Bước tới nội dung

Pliosauroidea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Leptocleidomorpha)
Pliosauroidea
Thời điểm hóa thạch: Hettange - Cenomanum, 199.6–89.3 triệu năm trước đây
Rhomaleosaurus cramptoni, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Sauropsida
Phân lớp (subclass)Enaliosauria
Liên bộ (superordo)Sauropterygia
Bộ (ordo)Plesiosauria
Nhánh Neoplesiosauria
Phân bộ (subordo)Pliosauroidea
Welles, 1943
Các họ và chi
Xem bài

Pliosauroidea là một nhánh bò sát biển đã tuyệt chủng. Pliosauroids, cũng thường được gọi là pliosaur, xuất hiện từ kỷ Jurakỷ Phấn trắng. Các pliosauroid là plesiosaur cổ ngắn, đầu to và có hàm răng khổng lồ. Các loài bò sát biển này không phải là khủng long, nhưng chúng là họ hàng xa của thằn lằn hiện đại. Ban đầu chúng chỉ bao gồm các thành viên của họ Pliosauridae, thuộc bộ Plesiosauria, nhưng hiện tại đã bao gồm thêm một số chi và họ khác, số lượng và thứ tự các chi và họ có thể bị thay đổi tùy theo cách phân loại được sử dụng.

Các đặc điểm nhận dạng: cổ ngắn, đầu thuôn dài, có chân chèo sau lớn hơn so với chân chèo trước, ngược lại với Plesiosauroidea. Chúng là động vật ăn thịt, được trang bị một cặp hàm dài và khỏe cùng với những chiếc răng hình nón sắc nhọn. Pliosaurs dài khoảng 13–49 ft (4–15 m) và có thể hơn.[1][2] Con mồi của chúng có thể bao gồm , cá mập, thằn lằn cá (Ichthyosauria), khủng long và một số thằn lằn cổ rắn khác.

Các chi to lớn nhất được biết đến là KronosaurusPliosaurus; một số chi nổi tiếng khác bao gồm Rhomaleosaurus, Peloneustes, và Macroplata.[3] Các mẫu vật hoá thạch đã được tìm thấy ở châu Phi, Úc, Trung Quốc, châu Âu, Bắc MỹNam Mỹ.

Nhiều dạng Pliosauroidea nguyên thủy ban đầu (từ Jura sớm và có thể là tầng Rhaetia, Trias muộn) rất giống với plesiosauroid về đặc điểm bề ngoài, và thực sự thì chúng đã từng được gộp vào họ Plesiosauridae.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Liopleurodon ferox

Pliosauroidea được Welles đặt tên năm 1943. Nó được lấy từ tên của chi Pliosaurus, trong đó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, πλειων nghĩa là "gần hơn" và σαυρος nghĩa là "thằn lằn"; do đó nó có nghĩa là "gần với thằn lằn hơn". Tên Pliosaurus được Richard Owen đặt năm 1841, do ông tin rằng nó đại diện cho một liên kết giữa Plesiosauroideacá sấu (được coi là một loại "thằn lằn"), đặc biệt là do chúng có răng giống cá sấu.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Macroplata
Kronosaurus
Simolestes vorax

Sự phân loại được trình bày ở đây chủ yếu dựa trên vào phân tích miêu tả nhánh Plesiosauria được Hilary F. Ketchum và Roger BJ Benson đề xuất năm 2011, trừ khi có ghi chú khác.[4]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu đúc của "Plesiosaurus" macrocephalus do Mary Anning tìm thấy, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, Paris

