Bước tới nội dung

Tiền Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiền Yên
337–370
  Tiền Yên   Đông Tấn   Tiền Tần   Tiền Lương   Đại
  Tiền Yên
  Đại
Vị thếĐế quốc
Thủ đôLong Thành (337-341)
Xương Lê (341-352)
Kế Thành (352-357)
Nghiệp Thành (357-370)
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Hoàng đế 
• 307-333
Tiền Yên Vũ Tuyên Đế
• 333-348
Tiền Yên Minh Đế
• 360-370
Tiền Yên U Đế
Lịch sử
Thời kỳNgũ Hồ thập lục quốc
• Thành lập
337
• Mộ Dung Hối xưng Yên Vương thành lập Tiền Yên
337
• Mộ Dung Vĩ đầu hàng Tiền Tần. Triều đại sụp đổ
370
• Triều đại diệt vong
370
Tiền thân
Kế tục
Hậu Triệu
Nhiễm Ngụy
Tiền Tần
Năm 351
  Tiền Yên
  Đại
Năm 369
  Tiền Yên
  Đại
Tiêu bản này là một phần của
loạt bài Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thập lục quốc
Thành Hán (303/304-347)
Hán Triệu (304-329)
Hậu Triệu (319-350)
Tiền Lương (324-376)
Tiền Yên (337-370)
Tiền Tần (351-394)
Hậu Tần (384-417)
Hậu Yên (384-409)
Tây Tần (385-431)
Hậu Lương (386-403)
Nam Lương (397-414)
Nam Yên (398-410)
Tây Lương (400-420)
Bắc Lương (401-439)
Hạ (407-431)
Bắc Yên (409-436)
Không đưa vào
Thập lục quốc
Cừu Trì (184?-555?)
Đoàn (250-338)
Vũ Văn (260-345)
Đại (315-376)
Nhiễm Ngụy (350-352)
Tây Yên (384-394)
Địch Ngụy (388-392)
Tây Thục (405-413)

Tiền Yên là nhà nước đầu tiên của người Tiên Ty ở vùng Đông Bắc Trung Quốc do Mộ Dung Hoảng thành lập năm 337, diệt vong năm 370. Các nhà nước khác được thành lập về sau như Hậu Yên, Nam Yên, Bắc Yên, Tây Yên đều do tôn thất quan lại nhà Tiền Yên thành lập.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 337, Mộ Dung Hoảng thuộc tộc Tiên Ti tự xưng Yên Vương, dời đô đến Long Thành[1], sử gọi là Tiền Yên. Cha Mộ Dung Hoảng là Mộ Dung Hối là người kiến lập nước Tiền Yên sớm nhất.

Vũ Tuyên Đế Mộ Dung Hối (269-333) gốc quý tộc Tiên Ti, cát cứ vùng Liêu Đông, được nhà Tây Tấn phong tước Liêu Đông quận công, Đại Thiền vu, Xương Lê công, đặt nền móng cho Mộ Dung thị xây dựng Yên Quốc. Mộ Dung Hối quản lý người tộc Tiên Ti dưới thời Tấn Vũ Đế, hoạt động suốt vùng Đồ Hà[2] và Cức Thành[3], kinh doanh nông nghiệp, kiến lập chế độ chính trị, lợi dụng địa chủ tộc Hán làm quan lại, sai các con em quý tộc học tập Văn hóa Hán tộc.

Năm 333 Mộ Dung Hối chết, con là Văn Minh Đế Mộ Dung Hoảng (297-348) nối nghiệp cha, xưng Yên Vương năm 337 (đến năm 341 nhà Đông Tấn mới công nhận tước hiệu này), kinh đô ở Xương Lê (Cẩm Châu, Liêu Ninh), đánh tan Hậu Triệu.

Năm 339, Tiền Yên và Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai bộ tộc Tiên Ty thông qua hôn nhân. Năm 342, Tiền Yên định đô tại Long Thành.

Phát triển kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc ấy Tiền Yên có phần an định, các lưu dân chạy đến làm số dân tăng nhiều. Mộ Dung Hoảng cấp đất đai cho dân nghèo và bắt chước Ngụy Tấn thực hành chế độ đồn điền, thúc đẩy sinh sản nông nghiệp. Mộ Dung Hoảng chú ý phát triển văn hóa giáo dục, chính ông tự thân biên soạn nhiều giảng khóa, đến từng trường giảng học, tự tuyển chọn học sinh ưu tú ra làm quan.

Phát triển thế lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Tiền Yên được xây dựng vững mạnh, cứ 5 hộ dân thì chọn lấy 3 người khỏe mạnh sung quân. Trong các năm 342 – 346, Tiền Yên tấn công các nước trên Bán đảo Triều Tiên, chiếm đất Cao Câu Ly[4]Phù Dư[5], buộc Cao Cú Ly phải thần phục.

Năm 345, Tiền Yên diệt tộc Vũ Văn, nhập dân số bộ tộc này vào lãnh thổ Tiền Yên. Năm 345, Tiền Yên thôi không dùng niên hiệu nhà Đông Tấn, một dấu hiệu chứng tỏ sự độc lập.

Mộ Dung Hoảng chết năm 348.

Tiến xuống phía nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai Mộ Dung Hoảng là Mộ Dung Tuấn (319-360) nối nghiệp cha. Khi Hậu Triệu xảy ra loạn lạc, Nhiễm Mẫn soán ngôi, quân Yên vây hãm Ký Châu, Mộ Dung Lạc, Mộ Dung Bình đem quân đánh Trung Sơn, Nam An và các quận, tiêu diệt Hậu Triệu. Tháng 4 năm 352, quân Yên bắt Ngụy đế Nhiễm Mẫn đánh đất Nghiệp. Tháng 5, quân Yên chém Ngụy đế Nhiễm Mẫn.

Năm 355, Tiền Yên bức hàng Đoàn Cần lúc đó kiểm soát vùng Sơn Đông và là chư hầu nhận tước phong Tề Công của nhà Đông Tấn. Đoàn Cần bị giết 2 năm sau đó.

Năm 352, Mộ Dung Tuấn xưng Kinh Triệu Đế, kiến đô tại Kế Thành[6], đến năm 357 lại định đô ở Nghiệp Thành[7].

Mộ Dung Tuấn chết năm 360, ủy thác việc nước cho Thái Nguyên vương Mộ Dung Khác, Thượng Dung Vương Mộ Dung Bình làm nhiếp chính. Sau này, các con Mộ Dung Tuấn là Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung đều làm vua Tây Yên.

Con trai Mộ Dung Tuấn là Trung Sơn Vương Mộ Dung Vĩ (350 – 385) kế vị nối nghiệp cha. Trong thời gian Mộ Dung Khác nắm quyền, quân đội Tiền Yên đánh bại quân Đông Tấn ở Hà Nam. Tháng 2 năm 364, quân Yên chiếm đất Hà Nam. Tháng 4, quân Yên công phạt Hứa Xương, Nhữ Nam và cát cứ các quận, chiếm Lạc Dương năm 365, Vinh Dương, Duyện Châu, đánh tan lực lượng của Hoàn Ôn nhà Đông Tấn, không ngừng mở rộng lãnh thổ.

Năm 367, trước khi Mộ Dung Khác chết định ủy thác việc nước cho Ngô Vương Mộ Dung Thùy (326 – 396)[8] nhưng Mộ Dung Bình chuyên quyền, chính trị hủ bại và thế lực suy yếu nhanh chóng. Từ đó chính trị ngày càng thối nát, dân không thể sống, mâu thuẫn xã hội nghiêm trọng. Năm 370, vua Tiền TầnPhù Kiên sai Vương Mãnh đem 6 vạn quân đánh Tiền Yên. Quân Tiền Tần tấn công vào Lạc Dương, sau đó là Hổ Quan[9] và chiếm Tấn Dương[10]. Mộ Dung Bình huy động 30 vạn quân kháng cự nhưng bị quân Tiền Tần đánh bại.

Mối liên hệ của các triều Yên quốc Mộ Dung

Mùa đông năm 370, quân Tiền Tần chiếm Nghiệp Thành, bắt sống Mộ Dung Vĩ. Tiền Yên mất, tồn tại 34 năm. Phù Kiên phong cho Mộ Dung Vĩ làm Tân Hưng Hầu.

Năm 385, khi nghe tin Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung khởi binh lập quốc, Mộ Dung Vĩ định gia nhập lực lượng chống lại Phù Kiên thì bị Phù Kiên giết chết.

Các vua Tiền Yên

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế phả
nhận nuôi
Mạc Hộ Bạt
?-220-245
Mộ Dung Mộc Diên
?-245-271
Mộ Dung Thiệp Quy
?-271-283
Mộ Dung San
?-283-285
Mộ Dung Thổ Dục Hồn
?-k.317
Yên Vũ Tuyên Đế
Mộ Dung Hối
269-307-333
Tây Bình công
Mộ Dung Vận
Yên Văn Minh Đế
Mộ Dung Hoảng
297-333-348
Tiền Yên Cảnh Chiêu Đế
Mộ Dung Tuấn
319-348-360
Thái Nguyên Hoàn Vương
Mộ Dung Khác
?-367
Hậu Yên Thành Vũ Đế
Mộ Dung Thùy
326-384-396
Nghi Đô Vương
Mộ Dung Hoàn
?-373
Nam Yên Mục Đế
Mộ Dung Nạp
?-385
Nam Yên Hiến Vũ Đế
Mộ Dung Đức
336-398-405
Tây Yên Mạt Đế
Mộ Dung Vĩnh
?-386-394
Tiền Yên U Đế
Mộ Dung Vĩ
350-360-370-384
Tây Yên Tế Bắc Vương
Mộ Dung Hoằng
?-384
Tây Yên Uy Đế
Mộ Dung Xung
359-384-386
Yên Hiến Trang Đế
Mộ Dung Lệnh
?-370
Hậu Yên Huệ Mẫn Đế
Mộ Dung Bảo
355-396-398
Triệu Vương
Mộ Dung Lân
?-397-398
Khai Phong công
Mộ Dung Tường
?-397
Hậu Yên Chiêu Văn Đế
Mộ Dung Hi
385-401-407
Tây Yên Vương
Mộ Dung Nghĩ
?-386
Nam Yên Mạt Chủ
Mộ Dung Siêu
385-405-410
Tây Yên Đế
Mộ Dung Trung
?-386
Tây Yên Đế
Mộ Dung Dao
?-386
Hậu Yên Chiêu Vũ Đế
Mộ Dung Thịnh
373-398-401
Hậu Yên Huệ Ý Đế
Cao Vân
?-407-409


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay thuộc Liêu Ninh
  2. ^ Cẩm Châu, Liêu Ninh
  3. ^ Nghĩa Huyện, Liêu Ninh
  4. ^ Tân Tân, Liêu Ninh
  5. ^ Trung du sông Tùng Hoa, Mãn Châu
  6. ^ Nay là Bắc Kinh
  7. ^ Từ Huyện, Hà Bắc, Trung Quốc
  8. ^ Con trai Văn Minh Đế, về sau là Hoàng đế khai quốc nhà Hậu Yên
  9. ^ Trường Thạch, Sơn Tây, Trung Quốc
  10. ^ Sơn Tây, Trung Quốc