Bước tới nội dung

Neodymi(III) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Neođim(III) oxit)
Neodymi(III) Oxide
Cấu trúc của neodymi(III) Oxide giống lanthan(III) Oxide
Mẫu neodymi(III) Oxide
Danh pháp IUPACNeodymium(III) oxide
Tên khácNeodymi sesquiOxide
Nhận dạng
Số CAS1313-97-9
PubChem4196641
Số EINECS215-214-1
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=[Nd]O[Nd]=O

InChI
đầy đủ
  • 1S/2Nd.3O/q2*+3;3*-2
ChemSpider3407022
UNIIAYT3H319PN
Thuộc tính
Công thức phân tửNd2O3
Khối lượng mol336,4822 g/mol
Bề ngoàitinh thể xám xanh dương rất sáng sáu mặt
Khối lượng riêng7,24 g/cm³
Điểm nóng chảy 2.233 °C (2.506 K; 4.051 °F)
Điểm sôi 3.760 °C (4.030 K; 6.800 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước0,19 mg/100 mL (29 ℃)[2]
0,3 mg/100 mL (75 ℃)
MagSus+10,200.0·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Neodymi(III) Oxide hoặc neodymi sesquiOxide là một hợp chất vô cơ tạo thành bởi nguyên tổ neodymi và nguyên tố oxy, có công thức hóa họcNd2O3. Hợp chất này cũng có dạng cấu trúc tinh thể xám-xanh dương lục giác. Dioxide đất hiếm đidymi, trước đây được coi là một hợp chất, thực ra một phần của nó chứa neodymi(III) Oxide.[1][3]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Neodymi(III) Oxide được sử dụng thành chất lỏng dope, dùng cho kính, bao gồm cả kính mát, để chế tạo laser trạng thái rắn, kính màu và men.[4] Thủy tinh pha với hợp chất neodymi chuyển màu tím do sự hấp thụ của ánh sáng màu vàng và xanh lục, và được sử dụng trong làm kính chuyên dụng ngành hàn xì.[5] Một số thủy tinh được làm từ neodymi là điclroic có tính chất đặc biệt là nó có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào ánh sáng. Một loại thủy tinh được đặt tên là khoáng alexandrit, xuất hiện màu xanh trong ánh sáng mặt trời và màu đỏ trong ánh sáng nhân tạo.[6] Khoảng 7000 tấn neodymi(III) Oxide được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm. Hợp chất này cũng được sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng trùng hợp.[5]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Neodymi(III) Oxide được tạo ra khi đốt cháy neodymi(III) nitrat hoặc neodymi(III) hydroxide trong không khí.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lide, David R. (1998), Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87), Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 471, 552, ISBN 0-8493-0594-2
  2. ^ Binary Systems: Solubilities of Inorganic and Organic Compounds, Volume 1P1 (H. Stephen, T. Stephen; Elsevier, 22 thg 10, 2013 - 694 trang), trang 41. Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Brady, George Stuart; Clauser, Henry R.; Vaccari, John A. (2002), Materials Handbook (ấn bản thứ 15), New York: McGraw-Hill Professional, tr. 779, ISBN 978-0-07-136076-0, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009
  4. ^ Eagleson, Mary (1994), Concise Encyclopedia of Chemistry, Springer, tr. 680, ISBN 978-3-11-011451-5, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009
  5. ^ a b Emsley, John (2003), Nature's Building Blocks, Oxford University Press, tr. 268–9, ISBN 978-0-19-850340-8, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009
  6. ^ Bray, Charles (2001), Dictionary of Glass (ấn bản thứ 2), University of Pennsylvania Press, tr. 103, ISBN 978-0-8122-3619-4, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009
  7. ^ Spencer, James Frederick (1919), The Metals of the Rare Earths, London: Longmans, Green, and Co, tr. 115, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009