Wikipedia:Thảo luận/Lưu 37
Ơn giời cậu đây rồi
[sửa | sửa mã nguồn]Việc này không trầm trọng lắm nên cũng không muốn làm phiền bảo quản viên, xin đưa ra đây vậy.
Hiện tại bài Ơn giời cậu đây rồi có một số IP tham gia sửa theo cách hơi bảo thủ. Liên tục sửa theo một cách hành văn khá lủng củng các kiểu như "Người chiến thắng" -> "người xếp thứ nhất" ( chương trình chỉ trao cúp chứ không có xếp nhất nhì gì cả ), hay nhấn mạnh nghệ sĩ Khánh Nam, đổi "và" thành "&", thậm chí khẳng định thí sinh thắng giải là nhờ Chí Tài giả gái. Các IP này thể hiện sự bảo thủ không muốn thay đổi cách sửa của mình. Do có thể một người dùng nhiều IP nên chắc nói chuyện trên Thào luận cũng chẳng ăn thua gì, xin nhờ những ai hay đi tuần tra để ý bài và cho ý kiến. Memberofc1 (thảo luận) 12:39, ngày 7 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Không đúng thì bạn gỡ ra khỏi bài nêu quan điểm rõ ràng ở trang thảo luận, IP cố ý thì bán khóa bài vậy. Việc bạn nêu thảo luận cũng coi như các BQV có cớ giải thích với các IP sau này. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:25, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Thiết kế logo wikipedia Tiếng Việt cho Tết Nguyên Đán năm 2015 - Ất Mùi
[sửa | sửa mã nguồn]- Bác nào có hoa tay xin chuẩn bị từ bây giờ cho kịp, xin cảm ơn Che Guevaranhắn tin 00:35, ngày 9 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Dùng biểu tượng Tam dương khai thái nhé. Lotye (thảo luận) 16:14, ngày 9 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Ủa, không ai làm logo cho Tết năm nay à? Còn vài ngày nữa thôi. --109.91.38.155 (thảo luận) 02:17, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Ai có năng khiếu xin giúp dùm vì chỉ còn vài ngày nữa thôi.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:42, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Chắc Tết này không có logo chơi Tết như mọi năm.Lotye (thảo luận) 08:27, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Có thể dùng lại hai hình không có linh vật:
--CNBH (thảo luận) 08:39, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Đành vậy thôi, nếu như đến ngày mà không có ai sáng tác thì phải dùng lại. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:44, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)
http://vforum.vn/diendan/showthread.php?51203-Hinh-anh-tet-2015-xuan-At-Mui-con-de-dep
Lấy 1 trong những hình dê này rồi gắn vào logo Wiki không biết được không ? Lotye (thảo luận) 09:16, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)
— thảo luận quên ký tên này là của TRMC (thảo luận • đóng góp).
Cho mình hỏi 1 số thứ
[sửa | sửa mã nguồn]Xin lỗi cho mình hỏi bài "Mật tông Thiên đình" mình viết vừa bị xóa, cho mình hỏi lý do xóa bài này được không? Nếu bài viết vì lý do vấn đề đó chưa nổi bật không có nhiều nguồn thì có thể đăng cảnh báo nhắc nhở để mình sẽ thêm nguồn vì bài viết vẫn đang trong quá trình hoàn thành và mình là thành viên mới dù đã đăng ký nick từ lâu. Vì vậy hoàn thành bài viết theo đúng những yêu cầu của wiki thì có thể cho thêm thời gian hoàn thành, mình còn rất nhiều thứ đang học về điều lệ wiki để viết cho tốt. Đây các bạn mới đăng cảnh báo chưa đến mấy tiếng, làm mình không có thời gian thêm thông tin như yêu cầu hoặc trình bầy lý do không nên xóa, làm vậy có làm nản chí 1 số người mới như mình, thà rằng các bạn xóa luôn khi bài viết mới được tạo ra để mình còn biết để không mất công viết bài này mấy ngày nay. Cảm ơn wiki! KhuêVănCác (thảo luận) 10:59, ngày 14 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Bài Mật tông thiên đình luôn được tạo lại dù bị xóa nhiều lần, trong đó có 1 lần là do chép nguyên văn từ bên ngoài, 1 lần là do văn phong không bách khoa và không có nguồn, sau 7 ngày thông báo mới xóa. --109.91.38.255 (thảo luận) 16:03, ngày 14 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Theo kinh nghiệm thì bạn nên tìm hiểu về quy định trước khi viết bài, chung quy là sao chép từ Internet vào không thèm biên tập, dùng văn phong cá nhân, trình bày cẩu thả, không bách khoa, ... nên mới bị như thế. Chỉ cần viết 4-5 dòng, đi thẳng vào nội dung cần đề cập, dẫn nguồn hàn lâm hay báo chí mạnh ra thì mọi người sẽ xem xét để có thế bài có mặt ở wikipedia và phát triển sau này. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:29, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Bài Mật tông thiên đình luôn được tạo lại dù bị xóa nhiều lần, trong đó có 1 lần là do chép nguyên văn từ bên ngoài, 1 lần là do văn phong không bách khoa và không có nguồn, sau 7 ngày thông báo mới xóa. --109.91.38.255 (thảo luận) 16:03, ngày 14 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Thừa mã < br / >
[sửa | sửa mã nguồn]Mình thấy ở dòng cuối cùng Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:50, ngày 13 tháng 1 năm 2015.
đang thừa mã < br / > . —Earth and MoonTalk 13:50, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Hình như mới bị thì phải.Minh (thảo luận) 13:04, ngày 18 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Mã này là do MediaWiki:Lastmodifiedat; tôi vừa xóa nó để sử dụng thông điệp mặc định. – Nguyễn Xuân Minh 💬 10:28, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Thư viện cho Wikipedia
[sửa | sửa mã nguồn]Bạn nào biết thông tin, các cuộc thảo luận về vấn đề này xin vào cho ý kiến. Mục đích là để Wiki có những sách điện tử online mà người đọc có thể mượn (1 tuần chả hạn) để tra khảo lấy dữ kiện, hoặc kiểm chứng. Chương trình này sẽ gặp những khó khăn gì, chả hạn về pháp lý, tài chính. DanGong (thảo luận) 09:18, ngày 22 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Làm thế nào để ảnh hiển thị trên trang wiki quay được đi 90 độ?
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi đã tệp tải ảnh muốn sử dụng trong bài lên wikipedia, nhưng khi tải xong ảnh lại nằm ngang (thay vì phải đứng). Khi chèn ảnh vào bài viết ảnh vẫn nằm ngang, chưa tìm được cách xoay ảnh đi 90 độ trong wikipedia. Nhờ các bạn mách giúp cáchHailthnvn (thảo luận) 15:59, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- MediaWiki không có các công cụ xoay hoặc cắt xén các hình ảnh được tải lên. Những hình như Tập tin:Thiếu tướng Lê Tiến Phục.jpeg không được xoay trên thực tế. Nó chỉ có dữ liệu xoay 90 độ trong thông tin EXIF; MediaWiki không công nhận dữ liệu đó. Bạn cần phải xoay hình này dùng phần mềm như Windows Photo Viewer hoặc Preview trên Mac, rồi dùng liên kết "Tải lên phiên bản mới" để tải lại hình với cùng tên. – Nguyễn Xuân Minh 💬 10:25, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Lỗi hộp thông tin
[sửa | sửa mã nguồn]Một số bài viết hiện đang bị lỗi hộp thông tin, chẳng hạn như những bài này: Tìm với từ khóa colspan. Lỗi này xuất hiện do bot chèn thêm bản mẫu ở liền trước hộp thông tin mà không xuống dòng, ví dụ như: AlphamaBot thêm bản mẫu chú thích trong bài. Nhờ Alphama (thảo luận · đóng góp), Mxn (thảo luận · đóng góp), DHN (thảo luận · đóng góp),... sửa giúp. Cảm ơn. 123.16.251.247 (thảo luận) 06:37, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Lỗi hiển thị liên kết trong
[sửa | sửa mã nguồn]Mấy ngày gần đây theo như tôi theo dõi thì các liên kết trong thường hiển thị sai. Một số thiếu 1 khoảng trắng trước liên kết (chữ trước sau dính liền nhau), một số thiếu 2 khoảng trắng trước liên kết (chữ trước đè lên chữ sau). Lỗi này xảy ra ở trên Trang chính, bài viết lẫn thảo luận. Thử trên các máy tính khác nhau vẫn vậy. Không biết có ai bị lỗi hiển thị như thế này không? ~ Violet (talk) ~ 13:45, ngày 28 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Về lỗi dính liền là do lỗi của trình duyệt Chrome bản mới trên các font >100%. Mấy trình duyệt khác k rõ, lười test quá. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:17, ngày 28 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Để màn hình độ phân giải 1600x900 thì phải zoom từ 125% trở lên mới không bị lỗi, còn lại tỉ lệ càng nhỏ lỗi sẽ càng nhiều. ~ Violet (talk) ~ 14:37, ngày 28 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Trình duyệt Chrome bị lỗi các trình duyệt khác thì không, máy tôi zoom cỡ 150% thì không bị. A l p h a m a Talk - Bot - Page 17:51, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Để màn hình độ phân giải 1600x900 thì phải zoom từ 125% trở lên mới không bị lỗi, còn lại tỉ lệ càng nhỏ lỗi sẽ càng nhiều. ~ Violet (talk) ~ 14:37, ngày 28 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Do chrome, lỗi này còn làm mất những chữ cuối của văn bản, ví dụ trong facebook chẳng hạn. Vô chrome://flags
chọn enable cho thông số DirectWrite Windows
là hết. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:51, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Dịch tên loài sinh vật sang tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Liệu chúng ta nên tìm một số tài liệu làm cơ sở (ví dụ như Động/Thực vật chí Việt Nam, Danh lục các loài thực vật, Sách đỏ...) để dịch tên loài, chứ dịch từ tiếng Anh sang nhiều khi sẽ không chính xác. Xin dẫn lại các thảo luận bên dưới.
Tên gọi "Cá mập thiên thần" là dịch từng chữ từ tiếng Anh (angel shark) chứ trong các tài liệu sinh học Việt Nam không thấy ai nhắc đến tên đó, liệu có chấp nhận được không? Xem thêm thảo luận tại group Facebook Newnone (thảo luận) 09:56, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Một ý kiến thú vị của bác Việt Long tại thảo luận trên group Facebook, xin trích lại:
" Tôi lấy 1 ví dụ như thế này để tuyệt đối tránh dịch word by word từ tiếng Anh khi loài cá đó tồn tại ở Việt Nam với tên gọi riêng: squirrelfish không phải là cá sóc mà là cá sơn đá có gai (phân họ Cá sơn đá có gai Holocentrinae, họ Cá sơn đá Holocentridae), trong khi cá sóc nói ở stt trước (Oryzias latipes) có tên t. Anh là Japanese rice fish hoặc Japanese killifish (mà nếu dịch thì là cá gạo/lúa Nhật Bản!). Và còn cá sơn đá không gai lại là soldierfish (nếu dịch ra thì là cá lính!), thuộc phân họ Cá sơn đá không gai Myripristinae, họ Cá sơn đá Holocentridae. Đã thế lại thêm cá sơn mà tên tiếng Anh là cardinalfish (t. Anh sẽ là cá giáo chủ, cá hồng y?) thuộc họ Cá sơn Apogonidae."
