Sắt(II) sulfide
Sắt(II) sulfide | |
---|---|
Tên khác | Sắt sulfide Sắt monosulfide Ferơ sulfide Ferrum(II) sulfide Ferrum sulfide Ferrum monosulfide Protosunfuret của sắt Sắt sulfide đen |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | FeS |
Khối lượng mol | 87,913 g/mol |
Bề ngoài | màu đen, dạng bột hoặc dạng viên |
Khối lượng riêng | 4,84 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 1.194 °C (1.467 K; 2.181 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | phản ứng với axit |
MagSus | +1074·10-6 cm³/mol |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sắt(II) sulfide hoặc sulfide sắt là một trong những hợp chất hóa học và là khoáng chất với công thức hóa học gần đúng là FeS. Hợp chất này là một chất rắn màu đen, không tan trong nước.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(II) sulfide có thể được điều chế bằng cách cho hai nguyên tố thành phần là Fe và S phản ứng với nhau bằng cách đun nóng chúng:[1]
- Fe + S → FeS
Sinh học và sinh hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(II) sulfide tồn tại phổ biến trong tự nhiên dưới dạng các protein sắt-lưu huỳnh
Khi các chất hữu cơ phân hủy dưới điều kiện oxy thấp (hoặc hypoxic) như ở đầm lầy hay khu vực chết của hồ và đại dương, vi khuẩn sunfat làm giảm lượng sunfat có trong nước, tạo ra hydro sulfide. Đôi khi hydro sulfide sẽ phản ứng với các ion kim loại trong nước hoặc rắn để tạo ra hợp chất kim loại sunfat, và hợp chất này không tan trong nước. Những hợp chất kim loại có nhóm sulfide như sắt(II) sulfide, thường có màu đen hoặc nâu, tương tự như màu sắc của bùn.
Pyrrhotit là một chất thải của vi khuẩn Desulfovibrio, một loại vi khuẩn có khả năng khử sunfat.
Khi trứng được nấu chín trong một thời gian dài, bề mặt lòng đỏ có thể chuyển sang màu xanh lá cây. Màu thay đổi là do sắt(II) sulfide được hình thành từ sắt trong lòng đỏ phản ứng với hydro sulfide được giải phóng từ lòng trắng do nhiệt.[2] Phản ứng này xảy ra nhanh hơn ở những quả trứng cũ, do lòng trắng có tính kiềm hơn.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ H. Lux "Iron (II) Sulfide" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 1502.
- ^ Belle Lowe (1937), “The formation of ferrous sulfide in cooked eggs”, Experimental cookery from the chemical and physical standpoint, John Wiley & Sons
- ^ Harold McGee (2004), McGee on Food and Cooking, Hodder and Stoughton Chú thích có các tham số trống không rõ:
|1=
và|2=
(trợ giúp)