Bước tới nội dung

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á

Gọi tắtAIG
Đại hội lần đầu12–19 tháng 11 năm 2005 tại Băng Cốc, Thái Lan
Chu kỳ tổ chức2 năm
Đại hội lần cuốiĐại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009 từ 30 tháng 10 - 6 tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội. Việt Nam

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á (tiếng Anh: Asian Indoor Games) là sự kiện thể thao quy mô cấp châu lục diễn ra hai năm một lần được triển khai theo ý tưởng của Hội đồng Olympic châu Á (OCA), mục đích nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hoà bình giữa các nước châu Á. Đại hội lần đầu tiên được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan từ ngày 12 tháng 11 đến 19 tháng 11 năm 2005 với 37 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia thi đấu. Lần thứ hai được tổ chức năm 2007 tại Ma Cao, Trung Quốc. Việt Nam giành quyền đăng cai tổ chức vào năm 2009.

Đại hội này là một sự kiện đặc biệt dành cho ngành truyền hình và thể thao và không nằm trong khuôn khổ Đại hội Thể thao châu Á, chỉ quy tụ những môn thể thao phi-Olympic (những môn thể thao địa phương mà Ủy ban Olympic Quốc tế chưa công nhận). Chương trình thể thao sẽ bao gồm từ 6 đến 8 môn thể thao gây được sức hút với ngành truyền hình, như: thể thao điện tử, thể thao cực độ, thể dục nhịp điệu, nhào lộn, điền kinh trong nhà, khiêu vũ thể thao, futsal (bóng đá trong nhà), billard & snooker, lặn chân vịt, và bơi bể ngắn 25m.

Với sự thay đổi chu kỳ thể thao trên khắp thế giới, năm 2013, đại hội này và Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á sẽ sáp nhập làm một dưới sự quản lý của OCA, được tổ chức mỗi lần ba năm. Sự thay đổi này có thể dẫn đến việc gia tăng số sự kiện thể thao lên 6 trong lịch tổ chức của OCA.[1]

Các kỳ đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng huy chương vàng cho mỗi đoàn được nêu trong ngoặc.

Năm Các kỳ Chủ nhà Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
2005 I Băng Cốc  Trung Quốc (24)  Kazakhstan (23)  Thái Lan (20)
2007 II Ma Cao  Trung Quốc (52)  Thái Lan (19)  Hồng Kông (15)
2009 III Hà Nội  Trung Quốc (48)  Việt Nam (42)  Kazakhstan (21)
2011 IV Doha Hủy bỏ

Bảng tổng sắp huy chương mọi thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]
1  Trung Quốc (CHN) 124 69 58 251
2  Thái Lan (THA) 58 66 89 213
3  Kazakhstan (KAZ) 53 51 40 144
4  Việt Nam (VIE) 44 36 34 114
5  Hồng Kông (HKG) 33 27 33 93
6  Hàn Quốc (KOR) 31 35 39 105
7  Iran (IRI) 24 24 24 72
8  Ấn Độ (IND) 22 21 43 86
9  Nhật Bản (JPN) 19 18 26 63
10  Uzbekistan (UZB) 13 18 21 52
11  Đài Bắc Trung Hoa (TPE) 12 12 24 48
12  Indonesia (INA) 9 4 20 33
13  Qatar (QAT) 8 8 6 22
14  Ma Cao (MAC) 7 13 13 33
15  Ả Rập Xê Út (KSA) 7 4 2 13
16  UAE (UAE) 5 0 4 9
17  Malaysia (MAS) 4 8 14 26
18  Lào (LAO) 3 13 19 35
19  Philippines (PHI) 3 6 10 19
20  Singapore (SIN) 2 15 12 29
21  Jordan (JOR) 2 5 7 14
22  Kuwait (KUW) 1 6 9 16
23  Campuchia (CAM) 1 4 7 12
24  Bahrain (BRN) 1 3 1 5
25  Iraq (IRQ) 0 5 8 13
26  Mông Cổ (MGL) 0 3 9 12
27  Sri Lanka (SRI) 0 3 2 5
28  Afghanistan (AFG) 0 2 2 4
29  Pakistan (PAK) 0 2 1 3
29  Syria (SYR) 0 2 1 3
31  Myanmar (MYA) 0 2 0 2
32  Brunei (BRU) 0 1 6 7
33  Kyrgyzstan (KGZ) 0 1 2 3
34  Tajikistan (TJK) 0 1 0 1
35  Liban (LIB) 0 0 3 3
36  Bangladesh (BAN) 0 0 2 2
36  CHDCND Triều Tiên (PRK) 0 0 2 2
38  Oman (OMA) 0 0 1 1
Tổng cộng 486 488 594 1568

Các môn thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “OCA to consider calendar changes”. OCA´s official website. 29 tháng 6 năm 2009. Truy cập 29 tháng 6 năm 2009.