Newnone (thảo luận) 13:05, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Trước mắt cần rà soát lại các tên Việt cũ. Nhờ các bạn rà soát giúp.Thái Nhi (thảo luận) 14:52, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Sinh học may mắn hơn nhiều lĩnh vực khác vì đã có tên khoa học, một thứ quốc tế và chính xác. Nếu không có hoặc không biết tên tiếng Việt hãy cứ dùng tên khoa học, trong tương lai khi có điều kiện sẽ sửa lại sau. Còn nếu cố dịch sẽ có thể phổ biến kiến thức sai, điều tệ hại nhất ở Wiki. Không rõ chúng ta có dự án Sinh học không? Việc rà soát lại không hề đơn giản, cần một nhóm có hiểu biết mới thực hiện được.--Paris (thảo luận) 15:12, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Cách đây hơn 1 năm đã từng thảo luận vấn đề này với Thái Nhi vì rằng nếu không kìm hãm việc dịch tùy ý tên loài thì mức độ sai nó sẽ gia tăng ngày càng nhiều, tuy nhiên sau đó vẫn thấy các bạn tự dịch tên loài từ tiếng Anh, nên cũng thôi, tùy các bạn. Giờ thì chỉ hi vọng các bác am tường lĩnh vực này có thể chung tay kiểm tra lại, tôi thì không có tài liệu nên không thể giúp được gì, lâu lâu thấy bài nào mà tên Việt search trên mạng không thấy tăm hơi đâu thì redirect lại bài ấy thôi. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:25, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Sinh học may mắn hơn nhiều lĩnh vực khác vì đã có tên khoa học, một thứ quốc tế và chính xác. Nếu không có hoặc không biết tên tiếng Việt hãy cứ dùng tên khoa học, trong tương lai khi có điều kiện sẽ sửa lại sau. Còn nếu cố dịch sẽ có thể phổ biến kiến thức sai, điều tệ hại nhất ở Wiki. Không rõ chúng ta có dự án Sinh học không? Việc rà soát lại không hề đơn giản, cần một nhóm có hiểu biết mới thực hiện được.--Paris (thảo luận) 15:12, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Black bird là con chim đen nhưng blackbird lại là con chim sáo, nên cần người trong ngành sinh vật học mới dịch chính xác đươc. Tuanminh01 (thảo luận) 16:39, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Mình nghĩ các bạn không nên dịch tùy tiện. Cứ để tên khoa học là chắc ăn. Lotye (thảo luận) 17:08, ngày 2 tháng 2 năm 2015 (UTC)
WP tiếng Việt thì chỉ nên dùng tên thông dụng vốn có của tiếng Việt. Việc dịch như thế là chế thêm từ mới trong khi đó tên khoa học đã mang tính quy chuẩn cao nhất rồi. Greenknight (thảo luận) 09:46, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Đưa link đến facebook lên trang chính
[sửa | sửa mã nguồn]Sao các bạn không đưa liên kết đến https://www.facebook.com/vi.wikipedia.org lên trang chính ?Lotye (thảo luận) 17:50, ngày 7 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Trang đó do thành viên cá nhân lập ra, không phải do cộng đồng Wikipedia lập ra và quản lý. A l p h a m a Talk - Bot - Page 01:56, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Mời các bạn cho ý kiến thêm. A l p h a m a Talk - Bot - Page 01:55, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Lượng truy cập Wikipedia tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Mấy năm gần đây, lượng truy cập vào wiki tiếng Việt giảm hẳn, vị trí xếp hạng của wikipedia trên trang Alexa đối với số trang web có nhiều truy cập ở Việt Nam cũng tụt rất nhiều.—Earth and MoonTalk 00:52, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Báo chí Việt hầu hết là soi các trò troll thông tin cá nhân (Kỳ Duyên, Messi) trên đây thay vì khen ngợi tính mở và khả năng làm việc cộng đồng của Wikipedia. Do theo luật Mỹ, nhiều khả năng Ban Tuyên giáo Trung ương coi Wikipedia là một phần của diễn biến hòa bình. Tuanminh01 (thảo luận) 03:23, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Đơn giản vì đa số người dân chưa hiểu quy tắc của Wikipedia là cho phép người ta phá trước sửa sai sau, có lẽ cái này còn khá lạ với nhận thức ở Việt Nam, chờ vài năm nữa chăng. A l p h a m a Talk - Bot - Page 06:31, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Báo chí lá cải nhiều người đọc trong khi học thuật nghiêm túc ít người quan tâm. Thật đáng buồn. Lotye (thảo luận) 13:57, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Hình ảnh chọn lọc
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi không rõ mục hình ảnh chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt hiện nay được chọn theo tiêu chí nào? Tôi vừa xem qua thì thấy rất nhiều hình không phải là hình chọn lọc trên Commons, thậm chí là những hình bình thường, chưa qua bất kỳ bình chọn nào. Ví dụ:
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/12
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/10
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/13
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/16
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/19
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/22
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/24
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/23
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/02/27
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/03/20
- Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2015/03/14
Hình chọn lọc trên Commons không hề thiếu. Tại sao lại giới thiệu những hình chất lượng thấp như vậy?--Paris (thảo luận) 06:43, ngày 13 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Các hình này do IP chọn. Những hình nào đã lỡ lên Trang chính thì vẫn giữ chọn lọc. Còn lại tôi đã sửa.Beyond234 (thảo luận) 22:39, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Thaisk, Joakim Löfkvist và Arisa đã bị Meta gỡ bỏ quyền ngày 7-10-2014 do không hoạt động quá 2 năm. Vui lòng cập nhật giùm. Tranminh360 (thảo luận) 01:35, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Thành viên Mxn đã thực hiện. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 07:00, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Những thông tin chưa được công nhận rộng rãi trong lịch sử VN nhưng đang lan truyền trên net
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này, tôi đã viết vào trang Thảo luận của Alphama và Tuấn Minh, vì tôi không thể thường xuyên vào WP cũng như bỏ thời gian nhiều để theo dõi. Nhưng thấy tầm mức cũng hơi quan trọng nên lại copy vào đây:
Thành viên:I Love Triệu Đà liên tiếp sửa các bài quan trọng về lịch sử VN ([1]), Văn Lang, và thêm vào các chi tiết, bản đồ chưa được giới học giả công nhận rộng rãi, mà chỉ là lời thuật, giả thuyết của 1 số ít người, bản đồ tự vẽ cũng chưa được công nhận, như là về các vùng đất truyền thuyết: Nam Cương và ở Cao Bằng, Nam Định: Phố cổ Thành Nam, Hành cung Thiên Trường, Thành Bản Phủ (di tích chỉ được chứng nhận là thời Mạc, nhưng cố viết như là di tích có từ thời Triệu Đà). Xem thêm: Thảo luận:Thành Bản Phủ (Cao Bằng). Nam Cương là chỉ có trong truyền thuyết, và không có sách sử nào ghi chép, và những truyền thuyết về Thục Chế, mà TV này thêm chi tiết Nam Cương vào rất nhiều bài, như là 1 thực thể có thật (Xem Thảo luận:Cao Bình (kinh đô)) và xem những bài liên kết đến: [2]. Còn Thục Chế là nhân vật truyền thuyết mà không có nguồn hàn lâm, chỉ có 1 nguồn rất yếu, có thể là chuyện cổ tích, nhưng lại được viết vào rất nhiều bài (Xem : [[3]]. TV này sửa đổi vụn vặt rất nhiều, thay cả bản đồ bằng những bản đồ tự vẽ, thêm các chi tiết truyền thuyết, biến những bài quan trọng về lịch sử VN tại bách khoa Wikipedia thành nơi kể chuyện cổ tích hay là tin đồn báo lá cải, phao truyền tin chưa được kiểm chứng. Nhờ các bạn chú ý theo dõi và chỉnh sửa những thông tin sai trái. --109.91.38.190 (thảo luận) 23:28, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Thông tin về nước Nam Cương, Thục Chế, và bản đồ Nam Cương và đoạn giải thích được cho là của Đào Duy Anh (nhưng không biết lấy ra từ nguồn nào, hay là tự chế, nhưng bạn tìm search thử đoạn trích được cho là của học giả Đào Duy Anh đó từ đâu ra), chỉ thấy có tại Wikipedia, do ILoveTrieuDa chép vào, nhưng lại đang được lan truyền trên net như là 1 sự thật : Xem: [4] và [5] đều do 1 người viết, nhưng ghi là nguồn của WP. Cả thông tin được cho là của GS Trần Quốc Vượng cũng không thể kiểm chứng. Nay mai có ai "sáng chế" ra cha của Thục Chế là Thục.... gì nữa và viết vào WP thì rất mệt. Và xem cái bản đồ tự vẽ đó lan truyền như thế nào, sau khi được vào WP vi và ru (Nga): [6], vào cả sách bên Hàn [7], tất cả đều lấy nguồn từ WP và ra đời sau khi hình vẽ đó có tại WP này File:Bản đồ Văn Lang & Nam Cương.JPG ngày 22 January 2014. Có ngày "lộng giả thành chân", 1 người có thể viết lại cả lịch sử??? Quá nguy hiểm cho kiến thức nhân loại, nhiều khi mình không thể ngờ 1 bài viết vớ vẩn hay 1 tin vịt trên WP mà ai cũng có thể sửa, lại có tác dụng như thế, có thể sau này lại được chép vào sách sử hay các báo VN lại trích đăng lại.--109.91.38.51 (thảo luận) 00:40, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Thông tin chưa công bố thì nêu lý do ở trang thảo luận và có thể gỡ thẳng ra khỏi bài. Mấy bài về lịch sử VN có vấn đề nguồn dẫn rất chung chung, ví dụ: Phan Huy Lê, sách đã dẫn trang 123. Thật sự không biết sách nào dẫn? A l p h a m a Talk - Bot - Page 04:23, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Viết vào cả chục bài thì 1 người sao theo mà kiểm soát hết được (xem các liên kết). Bởi thế mới viết ra đây để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng. Vần đề là đã có nhiều nơi dẫn nguồn này để viết về lịch sử. --109.91.39.64 (thảo luận) 00:30, ngày 17 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Thành viên này thường xuyên thêm nội dung vào Wikipedia, sau đó lập chuyên mục trên một diễn đàn rồi dẫn ra để...củng cố cho quan điểm của chính mình???, ví dụ : [8]--CNBH (thảo luận) 04:53, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Thật là bá đạo. Cần chấn chỉnh. Lotye (thảo luận) 05:50, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Trong một cuốn sách tôi từng đọc (không nhớ tên, hình như là cuốn "Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm" của Trần Quốc Vượng) có nói chuyện "Chín chúa tranh châu" là do một cán bộ Việt Minh người Tày ở Cao Bằng thời chống Pháp sáng tác ra để tham dự một cuộc thi văn nghệ. Một số người đọc được truyện này trên báo tưởng nó là truyền thuyết dân gian. Đào Duy Anh đã dùng câu chuyện hư cấu này để tìm hiểu nguồn gốc của Thục Phán và nước Âu Lạc. Maravilla (thảo luận) 01:31, ngày 17 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Cán bộ Việt Minh nào sáng tác? Là truyền thuyết thật đấy! "Cẩu chủa cheng vùa" (Chín chúa tranh vua) là một truyền thuyết dân gian ở vùng Cao Bằng, được Lê Sơn viết thành trường ca hơn nghìn câu tiếng Tày. Lã Văn Lò dịch ra tiếng Việt và công bố. Trước đây, khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số tác giả người Pháp khi viết lịch sử người Tày có nhắc đến thuyết này, nhưng không công bố tư liệu.
