Bước tới nội dung

70 Panopaea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
70 Panopaea
Khám phá[1]
Khám phá bởiHermann Mayer Salomon Goldschmidt
Nơi khám pháĐài thiên văn Paris
Ngày phát hiện5 tháng 5 năm 1861
Tên định danh
(70) Panopaea
Phiên âm/pænəˈpə/[3]
Đặt tên theo
Panopea
A861 JA
Vành đai chính[2]
Tính từPanopaean
Đặc trưng quỹ đạo[4]
Kỷ nguyên 30 tháng 11 năm 2008
Điểm viễn nhật3,0903 AU
Điểm cận nhật2,1402 AU
2,615 26 AU
Độ lệch tâm0,181641
1544,79 ngày (4,23 năm)
264,193°
Độ nghiêng quỹ đạo11,584°
47,783°
256,016°
Đặc trưng vật lý
Kích thước122,17±2,3 km
(trung bình)[5]
Khối lượng(4,33 ± 1,09) × 1018 kg[6]
Mật độ trung bình
3,48 ± 1,05 g/cm³ [6]
15,87 ± 0,04 giờ[7]
0,0675 ± 0,003 [5]
Tiểu hành tinh kiểu C[8]
8,11 [9]

Panopaea /pænəˈpə/ (định danh hành tinh vi hình: 70 Panopaea) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính. Quỹ đạo của nó sát với nhóm tiểu hành tinh Eunomia, nhưng không thuộc nhóm này, vì nó là tiểu hành tinh kiểu C, có bề mặt tối và thành phần cấu tạo gồm cacbonat nguyên thủy; còn nhóm tiểu hành tinh Eunomia thuộc kiểu quang phổ S. Quang phổ của tiểu hành tinh này cho thấy bằng chứng về sự thay đổi chất lỏng.[10] Các phép đo sáng cho thấy chu kỳ quay quanh trục là 15,797 giờ và độ lớn biên độ là 0,11 ± 0,01.[11]

Panopaea do Hermann Goldschmidt phát hiện ngày 5 tháng 5 năm 1861[1]. Đây là tiểu hành tinh thứ 14 và cuối cùng do ông phát hiện. Tiểu hành tinh này được đặt theo tên Panopea, một Nymph trong thần thoại Hy Lạp; cái tên này được chọn bởi Robert Main, Chủ tịch của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh.[12] Năm 1862, nhà thiên văn học người Thụy Điển Nils Christoffer Dunér đã đưa ra luận án tiến sĩ về các phần tử quỹ đạo của tiểu hành tinh này.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Discovery Circumstances: Numbered Minor Planets (1)-(5000)”. IAU: Minor Planet Center. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ “70 Panopaea”. JPL Small-Body Database. Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ 'Panopea' in Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  4. ^ “(70) Panopaea”. AstDyS. Italy: University of Pisa. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ a b Tedesco; và đồng nghiệp (2004). “Supplemental IRAS Minor Planet Survey (SIMPS)”. IRAS-A-FPA-3-RDR-IMPS-V6.0. Planetary Data System. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73 (1): 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  7. ^ Schroll & Schober (1983). “Lightcurves and rotation periods for the asteroids 70 Panopaea and 235 Carolina”. Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 53: 77–79. Bibcode:1983A&AS...53...77S.
  8. ^ Neese (2005). “Asteroid Taxonomy”. EAR-A-5-DDR-TAXONOMY-V5.0. Planetary Data System. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ Tholen (2007). “Asteroid Absolute Magnitudes”. EAR-A-5-DDR-ASTERMAG-V11.0. Planetary Data System. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  10. ^ Fornasier, S.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 1999), “Spectroscopic comparison of aqueous altered asteroids with CM2 carbonaceous chondrite meteorites”, Astronomy and Astrophysics Supplement, 135: 65−73, Bibcode:1999A&AS..135...65F, doi:10.1051/aas:1999161.
  11. ^ Marciniak, Anna; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2016), “Difficult cases in photometric studies of asteroids”, 37th Meeting of the Polish Astronomical Society, held 7-10 September, 2015 at Adam Mickiewicz University in Poznań, Poland. Proceedings of the Polish Astronomical Society, 3, tr. 84−87, Bibcode:2016pas..conf...84M.
  12. ^ Schmadel, Lutz (2003). Dictionary of minor planet names . Germany: Springer. tr. 22. ISBN 3-540-00238-3. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  13. ^ Plicht, Christof A. (24 tháng 12 năm 2016), “Dunér, Nils Christoffer”, Biographical Encyclopedia of Astronomers, doi:10.1007/978-1-4419-9917-7_388.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]