Bước tới nội dung

Ngụy thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nguỵ thư)
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Ngụy thư (chữ Hán giản thể: 魏书; phồn thể: 魏書) là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Ngụy Thâu, người Bắc Tề viết và biên soạn vào năm Thiên Bảo thứ 5 (năm 554), đến năm Thiên Bảo thứ 10 (năm 559) thì hoàn thành.

Ngụy thư hiện tại bao gồm 114 quyển, bao gồm Đế kỷ 12 quyển, Liệt truyện 92 quyển, Chí 10 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của Bắc Ngụy thời Nam Bắc Triều từ khi Đạo Vũ Đế kiến quốc năm 386 cho đến khi Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế bị phế truất năm 550.

Quá trình biên soạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong công việc biên soạn cuốn sách này, Ngụy Thâu bị phê phán vì thể hiện sự thiên vị đối với các tổ tiên của các liên minh chính trị và sự phỉ báng có chủ đích hoặc hoàn toàn không thừa nhận đối với tổ tiên của các kẻ thù chính trị. Những người gièm pha cuốn sách gọi nó là uế thư (穢書), khi phát âm gần giống như 'Ngụy thư', nhưng có nghĩa là "cuốn sách rác rưởi".

Theo quan điểm của các sử gia hiện đại thì Ngụy thư có các vấn đề khá rõ, do nó ca ngợi Bắc Ngụy quá đáng, trong khi lại có trình bày sai có chủ ý về quốc gia trước đó của nhà nước này là nước Đại, một quốc gia từng là chư hầu của Tây Tấn, Hậu Triệu, Tiền YênTiền Tần, nhưng trong sách này lại thể hiện Đại là một quốc gia hùng mạnh với các quốc gia nói trên đều là chư hầu của nó. Bên cạnh đó, cuốn sách còn mô tả các quốc gia thù địch như là những kẻ mọi rợ và đưa ra những lời kết tội thiếu căn cứ đối với các vị quân chủ của các nhà nước đó.

Ngoài ra, cuốn sách còn dùng các tên họ Hán hóa do hoàng đế Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành quy định vào năm 496 để áp dụng cho các nhân vật và sự kiện diễn ra trước đó khá lâu, gây ra nhiều khó khăn không cần thiết đối với các độc giả để có thể biết được tên họ thật sự của các cá nhân được đề cập tới. Cuốn sách cũng bị phê bình ở chỗ do Ngụy Thâu là một viên quan của Đông Ngụy và nhà nước kế tục triều đại này, nhà Bắc Tề, nên ông chỉ liệt kê vị hoàng đế duy nhất của Đông Ngụy là Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế trong danh sách các vị hoàng đế trong khi cố tình bỏ qua 3 vị hoàng đế của nhà nước kình địch là Tây Ngụy sau sự phân hóa Bắc Ngụy vào năm 534 và coi các triều đại Nam triều là man di mọi rợ. Tuy nhiên, ông dược công nhận là đã làm khớp các tường thuật về các sự kiện rất lọn xộn và rời rạc từ thời nước Đại cho tới đầu thời kỳ Bắc Ngụy cũng như tạo ra sự gắn kết chặt chẽ cho các sự kiện trong giai đoạn đó.

Chính vì thế, Tùy Văn Đế coi Ngụy thư của Ngụy Thâu là không chính xác nên đã lệnh cho Ngụy Đạm, Nhan Chi Suy soạn lại, Tùy Dạng Đế sau đó cũng mệnh cho Dương Tố, Phan Huy, Trử Lượng, Âu Dương Tuân viết lại. Ngụy thư nguyên bản gồm 114 quyển đến đầu thời Bắc Tống đã bị thất lạc nhiều, các sử gia sau này căn cứ Bắc sử bổ sung thêm để có Ngụy thư như ngày nay. Bản Ngụy thư hiện nay do Đường Trường Nhụ chủ trì chỉnh lý được Trung Hoa Thư Cục xuất bản phổ biến và được xem là bản tốt nhất.

Người đời sau căn cứ vào các nguồn sử liệu khác nhau mà bổ sung thêm vào phần chí biểu của Ngụy thư, theo như trong sách Lịch đại sử biểu của Vạn Tư Đồng đời Thanh liệt kê ra có Ngụy chư đế thống hệ đồ, Ngụy chư vương thế biểu, Ngụy Dị Tính chư vương thế biểu, Ngụy Ngoại thích chư vương thế biểu, Ngụy Tương Tương Đại thần niên biểu, Tây Ngụy tương tương đại thần niên biểu, Đông Ngụy tương tương đại thần niên biểu tất cả có 1 quyển, Ngụy thư binh chí 1 quyển của Cốc Tễ Quang thời Cận đại, và Nguyên Ngụy phương trấn niên biểu 2 quyển của Ngô Đình Tiếp.

Mục lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]

Liệt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiền thượng thập chí khải
  • Quyển 105 nhất - Thiên tượng chí 1
  • Quyển 105 nhị - Thiên tượng chí 2
  • Quyển 105 tam - Thiên tượng chí 3
  • Quyển 105 tứ - Thiên tượng chí 4
  • Quyển 106 thượng - Địa hình chí thượng
  • Quyển 106 trung - Địa hình chí trung
  • Quyển 106 hạ - Địa hình chí hạ
  • Quyển 107 thượng - Luật lịch chí thượng
  • Quyển 107 hạ - Luật lịch chí hạ
  • Quyển 108 nhất - Lễ chí 1
  • Quyển 108 nhị - Lễ chí 2
  • Quyển 108 tam - Lễ chí 3
  • Quyển 108 tứ - Lễ chí 4
  • Quyển 109 - Nhạc chí
  • Quyển 110 - Thực hóa chí
  • Quyển 111 - Hình phạt chí
  • Quyển 112 thượng - Linh trưng chí thượng
  • Quyển 112 hạ - Linh trưng chí hạ
  • Quyển 113 - Quan thị chí
  • Quyển 114 - Thích Lão chí

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]