Bước tới nội dung

Đồng An Đạo Phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiền sư
Đồng An Đạo Phi
同安道丕
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động tông
Sư phụVân Cư Đạo Ưng
Đệ tửĐồng An Quán Chí
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinhthế kỷ 9
Nơi sinhHồng Châu, Giang Tây
An nghỉChùa Đồng An
Giới tínhnam
Quốc giaTrung Quốc
icon Cổng thông tin Phật giáo

Đồng An Đạo Phi (zh. 同安道丕, ja. Dōan Dōhi, ko. 동안도비 Tongan Tobi) là Thiền sư Trung Quốc cuối đời nhà Đường và đầu đời Ngũ Đại Thập Quốc. Sư là Tổ đời thứ 3 của Tông Tào Động và là pháp tử của Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng. Sư có đệ tử đắc pháp là Thiền sư Đồng An Quán Chí.

Cơ duyên và hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử liệu về sư rất ít, chủ yếu là một số thông tin được ghi lại vắn tắt trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Và sách này hầu như chỉ nhắc đến các lời vấn đáp giữa đệ tử với sư.

Không rõ sư sinh vào năm nào, được biết thì sư quê ở Hồng Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Sau khi xuất gia, sư đi tham vấn khắp nơi. Sư đến tu học dưới sự chỉ dạy của Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng và đạt được giác ngộ. Vân Cư ấn khả cho sư.[1][2]

Sau khi đắc pháp, sư đến khai tòa thuyết pháp tại chùa Đồng An, núi Phụng Thê, Hồng Châu và tận tâm đề xướng Tông Phong Tào Động.[1]

Một hôm, có vị tăng hỏi: "Thế nào là gia phong của hoà thượng?" Sư bảo: "Trời cao, gà vàng ôm con đến; Sao kia, thỏ ngọc mang thai vào." Tăng hỏi: "Khách đến bất ngờ lấy gì tiếp đãi?" Sư bảo: "Sáng ra vượn hái trái vàng đi; Tối đến loan mang đoá ngọc về."[3]

Có tăng hỏi: "Trên đường gặp người đạt đạo, không dùng nói nín để đối đáp. Xin hỏi dùng cái gì để đối đáp?" Sư nói: "Cần đá, cần đấm."[3]

Không rõ sư tịch năm nào, chỉ biết sau khi sư tịch, môn đệ xây tháp thờ sư tại Chùa Đồng An.[2]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Đồng An Đạo Phi”. Thư Viện Hoa Sen. Truy cập ngày 8 tháng 9, 2023.
  2. ^ a b Hư Vân (2012). Phật tổ Đạo Ảnh - Tập 2. Nxb Hồng Đức.
  3. ^ a b Lý Việt Dũng biên dịch (2004). Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Nxb Hồng Đức.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán