Bước tới nội dung

Messier 37

Tọa độ: Sky map 05h 52m 19s, 32° 33′ 02″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ M37)
Messier 37
Cụm sao mở M37, nguồn: NOAO
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000.0)
Chòm saoNgự Phu
Xích kinh5h 52m 18s[1]
Xích vĩ+32° 33′ 02″[1]
Khoảng cách4.511 kly (1.383 kpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)6.2
Kích thước biểu kiến (V)24′
Đặc trưng vật lý
Tên gọi khácNGC 2099
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

Messier 37 (còn được gọi là M37 hoặc NGC 2099) là cụm sao mở phong phú nhất trong chòm sao Ngự Phu. Nó là cụm sáng nhất trong ba cụm sao mở của chòm sao Ngự Phu và được nhà thiên văn học người Ý là Giovanni Battista Hodierna phát hiện trước năm 1654. M37 đã bị nhà thiên văn học người Pháp Guillaume Le Gentil bỏ qua khi ông tái khám phá M36 và M38 vào năm 1749. Nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier đã khám phá lại độc lập vào tháng 9 năm 1764 nhưng cả ba cụm được Hodierna ghi nhận. Nó được phân loại là Trumpler loại I, 1, r hoặc I, 2, r.

M37 nằm ở hướng đối cực, đối diện với Trung tâm Ngân Hà khi nhìn từ Trái Đất.[2] Ước tính độ tuổi của nó từ 347[1]  triệu đến 550[3]  triệu năm. Nó có khối lượng gấp 1.500[4] lần Mặt Trời và chứa hơn 500 ngôi sao đã xác định,[3] với khoảng 150 sao sáng hơn cường độ 12,5. M37 có ít nhất một tá sao khổng lồ đỏ, và ngôi sao dãy chính còn sống sót của nó là sao B9 V. Sự phong phú của các nguyên tố khác ngoài hydro và heli, điều mà các nhà thiên văn học gọi là tính kim loại, là tương tự, nếu không nói là hơi cao hơn, sự phong phú trong Mặt Trời.[1]

Ước tính ở khoảng cách 4.500 năm ánh sáng (1.400 parsec)[1] từ Trái Đất, đường kính góc của cụm sao là 24 phút cung, tương ứng với phạm vi vật lý khoảng 20–25 ly (6,1–7,7 pc). Bán kính triều của cụm, nơi nhiễu loạn hấp dẫn bên ngoài bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể đến quỹ đạo của các ngôi sao thành viên của nó, là khoảng 46-59 ly (14-18 pc). Cụm này đang di chuyển trên một quỹ đạo qua Ngân Hà với chu kì 219,3 Ma và độ lệch tâm quỹ đạo là 0,22. Điều này sẽ làm nó lại gần tới 19,6 kly (6,0 kpc) và cách xa tới 30,7 kly (9,4 kpc) tính từ trung tâm Ngân Hà. Nó đạt đến một khoảng cách cao nhất trên mặt phẳng thiên hà 0,29 kly (0,089 kpc) và sẽ vượt qua mặt phẳng này với chu kỳ 31,7 Ma.[1]

Biểu đồ bầu trời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Wu, Zhen-Yu; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2009). “The orbits of open clusters in the Galaxy”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 399 (4): 2146–2164. arXiv:0909.3737. Bibcode:2009MNRAS.399.2146W. doi:10.1111/j.1365-2966.2009.15416.x.
  2. ^ Pancino, E.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2010). “Chemical abundance analysis of the open clusters Cr 110, NGC 2099 (M 37), NGC 2420, NGC 7789, and M 67 (NGC 2682)”. Astronomy and Astrophysics. 511: A56. arXiv:0910.0723. Bibcode:2010A&A...511A..56P. doi:10.1051/0004-6361/200912965.
  3. ^ a b Hartman, J. D.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2009). “Deep MMT Transit Survey of the Open Cluster M37. III. Stellar Rotation at 550 Myr”. The Astrophysical Journal. 691 (1): 342–364. arXiv:0803.1488. Bibcode:2009ApJ...691..342H. doi:10.1088/0004-637X/691/1/342.
  4. ^ Piskunov, A. E.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “Tidal radii and masses of open clusters”. Astronomy and Astrophysics. 477 (1): 165–172. Bibcode:2008A&A...477..165P. doi:10.1051/0004-6361:20078525.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]