Bước tới nội dung

Hệ số Elo bóng đá thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ số Elo bóng đá thế giới (Elo được phát âm E-L-O dù không phải là thuyết ban đầu) là hệ thống xếp hạng cho các đội tuyển quốc gia nam trong môn bóng đá. Phương pháp dùng để xếp hạng dựa trên công thức Hệ số Elo nhưng được sửa đổi để đem vào công thức tính nhiều đặc điểm đặc trưng của bóng đá. Elo không nên bị nhầm lẫn với bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA thông dụng hơn vì đây là hệ thống do Liên đoàn bóng đá thế giới sử dụng để xếp hạng cho các đội tuyển nam.

Việc xếp hạng đem vào tất cả các trận đấu quốc tế cấp độ "A" mà có kết quả. Có 30 trận của đội trước đối thủ được tính. Các đội có dưới 30 trận sẽ được xếp hạng tạm thời.

Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA dùng bản đơn giản hoá của công thức Elo. Tuy nhiên, cũng có dùng công thức không Elo.

Bảng xếp hạng hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
World Football Elo Ratings tính đến 30 tháng 11 năm 2022.[1]
20 đội dẫn đầu tính đến 30 tháng 11 năm 2022[1]
Hạng Thay đổi Đội tuyển Điểm
1 Giữ nguyên  Brasil 2195
2 Tăng 1  Argentina 2118
3 Tăng 2  Tây Ban Nha 2056
4 Tăng 8  Hà Lan 2047
5 Tăng 3  Bồ Đào Nha 2044
6 Giảm 4  Pháp 1993
7 Giữ nguyên  Ý 1974
8 Giảm 2  Anh 1969
9 Giảm 5  Bỉ 1948
10 Tăng 4  Croatia 1945
11 Giảm 2  Đức 1931
12 Tăng 1  Colombia 1919
13 Giảm 2  Thụy Sĩ 1901
14 Tăng 3  Uruguay 1890
15 Giảm 5  Đan Mạch 1883
16 Tăng 2  Serbia 1862
17 Tăng 24  Maroc 1851
17 Tăng 5  Perú 1851
19 Giảm 3  Ecuador 1842
20 Giảm 6  Hoa Kỳ 1840
*Thay đổi so với một năm trước
Bảng xếp hạng đầy đủ tại
Complete rankings at https://www.eloratings.net/

Top 10 từ 1970

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các đội tuyển có điểm Elo trung bình cao nhất từ 1/1/1970 đến 1/4/1970. Xem thêm các đội mạnh nhất theo hệ số Elo để thêm nhiều thông tin hơn.

Xếp hạng Quốc gia Điểm Elo trung bình
1  Brasil 2013.0
2  Đức[2] 1980.7
3  Hà Lan 1927.5
4  Anh 1921.9
5  Ý 1921.3
6  Tây Ban Nha 1911.8
7  Argentina 1907.3
8  Pháp 1882.9
9  Nga[3] 1849.7
10  Cộng hòa Séc[4] 1829.6
11  Bồ Đào Nha 1819.9
12  Serbia[5] 1814.0
13  Thụy Điển 1798.3
14  România 1779.9
15  México 1777.9
16  Uruguay 1775.8
17  Ba Lan 1769.8
Xếp hạng Quốc gia Điểm Elo trung bình
18  Bỉ 1765.3
19  Đan Mạch 1756.5
20  Scotland 1737.4
21  Paraguay 1725.5
22  Chile 1724.5
23  Cộng hòa Ireland 1720.4
24  Bulgaria 1704.1
25  Úc 1700.9
26  Colombia 1692.7
27  Thụy Sĩ 1689.9
28  Áo 1689.1
29  Hungary 1683.9
30  Iran 1676.7
31  Hàn Quốc 1667.0
32  Hy Lạp 1657.0
33  Nigeria 1655.0
34  Ai Cập 1654.5
Xếp hạng Quốc gia Điểm Elo trung bình
35  Wales 1652.6
36  Perú 1646.9
37  Israel 1643.5
38  Maroc 1641.7
39  Bờ Biển Ngà 1641.5
40  Cameroon 1637.1
41  Thổ Nhĩ Kỳ 1636.6
42  Na Uy 1636.2
43  Ghana 1614.8
44  Hoa Kỳ 1611.2
45  Bắc Ireland 1603.5
 Costa Rica 1603.5
47  Tunisia 1602.0
48  Nhật Bản 1596.0
49  Iraq 1593.7
50  Ecuador 1590.0
51  Algérie 1573.3

Danh sách các đội dẫn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các quốc gia đạt được vị trí số một trên bảng xếp hạng trong vòng 6 năm trở lại:

Bảng xếp hạng tính theo số ngày dẫn đầu từ 1/1/1990

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Số ngày Ngày dẫn đầu cuối cùng
 Brasil 3,582 8 tháng 7 năm 2014
 Đức 1,951 Hiện tại
 Tây Ban Nha 1,523 12 tháng 10 năm 2013
 Pháp 1,443 10 tháng 7 năm 2007
 Argentina 570 14 tháng 7 năm 2007
 Hà Lan 354 4 tháng 7 năm 2014
 Ý 43 15 tháng 8 năm 2006
 Cộng hòa Séc 8 7 tháng 6 năm 2005

Điểm số cao nhất mọi thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các đội tuyển được xếp hạng theo điểm số Elo cao nhất từng đạt được.

Các trận đấu có hệ số cao nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách 10 trận có tổng hệ số Elo cao nhất (điểm số của đội bóng là trước khi trận đấu diễn ra).

Xếp hạng Tổng điểm Đội 1 Elo 1 Đội 2 Elo 2 Tỉ số Ngày ra Hình thức Địa điểm
1 4211 Hà Lan 2100 Tây Ban Nha 2111 0: 1 11 tháng 7 năm 2010 World Cup F Cộng hòa Nam Phi Johannesburg
2 4161 Tây Đức 1995 Hungary 2166 3: 2 4 tháng 7 năm 1954 World Cup F Thụy Sĩ Bern
3 4158 Hà Lan 2050 Pháp 2108 2: 1 2 tháng 7 năm 2010 World Cup QF Cộng hòa Nam Phi Port Elizabeth
4 4150 Brasil 2061 Hà Lan 2089 0: 0 4 tháng 6 năm 2011 Giao hữu Brasil Goiania
5 4148 Tây Đức 2068 Cờ Pháp Pháp 2080 0: 1 16 tháng 6 năm 1973 Giao hữu Tây Đức Berlin
6 4129 Tây Ban Nha 2085 Đức 2044 1: 0 7 tháng 7 năm 2010 World Cup SF Cộng hòa Nam Phi Durban
7 4119 Brasil 2050 Tây Đức 2069 1: 0 21 tháng 3 năm 1982 Giao hữu Brasil Rio de Janeiro
8 4118 Hungary 2108 Pháp 2010 4: 2 27 tháng6, 1954 World Cup QF Thụy Sĩ Bern
9 4116 Hungary 2141 Uruguay 1975 4: 2 30 tháng 6 năm 1954 World Cup SF Thụy Sĩ Lausanne
10 4113 Tây Đức 2079 Hà Lan 2034 2: 1 7 tháng 7 năm 1974 World Cup F Tây Đức Munich

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống này, được phát triển bởi nhà toán học người Mỹ gốc Hungary Tiến sĩ Arpad Elo, được dùng bởi FIDE (Fédération Internationale des Échecs - Liên đoàn cờ quốc tế) để xếp hạng người chơi cờ vua và bởi Liên đoàn cờ vây châu Âu (European Go Federation) để xếp hạng người chơi cờ vây. Năm 1997 Bob Runyan tra hệ số Elo vào bóng đá và đăng kết quả lên Internet. Ông cũng là quản trị viên của trang web Hệ số Elo bóng đá thế giới.

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ số Elo được đem vào môn bóng đá bằng cách thêm vào trọng số cho loại trận, một điều chỉnh cho lợi thế sân nhà, và một điều chỉnh cho số bàn thắng cách biệt trong mỗi trận đấu.

Những nhân tố thêm vào khi tính điểm số mới cho một đội bóng là:

  • Điểm số cũ của đội
  • Trọng số của giải đấu (hay là độ quan trọng của giải)
  • Cách biệt bàn thắng trong trận
  • Kết quả trận đấu
  • Kết quả theo dự đoán

Độ quan trọng của từng giải đấu xếp theo thứ tự giảm dần là:

  • Vòng chung kết World Cup
  • Vòng chung kết các giải cấp châu lục và các giải liên lục địa
  • Vòng loại World Cup và vòng loại giải cấp châu lục
  • Các giải đấu khác
  • Giao hữu

Một khác biệt ở đây là FIFA xếp Confederations Cup ở hạng ba còn hệ số Elo xếp nó đồng hạng hai (đặt vòng loại World Cup và vòng loại các giải châu lục riêng như FIFA thực hiện).

Việc xếp hạng tính kết quả tất cả các trận đấu quốc tế cấp độ "A". Có 30 trận của đội trước đối thủ được tính. Các đội có dưới 30 trận sẽ được xếp hạng tạm thời. Dữ liệu trận đấu chủ yếu từ trang web International Football 1872 - Present.

Nguyên tắc tính toán cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc cơ bản sau hệ số Elo là chỉ ở dạng đơn giản nhất, tương tự của một giải đấu, trái với bảng xếp hạng FIFA hoạt động hiệu quả như là một bảng xếp hạng thông thường, nhưng với các trọng lượng cho các nhân tố khác, hệ số Elo có một công thức riêng mà có cả các nhân tố kể trên. Không có sự thăng tiến khởi đầu như trong bảng xếp hạng FIFA khi các đội ngay lập tức nhận điểm cho kết quả, chỉ có một cách tính trong hệ số Elo.

