Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 16

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

070809101112131415Lưu 1617181920212223242530405060708090100

Quyền nhập trang từ các wiki khác

Con bot này nhiều lúc hoạt động tùm lum hết cả! Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:52, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Fundraising time is around the corner!

Hello Wikimedians, my name is Deniz and I am working for the Wikimedia Foundation during the 2010 Fundraiser. My job is to be the liaison between the Vietnamese community and the Foundation. This year's fundraiser is intended to be a collaborative and global effort, we recognize that banner messages that perform well in the United States don't necessarily translate well, or appeal to international audiences.

I am currently looking for translators who are willing to contribute to this project, helping to translate and localize messages into Vietnamese and suggesting messages that would appeal to Vietnamese readers on the Fundraising Meta Page. We've started the setup on for both banner submission, statistical analysis, and grouping volunteers together.
Use the talk pages on meta, talk to your local communities, talk to others, talk to us, and add your feedback to the proposed messages as well! I look forward to working with you during this year's fundraiser.

Please translate this message into Vietnamese if you can and post it below, thanks! --Dgultekin (thảo luận) 21:53, ngày 10 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Các Bạn Thân Mến. Dù sao thì mình cũng cần thêm Đồng Minh để giúp mình gây quỹ và dịch bài. Theo tôi biết thì đài phát thanh Tiếng Nước Tôi Austin tại tiểu bang Texas Hoa kỳ có một nhóm khoảng 12 người trẻ nhưng rất giỏi. chúng ta nếu có ai biết nhóm này có thể mời họ tham gia với chúng ta và phụ một tay. trang web của họ: www.tiengnuoctoiaustin.com


Chiến dịch gây quỹ đang đến rất gần!

Xin chào các thành viên Wikimedia, tôi tên là Deniz, hiện đang làm việc cho Quỹ hỗ trợ Wikimedia trong chiến dịch gây quỹ năm 2010. Công việc của tôi là giữ liên lạc giữa cộng đồng Việt ngữ và Quỹ. Chiến dịch gây quỹ năm nay sẽ là một nỗ lực mang tính hợp tác và toàn cầu, và chúng tôi thấy rằng các tin nhắn banner đang hoạt động hiệu quả ở Mỹ, không cần thiết phải được dịch sang các ngôn ngữ khác và đến với những người dùng quốc tế.

Hiện tôi đang tìm kiếm các biên dịch viên muốn đóng góp cho dự án này, giúp đỡ việc dịch và bản địa hóa các tin nhắn thành tiếng Việt, cũng như đề xuất các tin nhắn nên xuất hiện với người dùng tiếng Việt trên trang gây quỹ của Meta. Chúng tôi đã bắt đầu tại meta cho cả việc đề xuất banner, thống kê số liệutập trung các tình nguyện viên.

Hãy sử dụng các trang thảo luận trên meta, nói chuyện với cộng đồng, với những người khác, với chúng tôi, cũng như thêm ý kiến của bạn đối với các tin nhắn được đề xuất. Tôi mong chờ được làm việc với các bạn trong chiến dịch năm nay.

Xin hãy dịch tin nhắn này thành tiếng Việt nếu bạn có thể và đăng bên dưới, cảm ơn! --Dgultekin (thảo luận) 21:53, ngày 10 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:52, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bài viết về nhân vật anime có tên khác nhau giữa phiên bản Tiếng Nhật và phiên bản Tiếng Anh

Hiện tại mình đang có một vấn đề đau đầu muốn tham khảo ý kiến mọi người, chẳng là mình đang có ý định dịch một số bài viết về các nhân vật trong anime Nhật Bản từ en.wiki, vấn đề là các anime đó là có 2 phiên bản, một là phiên bản được trình chiếu ở Nhật (phiên bản Tiếng Nhật), hai là phiên bản trình chiếu ở Mỹ (được lồng tiếng bằng Tiếng Anh), trong phiên bản lồng tiếng Anh thì tên nhân vật cũng được thay đổi khác với tên gốc tiếng Nhật (như Ash Ketchum/Satoshi trong Pokemon hay Jaden Yuki/Yūki Jūdai tronh Yu-Gi-Oh! GX). Bên en.wiki thì họ đặt tên bài theo tên bản Tiếng Anh, còn vi.wiki chúng ta thì nên đặt tên theo bản nào, vì các anime này chưa có ở VN (ngoại trừ ở Pokemon, nhưng Pokemon ở VN cũng sử dụng song song 2 tên)?.-- tl(+)-đg 02:21, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Cái này đâu có gì đau đầu, nếu chưa có tên tiếng Việt thì xài tên gốc tiếng Nhật, tớ thấy bình thường mà. -- ClanKeytalk-butions 03:23, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thể loại các trang thiếu reflist

Hiện nay các trang tiếu reflist đều có dòng thông báo "Lỗi chú thích: Tồn tại thẻ <ref>, nhưng không tìm thấy thẻ {{tham khảo}}", nhờ các BQV lập một thể loại chứa các trang như thế, giống thể loại này en:Category:Pages with missing references list.Quangbao (thảo luận) 07:05, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Quangbao hợp lý, nên làm theo như (en), các thành viên sẽ thuận lợi hơn cho việc nâng cấp và bảo trì bài viết 1.53.24.212 (thảo luận) 16:53, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Wikipedia tiếng Việt đang phát triển chậm lại

Ngày hôm nay (12/09/2010) chúng ta đã có khoảng 128.000 bài viết, tuy nhiên:

  • Cách đây 1 năm, ngày 12/09/2009 có khoảng: 100.000 bài viết
  • Cách đây 2 năm, ngày 12/09/2008 có khoảng: 52.000 bài viết
  • Cách đây 3 năm, ngày 12/09/2007 có khoảng: 25.000 bài viết

Như vậy sau 3 năm 2007-2009, số bài viết tăng trưởng khoảng 100%/năm, thì từ một năm trở lại đây chỉ tăng chưa đầy 30%, đáng báo động. 118.68.6.141 (thảo luận) 22:52, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bây giờ quan tâm chất lượng hơn số lượng chứ, nói chung chúng ta mang tiếng wiki khổng lồ mà nội dung giúp ích thật sự cho người xem chẳng có bao nhiều (nếu tính luôn cả đống bài thị xã, thị trấn do bot tạo) -- ClanKeytalk-butions 23:44, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Lần mà wiki chúng ta lên được 100.000 bài viết có 1 phần nguyên nhân là do chạy theo thành tích với một lượng lớn các bài viết thị xã, thị trấn như Minh Huy viết, 1 phần là khi đó lực lượng wiki còn đang mạnh. Trong 1 năm trở lại đây có rất nhiều thành viên kỳ cựu đã không còn thấy đóng góp nữa, đó là một sự mất mát rất lớn. Tuy nhiên tín hiệu vui là chất lượng các bài viết đang được cải thiện tốt hơn, đặc biệt là các bài viết trong thời gian sau này.--Prof MK (thảo luận) 02:28, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Thực ra việc các thành viên kỳ cựu rút lui không phải là quá nghiêm trọng gì, vì cho dù có họ đi nữa thì số lượng bài viết không thể tăng thêm bao nhiêu vì sức viết tốt nhất nhất trong một năm của một người cũng chỉ khoảng 100 bài mới và việc phát triển Wikipedia dựa vào những thành viên đang hoạt động hiện nay chỉ là một phần. Vấn đề ở đây là phong trào viết trên Wikipedia, để bất cứ một người dùng Internet nào ghé vào Wikipedia họ đều có thể có tinh thần đóng góp viết bài. Cái này mới là cái nền tảng để tăng trưởng trong đa dạng về lĩnh vực, mục từ ở Wikipedia tiếng Việt, chứ dựa vào độ khoảng 100 thành viên thường onlline viết bài, sửa bài như hiện nay thì Wikipedia Tiếng Việt làm sao mà phát triển như các Wikipedia ngôn ngữ khác được. 58.186.136.70 (thảo luận) 18:31, ngày 13 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là cần khuyến khích các thành viên mới viết bài. Dù chất lượng kém nhưng cũng nên cổ động họ. Đôi khi đóng góp của họ chỉ cần dừng lại ở ý tưởng là góp phần phát triển wiki rồi.Good luck ! 21:44, ngày 13 tháng 9 năm 2010 (UTC)

Để Wikipedia tiếng Việt phát triển tích cực và trung thực về số lượng bài viết, đề nghị các thành viên Nazugol và Genniskhan không dùng Bot chạy sản xuất bài hàng loạt về các địa danh làng xã của các quốc gia trên thế giới nữa vì những bài này có rất ít giá trị tra cứu cho độc giả dùng tiếng Việt và quan trọng hơn là tạo ra những thành tựu kết quả ảo về lượng bài viết/mục từ của Wikipedia tiếng Việt, nhìn vào 128.000 bài viết hiện nay cứ tưởng là Wikipedia tiếng Việt là phiên bản khá lớn đứng thứ 27 toàn cầu, nhưng nếu trừ đi khoảng 60.000 bài về làng xã các nước do Bot tạo ra thì số lượng bài viết thực thụ của Wikipedia tiếng Việt rất ít, khoảng 68.000 bài hiện nay thôi 1.53.24.212 (thảo luận) 16:44, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tôi không đồng tình với ý kiến này, ai đóng góp được mảng nào thì chúng ta nên ủng hộ. Vậy bạn có thể tạo hàng loạt các bài về sinh học/thực vật, hay dược phẩm không hoặc một mảng nào đó mà bạn quan tâm, thì tôi sẽ ủng hộ bạn hết mình.--Tranletuhan (thảo luận) 00:00, ngày 20 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nếu nói về cheat thì chắc các Wiki khác cũng cheat. Cá nhân tôi thì cũng không thích cái chạy theo thành tích kiểu này lắm. Nhưng những bài này nhiều wiki khác cũng có thì tại sao chúng ta không? Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:52, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bàn tham khảo

Lâu rồi mới quay lại Wikipedia. Tôi nhận ra một điều rằng mục bàn tham khảo hiện nay gần như là ngưng trệ với câu hỏi rối loạn, không ai trả lời, phân loại không có tác dụng. Nó thua rất xa cách đây 2-3 năm. Tôi tin rằng sự việc này có là từ khi Wikipedia tiến hành phân loại theo Wikipedia tiếng Anh nhưng không để ý rằng nó không phù hợp ở đây. Vì sao? Wikipedia tiếng Việt không có quá nhiều người có chuyên môn sâu để theo dõi từng đề mục, việc chia ra khiến không ai có thể quan tâm quản lý và giải quyết hết, dẫn đến tình trạng đóng băng như hiện nay. Tôi nghĩ là đến lúc bỏ việc chia đề mục và quay trở lại mô hình bảng trả lời chung giống khi xưa. Cho tới khi Wikipedia có nhiều người hơn rồi hẵn nâng cấp theo mô hình tân tiến là Wikipedia tiếng Anh. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh; áo lạnh xứ hàn đới không thể làm áo khóac xứ nhiệt đới được; chưa hẳn ở người ta hay mà ở mình cũng hay thro.--115.75.1.77 (thảo luận) 13:23, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

ài, vụ này pức xúc đã lâu nhưng vì thấp cổ pé họng nên không dám nêu ý kiến, cuối cùng cũng có người lên tiếng gòi, cam on pạn lắm, mình cùng đứng đây tham gia piểu tình với pạn nha:D 217.77.165.56 (thảo luận) 15:33, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Mong các thành viên quan tâm có ý kiến về việc này. Tôi khi xưa rất ưa thích mục bàn tham khảo, thấy nó xuống cấp như vậy tôi thật không đành lòng.--115.75.33.112 (thảo luận) 12:15, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi đăng nhập để dễ nói chuyện. IP 115.75.33.112 và 115.75.1.77 là tôi.--Amore Mio (thảo luận) 12:24, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Wow, Amore Mio không đề cập đến thì tôi cũng không để ý là bây giờ cái trang Bàn tham khảo nó ra nông nỗi này. GV (thảo luận) 12:30, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể nhờ BQV mở khóa và sửa lại theo ý muốn. Bây giờ cộng đồng đang bận tập trung vào GA, đừng làm họ phân tâm chứ --113.170.148.8 (thảo luận) 12:27, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi cần vài ý kiến ủng hộ trước khi thực hiện. Đây là tỏ ý tôn trọng người đã khó công thực hiện việc phân loại này. Và tôi nghĩ việc này không quá khó để mọi người mất tập trung trong vấn đề GA.--Amore Mio (thảo luận) 13:07, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Cái mục Bàn Tham khảo cách đây 10 hôm tôi có vào và thấy không có ai trả lời một số câu hỏi nên đã trả lời sơ bộ. Đúng là có nhiều mục hiện nay của wiki tiếng Việt sắp bị lãng quên mất. 222.252.103.132 (thảo luận) 13:21, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nếu như tiếp tục không ai phản đối như các ý kiến trên đây. Tôi sẽ đi yêu cầu việc mở khóa trang bàn tham khảo và khôi phục lại tình trạng trước phân loại.--Amore Mio (thảo luận) 13:32, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bài viết tốt