- Nguồn: “Quanh vấn đề An Dương Vương Thục Phán hay là truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa của đồng bào Tày” - Lã Văn Lò - Nghiên cứu lịch sử 50-51, tháng 6-1963. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Hiện tại tôi không có cuốn sách đó trong tay. Trước đây tôi đọc nó ở thư viện. Tôi đã tìm kiếm trên mạng thì thấy đó đúng là cuốn "Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm" của Trần Quốc Vượng: http://elib.tic.edu.vn:9005/View/default.aspx?loc=0&id=145945975699980074239157251684527174851 (trang 646 và 647) Có một số chi tiết tôi đã nhớ không chính xác. Maravilla (thảo luận) 07:33, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Nguồn tự xuất bản
[sửa | sửa mã nguồn]Lâu nay có một số thành viên theo truyền thống Saruman, mượn cớ "Nguồn tự xuất bản" để xóa đi những bài viết có giá trị, của những người có khả năng, có thẩm quyền viết trên những trang mạng văn hóa có uy tín. Đề nghị trước khi xóa nên vào đây thảo luận trước. Nên nhớ trang "talawas" chả hạn, đăng toàn những bài có giá trị cũng chỉ là một trang tự xuất bản. Cho nên mình đề nghị, trước khi xóa, nên vào đây thảo luận rộng rãi trước. Dưới đây là một đoạn mình đưa ra thảo luận về bài Trần Đĩnh:
- diendantheky.net là một diễn đàn của một số văn, nghệ sĩ, nhà báo có ghi tên rõ ràng trong trang chủ. Ở hải ngoại thì làm gì có việc phải đăng ký xin phép được lập một trang mạng như ở Việt Nam. Các bài báo đưa lên đây cũng là của các nhà báo có uy tín như Nguyễn Minh Cần, Song Chi, Trần Mộng Tú, Đỗ Quý Toàn, Đinh Xuân Quân, Vũ Quý Hạo Nhiên, Phạm Phú Minh có ghi tên rõ ràng, chứ không phải như nhiều bài của các báo chính thức ở Việt Nam, các tác giả chỉ dùng một tên nghệ sĩ nào đó, người đọc thường không biết người viết là ai cả. Vấn đề này cần nên được bàn thảo rõ ràng ở đây. DanGong (thảo luận) 13:08, ngày 13 tháng 9 năm 2014 (UTC)
- Mời các bạn, nhất là những bạn có máu thích xóa, vào thảo luận, để lấy quyết định chung! DanGong (thảo luận) 10:38, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Bạn Thandieu123 muốn xóa những trích dẫn từ bài nào, cũng nên đưa lên, để các TV khác xem họ viết có nghiêm túc hay không? Mình quan niệm là chỉ quan trọng là bài viết của ai, có thẩm quyền không, bài viết có nghiêm túc không, trang mạng có uy tín không và người chịu trách nhiệm có khả năng, thẩm quyền không?
- Chúng ta đừng quên là có những trang như Talawas cũng chỉ là nguồn tự xuất bản, nhưng đăng toàn là các bài có giá trị. Tại sao ta lại nên dễ dãi ở đây so với các Wiki khác? Bởi vì ở Việt Nam không cho phép ra báo chí tư nhân, hạn chế tự do báo chí. Chấp nhận xóa các nguồn tự xuất bản mà không xem xét trước là tiếp tay với nhà cầm quyền Việt Nam, như việc họ đã dùng tường lửa để ngăn chặn người đọc vào trang Talawas, hầu để che dấu tin tức, quan điểm của những nhà trí thức.DanGong (thảo luận) 11:08, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Wiki chỉ xem xét tính khả tín của nguồn tin chứ không phải là nơi người ta đánh giá nguồn này hay hoặc dở, một bài văn hay không có nghĩa là nó đáng tin về mặt thời sự. Tam quốc diễn nghĩa rất hay nhưng nó không thể dùng làm tài liệu lịch sử ở wiki, nguồn tự xuất bản thì phải loại bỏ ngay khỏi những bài về tiểu sử, chấm hếtThandieu123 (thảo luận) 11:13, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Bài cụ thể cũng chỉ trích lại các đoạn trong hồi ký của tác giả, bạn Thandieu123 có xóa đi nguồn chỉ để làm người khác mất công đọc sách để đăng lại nguồn thôi. Còn những cái gì tác giả viết có đáng tin hay không là chuyện người đọc. Việc khả tín là do trang mạng, người viết bài có uy tín hay không, chứ không phải là tự xuất bản hay báo lề đảng? Phải chờ quyết định chung cho tương lai. Thí dụ, theo mình thì trang mạng Pro&Asia của nhà văn Phạm Thị Hoài là có đủ uy tín và những bài của bà ta, chả hạn Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1), là viết nghiêm túc để được đăng trên Wiki Việt nếu nội dung thích hợp. DanGong (thảo luận) 11:27, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Wiki chỉ xem xét tính khả tín của nguồn tin chứ không phải là nơi người ta đánh giá nguồn này hay hoặc dở, một bài văn hay không có nghĩa là nó đáng tin về mặt thời sự. Tam quốc diễn nghĩa rất hay nhưng nó không thể dùng làm tài liệu lịch sử ở wiki, nguồn tự xuất bản thì phải loại bỏ ngay khỏi những bài về tiểu sử, chấm hếtThandieu123 (thảo luận) 11:13, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Ngắn gọn thế này: http://www.diendantheky.net/ - Các thành viên khác cho ý kiến xem: Đó có phải trang tự xuất bản hay không?Thandieu123 (thảo luận) 10:50, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Quy định về nguồn tự xuất bản đã được cộng đồng chấp thuận từ trước. Mời các bạn tham khảo quy định về nguồn tự xuất bản để giải quyết mâu thuẫn trên. Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 11:50, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Thì tôi cũng dẫn quy định rồi, nhưng DanGong không chấp nhận (với lập luận rằng chỉ cần một số tác giả đứng tên trên web thì có thể xài nguồn là forum được). Do đó, tôi cần một trọng tài để khẳng định diendantheky có phải là nguồn tự xuất bản khôngThandieu123 (thảo luận) 12:17, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Trong một số trường hợp, nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy.
Nội dung từ các nguồn tự xuất bản và các nguồn không đáng tin cậy khác có thể được dùng làm nguồn dẫn chứng cho các thông tin về chính các nguồn đó trong các bài về các nguồn này, với các điều kiện:
- Nội dung liên quan đến sự nổi tiếng của người đó hay tổ chức đó;
- Nội dung đó không bị tranh chấp;
- Nội dung đó không quá vụ lợi (self-serving);
- Nội dung đó không chứa các tuyên bố về các bên thứ ba, hoặc về các sự kiện không trực tiếp liên quan đến chủ thể;
- Không có nghi ngờ đáng kể nào về việc ai là người viết nội dung này. Tuấn Út Thảo luận 12:26, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Nội dung đó rõ ràng đang có tranh chấp (giữa tôi và Dangong), tác giả của nó cũng không phải chuyên gia về chủ đề của mục từ (toàn là nhà văn), lại có tuyên bố về bên thứ 3 (Trường Chinh), vậy có nghĩa diendantheky là không thể sử dụng, ok?Thandieu123 (thảo luận) 12:35, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Nội dung chả có gì tranh chấp cả. Đây là những gì tác giả Trần Đĩnh thuật lại trong hồi ký "Đèn cù", một cuốn sách có xuất bản đàng hoàng. Vấn đề độc giả có tin hay không là tùy mỗi người. Cho nên đây không phải là việc phán xét nguồn bịa ra hay có thật, mà là tác giả có đủ khách quan hay không? Nhưng đó không phải lý do để không được đăng, vì ta có quyền nêu lên cái nhìn của một nhân chứng. Đừng quên là nó còn đáng tin gấp mấy lần những người viết chỉ nghe kể lại. DanGong (thảo luận) 12:59, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Đó, bạn thấy rồi chứ. Việc tranh luận sẽ không đi tới đâu khi Dangong kiên quyết không chịu công nhận, tôi chỉ cần một kết luận rõ ràng: diendantheky có phải là tự xuất bản hay không, và nó có thể được sử dụng để nói về Trường Chinh và các bài về tiểu sử người đang sống hay không, thế thôi! Không nên để vấn đề dây dưa lâu thế nàyThandieu123 (thảo luận) 15:15, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Nội dung chả có gì tranh chấp cả. Đây là những gì tác giả Trần Đĩnh thuật lại trong hồi ký "Đèn cù", một cuốn sách có xuất bản đàng hoàng. Vấn đề độc giả có tin hay không là tùy mỗi người. Cho nên đây không phải là việc phán xét nguồn bịa ra hay có thật, mà là tác giả có đủ khách quan hay không? Nhưng đó không phải lý do để không được đăng, vì ta có quyền nêu lên cái nhìn của một nhân chứng. Đừng quên là nó còn đáng tin gấp mấy lần những người viết chỉ nghe kể lại. DanGong (thảo luận) 12:59, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Tôi thấy ở đây Thandieu123 đang hiểu sai hoàn toàn nghĩa của từ "tranh chấp". Tranh chấp ở đây có nghĩa là tranh chấp giữa những chủ thể, đối tượng có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan đến nội dung đó. Ví dụ, nội dung đó là một bài hát X, tác giả A đăng lên trang của mình, ký tên mình là tác giả và bị một tác giả B kiện vì cho rằng A đã đạo nhạc của mình để sáng tác nên bài hát X. Hiện bài hát X đang rơi vào tình trạng bị "tranh chấp". Hay ông A đăng một bài viết trong đó có thông tin về nhân vật B nào đó, và nhân vật B phát biểu rằng thông tin tiết lộ đó cuả A là vi phạm đời tư, xâm phạm đến quyền lợi của mình, B có thể đâm đơn kiện A và thông tin đó cũng đang rơi vào tình trạng bị "tranh chấp". Hoặc một thành viên ở Wikipedia đăng thông tin từ trang của A lên, Ông A kiện Wikipedia vì cho rằng mình là chủ sở hữu thông tin đó, ông đã ghi rõ trên trang của mình không được phép coppy nhưng thành viên Wikipedia vẫn sử dụng, khi đó thông tin cũng rơi vào tình trạng bị "tranh chấp". Ở đây, Thandieu123 và Dangong và những thành viên khác hoàn toàn không hề có quyền lợi hay nghĩa vụ gì liên quan đến thông tin trên, và thông tin đó cũng không nằm trong tình trạng đang bị kiện tụng, đấu tố, tranh giành giữa những người có quyền lợi liên quan thì không rơi vào tình trạng "bị tranh chấp". Chân trời Công lý (thảo luận) 04:09, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- Bạn Thandieu123 muốn bàn cụ thể thì mình nêu ra điều gì đang bị tranh cãi. Đó là bài Trần Đĩnh và hai thay đổi của bạn vào lúc Phiên bản lúc 10:59, ngày 21 tháng 2 năm 2015 và Phiên bản lúc 11:02, ngày 21 tháng 2 năm 2015.
