Thể kỷ truyện
Thể kỷ truyện (phồn thể: 紀傳體; giản thể: 纪传体; bính âm: jì zhuàn tǐ) là một loại hình thức sách sử ở Đông Á. Trong đó, bản kỷ và liệt truyện là bộ phận chủ yếu (trục chính) trong khi dòng thời gian là trục ngang để phản ánh các sự kiện lịch sử.[1] Thể kỷ truyện hình thành dựa trên hình thức ghi chép truyện ký (tiểu sử) cho mỗi nhân vật. Truyện ký của hoàng đế gọi là "Kỷ" (hay bản kỷ), của hoàng tộc, ngoại thích hay nhân vật bình thường thì gọi là "Truyện" (hay liệt truyện), chư hầu các nước (hoặc các gia tộc lớn) thì xưng "Thế gia", ghi chép chế độ, phong tục, kinh tế thì gọi là "Chí", "Ý", "Khảo" hoặc gọi chung là "Thư", sắp xếp lịch sử theo phương thức bảng biểu thì gọi là "Biểu".[2] "Truyện" và "Kỷ" là hai bộ phận không thể thiếu trong hình thức này, vì vậy được gọi là "thể Kỷ Truyện".[3]
Thể kỷ truyện bắt đầu xuất hiện ở trong Kinh Thư của Khổng Tử; tuy nhiên đến thời nhà Hán, Tư Mã Thiên chịu ảnh hưởng từ việc chép sử của Khổng Tử mới dần định hình bút pháp cho thể loại này.[4] Sử ký của Tư Mã Thiên là bộ sách sử đầu tiên ở Trung Quốc biên soạn theo lối kỷ truyện. Có thể nói Tư Mã Thiên là người đã thiết lập ra thể lệ chép sử mới một cách hoàn chỉnh.[5] Đông Lai Lữ Tổ Khiêm đời Tống khi bàn đến lịch sử đã nói: "Sử có hai thể: Thể biên niên, bắt đầu từ họ Tả, thể Kỷ truyện, bắt đầu từ Tư Mã Thiên".[6][7]
Những bộ chính sử về sau của Trung Quốc như Nhị thập tứ sử hay Nhị thập ngũ sử đều dựa theo cách viết này để biên soạn. Không chỉ ở Trung Quốc, thể kỷ truyện còn trở thành khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các nước trong vùng văn hóa chữ Hán (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản). Những bộ sách sử như Tam quốc sử ký[8] hay Cao Ly sử của Triều Tiên,[9][10] Đại Nhật Bản sử của Nhật Bản,[11] Đại Nam liệt truyện Tiền biên và Lê triều thông sử của Việt Nam đều bị ảnh hưởng rất lớn từ Sử ký và biên soạn theo thể kỷ truyện.[12][13]
Sách sử viết theo thể kỷ truyện
[sửa | sửa mã nguồn]Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Theo thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Tiền Tần
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | |
---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | |||||
殷商史記 | Ân Thương sử ký | Dân quốc | Nghiêm Nhất Bình | 20 quyển | [a] | [14] |
春秋紀傳 | Xuân Thu kỷ truyện | Nhà Thanh | Lý Phượng Sô | 51 quyển | [b] | [15] |
Nhà Tần
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | |
---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | |||||
秦集史 | Tần tập sử | Cận đại | Mã Phi Bách | 82 thiên (chia làm 147 thiên) | [c] | [16] |
