Bước tới nội dung

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ AIGs 3)
Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á lần thứ III
Khẩu hiệu: "Vì một châu Á phát triển"
Thời gian và địa điểm
Sân vận độngMỹ Đình
Lễ khai mạc30 tháng 10
Lễ bế mạc8 tháng 11
Tham dự
Quốc gia42 nước
Sự kiện thể thao215 nội dung / 24 môn thể thao
Đại diện
Tuyên bố khai mạcNguyễn Minh Triết
Vận động viên tuyên thệNguyễn Mai Phương
Trọng tài tuyên thệHoàng Quốc Vinh
Ngọn đuốc OlympicBùi Thị Nhung

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009 (Asian Indoor Games 2009) là Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội và một số địa phương khác của Việt Nam từ ngày 30 tháng 10 đến 8 tháng 11 năm 2009. Đại hội có 21 môn thi đấu, với 219 bộ huy chương để các vận động viên của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á tranh tài.[1]

Việc tổ chức Đại hội gặp nhiều khó khăn về kinh phí, và số tiền thu được (30 tỷ đồng) quá ít so với số tiền bỏ ra để tổ chức (100 triệu USD).[2][3][4]

Nét đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ khai mạc AIG 2009 tại Sân vận động Mỹ Đình

Ngay khi nhận được quyết định đăng cai, Uỷ ban Thể dục Thể thao và Uỷ ban Olympic Việt Nam đã phát động cuộc thi sáng tác, thiết kế biểu trưng, linh vật và bài hát cho Asian Indoor Games 3. Cuộc thi sáng tác biểu trưng, linh vật đã kép lại vào trung tuần tháng 9 năm 2007. Vượt qua hơn 175 bài dự thi biểu trưng, 45 bài dự thi biểu tượng vui, Gà HồNgọn đuốc hoa sen của tác giả Cù Hồng Sơn và Phạm Tam đã được chọn và chính thức công bố vào đúng thời điểm Việt Nam nhận cờ đăng cai.

Thành phần ban giám khảo hội họa gồm những nghệ sĩ có uy tín trong nghề như: họa sĩ Trần Khánh Chương, Lê Huy Tiếp, Ngô Mạnh Lân cùng lãnh đạo các ban ngành.[5]

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng chính thức của kì đại hội là sự kết hợp hài hòa giữa các hình tượng đặc trưng và thân thuộc với người Việt Nam. Với lý do đó, tác giả Phạm Tam đã chọn hoa sen tinh tế mộc mạc và rất thuần Việt làm ý tưởng chính cho thiết kế của mình.[5]

Linh vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như con trâu, là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở phía Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là một giống gà Việt thuần chủng [5].

Theo như ban tổ chức, linh vật được thiết kế với hình ảnh chú gà Hồ đang vươn mình đón nắng mặt trời như Thể thao Việt Nam hân hoan đón chào AIGs 3.[6]

"Hãy thắp sáng ngọn đuốc hoà bình" là tác phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tác bài hát cho AIGs 3. Qua 10 tác phẩm tham dự, ban giám khảo gồm nhạc sĩ Trọng Bằng, Tân Huyền, An Thuyên... chỉ chấm sơ khảo và chọn 5 vào vòng trong. Nhưng theo đánh giá tổng quan, bài hát này không vui tươi bằng bài hát chính thức của SEA Games 22. Vào giờ chót, bài hát chính thức của Đại hội bị chuyển thành Vì một châu Á phát triển.[5]

Đại sứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Á hậu 2 của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Dương Trương Thiên Lý đã chính thức nhận lời làm đại sứ trong chương trình tuyên truyền Đại hội. Theo người phát ngôn của Công ty truyền thông Thế giới thể thao, Thiên Lý được chọn vì hội đủ tất cả các tiêu chuẩn do ban tổ chức đặt ra: giao tiếp tốt, có kiến thức thể thao (biết bơi lội và chơi golf), gương mặt đậm chất Á Đông và đặc biệt cô tỏ ra rất hứng thú trong vai trò mới.[7]

Ngoài ra, Đại hội cũng vận động được nhiều người nổi tiếng tham gia hỗ trợ công tác cùng Thiên Lý, như: hoa hậu Mai Phương Thúy[8]

Môn thi đấu chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội 2009 không bao gồm các môn thi đấu cảm giác mạnh, vốn đã được tổ chức thi đấu trong hai kì trước. Tất cả các môn biểu diễn năm 2007 (gồm bóng rổ 3x3, kurash và kickboxing) sẽ được tổ chức thi đấu chính thức vào kì Asian Indoor Games năm nay. Ngoài ra, vovinam và pencak silat, hai môn võ nổi tiếng sẽ có mặt và Việt Nam hy vọng giành được nhiều huy chương vàng ở nội dung này. Môn thể thao trình diễn được lựa chọn là jujitsu & beltwrestling, một loại hình võ thuật xuất phát từ Nhật Bản. Các môn thể thao lần đầu tiên được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức: bắn cung trong nhà, bi sắt, bóng rổ ba người, đá cầu, kickboxing, kurash, pencak silat, quyền anh nữ, vovinam, wushu.

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên các đội tuyển đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp theo thứ tự bảng mã IOC, đại hội lần này quy tụ tất cả các nước thành viên của OCA, trừ: Pakistan, PalestineĐông Timor. Con số trong ngoặc đơn biểu thị số lượng vận động viên tham gia của một quốc gia/vùng lãnh thổ.[9]

Các tỉnh, thành phố diễn ra đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin chi tiết về các thành phố được cung cấp bên dưới, mục Chương trình hoạt động:

  1. Hà Nội (10): Điền kinh, bơi lặn, khiêu vũ nghệ thuật, pétanque, võ tự vệ nữ (wushu), đá cầu, cầu mây, kabaddi, kurash, e-sports, jujitsu & beltwrestling (biểu diễn)
  2. Thành phố Hồ Chí Minh (6): bóng đá, bóng rổ, võ thuật (kickboxing, muay, vovinam), billards & snooker, múa lân - sư & bowling
  3. Bắc Ninh (1): boxing
  4. Quảng Ninh (1): cờ (cờ tướng, cờ vua)
  5. Hải Dương (1): pencak silat
  6. Hải Phòng (2): bắn cung, sport aerobic

Kế hoạch hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch thi đấu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào số lượng quốc gia đăng ký vào cuộc họp Hội nghị trưởng đoàn.[10]
Lễ khai mạc
Nội dung thi đấu
Nội dung chung cuộc
Lễ bế mạc
STT Môn thi đấu T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
28/10 29/10 30/10 31/10 01/11 02/11 03/11 04/11 05/11 06/11 07/11 08/11
Khai mạc & Bế mạc
1 Thể thao dưới nước Bơi ngắn 25m
Lặn chân vịt
2 Điền kinh trong nhà
3 Khiêu vũ nghệ thuật
4 Petanque trong nhà
5 Võ tự vệ nữ Boxing
Sanshou
Đối luyện
6 Cầu mây
7 Đá cầu
8 Kabaddi trong nhà
9 Kurash
10 E-Sports
11 Bắn cung trong nhà Một dây
Ba dây
12 Sport Aerobics
13 Pencak Silat Tanding
Seni
14 Cờ Cờ vua
Cờ tướng
15 Futsal Nam
Nữ
16 Bóng rổ ba người
17 Võ thuật Kickboxing
Muay
Vovinam
18 Billiards
19 Bowling
20 Múa lân - sư
21 Jujitsu & Beltwrestling

