Huy Thành
Huy Thành | |
---|---|
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1989 – 1995 |
Tổng thư ký | Đặng Nhật Minh |
Phó Tổng thư ký | Nguyễn Thanh An |
Tiền nhiệm |
|
Kế nhiệm |
|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Huy Thành |
Ngày sinh | 20 tháng 2, 1928 |
Nơi sinh | Đà Nẵng |
Mất | |
Ngày mất | 22 tháng 5, 2018 | (90 tuổi)
Nơi mất | Pháp |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu |
|
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1965 – 2009 |
Đào tạo | Trường Điện ảnh Việt Nam |
Thể loại | Phim truyện |
Tác phẩm | |
Giải thưởng | Giải thưởng Nhà nước (2007) |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 1983 Biên kịch xuất sắc | |
Liên hoan phim Việt Nam 1985 Đạo diễn xuất sắc | |
Liên hoan phim Việt Nam 2009 Biên kịch xuất sắc | |
Website | |
Huy Thành trên IMDb | |
Huy Thành (20 tháng 2 năm 1928 – 22 tháng 5 năm 2018) là một nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là một trong những đạo diễn cách mạng xuất sắc nhất,[1] ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1993 và Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007.[2]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Huy Thành tên đầy đủ là Nguyễn Huy Thành, sinh ngày 20 tháng 2 năm 1928 tại Đà Nẵng. Ông theo học tiểu học ở Đà Nẵng và trung học tại Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ và trở thành lính trinh sát tại Bình Trị Thiên. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Đến năm 1957, ông bắt đầu làm việc tại Bộ Văn hóa.[3] Năm 1959, ông thi đỗ và bắt đầu theo học khóa Đạo diễn đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam.[4]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Đạo diễn
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1964, ông hợp tác cùng Nghệ sĩ nhân dân Trần Vũ để thực hiện bộ phim Làng nổi. Cả hai đồng thời là biên kịch và đạo diễn cho bộ phim.[5] Làng nổi chính thức công chiếu tại Việt Nam vào năm 1965 và sau đó được xuất hiện tại rạp Liên Xô với tên "Добрый дракон". Năm 1966, ông chuyển thể bộ phim Nổi gió từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam làm về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam và đã đem về cho ông giải Bông sen vàng đầu tiên tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1970.[6][7] Tuy nhiên, bộ phim đã từng thay vai nam chính khi đã quay được hơn 400 mét phim vì đạo diễn Huy Thành cảm thấy không hài lòng. Cuối cùng, vai này được giao cho Nghệ sĩ nhân dân Thế Anh và trở thành tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của ông.[8][9][10]
Năm 1970, bộ phim đầu tiên Huy Thành đạo diễn độc lập ra mắt với tên Mùa than. Bộ phim do chính ông viết kịch bản về cuộc sống ở những mỏ than nguy hiểm trong thời chiến tranh. Ông bắt đầu viết kịch bản từ năm 1966 và hoàn thành nó trong trại sáng tác truyện phim năm 1968 của Xưởng Phim truyện Việt Nam.[11] Năm 1975, ông tiếp tục thực hiện bộ phim Vùng trời với sự hỗ trợ lớn từ Quân chủng Phòng không – Không quân, nhiều cảnh phim ấn tượng được thực hiện bằng cách gắn máy quay lên máy bay. Năm 1977, ông chuyển công tác vào miền Nam, bắt đầu làm việc tại Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, sự nghiệp điện ảnh của ông ghi lại dấu ấn rõ nét với hàng loạt bộ phim như Về nơi gió cát, Xa và gần, Phía sau cuộc chiến.[12]
Từ những năm 2000, ông tập trung vào nhiều công việc khác liên quan đến điện ảnh hơn là trực tiếp đạo diễn một bộ phim. Số ít trong đó là Người học trò đất Gia Định xưa từng được công chiếu tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 14 năm 2004.[13] Tuy nhiên, bộ phim từng bị lùi ngày quay trong thời gian khá dài vì đoàn làm phim gặp tai nạn khiến diễn viên Công Ninh bị thương ở mặt, hai nhân viên bị chấn thương nặng, máy móc thiết bị vỡ nát.[14] Bộ phim có kinh phí lên đến 1,2 tỷ đồng này vốn được đầu tư để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn nhưng lại bị "xếp kho" một thời gian khá dài vì không có đầu ra.[15][16]
Hội Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Huy Thành đảm nhiệm Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (nay là Phó chủ tịch) khóa 3 từ năm 1986 cho đến năm 1995.[17] Năm 2000, ông trở thành Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và giữ vai trò này trong suốt 10 năm cho đến 2010.[18] Bên cạnh công việc làm phim, ông còn là giám khảo cho các lễ trao giải, cuộc thi liên quan đến điện ảnh như Giải Cánh diều,[19][20] cuộc thi tuyển chọn diễn viên triển vọng.[21] Năm 2012, ông trở thành một thành viên trong Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" tại Việt Nam.[22]
Ngày 22 tháng 5 năm 2018, trong chuyến sang Pháp thăm con gái, đạo diễn Huy Thành đột ngột qua đời, thọ 90 tuổi.[23][24]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai trò | (Đồng) Biên kịch | (Đồng) Đạo diễn | Chú | Nguồn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Biên kịch | Đạo diễn | Biên tập | ||||||
1965 | Làng nổi | Có | Có | Không | Trần Vũ | [a] | [5][25] | |
1966 | Nổi gió | Có | Có | Không | Đào Hồng Cẩm | [26][27] | ||
1970 | Mùa than | Có | Có | Không | [28][29] | |||
1972 | Người đôi bờ | Có | Có | Không | Vũ Lê Mai | [30][31] | ||
1975 | Vùng trời | Có | Có | Không | Trần Kim Thành | [32][33] | ||
1977 | Chị Nhàn | Không | Có | Không | Đào Hồng Cẩm | [b] | [34][35] | |
Địa chỉ để lại | Có | Không | Không | Mai Lộc | Mai Lộc | [36][37] | ||
Phía Bắc thủ đô | Có | Có | Không | Trần Kim Thành | [38][39] | |||
1979 | Như thế là tội ác | Có | Có | Không | Thiếu Linh, Ngọc Linh | [c] | [40][41] | |
1980 | Lê Thị Hồng Gấm | Có | Có | Không | Võ Trần Nhã, Lê Văn Duy | [42][43] | ||
Cư xá màu xanh | Không | Có | Không | Thanh Giang | [28][44] | |||
1981 | Về nơi gió cát | Có | Có | Không | [45][46] | |||
1984 | Xa và gần | Có | Có | Không | Nguyễn Mạnh Tuấn | [47][48] | ||
1985 | Lối rẽ trái trên đường mòn | Không | Có | Không | [49][50] | |||
Cho đến bao giờ | Không | Có | Không | Nguyễn Quang Sáng | [d] | [51][52] | ||
1985 | Campuchia không quên | Không | Có | Không | Văn Thảo Nguyên | [e] | [53] | |
1986 | Đất lạ | Có | Có | Không | [54] | |||
1987 | Thành phố có người | Có | Có | Không | Bùi Cát Vũ | [55][56] | ||
1988 | Về đời | Không | Có | Không | Chu Lai | [28][57] | ||
1989 | Bóng đen trên mái nhà | Không | Có | Không | Lê Điệp | [58] | ||
1990 | Phía sau cuộc chiến | Có | Có | Không | [59][60] | |||
1992 | Vua lửa | Không | Có | Không | Văn Lê | [61][62] | ||
Yểu điệu thục nữ | Có | Có | Không | [f] | [63][64] | |||
1992 | Hai nửa yêu thương | Không | Có | Không |
|
[g] | [65][66] | |
1992 | Tượng nhà mồ | Có | Không | Không | Văn Lê | [e] | [67] | |
1994 | Vườn đào năm ấy | Không | Có | Không | Trầm Hương, Trần Vịnh | Trần Vịnh | [68] | |
1995 | Chân trời nơi ấy | Có | Có | Có | Dạ Ngân | Trần Vịnh | [g] | [69][70] |
1996 | Tổ quốc tiếng gà trưa | Không | Có | Không | Nguyễn Quang Sáng | [71][72] | ||
2002 | Cây huê xà | Không | Không | Có | Phạm Thùy Nhân | Xuân Cường | [h][g] | [73] |
2003 | Người học trò đất Gia Định xưa | Không | Có | Không | Nhất Mai | [74][75] | ||
2003 | Hoa và nước mắt | Không | Không | Có | Lê Thị Minh Nghĩa | Võ Việt Hùng | [g] | [76] |
2004 | Câu chuyện trầu cau | Không | Không | Có | Tô Hoàng | [g][i] | [77] | |
2009 | Đường đua | Có | Không | Không | Nguyễn Trọng Hải | [78][79] | ||
Tây Sơn hào kiệt | Có | Không | Không | Cao Đức Trường, Phạm Thùy Nhân | Lý Huỳnh, Phượng Hoàng, Lý Hùng | [80] |
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Nghệ sĩ ưu tú (1984).[82]
- Nghệ sĩ nhân dân (1993).[83]
Giải thưởng và đề cử
[sửa | sửa mã nguồn]Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Vợ ông là bà Bích Vân, họ có hai cô con gái là Sao Kim và Sao Mai.[99] Vì ảnh hưởng của cha mà Sao Mai đã bắt đầu đóng phim từ khi còn nhỏ, bộ phim đầu tiên của cô chính là Về nơi gió cát do Huy Thành đạo diễn.[100][31]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Huy Nguyên (26 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Huy Thành đã về nơi gió cát”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hà Thu (25 tháng 5 năm 2018). “Nghệ sĩ Nhân dân Huy Thành qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ Khánh Hạ (25 tháng 5 năm 2018). “NSND, đạo diễn Huy Thành đột ngột qua đời tại Pháp”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ân Nguyễn (25 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Huy Thành hơn nửa thế kỷ cống hiến cho điện ảnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 223.
- ^ “Những bộ phim nổi tiếng về ngày 30/4 không thể bỏ qua”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 30 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Lộc Liên (29 tháng 4 năm 2019). “Tiết lộ điều ít biết về phim lấy bối cảnh chiến tranh miền Nam Việt Nam đầu tiên”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ngọc An (26 tháng 5 năm 2018). “Nhớ người 'nổi gió'”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Uông Thái Biểu (21 tháng 3 năm 2013). “NSND Thế Anh: Trong tôi vẫn tràn trề năng lượng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Việt Văn (30 tháng 9 năm 2019). “Chia tay trung úy Phương của "Nổi gió"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 255.
- ^ Huy Nguyên (26 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Huy Thành đã về nơi gió cát”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nguyễn Chương (5 tháng 11 năm 2004). “Tìm sự hòa hợp giữa người làm phim và khán giả?”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Đoàn làm phim "Người học trò đất Gia Định xưa" gặp nạn”. VnExpress. 29 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nhóm phóng viên (15 tháng 8 năm 2004). “Bài 1: Con đường nào để tồn tại”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nhóm phóng viên (15 tháng 8 năm 2004). “Bài 2: Trước áp lực cạnh tranh của hãng phim tư nhân”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), tr. 389.
- ^ “Đại hội Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh lần thứ V”. Báo Nhân Dân. 25 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Minh Nhật (6 tháng 3 năm 2008). “Bí ẩn Cánh diều vàng 2007”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hồng Minh (27 tháng 2 năm 2008). “Giải Cánh diều vàng 2007: Hứa hẹn những đổi mới”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh và truyền hình 2004: 90% tiểu phẩm có cảnh khóc lóc!”. Người Lao Động. 3 tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân , Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 7”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Mi Lan (25 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn, NSND Huy Thành đột ngột qua đời ở Pháp”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Việt Lam (25 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn, NSND Huy Thành qua đời ở tuổi 90”. Báo Quân đội nhân dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 413.
- ^ Fu & Yip (2019), tr. 16.
- ^ Đoàn Tuấn (2 tháng 10 năm 2019). “Người xuất sắc trên cả màn ảnh và sân khấu”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b c d Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 173.
- ^ Trần Luân Kim (27 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn - NSND Huy Thành: Người tiên phong thắp lửa”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 234.
- ^ a b Thanh Hằng (13 tháng 11 năm 2010). “Đạo diễn, NSND Huy Thành: Khát vọng điện ảnh luôn ở phía trước”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 67.
- ^ Hải Châu (29 tháng 9 năm 2010). “Vùng trời xanh thẳm”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hồng Lực (2000), tr. 104.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 389.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 165.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 172.
- ^ Vũ Khiêu, Bằng Việt & Nguyễn Vinh Phúc (2005), tr. 255.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 887.
- ^ Mai Thúc Luân (2001), tr. 151.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 231.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 172 & 427.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 834.
- ^ Cát Vũ (28 tháng 4 năm 2009). “Đôi mắt người nghệ sĩ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 666.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 194.
- ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 18.
- ^ Hồng Lực (2000), tr. 74.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 41 & 362.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 835.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 270.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 755.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 238.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 102.
- ^ Hồng Lực (2000), tr. 31.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 368.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 935.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 738.
- ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 86.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 254.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 131 & 240.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 942.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 19 & 175.
- ^ Bích Hương (28 tháng 3 năm 2007). “Chánh Tín làm phim kinh dị "thủ công"”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 66.
- ^ Hồ Sĩ Vịnh & Huỳnh Khái Vinh (1994), tr. 280.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 869.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 945.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 554.
- ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 218.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 295.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 410.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 551–552.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 393.
- ^ Cát Vũ (6 tháng 9 năm 2003). “Nghệ sĩ Nguyễn Công Ninh: Hai năm khắc khoải với cụ Đồ Chiểu”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 653.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 740–741.
- ^ Lê Thúy Hằng (8 tháng 3 năm 2022). “NSƯT Nguyễn Trọng Hải: " Bão ngầm" khiến tôi bị "thôi miên"”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Người học trò trên đất Gia Định xưa: xem, và tiếc...”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 7 tháng 9 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022 – qua Tuổi Trẻ Online.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 900.
- ^ U.Ly (14 tháng 2 năm 2007). “5 giải thưởng Hồ Chí Minh và 158 giải thưởng nhà nước”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Đỗ Văn Trụ & Phạm Vũ Dũng (2003), tr. 80.
- ^ Ngọc Diệp (31 tháng 5 năm 2018). “Hôm nay, lễ hỏa táng đạo diễn Huy Thành diễn ra ở Paris”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nguyễn Lan Phương (2014), tr. 68.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 876.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 638.
- ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 15.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 222.
- ^ Liên hiệp các nhà quay phim Liên Xô (1983), tr. 106–107.
- ^ Trần Mạnh Thường (2008), tr. 1597.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 810.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 918.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 652.
- ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 125.
- ^ Thu Hương (13 tháng 3 năm 2003). “'Lưới trời' đoạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh VN”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
- ^ Nguyễn Chương (13 tháng 3 năm 2004). “Cánh diều nào sẽ bay lên ?”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
- ^ Từ Nguyên Trực (28 tháng 10 năm 2004). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14: Những dấu ấn mới của phim truyện nhựa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
- ^ Mai Thúy (13 tháng 12 năm 2009). “'Đừng đốt' đoạt Bông sen vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
- ^ Minh Tú (10 tháng 6 năm 2018). “Nhiều nghệ sĩ khóc vĩnh biệt đạo diễn – NSND Huy Thành”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 807.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005). Nguyễn Quý (biên tập). Lịch sử biên niên công tác tư tưởng-văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 607271298.
- Đỗ Văn Trụ; Phạm Vũ Dũng (2003). Niên giám danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. OCLC 762193446.
- Fu, Poshek; Yip, Man-Fung (ngày 28 tháng 11 năm 2019). The Cold War and Asian Cinemas (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 9780429757297.
- Liên hiệp các nhà quay phim Liên Xô, Союза работников кинематографии СССР (1983). “XIII Междунар кинофестивалю в Москве” [Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ XIII]. Искусство кино (bằng tiếng Nga). 12. ISSN 0130-6405. OCLC 48062042.
- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Hồ Sĩ Vịnh; Huỳnh Khái Vinh (1994). Văn hóa Việt Nam, một chặng đường : thành tựu, thách thức, triển vọng. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. OCLC 33013429.
- Hội điện ảnh Hà Nội (2000). Nhà điện ảnh Hà Nội. Hà Nội: Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. OCLC 605255501.
- Hồng Lực (2000). Tổ quốc và điện ảnh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. OCLC 46322550.
- Mai Thúc Luân (2001). Mùa xuân của một ngành nghệ thuật. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. OCLC 605314826.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Ngô Phương Lan (1998). Đồng hành với màn ảnh: tiểu luận, phê bình điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 606352645.
- Nguyễn Lan Phương (2014). “Nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm với Khối di cảo đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III”. Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước. 7–12. OCLC 945640332.
- Nguyễn Thụ (1984). Phim truyện Việt Nam: suy nghĩ và thực tiễn, phê bình và tiểu luận. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. OCLC 64010304.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
- Phan Bích Hà (2003). Hiện thực thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 62394229.
- Trần Mạnh Thường (2008). Các tác giả văn chương Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 1083369959.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010a). Điện ảnh Việt Nam, Tập 1: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800201. OCLC 1023455622.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010b). Điện ảnh Việt Nam, Tập 2: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam 10 năm sau kháng chiến chống Mỹ (1976-1985). Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800218. OCLC 1023445810.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010d). Điện ảnh Việt Nam, Tập 4: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh phim truyện truyền hình và phim truyện video Việt Nam. Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800232. OCLC 1023454982.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
- Vũ Khiêu; Bằng Việt; Nguyễn Vinh Phúc (2005). Hình ảnh người Hà Nội trong văn học-nghệ thuật cận và hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. OCLC 952004349.