秦史 | Tần sử | Hiện đại | Vương Cừ Thường | 53 quyển | [d] | [17] |
Nhà Hán
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | Gốc | Nay | ||||
太史公書後傳 | Thái sử công thư hậu truyện | Đông Hán | Ban Bưu | 65 | [e] | [18] | |
漢書 | Hán thư | Đông Hán | Ban Cố | 100 | 120 | [f] | [19] |
東觀漢記 | Đông Quán Hán ký | Đông Hán | Lưu Trân | 143 | 22 | [g] | [20] |
後漢書 | Hậu Hán thư | Đông Ngô | Tạ Thừa | 130 | 8 | [g] | [21] |
後漢記 | Hậu Hán thư | Đông Ngô | Tiết Oánh | 100 | 1 | [g] | [22] |
續漢書 | Tục Hán thư | Tây Tấn | Tư Mã Bưu | 83 | 5 | [g][h] | [23] |
漢後書 | Hán hậu thư | Tây Tấn | Hoa Kiệu | 97 | 3 | [g][i] | [24] |
後漢書 | Hậu Hán thư | Đông Tấn | Tạ Trầm | 122 | 1 | [g] | [25] |
後漢南記 | Hậu Hán nam ký | Đông Tấn | Trương Oánh | 55 | 1 | [g] | [26] |
後漢書 | Hậu Hán thư | Đông Tấn | Viên Sơn Tùng | 100 | 4 | [g] | [27] |
後漢書 | Hậu Hán thư | Lưu Tống | Lưu Nghĩa Khánh | 55 | [g] | ||
後漢書 | Hậu Hán thư | Lưu Tống | Phạm Diệp | 90 | 100 | [j] | |
後漢書 | Hậu Hán thư | Nhà Lương | Tiêu Tử Hiển | 100 | [g] | ||
後漢書 | Hậu Hán thư | Nhà Thanh | Vương Đình Xán | 14 | 14 |
Tam Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | Gốc | Nay | ||||
魏略 | Ngụy lược | Tào Ngụy | Ngư Hoạn | 50 | 25 | ||
魏書 | Ngụy thư | Tào Ngụy | Vương Trầm | 48 | [28] | ||
魏書 | Ngụy thư | Tào Ngụy | Hạ Hầu Trạm | ||||
吳書 | Ngô thư | Đông Ngô | Vi Chiêu | 55 | [28] | ||
三國志 | Tam quốc chí | Tây Tấn | Trần Thọ | 66 | 65 | [k] | |
續後漢書 | Tục Hậu Hán thư | Nhà Tống | Tiêu Thường | 44 | 44 | [l][m] | |
修改三國志 | Tu cải Tam quốc chí | Nhà Tống | Lý Kỷ | 69 | [g] | ||
蜀漢書 | Thục Hán thư | Nhà Tống | Ông Tái | Không rõ | [n][g] | ||
蜀漢書 | Thục Hán thư | Nhà Tống | Trịnh Hùng Phi | Không rõ | [n][g] | ||
續後漢書 | Tục Hậu Hán thư | Nhà Nguyên | Hách Kinh | 130 | 130 | [n][o] | |
續後漢書 | Tục Hậu Hán thư | Nhà Nguyên | Trương Xu | 63 | [p][n][g] | ||
季漢書 | Quý Hán thư | Nhà Minh | Tạ Bệ | 56 | [l][q] | ||
續後漢書 | Tục Hậu Hán thư | Nhà Minh | Lữ Thượng Kiệm | 60 | [l] | ||
季漢書 | Quý Hán thư | Nhà Thanh | Chương Đào | 90 | 90 | [l] | |
季漢書 | Quý Hán thư | Nhà Thanh | Thang Thành Liệt | 64 | 64 | [l] |
Nhà Tấn
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | Gốc | Nay | ||||
晉書 | Tấn thư | Đông Tấn | Vương Ẩn | 93 | 11 | [r] | [28][29][30] |
晉書 | Tấn thư | Đông Tấn | Ngu Dự | 44 | 1 | [28][30][31] | |
晉書 | Tấn thư | Đông Tấn | Chu Phượng | 14 | 1 | [28][30] | |
晉中興書 | Tấn trung hưng thư | Lưu Tống | Hà Pháp Tịnh | 78 | 7 | [30][32] | |
晉書 | Tấn thư | Lưu Tống | Tạ Linh Vận | 36 | 1 | [30][32] | |
晉書 | Tấn thư | Nam Tề | Tang Vinh Tự | 110 | 18 | [30][32] | |
晉書 | Tấn thư | Nhà Lương | Tiêu Tử Vân | 102 | 1 | [30][32] | |
晉史草 | Tấn sử thảo | Nhà Lương | Tiêu Tử Hiển | 30 | 1 | [30][32] | |
晉書 | Tấn thư | Nhà Lương | Thẩm Ước | 111 | 1 | [30][32] | |
晉書 | Tấn thư | Nhà Lương | Trịnh Trung | 7 | [33] | ||
東晉新書 | Đông Tấn tân thư | Nhà Lương | Dữu Tiện | 7 | |||
晉書 | Tấn thư | Nhà Đường | Hứa Kính Tông | 130 | [34] | ||
晉書 | Tấn thư | Nhà Đường | Phòng Huyền Linh | 132 | 130 | [s] | |
晉略 | Tấn lược | Nhà Đường | Chu Tể | 66 | 66 | [t] | |
晉記 | Tấn ký | Nhà Đường | Quách Luân | 68 | 68 | [u] |
Triều Tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Gốc | Hán Việt | Gốc | Nay | ||||
삼국사기 | Tam quốc sử ký | Vương thị Cao Ly | Kim Phú Thức | 50 | 50 | [v] | [35] |
고려사 | Cao Ly sử | Lý thị Triều Tiên | Trịnh Lân Chỉ | 137 | 137 | [w] | [36] |
Nhật Bản
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Thời kỳ | Tác giả | Số quyển | Ghi chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Chữ Hán | Hán Việt | Gốc | Nay | ||||
大日本史 | Đại Nhật Bản sử | Thời kỳ Edo | Tokugawa Mitsukuni | 397 | 397 | [x] | [37] |
盈筐录 | Doanh khuông lục | Thời kỳ Edo | Masahide Komiyama | 400 | |||
日本史记 | Nhật Bản sử ký | Thời kỳ Minh Trị | Kondō Heijō | ||||
续日本史 | Tục Nhật Bản sử | Thời kỳ Minh Trị | Isshiki Shigeki | ||||
大日本野史 | Đại Nhật Bản dã sử | ||||||
日本史记 | Nhật Bản sử ký | ||||||
南山史 | Nam Sơn sử | Katayama Heizaburō | 30 |
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Viết về nhà Ân Thương.
- ^ Viết về thời Xuân Thu, thay đổi Biên niên sử Xuân Thu sang thể kỷ truyện.
- ^ Gồm: 20 thiên về quốc quân, 25 thiên (thực tế là 89) về nhân vật, 22 (thực tế là 23) thiên chí, 15 thiên biểu
- ^ Ban đầu gồm: 6 bản kỷ, 4 biểu, 8 khảo, 35 quyển liệt truyện và 1 quyển lời mở đầu.
Hiện nay thiếu 3 biểu và 5 khảo, 2 khảo chưa hoàn thành, 1 khảo không trọn vẹn, 1 mở đầu thất truyền - ^ Bổ sung Sử ký, nay đã thất truyền.
- ^ Ban đầu gồm 10 kỷ, 8 biểu, 12 khảo, 70 liệt truyện. Nay phân làm 13 kỷ, 10 biểu, 18 chí, 79 liệt truyện.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n Đã thất truyền
- ^ Ban đầu có 9 quyển đế kỷ, 8 chí, 65 liệt truyện, 1 quyển tự thiên. 8 chí chia làm 30 quyển phát hành độc lập.
- ^ Ban đầu có 12 quyển đế kỷ, 2 quyển hoàng hậu kỷ, 70 quyển liệt truyện, 3 quyển phổ.
- ^ Ban đầu gồm 10 quyển đế kỷ, 80 quyển liệt truyện. Nay chia làm 12 quyển đế kỷ, 88 quyển liệt truyện
- ^ Gồm 30 quyển Ngụy chí, 15 quyển Thục chí và 20 quyển Ngô Chí. 1 quyển lời tựa nay đã thất truyền.
- ^ a b c d e Ghi chép lịch sử thời Tam Quốc, lấy Thục Hán là triều đại chính thống.
- ^ Bao gồm 2 quyển đế kỷ, 2 liệt biểu, 19 liệt truyện, 12 quyển về nhà Ngô, 9 quyển về nhà Ngụy.
- ^ a b c d Lấy Thục Hán là triều đại chính thống.
- ^ Gồm 1 quyển niên biểu, 2 quyển đế kỷ, 104 quyển liệt truyện, 23 quyển lục.
- ^ Còn có tên là "Khan định Tam Quốc chí".
- ^ Bao gồm 3 quyển bản kỷ chép từ Hán Hiến Đế đến Hán Thiếu Đế; các quan lại nhà Hán là nội truyện, Ngô, Ngụy đều xếp vào thế gia, quan lại Ngô Ngụy xếp vào ngoại truyện.
- ^ Đã thất truyền, chỉ còn một phần nhỏ trong bộ sưu tập của Thang Cầu.
- ^ Ban đầu gồm 10 quyển đế kỷ, 20 quyển chí, 70 quyển liệt truyện, 30 quyển tái ký, tự lệ và mục lục mỗi loại 1 quyển. Nay tự lệ và mục lục đã thất truyền.
- ^ Bao gồm: 6 kỷ, 5 biểu, 36 liệt truyện, 11 quốc truyện, 1 hối truyện, 1 tự mục.
- ^ Bao gồm: 1 quyển thế hệ, 3 bản kỷ, 1 nội kỷ, 8 chí, 41 liệt truyện, 14 mục lục về 16 nước
- ^ Chép về thời Tam Quốc của Triều Tiên gồm: Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La.
- ^ Gồm 46 quyển thế gia, 39 quyển chí, 2 quyển biểu, 50 quyển liệt truyện và 2 quyển mục lục.
- ^ Bao gồm 73 quyển bản kỷ, 170 quyển liệt truyện, 126 quyển chí, 28 quyển biểu và 5 quyển phụ lục.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Cao Vĩnh Tập (2017).
- ^ Dương Hải Anh (2001), tr. 132.
- ^ Cù Lâm Đông (2017).
- ^ Phan Đại Doãn (1998), tr. 142.
- ^ Ninh Nghiệp Cần & đồng nghiệp (2018), tr. 102.
- ^ Nguyễn Văn Siêu (1996), tr. 459.
- ^ Trương Lập Văn & Kỳ Nhuận Hưng (2004), tr. 757.
- ^ Từ Hưng Hải & đồng nghiệp (1995), tr. 493.
- ^ Lưu Vĩnh Trí (1994), tr. 285.
- ^ Rabasa và đồng nghiệp (2012), tr. 105.
- ^ Vương Gia Hoa (1990), tr. 404.
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1995), tr. 6.
- ^ Đinh Công Vĩ (1994), tr. 126.
- ^ Phan Thụ Quảng (1992), tr. 421.
- ^ Cao Chiêm Tường (1994), tr. 395.
- ^ Bạch Thọ Di (1989), tr. 17.
- ^ Vương Cừ Thường (2000), tr. 4.
- ^ Vương Thiệu Tằng (2005), tr. 111.
- ^ Triệu Văn Nhuận & Triệu Cát Huệ (2004), tr. 1250.
- ^ Triệu Văn Nhuận & Triệu Cát Huệ (2004), tr. 541.
- ^ Trương Thuấn Huy (1992), tr. 301.
- ^ Trịnh Thiên Đĩnh (2000), tr. 1099.
- ^ Trương Thuấn Huy (1992), tr. 712.
- ^ Vương Vĩ Dân & Hách Kiến Bình (2005), tr. 147.
- ^ Bàng Thiên Hữu (2003), tr. 23.
- ^ Vương Cẩm Quý (1996), tr. 225.
- ^ Viên Hoành & Chu Thiên Du (1987), tr. 7.
- ^ a b c d e Hồ Bảo Quốc (2003), tr. 96.
- ^ Giản Tu Vĩ (2000), tr. 940.
- ^ a b c d e f g h i Thang Cầu (1991), tr. 2.
- ^ Lưu Tri Kỷ (1997), tr. 44.
- ^ a b c d e f Đới Dật (1993), tr. 13.
- ^ Bạch Thọ Di (2006), tr. 37.
- ^ Văn Tuyển Đức (1994).
- ^ Dương Ba (2018), tr. 87–90.
- ^ Chu Vân Ảnh (2007), tr. 14.
- ^ Ngô Vĩ Minh (2019), tr. 157.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Đinh Công Vĩ (1994). Phương pháp làm sử của Lê Qúy Đôn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 255489528.
- Nguyễn Văn Siêu (1996). Phương Đình tùy bút lục. Trần Lê Sáng biên dịch. Nhà xuất bản Văn học. OCLC 38217082.
- Phan Đại Doãn (1998). Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 247349695.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1995). Cao Tự Thanh (biên tập). Đại Nam liệt truyện tiền biên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 39377287.
- Dương Hải Anh (2001). “The Politics of Writing History in China: A Comparison of Official and Private Histories”. Inner Asia (bằng tiếng Anh). 3 (2): 127–151. doi:10.1163/146481701793647688 – qua Brill.
- Ngô Vĩ Minh (2019). Imagining China in Tokugawa Japan: Legends, Classics, and Historical Terms (bằng tiếng Anh). Suny Press. ISBN 9781438473079.
- Rabasa, José; Masayuki Sato; Tortarolo, Edoardo; Woolf, Daniel (2012). “Writing History in Pre-Modern Korea”. The Oxford History of Historical Writing: Volume 3: 1400-1800 (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 9780191629440.
- Bạch Thọ Di (1989). 中国通史 [Trung Quốc thông sử] (bằng tiếng Trung). 5. Thượng Hải: Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải. ISBN 9787208019515.
- Bạch Thọ Di (2006). 中国史学史: 魏晋南北朝隋南时期 : 中国古代史学的发展 [Lịch sử sử học Trung Quốc: Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều Tùy – Sự phát triển của sử học Trung Quốc cổ đại]. Thượng Hải: Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải. ISBN 9787208065246.
- Bàng Thiên Hữu (2003). 中国史学思想通史: 魏晋南北朝卷 [Trung Quốc sử học tư tưởng thông sử: (tập) Ngụy Tấn Nam Bắc triều]. Trung Quốc sử học tư tưởng thông sử. 3. Thư viện Hoàng Sơn. ISBN 9787806307243.
- Cao Chiêm Tường (1994). 中国文化大百科全书 [Bách khoa toàn thư về văn hóa Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Trường Xuân. ISBN 9787805738796.
- Cao Vĩnh Tập (2017). 寺院奇观:独特文化底蕴的名刹 [Kỳ quan chùa chiền: Những danh thắng nổi tiếng với Di sản văn hóa độc đáo]. Công ty xuất bản Tung Bác. ISBN 9787514323030.
- Chu Vân Ảnh (2007). 中国文化对日韩越的影响 [Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Nhật Hàn Việt] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây. ISBN 9787563366552.
- Cù Lâm Đông (2017). 中华史学志 [Ghi chép sử học Trung Hoa] (bằng tiếng Trung). Beijing Book Co. Inc. ISBN 9787303215379.
- Dương Ba (2018). “从《 金庾信传》 看《 三国史记》 对《 史记》 的接受” [Từ "Kim dữu tín truyện", nghiên cứu sự ảnh hưởng của "Sử ký" đến "Tam quốc sử ký"]. 渭南师范学院学报: 综合版 [Học báo Học viện Sư phạm Vị Nam: Bản tổng hợp] (bằng tiếng Trung). 33 (1): 87–90. ISSN 1009-5128.
- Đới Dật (1993). 二十六史大辞典 [Đại từ điển về Nhị thập lục sử]. 1. Cát Lâm: Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206015212.
- Giản Tu Vĩ (2000). 北朝五史辭典 [Từ điển Ngũ sử Bắc triều] (bằng tiếng Trung). 2. Sơn Đông: Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông. ISBN 9787532826933.
