Thảo luận:Thành Bản Phủ (Cao Bằng)
Thêm đề tàiThành Bản Phủ ở Cao Bằng không phải thành quân sự
[sửa mã nguồn]Thành Bản Phủ tương ứng với Tử Cấm Thành thời phong kiến, là nơi sinh hoạt và làm việc của hoàng thất (Thục Chế-Thục Phán và nhà Mạc). Những bức tường đất được đắp nên để vạch định ranh giới giữa phủ của Vua và nơi dân chúng sinh sống trong kinh thành.
Về toà thành quân sự đắp bằng đất bao bọc quanh kinh đô Nam Bình (Cao Bình) thời Thục Chế-Thục Phán và thời Mạc, nó tương ứng với Hoàng thành thời phong kiến, và có chức năng giống với thành Cổ Loa ở Hà Nội ngày nay. Cấu trúc toà thành này đã được ghi cụ thể trong bài Nam Bình (kinh đô). I Love Triệu Đà (thảo luận) 15:44, ngày 30 tháng 8 năm 2014 (UTC)
- Cần phân biệt rõ truyền thuyết và chứng minh khoa học. Những tên gọi hay là dữ kiện chỉ biết qua truyền thuyết, hay là chỉ được vài người nói đến, và chưa có hiện vật chứng minh, chưa được các nhà khoa học công nhận chính thức, thì cần phải ghi rõ, để tránh sự hiểu lầm. Như tên gọi Nam Cương hoặc Thành Bản Phủ Cao Bằng có từ thời Thục Chế chỉ là truyền thuyết, và đến nay chưa được công nhận rộng rãi. Tôi vừa sửa lại bài chút ít. --Langtucodoc (thảo luận) 15:52, ngày 30 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Thành Bản Phủ thực ra là tên gọi thời nhà Mạc. Nếu như truyền thuyết nước Nam Cương là thật thì thành Bản Phủ là vương phủ của 2 thời kỳ lịch sử: thời Nam Cương và thời Mạc giai đoạn 1594-1677 sau khi bị mất Thăng Long. Có lẽ nhà Mạc khi dời đến Cao Bằng đã đắp thêm đất cho thành Bản Phủ cũ để làm nơi thiết triều.I Love Triệu Đà (thảo luận) 16:07, ngày 30 tháng 8 năm 2014 (UTC)