- Phiên bản đầu bạn thêm bản mẫu "nguồn không đáng tin?" vào đoạn
- Bạn Thandieu123 muốn bàn cụ thể thì mình nêu ra điều gì đang bị tranh cãi. Đó là bài Trần Đĩnh và hai thay đổi của bạn vào lúc Phiên bản lúc 10:59, ngày 21 tháng 2 năm 2015 và Phiên bản lúc 11:02, ngày 21 tháng 2 năm 2015.
- "*3) Không được gần thanh niên, "bởi lẽ sẽ đầu độc họ.""[1]"[nguồn không đáng tin?]
- Hành động này là sai rồi vì sách "đèn cù" là sách xuất bản, hồi kỳ có đáng tin hay không là do người đọc quyết định, bạn có thể phê phán trong thảo luận không nên trong bài đọc.
- Đoạn hai cũng bị bạn thêm bản mẫu "nguồn không đáng tin?" là đoạn
- Hành động này là sai rồi vì sách "đèn cù" là sách xuất bản, hồi kỳ có đáng tin hay không là do người đọc quyết định, bạn có thể phê phán trong thảo luận không nên trong bài đọc.
- "Trần Đĩnh tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu.v.v...[2][nguồn không đáng tin?].
- Đây là đoạn phỏng vấn Trần Đĩnh của nhà báo hải ngoại Đinh Quang Anh Thái vào Tháng 7 2001 đăng trên diendantheky.
- Phiên bản thứ hai mà bạn sửa là xóa link bài phỏng vấn và bài giới thiệu hồi ký Đèn Cù của nhà Phê bình Ngô Nhân Dụng đăng trên diendantheky. Trong bài giới thiệu trên wiki chỉ trích đoạn
- "* Trong hồi ký Đèn cù, Trần Đĩnh tự nhận mình chấp bút hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, viết năm 1965, kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang tại miền Nam." và * Đèn cù, thể loại hồi ký, xuất bản năm 2014 tại Mỹ (nhà xuất bản Người Việt books), viết về các nhân vật nổi tiếng thời cách mạng chống Pháp như Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Trường Chinh cũng là người thầy dạy ông viết báo."
- Coi như chỉ nhắc tới Trường Chinh là người dạy ông làm báo thế thôi. Cả hai người viết bài Đinh Quang Anh Thái và Ngô Nhân Dụng, mình nhấn mạnh ở đây, đều là 2 nhà báo chuyên nghiệp. DanGong (thảo luận) 16:18, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)
- ^ Đèn cù, trang 397, chương 34, nhà xuất bản Người Việt books
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têndtk1
Công cụ Content Translation
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay một lượng lớn thành viên tích cực của chúng ta đang dịch các bài viết từ những Wikipedia ngôn ngữ khác để làm phong phú thêm nguồn tri thức bằng tiếng Việt, trong đó phổ biến nhất là Wikipedia tiếng Anh.
Công cụ Content Translation giúp đơn giản hoá việc dịch bài từ các ngôn ngữ khác, trong đó có thể kể tới một số ưu điểm như: hiển thị song song hai bài viết bằng hai ngôn ngữ khác nhau để dễ dàng theo dõi, tự động hoá quy trình lấy liên kết từ bài gốc, không phải bận tâm đến mã wiki về trình bày hay nguồn tham khảo, v.v...
Tôi đã viết đề nghị lên Phabricator để cài đặt công cụ này trên Wikipedia tiếng Việt. Nhưng trước hết, tôi mong muốn được nghe ý kiến của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt về việc cài đặt công cụ này. Lưu ý rằng bạn có thể sử dụng công cụ này hoặc không sử dụng nó tuỳ theo ý mình, và công cụ này sẽ không cản trở việc biên tập bình thường của các bạn.
Xin cảm ơn. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 12:23, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Ý kiến
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý Hoàn toàn ủng hộ, có cái này sẽ đỡ phải vừa dịch bài vừa copy paste ref. Mong phần mềm sớm được cài đặt vào viwiki. Tuanminh01 (thảo luận) 07:46, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đồng ý Nếu tích hợp được thì cài vào Wikipedia Tiếng Việt thôi. Thêm nữa bot của tôi hiện nay có xếp thể loại theo từng bài, trình bày nguồn và nhiều tiện ích cho những bài mới. Sắp tới tôi cũng gửi công cụ này cho các bạn sử dụng. Ví dụ: [9]. Tuy nhiên, các bạn nên chú ý liên kết ngoại ngữ, tôi viết thành công tool dò interwiki link cho các bài sinh học khá lâu rồi, tạm thời chưa xài, có lẽ cần có 1 đợt rà lại các bài sinh học sơ khai vì trùng bài, thiếu liên kết ngoại ngữ, sai phân loại khá nhiều. A l p h a m a Talk - Bot - Page 07:55, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đồng ý Cần chú ý rà soát lỗi của những bài như thế này.--Prof. Cheers! (thảo luận) 06:09, ngày 3 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đồng ý Ủng hộ nhiệt tình, nếu có các ngôn ngữ khác nữa thì càng tốt! Tài Tâm Tình 07:59-03.03.2015
- Đồng ý Ứng dụng sẽ giúp ít rất nhiều trong việc dịch thuật. Tuấn Út Thảo luận 15:44, ngày 3 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đồng ý Quá tuyệt, mình cũng đang cố sức để thử dịch một vài bài, cả nhà cùng vào góp ý nha! Lizzy Cao
- Đồng ý ContentTranslation hiện đang được áp dụng thử nghiệm trong 8 ngôn ngữ của Wikipedia, cá nhân tôi nghĩ rằng việc cùng tham gia thử nghiệm với cộng đồng là điều tốt và hữu ích cho bản thân dự án, nhưng Quenhitran có thể cung cấp liên kết đến đề nghị của bạn trên Phabricator được không? Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 15:48, ngày 3 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Tôi cũng không rành quy trình trên Phabricator lắm vì không mấy khi báo cáo lỗi lên đây. Đây là liên kết đến đề nghị của tôi T91164, nếu rảnh nhờ bạn Huy theo dõi thêm. Cảm ơn bạn. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 06:11, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Các lập trình viên ở gerrit đang tiến hành công việc này. --minhhuy (thảo luận) 08:17, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Tôi cũng không rành quy trình trên Phabricator lắm vì không mấy khi báo cáo lỗi lên đây. Đây là liên kết đến đề nghị của tôi T91164, nếu rảnh nhờ bạn Huy theo dõi thêm. Cảm ơn bạn. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 06:11, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Tiêu điểm Wikimedia, tháng 12 năm 2014
[sửa | sửa mã nguồn]- Chúng tôi đã làm gì để việc sửa đổi Wikipedia nhanh hơn gấp đôi
- Danh sách 10 trang được sửa đổi nhiều nhất trên Wikipedia tiếng Anh năm 2014
- Công bố người thắng cuộc của Wiki Loves Earth 2014
- Video thường niên đầu tiên của Wikipedia
- Văn hoá của lòng tốt
- Ảnh hưởng toàn cầu: Thư viện Wikipedia và Wikipedia tiếng Ba Tư
- Khám phá tri thức của những cộng đồng người bản xứ
Help is welcome for translating the January 2015 Wikimedia Highlights, too.
[Global proposal] m.Wikipedia.org: (tất cả) Sửa trang
[sửa | sửa mã nguồn]Hi, this message is to let you know that, on domains like vi.m.wikipedia.org, unregistered users cannot edit. At the Wikimedia Forum, where global configuration changes are normally discussed, a few dozens users propose to restore normal editing permissions on all mobile sites. Please read and comment!
Thanks and sorry for writing in English, Nemo 22:32, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)
(tiếng Việt)
- Xin chào, đây là tin nhắn để báo cho các bạn biết rằng, trên những tên miền như vi.m.wikipedia.org, người dùng chưa đăng ký không thể sửa đổi. Tại Diễn đàn Wikimedia, nơi các thay đổi trong cấu hình toàn cục thường được thảo luận, một số người dùng kiến nghị khôi phục quyền chỉnh sửa bình thường trên tất cả các trang web dành cho điện thoại di động. Xin hãy đọc và cho ý kiến!
- Cảm ơn và xin lỗi vì đã viết bằng tiếng Anh, Nemo 22:32, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)
--minhhuy (thảo luận) 15:41, ngày 3 tháng 3 năm 2015 (UTC)
New Wikipedia Library Accounts Available Now (March 2015)
[sửa | sửa mã nguồn]Apologies for writing in English, please help translate this into your local language. Hello Wikimedians!
The Wikipedia Library is announcing signups today for, free, full-access accounts to published research as part of our Publisher Donation Program. You can sign up for new accounts and research materials from:
- Project MUSE — humanities and social science books and journals
- DynaMed — clinical reference tool for medical topics
- Royal Pharmaceutical Society — pharmaceutical information and practice resources
- Women Writers Online — a digital humanities database focused on women's literature
- Newspapers.com — American newspapers database w/ Open Access opportunities (expansion of accounts)
Many other partnerships with accounts available are listed on our partners page. Do better research and help expand the use of high quality references across Wikipedia projects: sign up today!
--The Wikipedia Library Team 21:14, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Help us coordinate Wikipedia Library's distribution of accounts, communication of access opportunities and more! Please join our team at our new coordinator page.
- This message was delivered via the Global Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List.