- Hồ Bảo Quốc (2003). 汉唐间史学的发展 [Lịch sử phát triển của sử học từ nhà Hán đến nhà Đường]. Thượng Hải: Nhà xuất bản Thương mại. ISBN 9787100037891.
- Lưu Tri Kỷ (1997). 史通全译 [Bản dịch đầy đủ các tác phẩm kinh điển cổ đại của Trung Quốc]. 1. Quý Châu: Nhà xuất bản Nhân dân Quý Châu. ISBN 9787221039323.
- Lưu Vĩnh Trí (1994). 中朝关系史研究 [Nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung – Triều] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Cổ tịch Trung Châu. ISBN 9787534813634.
- Ninh Nghiệp Cần; Tạ Tú Quỳnh; Vương Nham (2018). 大学语文 [Đại học Ngữ văn] (bằng tiếng Trung). Beijing Book Co. Inc. ISBN 9787308186018.
- Phan Thụ Quảng (1992). 中国文学史料学 [Tư liệu lịch sử văn học Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Thư viện Hoàng Sơn. ISBN 9787805353203.
- Thang Cầu (1991). Dương Triêu Minh (biên tập). 九家旧晋书辑本 [Chín bộ cựu Tấn thư]. Nhà xuất bản Cổ tịch Trung Châu. ISBN 9787534803840.
- Triệu Văn Nhuận; Triệu Cát Huệ (2004). 兩唐書辭典 [Lưỡng Đường thư từ điển] (bằng tiếng Trung). Sơn Đông: Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông. ISBN 9787532826926.
- Trương Lập Văn; Kỳ Nhuận Hưng (2004). 中国学朮通史: 宋元明卷 [Trung Quốc học thuật thông sử: (tập) Tống Nguyên Minh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân. ISBN 9787010042749.
- Từ Hưng Hải; Kim Ưng Chân; Thượng Vĩnh Lượng (1995). 司馬遷與史記論集 [Bàn về Tư Mã Thiên và Sử ký] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Thiểm Tây. ISBN 9787224038170.
- Trịnh Thiên Đĩnh (2000). Ngô Trạch; Dương Chí Cửu (biên tập). 中囯歷史大辞典 [Trung Quốc lịch sử đại từ điển]. Thượng Hải: Nhà xuất bản Sách tra cứu Thượng Hải. ISBN 9787532604531.
- Trương Thuấn Huy (1992). Thôi Cự Đình; Vương Thụy Minh (biên tập). 三國志辭典 [Từ điển Tam Quốc Chí] (bằng tiếng Trung) (ấn bản thứ 2). Sơn Đông: Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông. ISBN 9787532810666.
- Văn Tuyển Đức (1994). 中华二十六史简说 [Giới thiệu vắn tắt về Nhị thập lục sử của Trung Quốc]. Hồ Nam: Nhà xuất bản Hồ Nam. ISBN 9787543808898.
- Viên Hoành; Chu Thiên Du (1987). 后汉纪校注 [Chú thích Hậu Hán kỷ]. Thiên Tân: Nhà xuất bản Cổ tịch Thiên Tân. ISBN 9787805040554.
- Vương Cẩm Quý (1996). 中国纪传体文献研究 [Nghiên cứu thể kỷ truyện Trung Quốc]. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301029411.
- Vương Cừ Thường (2000). 秦史 [Tần sử]. Thượng Hải: Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532528158.
- Vương Vĩ Dân; Hách Kiến Bình (2005). 中华文明概论 [Đại cương văn minh Trung Hoa]. Hohhot: Nhà xuất bản Đại học Nội Mông Cổ. ISBN 9787810748131.
- Vương Gia Hoa (1990). 儒家思想与日本文化 [Văn hóa Nhật Bản và tư tưởng Nho gia] (bằng tiếng Trung). Chiết Giang: Nhà xuất bản Nhân dân Chiết Giang. ISBN 9787213004414.
- Vương Thiệu Tằng (2005). 目錄版本校勘學論集 [Bài luận về đối chiếu ấn bản danh mục] (bằng tiếng Trung). Thượng Hải: Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532537129.