Điểm số được tính bằng công thức sau:

hay

Trong đó:

= Điểm số mới
= Điểm số cũ
= Chỉ số trọng lượng về giải đấu
= Chỉ số về số bàn thắng
= Kết quả trận đấu
= Kết quả dự đoán
= Điểm thay đổi

Cấp bậc trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc của trận đấu được hợp nhất bằng việc dùng một hằng số trọng lượng. Trọng lượng là một hằng số về "trọng lượng" hay độ quan trọng của trận đấu, bằng việc xác định trận đấu thuộc giải nào. Chúng như sau:

Loại giải đấu hay trận Chỉ số (K)
Vòng chung kết World Cup 60
Vòng chung kết các giải cấp châu lục và các giải liên lục địa 50
Vòng loại World Cup, vòng loại giải cấp châu lục và các giải lớn 40
Các giải đấu khác 30
Giao hữu 20

Số bàn thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Số bàn thắng được đem vào bằng cách dùng chỉ số cách biệt bàn thắng. G tăng 1.5 lần nếu chiến thắng với cách biệt 1 hoặc 2 bàn, còn nếu trận đấu với cách biệt 3 bàn trở lên thì chỉ số nhận được bởi công thức bên dưới:

Nếu cách biệt 0 hoặc 1 bàn:

Nếu cách biệt 2 bàn:

Nếu cách biệt 3 bàn trở lên:

  • Trong đó N là số bàn thắng

Bảng ví dụ:

Cách biệt bàn thắng Hệ số của K (G) cách biệt
0 1
+1 1
+2 1.5
+3 1.75
+4 1.875
+5 2
+6 2.125
+7 2.25
+8 2.375
+9 2.5
+10 2.625

Kết quả trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

W là kết quả của trận đấu (1 cho trận thắng, 0.5 cho trận hoà và 0 cho trận thua).

Kết quả theo dự đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

We là kết quả theo dự đoán (thắng với hoà đều cho 0.5) từ công thức sau:

trong đó dr bằng chênh lệch xếp hạng cộng cho 100 điểm cho đội thi đấu trên sân nhà. Vậy dr của 0 cho 0.5, 120 cho 0.666 cho đội xếp hạng cao hơn và 0.334 cho đội thấp hơn và 800 cho đội xếp hạng cao hơn 0.99 còn đội thấp cho 0.01.

Những ví dụ sau cũng dùng với bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA để công bằng trong việc so sánh. Những ví dụ thực tế sẽ giúp làm rõ cách tính điểm. Trong ví dụ này giả sử có 3 đội với sức mạnh khác nhau tham gia một giải đấu trên sân trung lập.

Trước giải 3 đội có tổng điểm như sau:

Đội Điểm
A 630
B 500
C 480

Như ta thấy, đội A có vị trí xếp hạng cao nhất trong cả ba đội. Bảng sau cho biết sự phân chia điểm dựa theo ba kết quả có thể xảy ra của trận đấu giữa đội mạnh hơn A và đội yếu hơn B:

Ví dụ 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội A gặp đội B (A mạnh hơn B)

Đội A Đội B Đội A Đội B Đội A Đội B
Kết quả 3: 1 1: 3 2: 2
20 20 20 20 20 20
1.5 1.5 1.5 1.5 1 1
1 0 0 1 0.5 0.5
0.679 0.321 0.679 0.321 0.679 0.321
Tổng (P) +9.63 -9.63 -20.37 +20.37 -3.58 +3.58

Ví dụ 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội B gặp đội C (hai đội cùng trình độ)

Khi cách biệt về trình độ giữa hai đội ít thì sẽ cách biệt nhiều về điểm. Bảng sau cho ta thấy điểm được chia như thế nào khi có cùng kết quả như trên nhưng với hai đội có thứ hạng xấp xỉ bằng nhau, B và C, thi đấu:

Đội B Đội C Đội B Đội C Đội B Đội C
Kết quả 3: 1 1: 3 2: 2
20 20 20 20 20 20
1.5 1.5 1.5 1.5 1 1
1 0 0 1 0.5 0.5
0.529 0.471 0.529 0.471 0.529 0.471
Tổng (P) +14.13 -14.13 -15.87 +15.87 -0.58 +0.58

Ghi chú đội B bị trừ nhiều điểm hơn khi thua đội C hơn là thua đội A.

  1. ^ a b c d Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Bao gồm cả thành tích của Tây Đức (1949-1990)
  3. ^ Bao gồm cả thành tích của Liên Xô
  4. ^ Bao gồm cả thành tích của Tiệp Khắc
  5. ^ Bao gồm cả thành tích của Nam TưSerbia và Montenegro

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]