Bảng tổng sắp huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
1  Trung Quốc (CHN) 48 25 19 92
2  Việt Nam (VIE) 42 30 22 94
3  Kazakhstan (KAZ) 21 16 21 58
4  Thái Lan (THA) 19 17 34 70
5  Iran (IRI) 17 15 13 45
6  Hàn Quốc (KOR) 16 14 16 46
7  Ấn Độ (IND) 6 9 25 40
8  Hồng Kông (HKG) 6 9 17 32
9  Indonesia (INA) 6 3 14 23
10  Uzbekistan (UZB) 5 9 10 24
11  Nhật Bản (JPN) 5 9 9 23
12  Ả Rập Xê Út (KSA) 4 3 2 9
13  Lào (LAO) 3 8 14 25
14  Đài Bắc Trung Hoa (TPE) 3 5 15 23
15  Malaysia (MAS) 3 5 8 16
16  UAE (UAE) 3 0 3 6
17  Qatar (QAT) 2 3 3 8
18  Singapore (SIN) 1 7 3 11
19  Campuchia (CAM) 1 4 7 12
20  Philippines (PHI) 1 4 5 10
21  Jordan (JOR) 1 4 1 6
22  Bahrain (BRN) 1 3 1 5
23  Ma Cao (MAC) 1 2 3 6
24  Mông Cổ (MGL) 0 2 5 7
25  Iraq (IRQ) 0 2 4 6
26  Afghanistan (AFG) 0 2 2 4
27  Brunei (BRU) 0 1 6 7
28  Kuwait (KUW) 0 1 4 5
29  Sri Lanka (SRI) 0 1 2 3
30  Syria (SYR) 0 1 1 2
31  Tajikistan (TJK) 0 1 0 1
32  Liban (LIB) 0 0 1 1
32  Kyrgyzstan (KGZ) 0 0 1 1
32  Bangladesh (BAN) 0 0 1 1
Tổng cộng 215 215 292 722

Chương trình hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Môn thi Nội dung Tổng Thi đấu[11] Luyện tập Nơi ở1 Dự kiến Giới hạn
đăng ký4
Nam Nữ ĐĐội NOC2 VĐV QChức3
tại HÀ NỘI
1 Thể thao dưới nước Bơi ngắn 25m 15 15 30 Khu Liên hợp thể thao dưới nước Mỹ Đình KS Fortuna 24 196 19
Lặn chân vịt 8 8 16 15 150 18 10/16 nd
2 Điền kinh trong nhà 13 13 26 Cung liên hợp Thể thao tổng hợp Quần Ngựa 29 289 17
3 Khiêu vũ thể thao 10 10 KS La Thành 18 200 18
4 Petanque trong nhà 2 2 4 NTĐ Từ Liêm 9 126 16
5 Võ tự vệ nữ Sanshou (Wushu) 6 8 NTĐ Trịnh Hoài Đức 14 Trịnh Hoài Đức KS Horison 20 120 32 4/6 nd
Đối luyện (Wushu) 2 1/2 nd
6 Cầu mây 1 1 2 NTĐ Hai Bà Trưng KS Kim Liên 11 103 22
7 Đá cầu 3 3 6 NTĐ Hà Đông KS Sông Nhuệ
& Anh Quân
12 120 20
8 Kabaddi trong nhà 1 1 NTĐ Cầu Giấy KS La Thành 8 120 16
9 Kurash 5 3 8 NTĐ Gia Lâm KS Sofitel 22 180 20 5/8 nd
10 E-Sports 6 6 NTĐ Đại học Bách Khoa Hà Nội KS Kim Liên 10 80 16
21 Jujitsu & Beltwrestling (trình diễn) 14 8 1 23 NTĐ Sóc Sơn KS Sofitel Plaza Chưa
Chưa
Chưa
tại BẮC NINH
5 Võ tự vệ nữ Boxing 8 8 NTĐ Bắc Ninh KS Phoenix 15 90 30 5/8 nd
tại HẢI PHÒNG
11 Bắn cung trong nhà Một dây 2 2 8 NTĐ Thanh niên Hải Phòng KS Tray 25 150 25
Ba dây 2 2
12 Sport Aerobics 1 1 2 4 NTĐ Hải Phòng 13 75 19
tại HẢI DƯƠNG
13 Pencak Silat Tanding 7 5 16 NTĐ Hải Dương KS Naximex 13 169 30 8/12 nd
Seni 2 2 2/4 nd
tại QUẢNG NINH
14 Cờ Cờ vua 2 2 8 NTĐ Hạ Long KS Ha Long Pearl 26 150 33
Cờ tướng 2 2 KS Hạ Long Pearl CRõ CRõ 16
tại TP.HỒ CHÍ MINH
15 Futsal 1 1 2 NTĐ Phú Thọ (nam)
NTĐ Tân Bình (nữ)
SVĐ Hoa Lư (nam)
NTĐ Phan Đình Phùng (nữ)
KS Hữu Nghị (nam)
KS Kim Đô (nữ)
19 373 33
16 Bóng rổ ba người 1 1 2 NTĐ Lãnh Binh Thăng (nữ)
& NTĐ Đại học Sư phạm TDTT (nam)
KS Thiên Hồng, Bát Đạt & Đồng Khánh 16 150 10
17 Võ thuật Kickboxing 6 3 9 NTĐ Vân Đồn NTĐ Phan Đăng Lưu KS Cửu Long 9 90 18 5/9 nd
Muay 6 3 9 NTĐ Rạch Miễu KS Quê Hương 15 66 25 5/9 nd
Vovinam Đối kháng 4 2 14 NTĐ Quân khu 7 NTĐ Nguyễn Tri Phương KS Đệ Nhất 10 150 30 4/6 nd
Vovinam Biểu diễn 4 2 2 5/8 nd
18 Billiards & Snooker 7 3 10 NTĐ Phan Đình Phùng KS Bông Sen 29 170 43
19 Bowling 3 3 6 Superbowl 20 130 17
20 Múa lân - sư 6 6 NTĐ Nguyễn Du Phú Thọ KS Thiên Hồng, Bát Đạt & Đồng Khánh 8 220 18
Tổng số nội dung 121 102 19 242 colspan=3 CRõ 3747 571
Ghi chú

