Kẽm fluoride
Kẽm fluoride | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Zinc(II) fluoride |
Tên khác | Zincum fluoride Kẽm đifluoride Zincum đifluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | ZH3200000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | ZnF2 |
Khối lượng mol | 103,3868 g/mol (khan) 175,44792 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | tinh thể hình kim màu trắng hút ẩm |
Khối lượng riêng | 4,95 g/cm³ (khan) 2,3 g/cm³ (4 nước) |
Điểm nóng chảy | 872 °C (1.145 K; 1.602 °F) (khan) 100 °C (212 °F; 373 K) (4 nước, phân hủy) |
Điểm sôi | 1.500 °C (1.770 K; 2.730 °F) (khan) |
Độ hòa tan trong nước | ,052 mg/100 mL (khan) 1,52 g/100 mL (4 nước, 20 ℃) |
Độ hòa tan | tan ít trong HCl, HNO3, amonia |
MagSus | -38,2·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Bốn phương (khan), tP6 |
Nhóm không gian | P42/mnm, No. 136 |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | T+ Xn N |
NFPA 704 |
|
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Kẽm chloride Kẽm bromide Kẽm iodide |
Cation khác | Cadmi(II) fluoride Thủy ngân(I) fluoride Thủy ngân(II) fluoride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Kẽm fluoride (ZnF2) là một hợp chất hóa học vô cơ. Nó thường gặp ở dạng khan cũng như dạng tetrahydrat, ZnF2·4H2O (cấu trúc tinh thể trực thoi).[1] Nó có nhiệt độ nóng chảy cao và có cấu trúc rutil chứa kẽm 6 tọa độ, điều này cho thấy đặc tính ion đáng kể trong liên kết hóa học của nó.[2] Không giống như các halide kẽm khác, ZnCl2, ZnBr2 và ZnI2, nó không hòa tan nhiều trong nước.[3]
Điều chế và phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]Kẽm fluoride có thể được điều chế theo nhiều cách:
- Phản ứng của muối fluoride với kẽm chloride, tạo ra kẽm fluoride và muối chloride, trong dung dịch nước.[cần dẫn nguồn]
- Phản ứng của kim loại kẽm với khí fluor.[2]
- Phản ứng của acid fluorhydric với kẽm, tạo ra khí hydro (H2) và kẽm fluoride (ZnF2).
Kẽm fluoride có thể bị thủy phân bằng nước nóng để tạo thành muối kiềm – kẽm hydroxyfluoride, ZnOHF.[4]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]ZnF2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như ZnF2·2NH3 và ZnF2·3NH3 đều là tinh thể không màu.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Perry, D. L.; Phillips, S. L. (1995). Handbook of Inorganic Compounds. CRC Press. ISBN 0-8493-8671-3.
- ^ a b Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Srivastava, O. K.; Secco, E. A. (1967). “Studies on Metal Hydroxy Compounds. I. Thermal Analyses of Zinc Derivatives ε-Zn(OH)2, Zn5(OH)8Cl2·H2O, β-ZnOHCl, and ZnOHF”. Canadian Journal of Chemistry. 45 (6): 579–583. doi:10.1139/v67-096.
- ^ Theresia M. M. Richter, Sylvain LeTonquesse, Nicolas S. A. Alt, Eberhard Schlücker, Rainer Niewa – Trigonal-Bipyramidal Coordination in First Ammoniates of ZnF2: ZnF2(NH3)3 and ZnF2(NH3)2. Inorg. Chem. 2016, 55, 5, 2488–2498. doi:10.1021/acs.inorgchem.5b02837.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]“Zinc Fluoride”. American Elements. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.