Bản mẫu có lỗi
[sửa | sửa mã nguồn]Karl_Marx → Bản mẫu giới thiệu thông tin về Marx có lỗi. Các bạn sửa dùm. Hunho (thảo luận) 04:03, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- @Hunho: Bạn có thể miêu tả rõ hơn về lỗi cụ thể, như nó là gì và nằm ở đâu trong hộp thông tin? Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 08:19, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Thêm Viết nháp vào trình đơn menu
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi vừa nhập một tiện ích rất phổ biến ở các dự án Wikimedia là "MySandbox" vào Wikipedia tiếng Việt. Công cụ này về cơ bản là tạo một nhãn liên kết đến trang nháp trên trình đơn menu của các thành viên. Ở các dự án khác, nhãn liên kết trang nháp thường là một liên kết dạng Đặc biệt:Trang tôi/Nháp để tạo một trang con thuộc về không gian trang thành viên, nhưng tôi đã tạm thay nó đến Trợ giúp:Chỗ thử do lo ngại một số người dùng thiếu thiện ý sẽ biến nó thành nơi quảng cáo và phá hoại khó kiểm soát. Hiện tại các bạn có thể kích hoạt nó trong Đặc biệt:Tùy chọn#mw-prefsection-gadgets, mục "Giao diện người dùng".
Tôi muốn xin ý kiến cộng đồng về hai vấn đề:
- Có nên kích hoạt tiện ích này ở dạng "Mặc định" cho tất cả thành viên, như nhiều dự án Wikimedia khác đang làm hay không?
- Có nên sửa liên kết trên thành một trang con thuộc không gian trang thành viên hay không? Việc này hữu ích do mọi thành viên sẽ dễ dàng truy cập một không gian mang tính "riêng tư" để thử nghiệm sửa đổi hay viết soạn thảo bài hơn mà không sợ bị xóa hay bị người khác thêm vào nhiều nội dung khác như tại Chỗ thử. Nhưng nó có thể bị lạm dụng để spam, quảng cáo, hoặc các thông tin bôi nhọ (đặc biệt là nếu điều 1 được chấp thuận, tất cả thành viên đều sẽ thấy liên kết nháp này).
Xin cảm ơn cộng đồng. --minhhuy (thảo luận) 18:03, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Nếu trỏ về chỗ thử thì ok, còn nếu về Đặc biệt:Thành viên/Nháp thì không rõ trang đặc biệt có nằm trong hệ thống tuần tra không vì nó không phải là new articles, mà dù có hay không cũng sẽ làm tăng đột biến số lượng công việc cần tuần tra và rất khó quản lý trong bối cảnh thiếu nhân lực hiện nay của chúng ta. Nếu về Chỗ thử thì tôi ủng hộ, nhưng cá nhân tôi cũng không tin vào khả năng giúp ích gì nhiều của nó, vì vị trí liên kết nằm ở chỗ mà newbie rất ít để ý, và hiện chúng ta đã có xổ hẳn 1 menu bên phải khi viết bài mới và đã có "sửa đổi thử nghiệm" trong đó rồi, tuy nhiên nếu thêm vào cũng chẳng ảnh hưởng gì, "cầu may" hên xui vậy :D majjhimā paṭipadā Diskussion 16:36, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Trang Đặc biệt đó chỉ là cách dẫn liên kết và truy cập gọn đến trang thành viên, còn sửa đổi vẫn thực hiện ở trang có dạng "Thành viên:Ví dụ/Nháp", nên mọi người vẫn có thể tuần tra như thường. Còn về tính hữu ích thì thật tiếc là có lẽ như vậy thật, nhưng nhãn này cũng không chỉ để hoàn toàn cho người mới biết chỗ thử sửa, nó cũng còn giúp ích cho nhiều thành viên khác có thể nhanh chóng truy cập trang nháp mà không cần gõ hay tìm kiếm. Nhưng nếu là theo khía cạnh và mục đích đó thì tôi nghĩ trang con thuộc không gian cá nhân sẽ tiện lợi hơn
:)
--minhhuy (thảo luận) 16:42, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)- Hiện nay ở Wikipedia Tiếng Việt, chỉ có 1 mình tôi là đang thực hiện tuần tra bài mới, nếu các bạn kiếm đủ 10 người làm công việc đó thì may ra mới cho phép phần tạo nháp như vậy. Trước cũng nhiều ý kiến mở rộng theo kiểu sang như thế này nhưng không đi đến đâu, nhà nghèo thì cứ bám ruộng sống thôi. A l p h a m a Talk - Bot - Page 01:47, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Như vậy về bản chất đây là việc tạo thuận lợi cho việc dẫn liên kết, có thể nhanh chóng truy cập trang nháp mà không cần gõ hay tìm kiếm. Nên dành sự lựa chọn cho từng thành viên: ai cần chức năng này có thể vào "Tùy chọn" và đánh dấu rồi lưu.--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đối với những người dùng đã quen thuộc, tiện ích Sandbox có thể không cần thiết lắm vì đã quen tạo trang con. Nhưng đối với những thành viên mới tập biên soạn bài viết, tôi cho rằng có lợi nhiều hơn hại. Ngay từ bước đầu, họ sẽ dễ tiếp cận không gian nháp riêng để thử nghiệm và làm quen với mã wiki (đôi khi có thể nhận đc trợ giúp cá nhân) thay vì sử dụng chung một không gian công cộng và bị xoá định kỳ bất cứ lúc nào như tại Chỗ thử. Về vấn đề lạm dụng spam, qc hoặc thông tin bôi nhọ, nó cơ bản đã vi phạm chính sách về trang cá nhân, có thể bị xoá ngay hoặc sẽ có biện pháp nhắc nhở hoặc xử lý đi kèm. Điều khúc mắc là như Alphama đã nói, nhân lực tuần tra đang trong tình trạng thiếu thốn, có thể bỏ sót những sửa đổi này. Nhưng thật ra nó cũng không quá đáng ngại vì những nội dung này không thuộc về không gian chính và cũng không được hiển thị trong các bộ máy tìm kiếm khi tìm từ khoá. Quan điểm của tôi là ủng hộ kích hoạt mặc định như các dự án khác đã làm, ưu tiên hoàn thiện các tiện ích có lợi cho việc sửa đổi của các thành viên mới. ~ Violet (talk) ~ 16:16, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Thật ra tôi không nghĩ là sẽ có nhiều thành viên mới lạm dụng trang nháp riêng tới mức không đủ người tuần tra, vì nếu thật sự nhiều người quan tâm sửa Wikipedia như vậy, biết đăng nhập, chú ý đến menu và tạo một không gian con như vậy, thì cũng tỉ lệ thuận với số thành viên có tiềm năng và có thiện chí song song với sửa đổi phá hoại. Còn hiện tại Wikipedia tiếng Việt ít người tuần tra thì cũng không làm nặng nề hơn công việc bao nhiêu như đã giải thích. Hơn nữa tôi tin là chúng ta vẫn có nhiều sự tuần tra lắm chứ không "bi quan" như Alphama nói, như các bảo quản viên thường trực TuanUt, Hoang Dat, eliminator Tuanminh01, Quenhitran và tất nhiên là còn nhiều nữa những tuần tra viên khác mà tôi không nắm hết được có thể ngẫu nhiên thay nhau trực. Tôi cho răng đây chỉ là một tiện ích nhỏ không ảnh hưởng nhiều như các bạn lo ngại (dù tất nhiên khi đặt ra vấn đề, tôi phải tự thêm mọi tình huống có thể có để hỗ trợ thêm sự đánh giá của cộng đồng). --minhhuy (thảo luận) 17:39, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Theo tôi, tiện ích này sẽ hữu dụng. Giả sử tiện ích này được chấp nhận thì chúng ta cũng cần 1 số quy định nhỏ khi sử dụng tiện ích này như thời gian được phép lưu nội dung là bao nhiêu lâu (sau thời gian đó delete), dĩ nhiên sẽ xóa ngay khi phát hiện dấu hiện vi phạm quy định về "Trang cá nhân ". Tuấn Út Thảo luận 18:10, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Theo ý tôi, bản thân wikipedia đã là một tập giấy nháp khổng lồ rồi. Giờ thêm 1 tờ nháp riêng nữa cho mỗi user thì cũng không có khác biệt gì cả. Nêú có quảng cáo quá nhiều, xử lý ko xuể, chúng ta vẫn có thể tắt tính năng này đi thông qua biểu quyết. Tuanminh01 (thảo luận) 22:59, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Tôi đồng ý, tính năng này lợi nhiều hơn hại. Còn nếu lo ngại việc sử dụng trang con này sai mục đích, chúng ta vẫn luôn có thể tuần tra bằng cách lọc không gian tên thành viên trong Đặc biệt:Trang mới. Hơn nữa nhân lực của chúng ta cũng không còn quá mỏng như trước đây, ngoài các thành viên đã quen thuộc ra tôi còn nhận thấy có sự đóng góp của nhiều IP trong việc dọn dẹp. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 07:13, ngày 10 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Cuộc thảo luận này đã treo một thời gian dài, và qua những gì diễn ra, tôi nhận thấy đa số ý kiến tán thành việc kích hoạt công cụ mặc định và liên kết đến trang con của các thành viên thay vì trang Trợ giúp:Chỗ thử. Tôi sẽ tiến hành theo đồng thuận tại đây. Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn. --minhhuy (thảo luận) 06:10, ngày 27 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Tôi đồng ý, tính năng này lợi nhiều hơn hại. Còn nếu lo ngại việc sử dụng trang con này sai mục đích, chúng ta vẫn luôn có thể tuần tra bằng cách lọc không gian tên thành viên trong Đặc biệt:Trang mới. Hơn nữa nhân lực của chúng ta cũng không còn quá mỏng như trước đây, ngoài các thành viên đã quen thuộc ra tôi còn nhận thấy có sự đóng góp của nhiều IP trong việc dọn dẹp. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 07:13, ngày 10 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Theo ý tôi, bản thân wikipedia đã là một tập giấy nháp khổng lồ rồi. Giờ thêm 1 tờ nháp riêng nữa cho mỗi user thì cũng không có khác biệt gì cả. Nêú có quảng cáo quá nhiều, xử lý ko xuể, chúng ta vẫn có thể tắt tính năng này đi thông qua biểu quyết. Tuanminh01 (thảo luận) 22:59, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Theo tôi, tiện ích này sẽ hữu dụng. Giả sử tiện ích này được chấp nhận thì chúng ta cũng cần 1 số quy định nhỏ khi sử dụng tiện ích này như thời gian được phép lưu nội dung là bao nhiêu lâu (sau thời gian đó delete), dĩ nhiên sẽ xóa ngay khi phát hiện dấu hiện vi phạm quy định về "Trang cá nhân ". Tuấn Út Thảo luận 18:10, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Thật ra tôi không nghĩ là sẽ có nhiều thành viên mới lạm dụng trang nháp riêng tới mức không đủ người tuần tra, vì nếu thật sự nhiều người quan tâm sửa Wikipedia như vậy, biết đăng nhập, chú ý đến menu và tạo một không gian con như vậy, thì cũng tỉ lệ thuận với số thành viên có tiềm năng và có thiện chí song song với sửa đổi phá hoại. Còn hiện tại Wikipedia tiếng Việt ít người tuần tra thì cũng không làm nặng nề hơn công việc bao nhiêu như đã giải thích. Hơn nữa tôi tin là chúng ta vẫn có nhiều sự tuần tra lắm chứ không "bi quan" như Alphama nói, như các bảo quản viên thường trực TuanUt, Hoang Dat, eliminator Tuanminh01, Quenhitran và tất nhiên là còn nhiều nữa những tuần tra viên khác mà tôi không nắm hết được có thể ngẫu nhiên thay nhau trực. Tôi cho răng đây chỉ là một tiện ích nhỏ không ảnh hưởng nhiều như các bạn lo ngại (dù tất nhiên khi đặt ra vấn đề, tôi phải tự thêm mọi tình huống có thể có để hỗ trợ thêm sự đánh giá của cộng đồng). --minhhuy (thảo luận) 17:39, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Đối với những người dùng đã quen thuộc, tiện ích Sandbox có thể không cần thiết lắm vì đã quen tạo trang con. Nhưng đối với những thành viên mới tập biên soạn bài viết, tôi cho rằng có lợi nhiều hơn hại. Ngay từ bước đầu, họ sẽ dễ tiếp cận không gian nháp riêng để thử nghiệm và làm quen với mã wiki (đôi khi có thể nhận đc trợ giúp cá nhân) thay vì sử dụng chung một không gian công cộng và bị xoá định kỳ bất cứ lúc nào như tại Chỗ thử. Về vấn đề lạm dụng spam, qc hoặc thông tin bôi nhọ, nó cơ bản đã vi phạm chính sách về trang cá nhân, có thể bị xoá ngay hoặc sẽ có biện pháp nhắc nhở hoặc xử lý đi kèm. Điều khúc mắc là như Alphama đã nói, nhân lực tuần tra đang trong tình trạng thiếu thốn, có thể bỏ sót những sửa đổi này. Nhưng thật ra nó cũng không quá đáng ngại vì những nội dung này không thuộc về không gian chính và cũng không được hiển thị trong các bộ máy tìm kiếm khi tìm từ khoá. Quan điểm của tôi là ủng hộ kích hoạt mặc định như các dự án khác đã làm, ưu tiên hoàn thiện các tiện ích có lợi cho việc sửa đổi của các thành viên mới. ~ Violet (talk) ~ 16:16, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Như vậy về bản chất đây là việc tạo thuận lợi cho việc dẫn liên kết, có thể nhanh chóng truy cập trang nháp mà không cần gõ hay tìm kiếm. Nên dành sự lựa chọn cho từng thành viên: ai cần chức năng này có thể vào "Tùy chọn" và đánh dấu rồi lưu.--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Hiện nay ở Wikipedia Tiếng Việt, chỉ có 1 mình tôi là đang thực hiện tuần tra bài mới, nếu các bạn kiếm đủ 10 người làm công việc đó thì may ra mới cho phép phần tạo nháp như vậy. Trước cũng nhiều ý kiến mở rộng theo kiểu sang như thế này nhưng không đi đến đâu, nhà nghèo thì cứ bám ruộng sống thôi. A l p h a m a Talk - Bot - Page 01:47, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Trang Đặc biệt đó chỉ là cách dẫn liên kết và truy cập gọn đến trang thành viên, còn sửa đổi vẫn thực hiện ở trang có dạng "Thành viên:Ví dụ/Nháp", nên mọi người vẫn có thể tuần tra như thường. Còn về tính hữu ích thì thật tiếc là có lẽ như vậy thật, nhưng nhãn này cũng không chỉ để hoàn toàn cho người mới biết chỗ thử sửa, nó cũng còn giúp ích cho nhiều thành viên khác có thể nhanh chóng truy cập trang nháp mà không cần gõ hay tìm kiếm. Nhưng nếu là theo khía cạnh và mục đích đó thì tôi nghĩ trang con thuộc không gian cá nhân sẽ tiện lợi hơn
Ngoài lề :)
[sửa | sửa mã nguồn]Mình đã dùng Chỗ thử / Viết nháp như nơi phác thảo định hình bài, một dạng cache nhưng dường như nó đang thuộc dạng tài nguyên công cộng chứ không phải tài sản cá nhân - trang con của người dùng?? Bạn nào giải thích giúp!? Hoàng Linh (thảo luận) 08:36, ngày 7 tháng 3 năm 2016 (UTC)
- Hoàng Linh: Trợ giúp:Chỗ thử hiện là nơi viết nháp chung của tất cả các thành viên, nên những nội dung bạn viết vào đó sẽ bị nhiều người khác thay đổi hoặc xoá đi trong thời gian ngắn. Nếu bạn cần một không gian riêng để có thể tự do phác thảo, biên soạn bài viết, không muốn bị các thành viên khác làm phiền, bạn có thể tạo trang chỗ thử riêng cho mình trong trang con người dùng của bạn, chẳng hạn Thành viên:Linhhp/Chỗ thử hoặc Thành viên:Linhhp/Nháp, tên do bạn tuỳ chọn. Hoặc nếu muốn bạn có thể tạo nhiều trang thử như vậy cũng được nữa, chẳng hạn khi bạn đang viết nháp 2 bài một lúc. Việc này là được phép và nhiều thành viên tại Wikipedia cũng đang làm cách này. Mong câu trả lời của mình giúp được bạn.
:)
Tran Xuan Hoa (thảo luận) 22:54, ngày 18 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Inspire Campaign: Improving diversity, improving content
[sửa | sửa mã nguồn]This March, we’re organizing an Inspire Campaign to encourage and support new ideas for improving gender diversity on Wikimedia projects. Less than 20% of Wikimedia contributors are women, and many important topics are still missing in our content. We invite all Wikimedians to participate. If you have an idea that could help address this problem, please get involved today! The campaign runs until March 31.
All proposals are welcome - research projects, technical solutions, community organizing and outreach initiatives, or something completely new! Funding is available from the Wikimedia Foundation for projects that need financial support. Constructive, positive feedback on ideas is appreciated, and collaboration is encouraged - your skills and experience may help bring someone else’s project to life. Join us at the Inspire Campaign and help this project better represent the world’s knowledge!
(Sorry for the English - please translate this message!) MediaWiki message delivery (thảo luận) 20:01, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Lỗi tải lên tập tin
[sửa | sửa mã nguồn]Khi tải lên tập tin mới thì hệ thống thông báo Lỗi không rõ xuất hiện trong phía sau lưu trữ “local-swift-eqiad”. Thành viên, BQV nào rành về mấy vụ này có thể giúp đỡ không? Cám ơn. Tuấn Út Thảo luận 16:58, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Tôi vừa up một ảnh lên thành công, không thông báo lỗi gì cả. Bạn xem lại có phải kích thước file quá lớn chăng? Én bạc (thảo luận) 17:25, ngày 6 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Bây giờ đã bình thường. Chắc là máy của tôi có vấn đề.Tuấn Út Thảo luận 00:33, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Link FA & Link GA
[sửa | sửa mã nguồn]Link FA & Link GA are now deprecated (and their names are translated). The task of adding star before IW is now controlled by Wikidata. May I use my OctraBot to cleanup (remove) the templates usage on this project? --Octahedron80 (thảo luận) 02:24, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Sure, it's necessary work. If your bot didn't have a bot's flag, please feel free to request it here. Thank you in advance. --minhhuy (thảo luận) 04:28, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Please notify us when the removal is done. Thank you. – pinus · (thảo luận) · 04:44, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Hi Octahedron80, please remove both English-titled templates (Bản mẫu:Link FA and Bản mẫu:Link GA) and localized titles (Bản mẫu:Liên kết chọn lọc and Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt) since they serve the same purposes. Thank you for your help. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 05:39, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Finished. The templates/redirects/talks can be safely deleted. I suggest to lock their titles preventing someone accidentally create them again. --Octahedron80 (thảo luận) 03:50, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Additionally, please update FA & GA badges for list of feature/good articles of this project on Wikidata. --Octahedron80 (thảo luận) 04:40, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Relevant templates deleted. Thanks again for your help. – pinus · (thảo luận) · 08:31, ngày 11 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Bài Argentina
[sửa | sửa mã nguồn]Tại bài Argentina phiên bản tiếng Anh có ký hiệu $ trong hộp thông tin. Không biết ký hiệu này là ký hiệu của đô la Mỹ hay Peso? Thành viên nào hiểu rõ về vấn đề này có thể giải thích để tránh nhầm lẫn, do tôi tạm dịch là đô là Mỹ trong bài Argentina phiên bản tiếng Việt. Cám ơn nếu được sự giúp đỡ. Tuấn Út Thảo luận 13:25, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Chỗ PPP tức là tỷ giá hối đoái sức mua tương đương thì dùng Int$ (Đô la quốc tế), các chỗ khác dùng USD. Bạn xem ref là biết mà. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:48, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn bạn. Tôi chỉ mãi mê dịch từ en mà quên không chú ý ở ref. Tuấn Út Thảo luận 15:39, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)
SUL finalization update
[sửa | sửa mã nguồn]Hi all,apologies for writing in English, please read this page for important information and an update involving SUL finalization, scheduled to take place in one month. Thanks. Keegan (WMF) (talk) 19:45, ngày 13 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Giải pháp cho các bài nhạy cảm, mâu thuẫn lớn như Đồng tính luyến ái, Hôn nhân đồng giới...
[sửa | sửa mã nguồn]Các mâu thuẫn giữa MiG và các thành viên khác về nội dung bài viết ở các bài viết liên quan đến lĩnh vực Giới tính, điển hình là các bài viết Đồng tính luyến ái, Hôn nhân đồng giới... đã trải qua nhiều năm mà không thể chấm dứt bất đồng và chắc chắn sẽ không thể nào chấm dứt nếu những bài viết này vẫn giữ tình trạng cũ với các nội dung thiên lệch, sai khoa học. Hiện tại tình trạng các bài viết đang rơi vào bế tắc. Nguyên nhân chủ yếu là việc các thành viên khác đều phản đối những đoạn nội dung thiếu trung lập sâu sắc của MiG29VN từng soạn thảo đầu tiên (có thể xem lại lịch sử thảo luận các bài viết - ở cả các bản lưu trong lịch sử). Dưới đây, tôi xin trình bày phương án đề xuất Dịch nội dung chính từ bài trên Wiki Tiếng Anh: Homosexuality, Same-sex marriage, là một "chìa khoá" có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn tại lớn ở các bài viết....Cụ thể như sau:
1. TÌNH TRẠNG CỐ HỮU Ở CÁC BÀI VIẾT:
* Vi phạm trung lập, thiếu chính xác nặng nề, phổ biến ở các nguồn thông tin: Trái với Wikipedia Tiếng Anh thì những bài viết Tiếng Việt ở chủ đề LGBT hiện đang bị rơi vào tình trạng, những "nghiên cứu rác" theo hướng bôi xấu người đồng tính không có giá trị, không được giới khoa học công nhận rộng rãi, bị các cơ quan chuyên môn phản đối được MiG đưa vào đang tràn ngập trong khi những nghiên cứu, kết luận chính thống không được trình bày. Ngoài ra, sự không am hiểu các chủ đề cộng thêm không trung lập dẫn đến tình trạng vặn nguồn, mạo nguồn xảy ra rất nhiều tại các đoạn viết của MiG.
* Tình trạng mâu thuẫn lớn kéo dài: Đã có rất nhiều thành viên từng tham gia quá trình dài như Mặt trời đỏ, NHD, F15Eagle, Dangong, Thamgiachovui, Violet, Chân trời Công lý... đã có nhiều cuộc tranh cãi kéo dài với MiG nhưng không đạt được sự đồng thuận. Bản thân MiG là một người rất bảo thủ, không tiếp thu ý kiến, tôn trọng cộng đồng chung, thường xuyên vi phạm và bị cấm tài khoản vĩnh viễn tới 6 lần (chưa kể tài khoản gốc Saruman) nhưng cứ lần nào cấm xong cũng lập đều ngay tài khoản mới và quay trở lại bài viết ngay sau đó (Hiện tại, vừa lập thêm một TK rối khác quay lại ngay "chiến đấu" ngay sau khi bị cấm). Nhiều thành viên sau một thời gian đều "bất lực" không thể cải thiện bài viết bởi không thể có được sự đồng thuận từ thành viên này dù ý kiến hợp lý. Đây không phải là những mâu thuẫn mang tính cục bộ, nhỏ lẻ mà là mâu thuẫn thuộc về bản chất của tất cả các nội dung liên quan tới học thuật, nghiên cứu.
* Chất lượng, bố cục bài viết không thể cải thiện: Hiện nay, những bài viết này dựa trên bố cục và nội dung mà MiG soạn ban đầu, không những lộn xộn mà không đảm bảo tính chính xác hợp lý, bài viết quá lan man với quá nhiều các nghiên cứu rác không có giá trị lấy trên các trang web của các tổ chức thù hận với người đồng tính...
2. NHỮNG LỢI ÍCH CĂN BẢN KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
* Khắc phục được hạn chế về không có nhiều người am hiểu: Những kiến thức khoa học về đồng tính luyến ái, song tính, lưỡng tính, chuyển giới...là những chủ đề được cho là "nhạy cảm" nên từ lâu không được phổ biến trong các cấp giáo dục lẫn truyền thông ở Việt Nam, rất ít người am hiểu sâu, kể cả những người liên quan đến việc ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật cũng rất mơ hồ. Do đó, những bài viết này ở Tiếng Việt thường không có nhiều thành viên tham gia đóng góp hay phản biện. Việc để bài viết quan trọng rơi vào tay chỉ một hay vài cá nhân soạn thảo mà không có sự phản biện đa dạng sẽ rất dễ biến thành lệch lạc, sai khoa học nội dung (do không am hiểu), không trung lập, dẫn lái theo ý kiến cá nhân của mình, chưa kể đến đó lại người cực kỳ không trung lập và không am hiểu về chủ đề liên quan biên soạn ban đầu như Saruman/MiG. Những người quản trị cũng gặp khó khăn nhất định khi đánh giá một thông tin thuộc về chuyên môn, khoa học LGBT có trung lập và uy tín hay không.
* Đảm bảo tính trung lập trong nội dung và các chiều quan điểm cho Wikipedia: Wikipedia là một bách khoa toàn thư, do đó tính trung lập cần được tuân thủ để đảm bảo các cá nhân, tổ chức khi truy cập được sử dụng nguồn thông tin có chất lượng nhất. Hiện tại bài viết về chủ đề LGBT ở Wikipedia Tiếng Anh không có tranh cãi, mâu thuẫn lớn, nội dung về căn bản rất trung lập. Nguyên tắc của Wikipedia là những quan điểm số đông, những nghiên cứu được công nhận rộng rãi, chính thống sẽ có chỗ đứng chủ yếu, những ý kiến trái ngược chiều chính thống, không có sức ảnh hưởng sẽ xuất hiện ở mật độ, mức độ tương ứng hoặc không xuất hiện.
* Đảm bảo chất lượng, tính chính xác, khoa học của nguồn thông tin: Nguồn thông tin trên bài viết ở Wiki Tiếng Anh hiện rất đầy đủ, đa dạng, phong phú, được trình bày ngắn gọn, logic, khoa học, đảm bảo nguyên tắc cân đối mức độ xuất hiện, vị trí hợp lý của nó đối với các luồng thông tin. Ngoài ra, bài viết Wikipedia Tiếng Anh do thiên về khoa học nên trong bài viết được link dẫn tới rất nhiều thuật ngữ, khái niệm chuyên môn, bài viết liên quan mới, là một sự định hướng tốt để cộng đồng có thể tiếp tục tạo lập và mở rộng các bài viết liên quan. Và chính các bài viết mới được tạo lập sẽ là nguồn bổ sung thông tin đầy đủ, toàn diện mà bài viết chính không thể hiện hết. Còn ở bài viết tiếng Việt, do sa đà vào những nghiên cứu rác, các phát biểu của tổ chức cá nhân thù ghét đồng tính chiếm chủ yếu nên không có nhiều link dẫn hữu ích tới các thuật ngữ chuyên môn này.
* Chấm dứt mâu thuẫn căn bản: Phương án này đảm bảo sự khách quan, công bằng cho tất cả các bên. Sau khi bài viết được dịch từ Wiki Tiếng Anh làm nền tảng thì do chủ đề nhạy cảm, sẽ hạn chế việc đưa ồ ạt thông tin quan trọng mà không qua thảo luận, mọi thông tin liên quan đến nghiên cứu, kết luận khoa học làm thay đổi quan điểm chính thống đều sẽ được thảo luận, xem xét kỹ về độ uy tín trước khi cho phép đưa vào bài, và xuất hiện ở mức độ như thế nào, chịu sự xem xét của nhiều thành viên khác. Những ý kiến thiên lệch, tiêu cực sẽ rất dễ kiểm soát và xử lý nếu như cố tình làm lệch lạc đi tính trung lập của bài viết. Những mâu thuẫn nếu có, chỉ còn nằm chủ yếu ở Thảo luận và cũng sẽ không còn những mâu thuẫn quá lớn bởi cấu trúc bài viết đã được định hình rõ ràng. Phương pháp này sẽ là khách quan nhất vì không ai can thiệp, MiG sẽ không còn có thể nói những người khác thiếu trung lập và ngược lại, các thành viên khác cũng sẽ không còn tình trạng mâu thuẫn với MiG xuất phát từ sự trung lập. Những mâu thuẫn, bất đồng căn bản thuộc về "bản chất" sẽ bị rút khỏi và không tồn tại nữa. Các bảo quản viên, điều phối viên, các thành viên khác sẽ không còn "đau đầu" đến bất lực bởi những diễn biến tại các chủ đề nhạy cảm này, bản thân các bài viết không những chất lượng tốt mà còn đi vào ổn định.
3. BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
- Dịch toàn bộ nội dung tất cả các đoạn chính liên quan đến học thuật, nghiên cứu, các luồng quan điểm ở Wikipedia Tiếng Anh đưa sang Wiki Tiếng Việt làm nền tảng (Ví dụ, phần "Tâm lý học, nhân chủng học, ĐTLA và sức khoẻ..." ở bài Đồng tính luyến ái: Ở bài Hôn nhân đồng giới là các nội dung số liệu các nghiên cứu, tính bền vững gia đình, cặp đồng giới nuôi dạy con, ý kiến thăm dò...
- Sau khi định hình được căn bản cấu trúc và nội dung căn bản các bài viết thì cấu trúc và nội dung, sự cân đối này này sẽ được giữ ổn định, sẽ hạn chế các sửa đổi quan trọng như thay đổi cấu trúc bài viết, đưa các nghiên cứu trái ngược với quan điểm chính thống (được thảo luận rất kỹ về nguồn)...Sẽ đơn giản hơn rất nhiều cho các bảo quản viên, điều phối viên, các thành viên khi chỉ phải xem xét những thay đổi không đáng kể này. Khi có MiG hay tất cả các thành viên khác sẽ chẳng còn vai trò đáng kể trong việc tham gia cơ cấu lại, chỉnh lý lại, biên tập lại các bài viết này nữa, bởi đã có một bài viết tốt đáp ứng được tất cả các điều kiện, quy định của Wikipedia. Biện pháp này cũng có thể áp dụng tương tự cho các bài viết học thuật "nhạy cảm" liên quan khác như song tính, chuyển giới, thái độ xã hội...
Đây là những ý kiến rất tâm huyết của tôi, một phương án rất "truyền thống", sử dụng rộng rãi ở Wikipedia nhưng lại chính là phương án tốt nhất và duy nhất giải quyết được tất cả những tồn tại căn bản kéo dài nhiều năm trời không thể tháo gỡ của những bài viết lớn này. Phương pháp này trước kia đã được đã từng được Alphama đề xuất, nhưng thời điểm đó chưa có nhiều ý kiến và trải qua vài năm, tình trạng các bài viết này không những không thể cải thiện mà đang rơi vào bế tắc, và tôi nghĩ đây là biện pháp có thể nói là duy nhất giải quyết được tất cả các tồn tại.
Đề nghị cộng đồng, đặc biệt là những thành viên có uy tín cho ý kiến "đồng ý" hay không để phương án có thể sớm được thực hiện.
Chân trời Công lý (thảo luận) 04:32, ngày 20 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Không đồng ý: thứ nhất, nội dung giữa các wiki không phụ thuộc vào nhau mà phụ thuộc vào người đóng góp ở mỗi wiki, do đó wiki Anh không phải là tiêu chuẩn để các wiki khác phải tuân theo (chắc gì nội dung một số bài ở wiki Anh đã phong phú như các wiki khác). Thứ 2: việc xóa thông tin để chép lại từ wiki Anh là không tôn trọng công sức của các thành viên wiki Việt trong quá khứ, đi ngược lại tiêu chí của wiki là chào đón mọi đóng góp từ cộng đồng.113.190.46.130 (thảo luận) 06:40, ngày 20 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Các IP lẫn tài khoản rối của MiG không tham gia vào ý kiến phương án này. Chân trời Công lý (thảo luận) 07:05, ngày 20 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Thể loại:Trang đổi hướng
[sửa | sửa mã nguồn]Mình không rõ tại sao bài vật lý học lại được xếp vào [Thể loại: Trang đổi hướng] vậy? phần mã nguồn cũng không thấy thể loại này?—Earth and MoonTalk 07:46, ngày 28 tháng 3 năm 2015 (UTC)
- Do Bản mẫu:R from other capitalisation, tôi đã sửa. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:54, ngày 28 tháng 3 năm 2015 (UTC)
sai tên
[sửa | sửa mã nguồn]Ảnh trong bài người việt là bà nguyễn thị doan,không phải võ thị sáu,ban quản trị nên sửa lại.
