Bước tới nội dung

Fukuda Yasuo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fukuda Yasuo
福田 康夫
Chân dung do Văn phòng Quan hệ Công chúng Nội các công bố (2007)
Thủ tướng thứ 91 của Nhật Bản
Nhiệm kỳ
26 tháng 9 năm 2007 – 24 tháng 9 năm 2008
364 ngày
Thiên hoàngAkihito
Tiền nhiệmAbe Shinzo
Kế nhiệmAsō Tarō
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản
Nhiệm kỳ
tháng 10 năm 2000 – 7 tháng 5 năm 2004
Thủ tướngMori Yoshirō
Koizumi Junichiro
Tiền nhiệmNakagawa Hidenao
Kế nhiệmHosoda Hiroyuki
Thành viên Chúng Nghị viện
đại diện cho Khu vực 4 Gunma
Nhiệm kỳ
7 tháng 11 năm 1996 – 16 tháng 11 năm 2012
16 năm, 9 ngày
Tiền nhiệmKhu bầu cử mới
Kế nhiệmFukuda Tatsuo
Thành viên Chúng Nghị viện
đại diện cho Khu vực 3 Gunma
Nhiệm kỳ
1990–1996
Thông tin cá nhân
Sinh16 tháng 7 năm 1936 (88 tuổi)
Takasaki, Đế quốc Nhật Bản
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Tự do
Phối ngẫuFukuda Kiyoko
Con cái1 (Fukuda Tatsuo)
Cha mẹFukuda Takeo
Fukuda Mie
Alma materĐại học Waseda

Fukuda Yasuo (Nhật: 福田 (ふくだ) 康夫 (やすお) (Phúc Điền Khang Phu)? sinh 16 tháng 7 năm 1936)thủ tướng đời thứ 91 của Nhật Bản và đồng thời là nguyên Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]
Fukuda khi nhỏ

Fukuda sinh tại huyện Takasaki, Gunma, là con trai cả của chính trị gia Fukuda Takeo, người sau này trở thành Thủ tướng thứ 67 của Nhật Bản. Ông lớn lên tại Setagaya, Tokyo, theo học trường trung học Azabu và tốt nghiệp bằng cử nhân kinh tế tại trường Đại học Waseda vào năm 1959.

Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho công ty Maruzen Petroleum (hiện nay thuộc sở hữu của tập đoàn Cosmo Oil). Ông chỉ dính dáng một chút ít tới chính trị cho đến 17 năm sau đó, phấn đấu làm chức trưởng phòng, tiêu biểu cho tầng lớp "người làm công ăn lương" của Nhật. Ổng đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1962 đến năm 1964.

Khi Fukuda Takeo, tức cha ông làm thủ tướng từ năm 1976 đến 1978, Yasuo trở thành thư ký chính trị cho cha ông. Từ năm 1978 đến năm 1989, ông làm viện trưởng viện về các vấn đề tài chính Kinzai, như một ủy viên quản trị từ 1986 trở về trước.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1990, Fukuda có được một ghế trong Hạ nghị viện Nhật Bản. Năm 1997, ông được bầu vào chức Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và trở thành tổng thư ký nội các dưới thời Mori Yoshirō vào tháng 10 năm 2000. Ông xin thôi chức Chánh Văn phòng Nội các vào ngày 7 tháng 5 năm 2004 do vụ scandal về chính trị liên quan đến hệ thống trợ cấp của Nhật Bản.

Fukuda được xem là một trong những ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch LDP năm 2006, nhưng ngày 21 tháng 7 ông quyết định không tham gia ứng cử. Thay vào đó, Abe Shinzō chiến thắng trước Koizumi Junichirō để trở thành lãnh đạo đảng LDPThủ tướng Nhật Bản.

Fukuda từng là người giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nội các lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản trước khi Suga Yoshihide giữ chức vụ này suốt trong nội các lần 2, 34 của Thủ tướng Abe Shinzō. Ông đã phục vụ 3 năm rưỡi dưới thời thủ tướng Mori YoshirōKoizumi Junichirō.

Trở thành Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]
Fukuda được công nhận trở thành Thủ tướng bởi Chúng Nghị viện (tại Tòa nhà Quốc hội ngày 25 tháng 9 năm 2007)

Sau khi Abe chính thứ từ chức năm 2007, Fukuda tuyên bố sẽ ra ứng cử vào chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), đồng nghĩa với việc ứng cử chức Thủ tướng do Đảng LDP chiếm đa số ghế tại Hạ nghị viện. Fukuda đã nhận được một sự ủng hộ to lớn cho những cuộc vận động của ông, bao gồm cả phe lớn nhất trong Đảng LDP, của Ngoại trưởng Machimura Nobutaka, mà Fukuda là một thành viên trong phái này, tức phái Machimura. Bộ trưởng Tài chính Nukaga Fukushirō, người ban đầu định ra ứng cử chức chủ tịch LDP cũng hậu thuẫn Fukuda. Đối thủ cạnh tranh duy nhất của Fukuda là Asō Tarō, đã công khai thừa nhận thất bại một tuần trước cuộc bầu cử.

Trong cuộc bầu cử, ngày 23 tháng 12, Fukuda bỏ xa đối thủ Asō, nhận được 330 phiếu bầu (chiếm 63%) so với 197 của Asō. Fukuda chính thức được bầu làm Chủ tịch thứ 22 của Đảng cầm quyền LDP, đồng nghĩa với việc trở thành Thủ tướng thứ 91 của Nhật Bản vào ngày 25 tháng 12. Ông nhận được 338 phiếu, hơn 100 phiếu so với cần thiết để chiếm đa số tại Hạ nghị viện; mặc dù Thượng nghị viện, chiếm đa số bởi Đảng Dân chủ đối lập, bầu cho Ozawa Ichirō hơn Fukuda từ 133 đến 106 phiếu. Nó thể hiện sự chiếm ưu thế hơn hẳn của Hạ nghị viện, theo như điều 67 của Hiến pháp Nhật Bản.

Fukuda và nội các ủa ông chính thức ra mắt Thiên hoàng Akihito vào ngày 26 tháng 12.

Ngày 1 tháng 9 năm 2008 ông đột ngột tuyên bố từ chức do không vượt qua được những chia rẽ trong Quốc hội, sau khi giữ chức vụ thủ tướng chưa được một năm, và đề xuất một cuộc bầu cử nội bộ trong đảng LDP để tìm người kế nhiệm.[1]

Tuyên bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cam kết sẽ giữ trật tự trong đảng cầm quyền, sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố, thực hiện cải cách, duy trì nền kinh tế phát triển và đứng vị trí lớn thứ hai trên thế giới.

Ông là chính trị gia lão thành theo đường lối ôn hoà.

Ông hiện là hội viên Câu lạc bộ Madrid

Nội các Fukuda Yasuo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên trong chính phủ của ông Fukuda, thành lập ngày 26 tháng 12 năm 2007[2]. Hầu hết đều là những thành viên dưới thời Abe Shinzō [3]. Nội các Fukuda Yasuo trong lần đầu và cải tổ đều có sự tham gia của các thành viên đảng Công Minhchính trị gia độc lập.

Nội các Fukuda (26 tháng 9 năm 2007 - 2 tháng 8 năm 2008)
Nội các Fukuda Cải tổ (2 tháng 8 năm 2008 - 24 tháng 9 năm 2008)
Chức danh Nội các Fukuda

(26 tháng 9 năm 2007 - 2 tháng 8 năm 2008)

Chức danh Nội các Fukuda Cải tổ

(2 tháng 8 năm 2008 - 24 tháng 9 năm 2008)

Họ và tên Chân dung Đảng Họ tên Chân dung Đảng
Thủ tướng Fukuda Yasuo Dân chủ Tự do Thủ tướng Fukuda Yasuo Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông

Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Cải cách phân cấp)

Masuda Hiroya Độc lập Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông

Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Cải cách phân cấp)

Masuda Hiroya Độc lập
Bộ trưởng Tư pháp Hatoyama Kunio Dân chủ Tự do Bộ trưởng Tư pháp Yasuoka Okiharu Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Ngoại giao Kōmura Masahiko Dân chủ Tự do Bộ trưởng Ngoại giao Kōmura Masahiko Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Tài chính Nukaga Fukushirō Dân chủ Tự do Bộ trưởng Tài chính Ibuki Bunmei Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa,

Thể thao, Khoa học và Công nghệ

Tokai Kisaburō Dân chủ Tự do Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa,

Thể thao, Khoa học và Công nghệ

Suzuki Tsuneo Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Masuzoe Yōichi Dân chủ Tự do Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Masuzoe Yōichi Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Wakabayashi Masatoshi Dân chủ Tự do Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Ōta Seiichi

(19 tháng 9 năm 2007

từ chức)

Dân chủ Tự do
Machimura Nobutaka

(tạm quyền kiêm

Chánh Văn phòng Nội các)

Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghệp Amari Akira Dân chủ Tự do Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghệp Nikai Toshihiro Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng,

Giao thông và Du lịch

Fuyushiba Tetsuzō Công Minh Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng,

Giao thông và Du lịch

Tanigaki Sadakazu Dân chủ Tự do
Bộ trưởng Môi trường Kamoshita Ichirō Dân chủ Tự do Bộ trưởng Môi trường Saitō Tetsuo Công Minh
Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru Dân chủ Tự do Bộ trưởng Quốc phòng Hayashi Yoshimasa Dân chủ Tự do
Chánh Văn phòng Nội các Machimura Nobutaka Dân chủ Tự do Chánh Văn phòng Nội các Machimura Nobutaka Dân chủ Tự do
Chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia

Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Phòng chống thiên tai)

(An toàn thực phẩm)

Izumi Shinya Dân chủ Tự do Chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia

Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Okinawa và các lãnh thổ phía bắc)

(Phòng chống thiên tai)

Hayashi Motoo Dân chủ Tự do
Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Okinawa và các biện pháp phía bắc)

(Cải cách quy định)

(Đời sống dân tộc)

(Chính sách Khoa học và Công nghệ)

Kishida Fumio Dân chủ Tự do Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Chính sách kinh tế và tài khóa)

(Cải cách quy định)

Yosano Kaoru Dân chủ Tự do
Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Tài chánh)

Watanabe Yoshimi Dân chủ Tự do Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Tài chánh)

Motegi Toshimitsu Dân chủ Tự do
Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Chính sách kinh tế và tài khóa)

Ōta Hiroko Độc lập Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các

(Chính sách Khoa học và Công nghệ)

(An toàn thực phẩm)

Noda Seiko Dân chủ Tự do
Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Các biện pháp đối phó với tỷ lệ sinh giảm)

(Bình đẳng giới)

Kamikawa Yōko Dân chủ Tự do Bộ trưởng chuyên các

Nhiệm vụ Đặc biệt, Văn phòng Nội các (Các biện pháp đối phó với tỷ lệ sinh giảm)

(Bình đẳng giới)

Nakayama Kyōko Dân chủ Tự do

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngọc Quỳnh. “Thủ tướng Nhật bất ngờ từ chức”. Báo điện tử VnExpress.
  2. ^ “Members of the Abe Cabinet”. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007. NB: Despite the title of the page it is indeed the list of members of Fukuda Cabinet.
  3. ^ Masami Ito (ngày 26 tháng 9 năm 2007). “Fukuda elected prime minister in Diet faceoff”. The Japan Times. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Abe Shinzo
Nội các tổng lý Đại thần Nhật Bản Kế nhiệm:
Aso Taro