Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Thể loại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Phvu trong đề tài Hệ thống thể loại trên wikipedia

Cháu đọc bài Wikipedia:Thể loại này xong vẫn còn nhiều điều chưa hiểu lắm. Mong cô bác anh chị nào có ghé vào đây mà đọc thấy mấy théc méc này của cháu và trả lời được thì viết vào bài để cho dân tình hiểu hơn về Wikipedia:Thể loại nhá:

1/ Khi tạo 1 thể loại mới, thì làm sao để hiển thị ra các tiểu thể loại chứa trong nó? Chương trình sẽ tự động liệt kê và sắp xếp các tiểu thể loại này phải không?

2/ Làm sao để hiển thị ra 1 trang kiểu như trang "Thể loại:Khoa học tự nhiên", tức là có liệt kê các tiểu thể loại và các trang có trong thể loại? Cháu đã xem thử mã nguồn nhưng lại càng không hiểu hơn, vì thấy đoạn mã:

[[an:Category:Zenzias Naturals]] [[ast:Category:Ciencies naturales]] [[ca:Categoria:Ciències naturals]] [[da:Kategori:Naturvidenskab]] [[en:Category:Natural sciences]] [[es:Categoría:Ciencias naturales]] [[fr:Catégorie:Sciences naturelles]] [[ja:Category:自然科学]] [[pl:Kategoria:Nauki przyrodnicze]] [[zh:Category:自然科學]]

Xin hỏi ý nghĩa của doạn mã này?

Cô bác nào biết mong giải thích sớm. Cám ơn nhiều ạ.

Non-IT 04:51, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn có thể biến một thể loại làm tiểu thể loại của một thể loại khác. Ví dụ, khi bạn tạo ra Thể loại:Hà Nội, bạn đề câu [[Thể loại:Thành phố Việt Nam]], thì lập tức Thể loại:Thành phố Việt Nam có tiểu thể loại Hà Nội.
Trang thể loại tự động liệt kê tất cả những trang và thể loại được nằm trong đó, không cần bạn phải làm gì. Mã nguồn bạn thấy là liên kết giữa ngôn ngữ. Nguyễn Hữu Dng 05:04, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nên thêm Thời trang?

[sửa mã nguồn]

Nên thêm thể loại Thời trang (fashion) vào mục Văn hóa và nghệ thuật trên trang chính. Trong đó chúng ta bắt đầu có thể tạo các tiểu thể loại như: Nhà tạo mẫu, Các cuộc thi thời trang nổi tiếng (như Fashion week Milan chẳng hạn), các kỹ thuật công nghệ thời trang, các kênh truyền hình về thời trang (ví dụ Fashion World, FTV), mode phổ dụng ví dụ quần bò, áo sơ mi v.v. để người ta còn viết chứ. Tôi tra mấy nhà tạo mẫu trên wiki thấy lèo tèo, chả mấy thông tin, và chả biết xếp các cụ vào đâu cả, mà vào trang chính này đọc vẫn chưa hiểu cần thêm thể loại ra làm saoKhương Việt Hà 13:31, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận về thể loại tại Wikipedia Tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Phần này lưu trữ thảo luận về hệ thống hóa lại cách đặt tên và quy ước xếp thể loại cho Wikipedia Tiếng Việt.

1. Quy ước đặt tên

[sửa mã nguồn]

Hiện nay vấn đề đặt tên cho thể loại của Wikipedia tiếng Việt còn rất lung tung chủ yếu là dịch từ tiếng Anh sang. Nếu tính thể loại chính (không tính thể loại đổi hướng) thì có các vấn đề. Theo thống kê có 41324 thể loại Wikipedia tiếng Việt có Interwiki links.

a. Trường hợp thể loại có "năm", thể loại không có
b. Hoặc dùng đồng nghĩa na ná như tên thể loại cha, con có tên không đồng nhất nhau

2. Số ít và số nhiều

[sửa mã nguồn]
a. Ở thể loại tiếng Anh có phân biệt số ít, số nhiều nhưng trong tiếng Việt thì không
b. Dịch bỏ giới từ on, of, in, by trong các thể loại tiếng Anh và dịch quá gọn là mờ nghĩa

3. Thể loại hóa

[sửa mã nguồn]

Cách xếp thể loại do cách hiểu của thành viên Wikipedia, không có bất cứ một chuẩn riêng biệt nào, chỉ có một vài quy ước cơ bản. Đa số xếp dựa theo tiếng Anh. Thể loại chứa cha, ông nội lẫn lộn, một thể loại không thể có thể loại cha và ông nội cùng lúc vì tạo vòng lặp 3. Theo Wikipedia Tiếng Anh sẽ không chấp nhận trường hợp cha, con trong cùng 1 bài viết cũng như thể loại con chứa thể loại cha và ông nội cùng lúc. Tuy nhiên, có trường hợp lặp 4, 5, 6, .... có thể chấp nhận được.

4. Mục đích thảo luận

[sửa mã nguồn]
a. Cần thống nhất các vấn đề trên
b. Cần có dự án để thống nhất hóa các quy ước đó
c. Dựa vào kết quả đã có để tạo mới thể loại tự động và phân loại hóa thể loại bằng bot

5. Phần nêu ý kiến của các thành viên

[sửa mã nguồn]

Xin các bạn cho ý kiến phần này để thống nhất, có thể nhiều vấn đề khác nhưng bàn dần. Các bạn có thể ghi mục 1a, 1b cho ngắn gọn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:36, ngày 9 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đúng là cái này lung tung thật. Tôi cũng không biết gì về mấy cái thể loại này, thấy mọi người đặt thế nào thì bắt chước theo. Các thành viên mới và IP cũng đặt lung tung, dẫn đến việc thể loại con ông cháu cha lẫn lộn lung tung trong cùng một bài viết. Wikipedia Việt thiếu người nên việc này bị coi là việc nhỏ, ít ai quan tâm. Tuanminh01 (thảo luận) 12:57, ngày 9 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi không rõ lắm chuyện "thuận tai", chẳng hạn nhiều trường hợp, lược đi từ "của" thì rất tối nghĩa DangTungDuong (thảo luận) 14:29, ngày 9 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi mạn phép góp ý

1. Quy ước đặt tên

a. Trường hợp thể loại có "năm", thể loại không có
  • Theo tôi là dùng "năm" cho rõ nghĩa.
b. Hoặc dùng đồng nghĩa na ná như tên thể loại cha, con có tên không đồng nhất nhau

2. Số ít và số nhiều

a. Ở thể loại tiếng Anh có phân biệt số ít, số nhiều nhưng trong tiếng Việt thì không
  • Tôi ưu tiên cho rõ nghĩa, vì vậy sẽ chọn các chuyển ngữ số nhiều trừ trường hợp đặc biệt.
b. Dịch bỏ giới từ on, of, in, by trong các thể loại tiếng Anh và dịch quá gọn là mờ nghĩa
  • Tôi chọn thêm từ "của" là từ trung tính, trừ số ít ngoại lệ mà Alphama nêu.

3. Thể loại hóa

  • Theo kinh nghiệm của tôi khi sắp xếp các bài sinh học theo phân loại khoa học thì sắp xếp dồm về nhóm phân loại tiêu chuẩn. Như các bài về loài thì dồn về thể loại chi, các bài về chi, phân tông, tông, phân họ thì dồn về thể loại họ. Trừ ngoại lệ xảy ra khi số lượng bài trong thể loại đó quá lớn mới chia về cho các thể loại liền kề ngay dưới. VD như do số lượng các bài trong thể loại họ Lan quá nhiều nên chia về thể loại phân họ Lan, dù vậy vẫn còn nhiều nên mới chia tiếp vào thể loại tông Lan.

Thái Nhi (thảo luận) 14:48, ngày 9 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý với bạn đa số phần tuy nhiên có băn khoăn ở giới từ "of" (của) nếu lược đi chẳng phải nghe thuận tai hơn như trường hợp văn hóa Pháp?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:55, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cá nhân tôi thấy tên thể loại đặt sao cũng được không quan trọng lắm vì nó chỉ giúp người đọc dễ tra khảo các bài liên quan hơn thôi, giống như trong 1 lớp học, tên bạn A bạn B mới quan trọng, còn cái tên lớp 1C 2C hay 12C1 gì đó không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nếu thống nhất được cách đặt tên thể loại thì sẽ tiện cho việc dịch hơn, có nhiều cách dịch thể loại tôi thấy rất tối nghĩa, nhưng đã quen và sử dụng nhiều rồi thì cũng không vấn đề gì lắm, ví dụ đơn giản "Sinh 1990" trong tiếng Việt rất tối nghĩa, phải là "Sinh năm 1990", nhưng đặt "sinh 1990" nó vẫn hoàn thành được nhiệm vụ nhóm họp lại những nhân vật sinh trong năm 1990, vậy là đã đủ đối với 1 thể loại. Tôi không có ý kiến gì trong vấn đề này. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:14, ngày 9 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết thành công cho bot chạy để thêm thể loại từ tiếng Anh sang, sắp tới tôi sẽ tiếp tục lọc trường hợp thể loại cha con trong bài. Các bạn cứ thảo luận, nếu đồng thuận được ta có thể tạo thể loại cho Wikipedia tự động luôn mà không cần phải sắp xếp bằng tay vất vả với bài có Interwiki link.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:15, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

☑Y OK vậy tôi tạm thống nhất ý kiến Thái Nhi với ý tôi và ghi vào thành quy định nhé. Tôi đã mời nhiều người nhưng không thấy có ý kiến gì.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:44, ngày 23 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thảo luận về thể loại tại Wikipedia Tiếng Việt lần 2

[sửa mã nguồn]

Xin các bạn tiếp tục cho ý kiến như lần 1 ở trên ở đây.  A l p h a m a  Talk 07:03, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thể loại quá rộng

[sửa mã nguồn]

Nhân các thành viên đang có thảo luận về vấn đề này tôi cũng có ý kiến góp ý rằng liệu đã đến lúc chúng ta phải bỏ các thể loại quá rộng, ví dụ như thể loại:Tiền đạo hay thể loại: Hậu vệ trong bóng đá quá rộng và không cần thiết.--Prof MK (thảo luận) 08:51, ngày 11 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thể loại rộng ý bạn là đề tài rộng hay quá nhiều bài viết trong đó? Nếu nhiều bài viết thì ta có chia nhỏ vô các thể loại con sát hơn, còn đề tài rộng thì không được, đây là mô hình cây phân cấp bán phần mà, thể loại nào cũng có cha, con nhịp nhàng để phân loại.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:57, ngày 11 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
À ý mình là có quá nhiều bài viết trong đó ấy. Mình hiểu thể loại:Tiền vệ bóng đá chẳng hạn thì chỉ có các bài viết chung nhất về tiền vệ, ví dụ bài Tiền vệ (bóng đá) chứ không phải liệt kê ra hàng lô lốc các tiền vệ cụ thể như ở đây.--Prof MK (thảo luận) 20:40, ngày 11 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tiếng Anh họ cũng làm vậy mà?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:34, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hệ thống thể loại trên wikipedia

[sửa mã nguồn]

Tôi có đăng ý kiến về Thể loại trên Wikipedia ở đây. Xin chép lại ở dưới để các bạn ngự khán.


Tôi để ý rằng các bài trên wikipedia thường được xếp vào các Thể loại (category). Cách này rất hay để hỗ trợ người dùng khám phá bài mới dựa theo đề tài. Tuy nhiên hệ thống phân loại có thứ bậc chắc chắn sẽ dẫn đến bất cập.

Ví dụ: Thể loại:Nhà văn có con là Thể loại:Nhà văn Việt Nam, Thể loại:Nhà văn nữ, Thể loại:Nam nhà văn. Thế thì các nhà văn nữ Việt Nam bị xếp vào hai thể loại là Thể loại:Nhà văn nữThể loại:Nhà văn Việt Nam, hay là cần thiết tạo ra một thể loại Thể loại:Nhà văn nữ Việt Nam? Thế rồi còn có nhà văn trước 1975, nhà văn Nam bộ, v.v...

Một cách tổng quát, việc chia thể loại theo cấp bậc như thế, thì tại mỗi bậc, việc chia thế nào tỏ ra khá tùy tiện. Khi một thể loại mới được tạo ra thì rất khó để cập nhật các bài sẵn có.

Nên chăng chuyển toàn bộ hệ thống cấp bậc thành một cấp thôi, gọi chung là Nhãn (label). Ta có các nhãn Nhà văn, Nam giới, Quốc tịch Việt Nam (hoặc Ngôn ngữ sáng tác chính là tiếng Việt).

Ý các bạn sao?

Phvu (thảo luận) 08:42, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời