Bước tới nội dung

Thanh Giang (nhà văn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thanh Giang (1930 - 2015) có tên đầy đủ là Lê Mai Sơn là nhà văn, nhà báo người Việt Nam.

Thanh Giang
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Mai Sơn
Ngày sinh
(1930-11-13)13 tháng 11, 1930
Nơi sinh
Bến Tre, Liên bang Đông Dương
Quê hương
Tân Thành Bình, Mỏ Cày, Bến Tre
Mất
Ngày mất
16 tháng 12, 2015(2015-12-16) (85 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhà văn
Gia đình
Con cái
Lê Thanh Sơn
Sự nghiệp văn học
Bút danh
  • Thanh Giang
  • Mai Sơn
Năm hoạt động1962 - 2010
Trường phái
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Kịch bản điện ảnh

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Giang có tên đầy đủ là Lê Mai Sơn, sinh ngày 13 tháng 11 năm 1930 tại Mỏ Cày, Bến Tre.[1] Mất ngày 16 tháng 12 năm 2015 vì tuổi già tại Thành phố Hồ Chí Minh và được an táng tại quê nhà.[2] Người con thứ hai của ông là đạo diễn điện ảnh Lê Thanh Sơn.[3]

Lê Mai Sơn tham gia các hoạt động cách mạng tại địa phương từ khi còn thiếu niên[1] và được tập kết ra Bắc vào năm 1954.[1] Ông nhập ngũ, làm binh sĩ của Sư đoàn 330 đóng quân ở Thanh Hóa.[4] Cùng với nhà thơ Thu Bồn, ông được theo học các lớp tuyên huấn và sáng tác văn học do Sư đoàn và Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức.[1][5] Tháng 12 năm 1961,[5] Lê Mai Sơn trở về miền Nam với chức vụ trợ lý văn nghệ thuộc Cục Chính trị Quân giải phóng miền (B2) ông tham gia quản lý, lãnh đạo và xuất bản tờ tạp chí "Văn nghệ Quân Giải phóng" với bút danh Thanh Giang.[6][1] Tháng 8 năm 1962, ông cùng Võ Trần Nhã, Minh Khoa là những người đã phát hành số đầu tiên của tạp chí.[7][5]

Sau năm 1975, Thanh Giang về công tác ở Văn nghệ Quân khu VII,[4] sau đó chuyển sang làm Trưởng phòng biên tập Xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu,[4][2] rồi về phụ trách công tác bồi dưỡng sáng tác văn học Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Ông từng là Trưởng trại Bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá II, III.[2]

Ấn bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập truyện ngắn và ký[8][9]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đánh trong lòng địch - 1967 - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Giữa lòng thành phố - 1975 - Nhà xuất bản Việt Nam Giải Phóng
  • Ước mơ tuổi trẻ - 1974 và các lần tái bản: 1975, 1978, 1985 - Nhà xuất bản Kim Đồng
  • Bông súng đỏ - 1985 và các lần tái bản 1986,1995 - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng
  • Cô biệt động - 1988 - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chim Bạch yến - 1997 - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Chiến sĩ Mậu Thân - 1998 - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Những người ở lại - 2000 - Nhà xuất bản Công an nhân dân
  • Người đi tìm ngọn đuốc thiêng - 2000 - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Rừng hát - 2005
  • Lung linh hình bóng - 2009

Tiểu thuyết[8]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vùng tranh chấp - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - 1982
  • Dòng sông nước mắt - Nhà xuất bản Tác phẩm mới - 1989.
  • Trăng lên vườn Bồ Đề - Nhà xuất bản Công an nhân dân - 1995
  • Khúc chuông chùa - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - 2001
  • Khúc Hát Về Một Dòng Sông (in chung với Nguyễn Thành Vân) - 1971 - Nhà xuất bản Việt Nam Giải Phóng
  • Âm điệu bờ tre - 1995 - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Kịch bản điện ảnh[8]

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Tác phẩm thể loại Chú thích Nguồn
1965 Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu Cô em gái thơ [8]
1984 Giải tạp chí Văn nghệ Quân đội Bụi tầm vông truyện ngắn
1997 Giải báo văn nghệ (HNVVN) Bên hồ sen bút ký
1998 Giải của sở VHTT & Hội Điện ảnh TPHCM Khúc chuông chùa kịch bản phim Giải Tư
2001 Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Lửa hương rừng dừa Giải B
2002 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Khúc chuông chùa
2004 Giải tạp chí Văn nghệ Quân đội Đêm Gò tháp bút ký
2010 Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre lần thứ nhất [9]
báo Sài Gòn Giải Phóng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Hoàng Đình Quang (20 tháng 12 năm 2015). “Nhà văn Thanh Giang - Nhiệt huyết và thư thái”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ a b c danny (18 tháng 12 năm 2015). “Vĩnh biệt nhà văn Thanh Giang”. Tôn Vinh Văn Hóa Đọc. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Cát Vũ (12 tháng 9 năm 2018). “Sơn 'ổi' nay đã chín”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ a b c Thái Dương (1 tháng 5 năm 2008). “Người ở rừng về”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ a b c vannghequandoi.com.vn. “Những nhà văn "đi B" từ ngôi nhà số 4”. vannghequandoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (20 tháng 3 năm 2016). “Nhớ nhà văn Thanh Giang: Một tấm lòng và trang văn đáng quý”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Học, Sài Gòn Văn (21 tháng 10 năm 2019). “Nhà văn Thanh Giang của quê hương đồng khởi”. Văn Học Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ a b c d e “Thanh Giang”. Văn chương Việt.
  9. ^ a b Nguyễn Tý (25 tháng 4 năm 2015). “Nhà văn Thanh Giang nhớ ngày tiến về Sài Gòn”. Báo Pháp Luật Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024.