Bước tới nội dung

Persepolis

29°56′4″B 52°53′29″Đ / 29,93444°B 52,89139°Đ / 29.93444; 52.89139
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Persepolis
𐎱𐎠𐎼𐎿 Pārsa (Ba Tư cổ)
تخت جمشید Takht-e Jamshid (Ba Tư)
Tàn tích Cổng Xerxes, Persepolis.
Persepolis trên bản đồ Iran
Persepolis
Vị trí tại Iran
Vị tríMarvdasht, Fars, Iran[1]
Tọa độ29°56′4″B 52°53′29″Đ / 29,93444°B 52,89139°Đ / 29.93444; 52.89139
LoạiKhu định cư
Lịch sử
Xây dựngDarius I, Xerxes IArtaxerxes I
Nguyên liệuĐá vôi, gạch bùn, gỗ tuyết tùng
Thành lậpThế kỷ 6 TCN
Niên đạiĐế quốc Achaemenes
Nền văn hóaBa Tư
Sự kiện
Các ghi chú về di chỉ
Tình trạngTàn tích
Quản lýTổ chức Di sản văn hóa, Thủ công mỹ nghệ và Du lịch Iran
Mở cửa công chúngopen
Kiến trúc
Phong cách kiến trúcAchaemenes
Tên chính thứcPersepolis
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iii, vi
Đề cử1979 (Kỳ họp 3)
Số tham khảo114
Quốc giaIran
VùngChâu Á và châu Đại Dương
Di tích lâu đài Tachara của Darius I; xây vào khoảng thế kỷ 5 TCN

Persepolis (tiếng Ba Tư cổ: 𐎱 𐎠 𐎼 𐎿 Pārsa, tiếng Ba Tư hiện đại: تخت جمشید / پارسه, Takht-e Jamshid hoặc Chehel Minar,[2] UniPers: Taxte Jamšid) là kinh đô nghi lễ của Đế quốc Achaemenes (khoảng năm 550-330 TCN). Nó nằm cách khoảng 60 km về phía đông bắc của thành phố hiện đại Shiraz, thuộc tỉnh Fars, Iran. Phần còn lại lâu đời nhất của Persepolis có từ năm 515 TCN. Thành phố này thể hiện phong cách kiến trúc Achaemenes và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1979.[3]

Từ tiếng Anh Persepolis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ: Περσέπολις, đã Latinh hoá: Persepolis, một từ ghép của Pérsēs (Πέρσης) và pólis (πόλις) có nghĩa là "Thành phố Ba Tư" hay "Thành phố của người Ba Tư". Tới Ba Tư cổ đại, thành phố được mệnh danh là Pārsa (tiếng Ba Tư cổ: 𐎱𐎠𐎼𐎿), cũng là một từ để chỉ vùng của người Ba Tư.[4][5]

Một dòng chữ còn lại từ năm 311 sau CN của hoàng từ Sasanid Shapur Sakanshah, con trai của vua Hormizd II, gọi địa điểm này là Sad-stūn có nghĩa là "Trăm cột".[6] Bởi vì Ba Tư Trung Cổ địa điểm được cho là tượng trưng của Jamshid,[7] một vị vua từ thần thoại Ba Tư nên khu vực này được biết đến với tên gọi "Takht-e Jamshid" (tiếng Ba Tư: تخت جمشید, Taxt e Jamšīd; [ˌtæxtedʒæmˈʃiːd]), nghĩa đen là "Ngai vàng của Jamshid". Một tên khác đặt cho địa điểm này thời Trung Cổ là Čehel Menār, có nghĩa là "Bốn mươi tháp giáo đường".[6]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Persepolis nằm gần con sông nhỏ Pulvar, chảy vào sông Kur. Khu vực bao gồm một thềm đắp cao rộng 125.000 mét vuông, với một phần là đắp nhân tạo, một phần là cắt ra từ một ngọn núi với phần phía đông dựa vào dãy núi Rahmat. Ba mặt còn lại được hình thành bằng cách giữ lại các bức tường chắn đất với chiều cao khác nhau, dốc xuống đất. Độ cao tăng từ 5–13 mét (16–43 foot) ở phía tây với một cầu thang đôi. Từ đó, nó có độ dốc nhẹ lên đỉnh. Để tạo ra một thềm cao bằng phẳng, những phần trũng được lấp đầy bằng đất và đá lớn, được liên kết với nhau bằng đoạn kim loại.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Google maps. “Vị trí của Persepolis”. Google Maps. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ “Persepolis”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ UNESCO World Heritage Centre (2006). “Pasargadae”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ Bailey, H.W. (1996) "Khotanese Saka Literature", in Ehsan Yarshater (ed), The Cambridge History of Iran, Vol III: The Seleucid, Parthian, and Sasanian Periods, Part 2 (reprint edition), Cambridge: Cambridge University Press, p. 1230.
  5. ^ Michael Woods, Mary B. Woods (2008). Seven Wonders of the Ancient Middle East. Twenty-First Century Books. tr. 26–8. ISBN 9780822575733.
  6. ^ a b Shahbazi, A. Shapur; Bosworth, C. Edmund (ngày 15 tháng 12 năm 1990). “CAPITAL CITIES – Encyclopaedia Iranica”. Encyclopædia Iranica. IV. tr. 768–774.
  7. ^ Holland, Tom (tháng 8 năm 2012). In the Shadow of the Sword. Little, Brown. tr. 118–122. ISBN 978-1408700075.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]