Bước tới nội dung

Linh dương Impala

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Aepycerotinae)

Impala
Con đực tại miền bắc Botswana
Linh dương cái và con non tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Synapsida
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Họ: Bovidae
Phân họ: Aepycerotinae
Chi: Aepyceros
Loài:
A. melampus
Danh pháp hai phần
Aepyceros melampus
(Lichtenstein, 1812)
Phân loài
  • A. m. melampus Lichtenstein, 1812
  • A. m. petersi Bocage, 1879
Phân bố:
      impala mặt đen
      impala thường
Các đồng nghĩa[2]
Danh sách
  • A. holubi Lorenz, 1894
  • A. johnstoni Thomas, 1893
  • A. katangae Lönnberg, 1914
  • A. pallah (Gervais, 1841)
  • A. rendilis Lönnberg, 1912
  • A. typicus Thomas, 1893

Linh dương Impala (danh pháp hai phần: Aepyceros melampus) là một loài linh dương châu Phi. Tên gọi impala có nguồn gốc từ tiếng Zulu. Chúng được tìm thấy ở thảo nguyên và thảo nguyên cây bụi ở Kenya, Tanzania, Eswatini, Mozambique, bắc Namibia, Botswana, Zambia, Zimbabwe, nam Angola, đông bắc Nam PhiUganda. Linh dương Impala có thể tập hợp thành đàn lên đến 2 triệu con ở châu Phi.[1]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh dương Impala là loài lưỡng hình giới tính.[3] Chúng cao 75 và 95 cm (30 và 37 in). Khối lượng trung bình con đực là 40 đến 75 kg (88 170 lb), trong khi con cái nặng khoảng 30 đến 50 kg (66 đến 110 lb). Bộ lông ngắn và bóng, bình thường màu nâu đỏ (vì vậy tên Afrikaans rooibok, không nên nhầm lẫn với rhebok có sườn nhẹ hơn và dưới bụng trắng với dấu chữ "M" ở phía sau.[4]

Chỉ có những con đực có các sừng hình đàn lia, có thể lên tới 45–92 cm (18–36 in) chiều dài. Con cái không có sừng.[4] Nó có sọc màu đen và trắng đặc biệt chạy xuống mông và đuôi.[3] Linh dương Impala đen, được tìm thấy ở những nơi rất ít ở châu Phi, là một loại cực kỳ hiếm. Một gen lặn làm chúng có màu đen ở loài động vật này.[5] Linh dương Impala có tuyến mùi hương được nằm dưới lớp lông ở các bàn sau và tuyến bã nhờn trên đầu.[6]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b IUCN SSC Antelope Specialist Group (2016). Aepyceros melampus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T550A50180828. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-2.RLTS.T550A50180828.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Grubb, P. (2005). “Order Artiodactyla”. Trong Wilson, D.E.; Reeder, D.M (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 673. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ a b Lundrigan, Barbara. “Sproull, Karen”. University of Michigan Museum of Zoology. Animal Diversity Web. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ a b Huffman, Brent. “Impala”. Ultimate Ungulate. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Carnaby, Trevor (2006). Beat about the bush: mammals. Johannesburg: Jacana. tr. 39. ISBN 978-1-77009-240-2.
  6. ^ Armstrong, project editor, Marian (2007). Wildlife and plants (ấn bản thứ 3). New York: Marshall Cavendish. tr. 538-9. ISBN 978-0-7614-7693-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]