Cổng thông tin:Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Bồ tát Văn-thù và Phổ Hiền

Văn-thù-sư-lợi là một vị bồ-tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị bồ-tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹthế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi bồ-tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù. Một thuyết khác bảo rằng, bồ-tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.

Pháp

Các vị sư Nam tông tụng kinh

Tụng kinh là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật thông qua các kinh điển do Phật tuyên thuyết. Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo trong các thời lễ nhằm cầu an, cầu siêu cho người đã khuất hoặc sám hối những ác nghiệp mà Phật tử đã gây ra trong quá khứ hay đôi khi đơn giản là học thuộc lòng, quán xét kinh văn một cách thấu đáo. Tụng kinh được thực hiện bởi tứ chúng đệ tử bao gồm các những người đã xuất gia hoặc những người tu tại gia. Thông thường, người ta thường hay tụng kinh trước tôn tượng, hình ảnh của Phật, bồ-tát.

Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, người ta thường tụng đọc kinh điển bằng tiếng Pali hoặc bằng tiếng bản xứ. Theo truyền thống Đại thừa, việc tụng kinh thường đi kèm với việc sử dụng pháp khí như , chuông, khánh nhằm tạo nên nhịp điệu cho thời kinh; thông thường, mỗi ngày thường có hai thời khóa tụng kinh là công phu sáng và công phu tối.

Tăng

Trúc Lâm đại sĩ là một thiền sư Việt Nam, ông đã hợp nhất ba dòng thiền chính thời TrầnVinītaruci, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông thành thiền phái Trúc Lâm và trở thành tổ sư của dòng thiền này. Đây được xem là giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Áthiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp. Ông cũng xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, cả ở thôn quê lẫn thành thị. Trên cương vị là thượng hoàng-thiền sư, ông đã dạy dân bài trừ các tập tục mê tín, dị đoan và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập thiện. Ông vẫn góp ý cho Anh Tông một số vấn đề chính sự, đồng thời khuyên bảo vua con từ bỏ rượu chè và cúng dường cho tăng chúng.

Hình ảnh

Tranh vẽ Tsuglag Gyatso, Pawo Rinpoche thứ 3 của Karma Kagyu

Kinh điển

Kinh Duy-ma-cật sở thuyết là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt NamNhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Vimalakīrti, một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ-tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ.

Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và ký âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tōkyō phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.

Tông phái

Tịnh độ tông là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt Nam do cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn sáng lập và được Hōnen phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại cõi Cực lạc Tịnh độ của Phật A-di-đà.

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ, A-di-đàQuán Vô Lượng Thọ.

Trích dẫn

« Nếu người muốn biết cảnh giới Phật, Ý căn thanh tịnh như hư không, Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ, Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại. »
Hoa nghiêm kinh

Bài viết

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa Phật giáo nằm trên núi Bái Đính, Việt Nam. Nơi đây là một khu phức hợp bao gồm một ngôi chùa cổ ban đầu và một ngôi chùa lớn hơn mới được xây dựng. Đây được coi là quần thể chùa Phật giáo lớn nhất Việt Nam và đã trở thành địa điểm nổi tiếng cho các cuộc hành hương của tín đồ Phật giáo và du khách từ khắp Việt Nam.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo