Bước tới nội dung

69 Hesperia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
69 Hesperia
Mô hình ba chiều của 69 Hesperia dựa trên đường cong ánh sáng của nó.
Khám phá
Khám phá bởiG. Schiaparelli
Ngày phát hiện29 tháng 4 năm 1861 [1]
Tên định danh
(69) Hesperia
Phiên âm/hɛˈspɪəriə/[2]
Đặt tên theo
Hesperia
A861 HC
Vành đai chính
Tính từHesperian /hɛˈspɪəriən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên (vắng)
Điểm viễn nhật3,471 AU (519,3 Gm)
Điểm cận nhật2,489 AU (372,3 Gm)
2,980 AU (445,8 Gm)
Độ lệch tâm0,165
1,879 ngày (5,14 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo8,59°
Đặc trưng vật lý
Kích thước138 km (IRAS)[4]
110 ± 15 km[5]
Khối lượng(5,86±1,18)×1018 kg[6]
Mật độ trung bình
4,38±0,99 g/cm³[6]
5,655 giờ[4]
0,140 [4]
M
7,05 [4]

Hesperia /hɛˈspɪəriə/ (định danh hành tinh vi hình: 69 Hesperia) là một tiểu hành tinh lớn thuộc kiểu quang phổ M, ở vành đai chính. Nó được nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý Giovanni Schiaparelli phát hiện ngày 26 tháng 4 năm 1861[1] từ thành phố Milano trong khi ông ấy đang tìm kiếm tiểu hành tinh 63 Ausonia.[7]. Đây là tiểu hành tinh duy nhất do ông phát hiện. Schiaparelli đặt tên nó là Hesperia để vinh danh nước Ý (từ này là một thuật ngữ Hy Lạp dùng để chỉ bán đảo).[8] Tiểu hành tinh này quay quanh Mặt trời với chu kỳ là 5,14 năm, bán trục lớn là 2,980 AUđộ lệch tâm là 0,165. Mặt phẳng quỹ đạo nghiêng một góc 8,59° so với mặt phẳng hoàng đạo.

Hesperia được quan sát bởi kính viễn vọng vô tuyến Arecibo vào tháng 2 năm 2010.[5] Các quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến kết hợp với các mô hình hình dạng dựa trên đường cong ánh sáng, dẫn đến ước tính được đường kính là 110 ± 15 km. Albedo vô tuyến phù hợp với tiểu hành tinh kiểu M giàu kim loại.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Editorial Notice” (PDF). The Minor Planet Circulars. MPC 94743-95312: 94743. 29 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  3. ^ “Hesperian”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  4. ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: 69 Hesperia” (2011-09-07 last obs). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ a b c Shepard, Michael K.; Harris, Alan W.; Taylor, Patrick A.; Clark, Beth Ellen; Ockert-Bell, Maureen; Nolan, Michael C.; và đồng nghiệp (2011). “Radar observations of Asteroids 64 Angelina and 69 Hesperia” (PDF). Icarus. 215 (2): 547–551. arXiv:1104.4114. Bibcode:2011Icar..215..547S. doi:10.1016/j.icarus.2011.07.027.
  6. ^ a b Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  7. ^ De Meis, S. (2011), “A few aspects of Schiaparelli's studies”, Memorie della Societa Astronomica Italiana, 82: 290, Bibcode:2011MmSAI..82..290D.
  8. ^ Schmadel, Lutz D. (2003), Dictionary of Minor Planet Names, Springer Science & Business Media, tr. 22, ISBN 978-3-540-00238-3.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]