Bước tới nội dung

Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
日本映画批評家大賞
Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản
Trao choTác phẩm, Đạo diễn, Kịch bản, Diễn viên, Nhân viên
NgàyTháng 5 hằng năm
Địa điểmNhà hát Thủ đô Tokyo
Quốc gia Nhật Bản
Được trao bởiTổ chức giải thưởng phê bình phim Nhật Bản
Lần đầu tiênNăm 1992(năm tài chính 1991)
Lần gần nhấtNăm 2023(năm tài chính 2022)
Đương kimTác phẩm hay nhất
"BL Metamorphosis"
Tác phẩm hoạt hình đoạt giải
The Tunnel to Summer, the Exit of Goodbyes
Trang chủhttp://jmcao.org/

Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản (日本映画批評家大賞 Nihon Eiga Hihyōka Taishō?, Anh ngữ: Japan Movie Critics Award) là một giải thưởng điện ảnh của Nhật Bản, được tổ chức bởi Tổ chức Giải thưởng phê bình phim Nhật Bản.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim New York, của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles và của Hiệp hội phê bình phim quốc gia, Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản là một giải thưởng điện ảnh mà trong đó, chỉ có các nhà phê bình phim đóng vai trò uỷ ban hội đồng tuyển chọn với mục tiêu nhằm khuyến khích ngành công nghiệp điện ảnh.[1]

Giải thưởng được sáng lập bởi Mizuno Haruo (ja水野 晴郎), nhờ có đề xuất tích cực từ các nhà phê bình phim hàng đầu lúc đó, chẳng hạn như Yodogawa Nagaharu (ja淀川 長治), Komori Kazuko (ja小森 和子).[1][2] Sau khi Mizuno Haruo tạ thế, "Giải thưởng vinh quang vàng", giải thưởng dành cho dành cho những người có thành tích lớn trong thế giới điện ảnh và sân khấu, đã được đặt cho một phụ danh là "Giải thưởng Mizuno Haruo". Ngoài ra còn có "Giải thưởng kim cương" cũng được đặt phụ danh "Giải thưởng Yodogawa Nagaharu".

Nishida Kazuaki (ja西田 和昭), người từng là đạo diễn đại diện tại lần trao giải thứ 26 (2016) được tổ chức vào năm 2017, đã rời khỏi hoạt động quản lý. Năm thứ 27 (2017), sau khi hệ thống quản lý được đổi mới, lễ trao giải đã bị hủy bỏ do chỉ có một địa điểm nhỏ được sử dụng để tổ chức lễ trao giải (một chiếc cúp được trao cho mỗi người giành giải).[3][4] Giải thưởng đã phải đối mặt trước nguy cơ bị huỷ bỏ[5], nhưng trang web chính thức của giải đã được làm mới vào ngày 14 tháng 5 năm 2018 kéo theo đó là sự kiện giải thưởng lần thứ 28 (2018) được công bố.[6] Ngoài ra, chương trình trao giải lần thứ 29 (2019) cũng đã hủy bỏ lễ trao giải vì lý do ngăn ngừa lây nhiễm virus corona mới, và chỉ có cúp cùng chứng nhận giải thưởng được gửi qua đường bưu điện.

Phương châm trao giải là "một giải thưởng độc nhất do các nhà phê bình phim bình chọn chỉ bằng con mắt của những nhà phê bình"[2]. Do đó, so với các giải thưởng điện ảnh khác tại Nhật Bản, quốc gia có nhiều loại giải thưởng, tác phẩm đoạt giải và người đoạt giải khác nhau và đa dạng, nó có một xu hướng riêng và nhận được sự ủng hộ nhất định từ người hâm mộ điện ảnh.[2]

Qua mỗi năm tài chính, giải thưởng được công bố vào cuối tháng 3 khi kết thúc năm tài chính và lễ trao giải sẽ được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 5. Giải thưởng lần thứ 28 được công bố vào tháng 5 và lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng.

Các nhà đoạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

1991 (Giải phê bình điện ảnh Nhật Bản lần đầu tiên)

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “『舟を編む』松田龍平が主演男優賞!-第23回日本映画批評家大賞授賞式”. シネマトゥデイ. 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b c “「日本映画批評家大賞」アニメ部門は、作品賞:映画『聲の形』、監督賞:新海誠、声優賞に野沢雅子!”. おたぽる. ユニベルシテ株式会社. 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “故水野晴郎氏ら設立「日本映画批評家大賞」謎の中止 運営の体制変わり、空中分解状態”. zakzak. 18 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ “木村拓哉もア然!授賞式はないがトロフィーはある「日本映画批評家大賞」の怪”. 週刊女性. 22 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ “「無限の住人」で"キムタク"主演男優賞も幻に......日本映画批評家大賞中止のお粗末”. デイリー新潮. 20 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ “ホームページをリニューアルしました。”. 日本映画批評家大賞. 14 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]