Đây chỉ là bản nháp để xem thử bề ngoài. Nếu được chọn, sẽ thêm các thông số kĩ thuật khác.
Các thay đổi
Thay mục "Wikipedia các ngôn ngữ khác" bằng mục "Bài viết tốt và Danh sách chọn lọc"
tiếng Việt
Bạn chính là tác giả của Wikipedia!
Mọi người đều có thể biên tập bài ngay lập tức, chỉ cần nhớ vài quy tắc. Có sẵn rất nhiều trang trợ giúp như tạo bài, sửa bài hay tải ảnh. Bạn cũng đừng ngại đặt câu hỏi.
Hiện chúng ta có 1.293.338 bài viết và 981.688 thành viên.
Pyrocephalus obscurus là danh pháp khoa học của một loài chim thuộc bộ Sẻ trong họ Đớp ruồi bạo chúa được tìm thấy trên khắp Nam Mỹ và miền Nam Bắc Mỹ. Màu đỏ son là một đặc điểm giúp chúng trở nên nổi bật so với những loài cùng họ. Chim trống có đỉnh đầu, ngực cùng phần bụng đỏ tươi với cánh và đuôi màu nâu; trong khi chim mái có màu nâu sẫm nên dễ bị nhầm lẫn với Sayornis saya. Khi hót, Pyrocephalus obscurus phát ra âm thanh pit pit pit pi-trờ-ờ-ờ-iiii-trờ-ờ-ờ. Âm thanh này thường có giai điệu khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lãnh thổ riêng. Loài này ưa thích những vùng đất ven sông lẫn môi trường bán mở, ăn côn trùng và săn mồi ngay trong khi đang bay. Quá trình thay lông của chúng thường bắt đầu vào mùa hạ và diễn ra trong vài tháng. [ Đọc tiếp ]
Bão nhiệt đới dữ dội Cecil (Việt nam gọi là bão số 2) là một cơn bão thảm khốc đã gây lũ lụt tàn phá miền Trung Việt Nam trong hạ tuần tháng 5 năm 1989. Cơn bão phát triển từ một áp thấp nhiệt đới trên biển Đông trong ngày 22. Ban đầu hệ thống di chuyển theo hướng Bắc - Tây Bắc, mạnh dần lên và đạt cường độ tối đa với sức gió 70 dặm/giờ. Tuy nhiên, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đánh giá vận tốc gió của Cecil lớn hơn, đạt 85 dặm/giờ (140 km/giờ). Cơn bão đã đổ bộ lên địa điểm gần Hội An, Việt Nam vào cuối ngày 24 tháng 5 và suy yếu nhanh chóng trước khi tan trên địa phận Lào trong ngày 26.
Tại Việt Nam, những trận mưa lớn đi kèm cơn bão, với lượng lên tới hơn 510 mm ở một số khu vực, đã kích hoạt nên lũ lụt thảm khốc và chết chóc. Bên cạnh thiệt hại nghiêm trọng về người là tổn thất trên diện rộng đến ngành nông nghiệp và các công trình, với con số ước tính khoảng 300 tỉ đồng (71,1 triệu USD). Trong bối cảnh cơn bão, đã có một vài sự viện trợ từ quốc tế được gửi đến Việt Nam; dù vậy hầu hết các công đoạn cứu trợ cứu nạn, khắp phục hậu quả được tiến hành bởi chính quyền, các tổ chức địa phương, và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.