Bước tới nội dung

Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar

32°1′7″B 48°50′9″Đ / 32,01861°B 48,83583°Đ / 32.01861; 48.83583
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríShushtar, Khuzestan, Iran
Tiêu chuẩnVăn hóa:(i), (ii), (v)
Tham khảo1315
Công nhận2009 (Kỳ họp 33)
Diện tích240,4 ha (594 mẫu Anh)
Vùng đệm1.572,2 ha (3.885 mẫu Anh)
Tọa độ32°1′7″B 48°50′9″Đ / 32,01861°B 48,83583°Đ / 32.01861; 48.83583
Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar trên bản đồ Iran
Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar
Vị trí của Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar tại Iran

Hệ thống Thủy lợi Lịch sử Shushtar (tiếng Ba Tư: سازه‌های آبی شوشتر) là hệ thống thủy lợi phức tạp được xây dựng dưới thời Sassanid nằm ở tỉnh Khuzestan, Iran.[1][2] Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2009.[1][3]

Hệ thống thủy lực bao gồm hệ thống bánh xe thủy lực, đập chắn, đường hầm và kênh rạch dẫn nước. Kênh Bolayti nằm ở phía đông của trạm bánh xe thủy lực và thác nước có nhiệm vụ dẫn nước từ phía sau đập GarGar đến phía đông trạm bánh xe thủy lực và dẫn nước để tránh làm hư hỏng các bánh xe này. Dahaneye Shahr là một trong ba đường hầm dẫn nước chính của thành phố từ đập GarGar vào trạm bánh xe thủy lực để từ đó vận hành các bánh xe thủy lực khác.

Toàn cảnh

Band-e Kaisar (đập Ceasar) là một con đập kiểu La Mã dài khoảng 500 mét chạy dọc sông Karun. Nó là cấu trúc chính của hệ thống, cùng với Band-i-Mizan, có nhiệm vụ tích nước và chuyển nước tới các kênh đào thủy lợi trong khu vực. Công trình được xây dựng bởi người La Mã vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên theo lệnh của Sassanid,[4] bao gồm cây cầu và con đập kiểu La Mã ở xa nhất về phía Đông,[5] và cũng là công trình đầu tiên ở Iran kết hợp cầu và đập.[6]

Một số bộ phận của hệ thống tưới tiêu này được cho là đã được xây dựng dưới thời Darius Đại đế, vị vua của Đế chế Ba Tư thứ nhất. Nó bao gồm hai kênh đào chuyển nước chính trên sông Karun, một trong số đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Nó cung cấp nước cho thành phố Shushtar thông qua hệ thống đường hầm.[1] Khu vực bao gồm cả Salasel Castel, là trục chính của hệ thống thủy lợi cùng với đó là một tháp đo mực nước, các cây cầu, đập, trạm bánh xe thủy lợi và hồ.[1][3]

Hệ thống này sau đó dẫn nước tới khu vực đồng bằng ở phía nam thành phố, giúp cho việc trồng trọt tại vùng Mianâb và trồng phong lan.[3] Trên thực tế, toàn bộ khu vực giữa hai con kênh Shutayt và Gargar trên sông Karun tạo thành một hòn đảo được gọi là Mianâb, trên đó có thành phố Shushtar ở phía bắc.[7] UNESCO đã công nhận nơi đây là một kiệt tác về sự sáng tạo.[8]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d UNESCO registers Iran's Shushtar water system Lưu trữ 2012-09-29 tại Wayback Machine, PressTV, Retrieved on ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ Shushtar Lưu trữ 2010-06-04 tại Wayback Machine, world heritage sites, retrieved on ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ a b c Shushtar Historical Hydraulic System, UNESCO, Retrieved on ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ Smith 1971, tr. 56–61; Schnitter 1978, tr. 32; Kleiss 1983, tr. 106; Vogel 1987, tr. 50; Hartung & Kuros 1987, tr. 232; Hodge 1992, tr. 85; O'Connor 1993, tr. 130; Huff 2010; Kramers 2010
  5. ^ Schnitter 1978, tr. 28, fig. 7
  6. ^ Vogel 1987, tr. 50
  7. ^ C. J. Edmonds, East and West of Zagros, BRILL, 2009, ISBN 9004173447; Page 157.
  8. ^ Check out 13 emerging wonders of the world Lưu trữ 2013-01-29 tại Archive.today, msn news, Retrieved on ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  • Hartung, Fritz; Kuros, Gh. R. (1987), “Historische Talsperren im Iran”, trong Garbrecht, Günther (biên tập), Historische Talsperren, 1, Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer, tr. 221–274, ISBN 3-87919-145-X
  • Hodge, A. Trevor (1992), Roman Aqueducts & Water Supply, London: Duckworth, tr. 85, ISBN 0-7156-2194-7
  • Huff, Dietrich (2010), “Bridges. Pre-Islamic Bridges”, trong Yarshater, Ehsan (biên tập), Encyclopædia Iranica Online
  • Kleiss, Wolfram (1983), “Brückenkonstruktionen in Iran”, Architectura, 13: 105–112 (106)
  • Kramers, J. H. (2010), “Shushtar”, trong Bearman, P. (biên tập), Encyclopaedia of Islam (ấn bản thứ 2), Brill Online
  • O'Connor, Colin (1993), Roman Bridges, Cambridge University Press, tr. 130 (No. E42), ISBN 0-521-39326-4
  • Schnitter, Niklaus (1978), “Römische Talsperren”, Antike Welt, 8 (2): 25–32 (32)
  • Smith, Norman (1971), A History of Dams, London: Peter Davies, tr. 56–61, ISBN 0-432-15090-0
  • Vogel, Alexius (1987), “Die historische Entwicklung der Gewichtsmauer”, trong Garbrecht, Günther (biên tập), Historische Talsperren, 1, Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer, tr. 47–56 (50), ISBN 3-87919-145-X

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]