  • Chú giải 1: KS, NTĐ là viết tắt của Khách sạn, Nhà thi đấu.
  • Chú giải 2: NOC: số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia thi đấu.
  • Chú giải 3: Quan chức bao gồm: Khách VIP, trọng tài, nhân viên kiểm tra doping...
  • Chú giải 4: Lần đầu tiên, kì đại hội này phổ biến hình thức giới hạn nội dung đăng ký thi đấu nhằm chỉ rõ số lượng nội dung tối đa một quốc gia có thể tham gia tranh huy chương. Điều này mở ra cho những quốc gia có nền thể dục thể thao đang phát triển một cơ hội lớn đạt được huy chương và không để một quốc gia bất kỳ nào làm bá chủ một bộ môn thể thao.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tổ chức Asian Indoor Games 2009 tiêu tốn 100 triệu USD nhưng chỉ thu về 30 tỉ đồng.[2][3][4] Đầu tư lớn, trong khi giá trị tuyên truyền quảng báo thấp, vận động tài trợ kém, việc đăng cai Asian Indoor Games 2009 đã lãng phí và được coi như một thất bại.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Asian Indoor Games 3 sẽ tranh chấp 219 bộ huy chương”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ a b Webthethao. “Nghịch lý và nỗi lo vận động tài trợ kiểu "cho có" ở SEA Games 31”. webthethao.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b https://suckhoedoisong.vn (8 tháng 9 năm 2016). “Việt Nam đăng cai Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016 25 tỷ đồng và nghịch cảnh "nước đến chân mới nhảy". suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b Online, TTVH (25 tháng 10 năm 2009). “Asian Indoor Games 3: Cập rập các kiểu !”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ a b c d Sài Gòn Giải Phóng Online - Công bố biểu trưng, biểu tượng vui và bài hát ASIAN INDOOR GAMES lần 3-2009, bài: Kim Chi, ngày: 23/10/2007. Cập nhật: 18/07/2009.
  6. ^ “Linh vật của Đại hội Trang chủ của Ủy ban Olympic Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.
  7. ^ Thanh niên Online - "Á hậu Thiên Lý làm đại sứ Asian Indoor Games III – 2009" Lưu trữ 2009-08-09 tại Wayback Machine, bài: Quỳnh Anh, ngày: 07/08/2009.
  8. ^ “vaigoc2009.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2009. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “Số đoàn thể thao dự kiến của VAIGOC”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Lịch thi đấu tạm thời của VAIGOC”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ “Địa điểm thi đấu công bố trên VAIGOC”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  12. ^ News, V. T. C. (10 tháng 11 năm 2012). “Asian Indoor Games 2009: Bài học còn nguyên vị đắng”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]