận xét không khách quan. Không mang tính trung lập. Ví dụ như: Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. — thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).
- Tôi cũng đồng ý phải chỉnh sửa lại trang này nếu không các thông tin mà các bạn cung cấp sẽ không còn chuẩn xác và người ta cũng sẽ nghi ngờ về tính trung lập của nó, không tin tưởng vào các thông tin mà các bạn cung cấp để họ có thể lấy làm tài liệu trích dẫn nữa Doanvanvung 07:33, ngày 8 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvung
Sau khi đọc lại bài này một lần nữa tôi thấy cách nhìn cũ của mình đã bị lung lay, ko còn nghĩ là bài viết này xuyên tạc nữa. Chỉ là một đôi chỗ LG sử dụng từ ngữ thẳng thắn quá, có thể gây choáng cho một người sinh trưởng và lớn lên ở Việt Nam. ví dụ: Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. nhưng khi đọc toàn bài thì mọi ý kiến đều có vẻ đúng mức, trung lập. Tôi sẽ bỏ thêm thời gian để đọc kĩ bài này hơn --Blueberry 16:59, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Không hẳn là nói về chủ nghĩa Phát xít thì phải đưa ra định nghĩa dân tộc CN của Hitler, hay nói về Khmer Đỏ thì phải dẫn sách của Pol Pot. Tuy nhiên, có ai biết định nghĩa về CNCS bởi những người Cộng sản là gì không? Tôi nghĩ sẽ rất thích hợp để thêm vào bài. --79.65.66.185 05:22, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Người cộng sản là chủ nghĩa cộng sản?
Có người đã tạo ra mục từ Người cộng sản rồi chuyển hướng tới bài Chủ nghĩa cộng sản này. Tôi đành phải thảo luận ở đây về "Người cộng sản" vậy. "Người" và "chủ nghĩa" khác nhau xa ai cũng biết, việc định nghĩa người cộng sản la người theo chủ nghĩa cộng sản rồi chuyển hướng khác nào viết AL-QUAEDA rồi chuyển hướng tới Hồi giáo? Tôi đề nghị xóa bỏ dẫn hướng này, bài "Chủ nghĩa cộng sản" sẽ được đưa vào mục Xem thêm của bài "Người cộng sản" và ngược lại bài "Người cộng sản" sẽ đưa vào mục Xem thêm của bài "Chủ nghĩa cộng sản". Nbq 11:48, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Bạn vào các Wikipedia khác xem WP nào phân biệt thì cho biết. So sánh "người cộng sản"/"CN cộng sản" với "Al-Quaeda"/"Hồi giáo" là khập khiễng, mà phải là "người theo đạo Hồi"/"Hồi giáo", hay "Đạo giáo"/"Đạo sĩ". Nguyễn Thanh Quang 12:16, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)
- Mekong Bluesman 07:48, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC) có thảo luận: Một thí dụ, hay và gần đây nhất, là từ "bồ đề" và cụm từ "cây bồ đề". Nếu LG dùng một ít thời giờ đọc các bài về hai từ đó, và các thảo luận kèm theo, sẽ hiểu tại sao một từ điển bách khoa nên làm rõ nghĩa, thay vì góp chung vào một bài. Ngoài ra phái như Leninism, Maoism, Troskism, polpotism, Ho-ism thì có các loại người cộng sản khác nhau? Hai người cùng quốc tịch nhưng theo hai phái khác nhau với hai người khác quốc tịch nhưng theo một phái giống nhau thì sao, họ là các loại người cộng sản gì? Lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản có thay đổi theo thời gian hay không, "người cộng sản" có biến đổi theo thời gian hay theo thay đổi nhận thức, hoặc xét lại lý thuyết cũ? Thời của chủ nghĩa duy vật thô mộc thì không tin có thế giới tâm linh còn bây giờ người cộng sản tin vào tâm linh, gọi hồn? Nguyễn Thanh Quang cho rằng Bạn vào các Wikipedia khác xem WP nào phân biệt thì cho biết việc các WP khác phân biệt thế nào, theo tôi, chưa phải là tiêu chuẩn cho một mục từ của Wiki tiếng Việt, mà các bản khác là bản nào? Nếu Nguyễn Thanh Quang mà thay Người cộng sản là người theo chủ nghĩa cộng sản vào các câu nói thường nghe mà vẫn không làm thay đổi nghĩa của câu thì Nguyễn Thanh Quang đã đúng.
Làm thế nào để biết đó là một người cộng sản, người cộng sản thì có các tố chất gì, tiêu chí phân biệt để phân biệt người cộng sản Liên Xô, người cộng sản Trung quốc, người cộng sản Campuchea, người cộng sản Tiều tiên, người cộng sản Cuba, người cộng sản Mỹ, người cộng sản Pháp, người cộng sản Maoism, Khomer đỏ có phải những loại người cộng sản đó, họ đều giống nhau nhưng khác quốc tịch? Hay là họ theo các chủ nghĩa cộng sản khác nhau, hay là họ theo các đảng cộng sản khác nhau?
Đọc bài này xong người ta có đoán ra người cộng sản là người gì hay không? Nếu người ta đọc bài chủ nghĩa cộng sản mà biết được nhưng người cộng sản là gì thì thôi khỏi cần tạo ra thêm một mục từ để tinh giản tối đa tài nguyên của wiki Nbq 09:20, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)