Bước tới nội dung

Phyllanthus emblica

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chùm ruột núi)

Phyllanthus emblica
Cây
Quả
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Phyllanthaceae
Chi: Phyllanthus
Loài:
P. emblica
Danh pháp hai phần
Phyllanthus emblica
L.[2]
Các đồng nghĩa[3]
  • Cicca emblica (L.) Kurz
  • Diasperus emblica (L.) Kuntze
  • Dichelactina nodicaulis Hance
  • Emblica arborea Raf.
  • Emblica officinalis Gaertn.
  • Phyllanthus glomeratus Roxb. ex Wall. nom. inval.
  • Phyllanthus mairei H.Lév.
  • Phyllanthus mimosifolius Salisb.
  • Phyllanthus taxifolius D.Don

Phyllanthus emblica (hay Embellica officinallis), tiếng Việt gọi là me rừng, me mận, chùm ruột núi.[4] Tiếng Lào cũng như tiếng Thái gọi là mak kham (tiếng Thái: มะขาม, tiếng Lào: ໝາກຂາມ; Phát âm tiếng Thái: [mắc-kham]) trong khi danh từ aamla phổ biến ở Ấn ĐộNê Pan (theo từ amalaki trong tiếng Phạn), hay Dhatrik (trong tiếng Maithili). Đây là một loài thực vật có hoa với quả ăn được, trong họ Diệp hạ châu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[5]. Quả của cây này cũng được gọi là aamlaẤn ĐộNê Pan.

Mô tả cây và thu hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây Phyllanthus emblica tức me mận cao từ 8 đến 18 mét. Hoa màu xanh vàng. Trái me mận dánghình cầu, màu xanh vàng nhạt, vỏ nhẵn và cứng, trong ruột có 6 múi. Me mận chín vào mùa thu, khi thu hoạch phải trèo lên cây hái. Vị me mận chua, hơi đắng, và có nhiều xơ. Tại Ấn Độ, quả này thường được người dân ngâm muối, hoặc làm mứt. Me mận này cũng được dùng để duỗi tóc.

Nghiên cứu y khoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy me mận có tính kháng khuẩn[6]

Lá, vỏ và quả của cây này có tiềm năng chống lại các bệnh như bỏng, ung thư, lão hóa, và tiểu đường.[7][8][9]

Các tên gọi khác ở Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên gọi khác tại Ấn Độ và trong các ngôn ngữ khác:

amalika (अमलिक) trong tiếng Phạn
Dhatric (धात्रिक) trong tiếng Maithili
āmlā (आमला) trong tiếng Hindi
āmla (આમળાં) trong tiếng Gujarati
aavnlaa (awla) (hay awla) trong tiếng Urdu
āvaḷā (आवळा) (hay awla) trong tiếng Marathi
ambare (अमबरे) trong tiếng Garo
āvāḷo (आवाळो) trong tiếng Konkan
sunhlu trong tiếng Mizo
amalā (अमला) trong tiếng Nepal
amloki (আমলকী) trong tiếng Bengal
amlakhi trong tiếng Assam
anlaa (ଅଁଳା) trong tiếng Oriya
Aula (ਔਲਾ) trong tiếng Punjabi
nellikka (നെല്ലിക്ക) trong tiếng Malayalam
heikru trong tiếng Manipur
halïlaj hay ihlïlaj (اهليلج هليلج) trong tiếng Ả Rập
sohmylleng trong tiếng Khasi
rasi usiri (రాశి ఉసిరి కాయ) (hay rasi usirikai) trong tiếng Telugu
nellikkai (நெல்லிக்காய்/ ನೆಲ್ಲಿ ಕಾಯಿ/ ಗುಡ್ದದ ನೆಲ್ಲಿ) nellikkaai or nellikaayi) trong tiếng Tamiltiếng Kannada
nelli (නෙල්ලි) trong tiếng Sinhala
mak kham bom trong tiếng Lào
ma kham pom (มะขามป้อม) trong tiếng Thái
am ma lặc (庵摩勒) trong tiếng Trung
Kantout Prei (កន្ទួតព្រៃ) trong tiếng Khmer
skyu ru ra (སྐྱུ་རུ་ར་) trong tiếng Tạng
melaka trong tiếng Malay, bang Malacca của Malaysia được đặt tên theo cây này.
zee phyu thee (ဆီးၿဖဴသီး) trong tiếng Myanma

Ngoài ra còn có tên emblic, emblic myrobalan, cây malacca và các biến thể aola, ammalaki, aamvala, aawallaa, dharty, nillika, và nellikya.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Roland, C. (2020). Phyllanthus emblica. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T149444430A149548926. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T149444430A149548926.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Phyllanthus emblica. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ "Phyllanthus emblica"
  5. ^ The Plant List (2010). Phyllanthus emblica. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ Saeed S, Tariq P (2007). “Antibacterial activities of Emblica officinalis and Coriandrum sativum against Gram negative urinary pathogens”. Pak J Pharm Sci. 20 (1): 32–5. PMID 17337425.
  7. ^ Ganju L, Karan D, Chanda S, Srivastava KK, Sawhney RC, Selvamurthy W (2003). “Immunomodulatory effects of agents of plant origin”. Biomed Pharmacother. 57 (7): 296–300. doi:10.1016/S0753-3322(03)00095-7. PMID 14499177.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Yokozawa T, Kim HY, Kim HJ (2007). “Amla (Emblica officinalis Gaertn.) attenuates age-related renal dysfunction by oxidative stress”. J Agric Food Chem. 55 (19): 7744–52. doi:10.1021/jf072105s. PMID 17715896.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Rao TP, Sakaguchi N, Juneja LR, Wada E, Yokozawa T (2005). “Amla (Emblica officinalis Gaertn.) extracts reduce oxidative stress in streptozotocin-induced diabetic rats”. J Med Food. 8 (3): 362–8. doi:10.1089/jmf.2005.8.362. PMID 16176148.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]