- ý bạn là ảnh này [10]?. A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:56, ngày 28 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Không phải, ý tôi là ảnh trong bài người việt, tôi thấy trong ảnh là bà doan nhưng dưới lại ghi võ thị sáu. Tôi có thử sửa nhưng không được, nhờ ban quản trị sửa hộ.
Tiêu điểm Wikimedia, tháng 1 năm 2015
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia tròn 14 tuổi, được nhận giải thưởng uy tín: Giải Erasmus 2015
- Thái độ văn minh, Wikipedia và cuộc thảo luận về Gamergate
- Cậu học sinh trung học Jack Andraka đã sử dụng Wikipedia để nghiên cứu một xét nghiệm ung thư mới như thế nào?
- Wellcome Library quyên góp 100.000 hình ảnh y tế cho Wikimedia Commons
- Người cao tuổi ở Cộng hòa Séc tìm hiểu cách sửa đổi Wikipedia
- Thử nghiệm Content Translation: Một cách thức nhanh chóng để tạo những bài viết mới từ những ngôn ngữ khác
- Edit-a-thon hàng tuần giúp tạo những bài viết mới về phụ nữ và văn học ở Thụy Điển
Help is welcome for translating the February 2015 Wikimedia Highlights, too.
Bản mẫu:Đang viết
[sửa | sửa mã nguồn]Bản mẫu Đang viết hiện tại bị lỗi không hiển thị chức năng, mong có thành viên giúp đỡ. DangTungDuong (thảo luận) 10:19, ngày 8 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Cụ thể ý bạn là chức năng gì? --minhhuy (thảo luận) 10:20, ngày 8 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- À hôm qua tôi thấy bản mẫu không hiện tên thành viên, thảo luận cũng như thời gian lần cuối sửa đổi. Tới hôm nay tôi thấy bình thường, chân thành cám ơn DangTungDuong (thảo luận) 12:39, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Có thể là do bộ nhớ đệm (cache), chỉ cần nhấn vào nút "Làm mới" trên thanh thao tác đầu mỗi bài viết là xong. Tôi cũng hay gặp lỗi này
:^)
--minhhuy (thảo luận) 13:41, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Có thể là do bộ nhớ đệm (cache), chỉ cần nhấn vào nút "Làm mới" trên thanh thao tác đầu mỗi bài viết là xong. Tôi cũng hay gặp lỗi này
- À hôm qua tôi thấy bản mẫu không hiện tên thành viên, thảo luận cũng như thời gian lần cuối sửa đổi. Tới hôm nay tôi thấy bình thường, chân thành cám ơn DangTungDuong (thảo luận) 12:39, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Stewards confirmation rules
[sửa | sửa mã nguồn]Hello, I made a proposal on Meta to change the rules for the steward confirmations. Currently consensus to remove is required for a steward to lose his status, however I think it's fairer to the community if every steward needed the consensus to keep. As this is an issue that affects all WMF wikis, I'm sending this notification to let people know & be able to participate. Best regards, --MF-W 16:12, ngày 10 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Diễn viên lồng tiếng Việt bị lãng quên trên Wikipedia Tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Trong những năm gần đây thì ngành lồng tiếng phim ngày càng phổ biến tại Việt Nam ngoài nhóm TVM Corp tiên phong lồng tiếng phim Nhật, Hàn Mỹ từ 2008 thì nay xuất hiện rất nhiều nhóm lồng tiếng phim Thái Lan, Philippine thậm chí nay khi phim Ấn Độ tràn vào Việt Nam cũng đã được lồng tiếng Việt và phát sóng trên các kênh truyền. Cũng có không ít những người lồng tiếng có tên tuổi như Đạt Phi (đạo diễn chuyển âm các phim hoạt hình chiếu rạp tại Việt Nam), Anh Tuấn (diễn viên lồng tiếng có chất giọng đẹp trên HTV3 và thường lồng vai nam chính trong phim) hoặc Võ Huyền Chi (vừa là diễn viên lồng tiếng vừa viết lời Việt cho các phim thiếu nhi nước ngoài)... Nếu các bạn dạo quanh google một vòng thì sẽ cho rất nhiều kết quả .Thế nhưng dạo quanh Wikipedia Tiếng Việt lại KHÔNG CÓ MỘT BÀI VIẾT nào CHUYÊN VỀ DIỄN VIÊN LỒNG TIẾNG VIỆT. Có thể do lồng tiếng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam hoặc Wikipedian không có nguồn thông tin hàn lâm. Tôi thấy rằng chúng ta nên mở rộng bài viết về chủ đề này trong thời gian tới. Dora LVL 9:02 15/4/2015 (UTC)
- Bạn có thể liên lạc với các thành viên của Dự án Điện ảnh để thảo luận thêm với họ. Lưu ý xét thêm tiêu chí về độ nổi bật dành cho tiểu sử. --minhhuy (thảo luận) 09:17, ngày 15 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Bạn muốn viết diễn viên nào thì viết thôi chứ Wiki đào đâu ra đủ nhân lực mà viết, cứ túc tắc làm thôi. A l p h a m a Talk - Bot - Page 11:03, ngày 19 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Danh sách trường Đại học tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Gần đây có một IP tạo hàng loạt danh sách trường Đại học theo chuyên ngành ở VN. Tôi chưa thấy tính bách khoa mà lại thấy nhiều hơn tính quảng cáo, đặc biệt là vào lúc này khi mà thí sinh chuẩn bị hồ sơ thi Đại học. Mong mọi người để ý. DangTungDuong (thảo luận) 08:57, ngày 18 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Dự án Thành lập cây đề mục các lĩnh vực chính của Bách khoa toàn thư mở
[sửa | sửa mã nguồn]Sửa đổi Bản mẫu:Trang chính/Các lĩnh vực
[sửa | sửa mã nguồn]Việc sửa đổi Bản mẫu:Trang chính/Các lĩnh vực đề nghị mọi người cho ý kiến theo hướng như sau:
- Đề nghị tách ra thành 10 lĩnh vực quan trọng và chủ chốt:
- Khoa học xã hội
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học ứng dụng
- Kinh tế
- Chính trị
- Quân sự
- Văn hóa
- Xã hội
- Công nghệ
- Kỹ thuật
- Mong mọi người xem xét và cho ý kiến trong thời gian sớm nhất. Thân ! Taitamtinh (thảo luận) 10:58, ngày 19 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Thành lập Dự án Cây đề mục tổng quát các lĩnh vực của Wikipedia
[sửa | sửa mã nguồn]Đề nghị mọi người cho ý kiến về thành lập Dự án Cây đề mục tổng quát các lĩnh vực của Wikipedia để tiện theo dõi các lĩnh vực tổng quát để từ đó biết chỗ nào còn thiếu sót để tiếp tục phát triển các bài viết và biết chọn lọc! Taitamtinh (thảo luận) 10:58, ngày 19 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Phần "Các lĩnh vực" thật sự không quan trọng mà lại chiếm đến 1/6 trang, đúng ra nên tóm lược và giảm bớt, thay vì mở rộng ra. Ngoài ra, theo cách trình bày mới của bạn [11], với hình búa liềm trong lãnh vực chính trị, thì đã vi phạm chính sách trung lập của Wikipedia rồi. Chắc chắn là chính trị thế giới không chỉ có búa liềm, đúng không?--109.91.38.85 (thảo luận) 10:26, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Mình lúc trước có nêu ý kiến này rồi, Sử dụng bản mẫu để quản lý bài viết, Tạo dựng hệ thống cây thể loại nhưng không ai quan tâm, thậm chí là bác bỏ. Phamnhatkhanh (thảo luận)
Độ nổi bật của các danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Mình thấy vấn đề này cần phải xem lại vì có một số danh sách nội dung rất ngắn hoặc thậm chí là kiểu danh sách con có thể gộp lại hoặc chỉ là một đề mục, danh sách nhỏ trong một danh sach lớn, vậy mà cũng làm danh sách. Phamnhatkhanh (thảo luận) 08:50, ngày 20 tháng 4 năm 2015 (UTC)
This is a message from the 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee. Translations are available.
Greetings,
I am pleased to announce that nominations are now being accepted for the 2015 Wikimedia Foundation Elections. This year the Board and the FDC Staff are looking for a diverse set of candidates from regions and projects that are traditionally under-represented on the board and in the movement as well as candidates with experience in technology, product or finance. To this end they have published letters describing what they think is needed and, recognizing that those who know the community the best are the community themselves, the election committee is accepting nominations for community members you think should run and will reach out to those nominated to provide them with information about the job and the election process.
This year, elections are being held for the following roles:
Board of Trustees
The Board of Trustees is the decision-making body that is ultimately responsible for the long term sustainability of the Foundation, so we value wide input into its selection. There are three positions being filled. More information about this role can be found at the board elections page.
Funds Dissemination Committee (FDC)
The Funds Dissemination Committee (FDC) makes recommendations about how to allocate Wikimedia movement funds to eligible entities. There are five positions being filled. More information about this role can be found at the FDC elections page.
Funds Dissemination Committee (FDC) Ombud
The FDC Ombud receives complaints and feedback about the FDC process, investigates complaints at the request of the Board of Trustees, and summarizes the investigations and feedback for the Board of Trustees on an annual basis. One position is being filled. More information about this role can be found at the FDC Ombudsperson elections page.
The candidacy submission phase lasts from 00:00 UTC April 20 to 23:59 UTC May 5 for the Board and from 00:00 UTCApril 20 to 23:59 UTC April 30 for the FDC and FDC Ombudsperson. This year, we are accepting both self-nominations and nominations of others. More information on this election and the nomination process can be found on the 2015 Wikimedia elections page on Meta-Wiki.
Please feel free to post a note about the election on your project's village pump. Any questions related to the election can be posted on the talk page on Meta, or sent to the election committee's mailing list, board-elections -at- wikimedia.org
On behalf of the Elections Committee,
-Gregory Varnum (User:Varnent)
Coordinator, 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee
Posted by the MediaWiki message delivery on behalf of the 2015 Wikimedia Foundation Elections Committee, 05:03, 21 April 2015 (UTC) • Translate • Get help
Wrong connection on Wikidata
[sửa | sửa mã nguồn]Hi, sorry for writing in english :) I saw that q:Bishop is connected to Wikidata item d:Q228843, which is a disambiguation item. Would please tell me which is the correct corresponding item? Thank you, bye. --Superchilum (thảo luận) 10:13, ngày 21 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Hi, I tagged Pinus, sysop on Vietnamese Wikiquote. --minhhuy (thảo luận) 10:16, ngày 21 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Hi. I'm afraid I can't tell exacly who this Bishop is, as the only quotation does not show any relevancy to either of the authors' works. I'll have its link in Wikidata removed. Thank you and @Minh Huy for informing me. pinus thảo luận · 11:06, ngày 21 tháng 4 năm 2015 (UTC)