Bước tới nội dung

Sắt(II) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sắt(II) chloride
Tên khácFerơ chloride
Sắt đichloride
Rokühnit
Ferrum(II) chloride
Ferrum đichloride
Nhận dạng
Số CAS7758-94-3
PubChem24458
Số EINECS231-843-4
ChEBI30812
Số RTECSNO5400000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Fe]Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/2ClH.Fe/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider22866
UNIIS3Y25PHP1W
Thuộc tính
Công thức phân tửFeCl2
Khối lượng mol126,7524 g/mol (khan)
162,78296 g/mol (2 nước)
198,81352 g/mol (4 nước)
234,84408 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn xám (khan)
tinh thể lục nhạt (2 nước)
tinh thể vàng lục (4 nước)
tinh thể lục nhạt (6 nước)[1]
Khối lượng riêng3,16 g/cm³ (khan)
2,39 g/cm³ (2 nước)
1,93 g/cm³ (4 nước)
Điểm nóng chảy 677 °C (950 K; 1.251 °F) (khan)
120 °C (248 °F; 393 K) (2 nước)
105 °C (221 °F; 378 K) (4 nước)
Điểm sôi 1.023 °C (1.296 K; 1.873 °F) (khan)
Độ hòa tan trong nước64,4 g/100 mL (10 ℃)
68,5 g/100 mL (20 ℃)
105,7 g/100 mL (100 ℃)
Độ hòa tantan trong nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ (tạo phức)
Độ hòa tan trong THFtan
log P-0,15
MagSus+14750·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng
Tọa độBát diện ở Fe
Dược lý học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhrất độc
NFPA 704

0
3
0
 
RELTWA 1 mg/m³[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) fluoride
Sắt(II) bromide
Sắt(II) iodide
Cation khácCoban(II) chloride
Mangan(II) chloride
Đồng(II) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sắt(II) chloride là một hợp chất hóa học có công thức là FeCl2. Nó là một chất rắn thuận từ có nhiệt độ nóng chảy cao, và thường thu được dưới dạng chất rắn màu lục nhạt. Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2·4H2O có màu vàng lục. Trong không khí, nó dễ bị chảy rữa và bị oxy hóa thành sắt(III) chloride. Nó được điều chế bằng cách cho axit clohydric tác dụng với mạt sắt rồi kết tinh sản phẩm thu được. Hợp chất được dùng làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải sợi; dùng trong phòng thí nghiệm hoá học và điều chế sắt(III) chloride.

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tác dụng với kim loại (trừ kiềm và kiềm thổ):
3FeCl2 + 2Al → 3Fe↓ + 2AlCl3
  • Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl2 + 2NaOHFe(OH)2↓ + 2NaCl
  • Tác dụng với axit mạnh hơn axit clohydric:
6FeCl2 + 6H2SO4 (đ)Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O + 4FeCl3
  • Tác dụng với muối:
FeCl2 + 2AgNO3Fe(NO3)2 + 2AgCl

Ngoài ra hợp chất còn tác dụng với chất có tính oxy hóa mạnh như đicromat, pemanganat trong môi trường axit, halogen... Trong điều kiện thích hợp, các muối tương ứng FeCr2O7Fe(MnO4)2 sẽ được tạo thành.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fe tác dụng với HCl
  • Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
  • Feo tác dụng với HCl
  • FeO + 2HCl -> FeCl2 + H2O
  • Fe3O4 tác dụng với HCl
  • Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 +2FeCl3 + H2O
  • Fe tác dụng với hợp chất muối của Cl- với kim loại yếu hơn Fe trừ các kim loại kiềm thổ
  • Fe + CuCl2 -> FeCl2 + Cu

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như 3FeCl2·2NH3 hay FeCl2·⅔NH3 là chất rắn màu nâu[3], amin FeCl2·NH3 có màu xám.[4] Điamin FeCl2·2NH3 cũng có tính chất tương tự như muối amin.[5] Hexamin FeCl2·6NH3 là chất rắn màu trắng (CAS#: 13815-13-9).[6][7] Decamin FeCl2·10NH3 cũng có tính chất tương tự như muối hexamin.[8]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như FeCl2·2N2H4 là tinh thể màu vàng nhạt.[9]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như FeCl2·2NH2OH là chất rắn màu đỏ đậm.[10]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như các phức ngậm nước FeCl2·3CO(NH2)2·5H2O (tinh thể nâu) và FeCl2·6CO(NH2)2·3H2O (tinh thể vàng).[11]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như FeCl2·2CON3H5 là tinh thể màu lục nhạt.[12]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như FeCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể màu lục,[13] D = 1,7 g/cm³.[14]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như FeCl2·2CSN3H5·2H2O là tinh thể màu lục nhạt, tan trong nước, tan ít trong metanol và không tan trong ete.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Inorganic Chemistry (Egon Wiberg, A. F. Holleman, Nils Wiberg; Academic Press, 2001 - 1884 trang), trang 1441. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0346”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  3. ^ Comprehensive Treatise on Inorganic Theoretical Chemistry (J. W. Mellor; Wiley, 1961 - 1024 trang), trang 25. Truy cập 28 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang B 93 – [1]. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ Halides of the Transition Elements: Halides of the first row transition metals, by R. Colton and J. H. Canterford (David Brown, J. H. Canterford, Ray Colton; Wiley), trang 286 – [2]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Eßmann, Ralf; Kreiner, Guido; Niemann, Anke; Rechenbach, Dirk; Schmieding, Axel; Sichla, Thomas; Zachwieja, Uwe; Jacobs, Herbert (1996). "Isotype Strukturen einiger Hexaamminmetall(II)‐halogenide von 3d‐Metallen: [V(NH3)6]I2, [Cr(NH3)6]I2, [Mn(NH3)6]Cl2, [Fe(NH3)6]Cl2, [Fe(NH3)6]Br2, [Co(NH3)6]Br2, und [Ni(NH3)6]Cl2". Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie 622 (7): 1161–1166. doi:10.1002/zaac.19966220709.
  7. ^ Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 thg 7, 1992 - 5400 trang), trang 3270. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Chemical Abstracts, Tập 20, trang 139 – [3]. Truy cập 7 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 127.
  10. ^ A comprehensive treatise on inorganic and theoretical chemistry, tập 14 (J.W. Mellor; 1922), trang 25. Truy cập 19 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Ibrahim, O. B. (2012). “Complexes of urea with Mn(II), Fe(III), Co(II), and Cu(II) metal ions”. Advances in Applied Science Research.
  12. ^ a b Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 16,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1971), trang 98. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Encyclopedia of Chemical Reactions, Tập 4 (Carl Alfred Jacobson, Clifford A. Hampel; Reinhold Publishing Corporation, 1951), trang 29 – [4]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1609. Truy cập 18 tháng 9 năm 2020.