Pliosauroidea là một đơn vị phân loại dựa theo nhánh được Welles định nghĩa là "tất cả các loài có họ hàng gần với Pliosaurus brachydeirus hơn là với Plesiosaurus dolichodeirus". Pliosauridae và Rhomaleosauridae cũng là đơn vị phân loại dựa theo nhánh. Pliosauridae được định nghĩa là "tất cả các loài có quan hệ họ hàng gần với Pliosaurus brachydeirus hơn là với Leptocleidus superstes, Polycotylus latipinnisMeyerasaurus victor". Rhomaleosauridae được định nghĩa là "tất cả các loài có quan hệ họ hàng gần với Meyerasaurus victor hơn là với Leptocleidus superstes, Pliosaurus brachydeirusPolycotylus latipinnis".[8] Cây phát sinh chủng loài dưới đây dưạ trên phân tích năm 2011 của các nhà khảo cổ Hilary F. Ketchum và Roger BJ Benson.[4]

Pliosauroidea
Rhomaleosauridae

BMNH49202

"Plesiosaurus" macrocephalus

Archaeonectrus

Macroplata

"Rhomaleosaurus" megacephalus

Eurycleidus

Rhomaleosaurus

Meyerasaurus

Maresaurus

Pliosauridae

Thalassiodracon

Hauffiosaurus

Attenborosaurus

BMNH R2439

Marmornectes

"Pliosaurus" andrewsi

OUMNH J.02247

Peloneustes

Simolestes

Liopleurodon

Pliosaurus

Megacephalosaurus[9]

Brachauchenius

Kronosaurus

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ zoom dinosaurs
  2. ^ Sea reptile is biggest on record. BBC News, ngày 27 tháng 2 năm 2008.
  3. ^ Espen M. Knutsen, Patrick S. Druckenmiller and Jørn H. Hurum (2012). “A new species of Pliosaurus (Sauropterygia: Plesiosauria) from the Middle Volgian of central Spitsbergen, Norway”. Norwegian Journal of Geology. 92 (2–3): 235–258. ISSN 0029-196X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Low resolusion pdf Lưu trữ 2012-12-02 tại Wayback Machine High resolusion pdf[liên kết hỏng]
  4. ^ a b Hilary F. Ketchum and Roger B. J. Benson (2011). “A new pliosaurid (Sauropterygia, Plesiosauria) from the Oxford Clay Formation (Middle Jurassic, Callovian) of England: evidence for a gracile, longirostrine grade of Early-Middle Jurassic pliosaurids”. Special Papers in Palaeontology. 86: 109–129. doi:10.1111/j.1475-4983.2011.01083.x.
  5. ^ Sato, Tamaki; Xiao-Chun Wu (2008). “A new Jurassic pliosaur from Melville Island, Canadian Arctic Archipelago”. Canadian Journal of Earth Science. 45 (3): 303–320. doi:10.1139/E08-003.
  6. ^ Adam S. Smith and Gareth J. Dyke (2008). “The skull of the giant predatory pliosaur Rhomaleosaurus cramptoni: implications for plesiosaur phylogenetics” (PDF). Naturwissenschaften. 95 (10): 975–980. doi:10.1007/s00114-008-0402-z. PMID 18523747.
  7. ^ Gasparini, Zulma (2009). “A New Oxfordian Pliosaurid (Plesiosauria, Pliosauridae) in the Caribbean Seaway” (PDF). Palaeontology. 52 (3): 661–669. doi:10.1111/j.1475-4983.2009.00871.x. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ Ketchum, H.F.; Benson, R.B.J. (2010). “Global interrelationships of Plesiosauria (Reptilia, Sauropterygia) and the pivotal role of taxon sampling in determining the outcome of phylogenetic analyses”. Biological Reviews of the Cambridge Philosophical Society. 85 (2): 361–392. doi:10.1111/j.1469-185X.2009.00107.x. PMID 20002391.
  9. ^ Schumacher B. A.; Carpenter K.; Everhart M. J. (2013). "A new Cretaceous Pliosaurid (Reptilia, Plesiosauria) from the Carlile Shale (middle Turonian) of Russell County, Kansas". Journal of Vertebrate Paleontology 33(3): 613. doi:10.1080/02724634.2013.722576

Liên kết ngoài 

[sửa | sửa mã nguồn]