Dưới đây là tiêu chuẩn của một bài viết tốt do thành viên Trần Nguyễn Minh Huy dịch, mời mọi người tham khảo và góp ý, sau khi hoàn thiện bước này chúng ta sẽ áp dụng để đánh giá các bài viết.Quangbao (thảo luận) 05:21, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

1. Viết hay——

  • (a) Văn phong rõ ràng và súc tích, không được sai các lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như cách dùng từ; và
  • (b) Tuân thủ các hướng dẫn về văn phong của Wikipedia nói chung đối với phần mở đầu, bố cục, câu nói trích dẫn, nội dung hư cấu và khoa học viễn tưởng, kết hợp với một danh sách.
  • 2. Thông tin thực tế và độ chính xác——

  • (a) Cung cấp các tài liệu tham khảo cho tất cả các thông tin chuyên ngành trong bài viết theo một mật độ nhất định;
  • (b) Các nguồn dẫn phải đáng tin cậykiểm chứng được, không được gây tranh cãi, nhất là đối với các số liệu thống kê, ý kiến trực quan hay những thông tin trái chiều nhau; và đặc biệt là những thông tin về nhân vật còn sống phải lựa chọn nguồn thật sự kĩ lưỡng. Các chú thích nên được đưa vào khuôn mẫu định sẵn để tiện cho việc kiểm chứng thông tin, ví dụ như {{Chú thích web}}, {{Chú thích sách}} hay {{Chú thích báo}},..v.v; và
  • (c) Nó không đăng những nghiên cứu chưa được công bố.
  • 3. Phạm vi bao chứa——

  • (a) Nó tập trung đề cập đến những khía cạnh chính của đề tài; và
  • (b) Nó vẫn tập trung vào chủ đề chính mà không đi sâu vào những chi tiết không cần thiết).
  • 4. Tính trung lập—— nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch. 5. Ổn định—— nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chất lượng cao. 6. Minh họa (nếu có thể) bằng hình ảnh hay âm thanh——

  • (a) Hình ảnh của bài viết phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hình ảnh và các phương tiện nghe nhìn khác ở những điều khoản thích hợp với tình trạng bản quyền chấp nhận được. Hình ảnh và phương tiện không tự do phải đáp ứng tiêu chuẩn cho nội dung không tự do và được gắn bản mẫu sử dụng hợp lý.
  • (b) Các bức hình hay phương tiện thể hiện nội dung liên quan đến đề tài, kèm theo một chú thích ngắn gọn nhưng dễ hiểu.
  • .Quangbao (thảo luận) 05:21, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Ý kiến về một số chuẩn mực của bài viết tốt

    Ý kiến của Двина-C75MT:

    1. Về "Văn hay": Tiêu chuẩn này rất khó đánh giá định lượng. Hai chuẩn mực nêu ra đều có thể tuân thủ được, kể cả "súc tích". Tuy nhiên, hay dở còn tùy thuộc vào tư duy của cá nhân. Vì vậy, dù có cố gắng đến mấy cũng chỉ đảm bảo được tối đa đến 50%. Đó là chưa kể đến sự hiểu lầm giữa "súc tích" và "sơ lược".
    2. Về "Thông tin thực tế và độ chính xác": Cái này đã có trong quy định của wiki. Việc tuân thủ điều này là bắt buộc.
    3. Về "Phạm vi bao chứa" (đúng hơn là phạm vi bao hàm): Điểm (a): hoàn toàn chấp nhận, không thể có chuyện bài viết về con ngỗng nhưng thông tin về con ngỗng thì ít mà lại nói về con vịt nhiều hơn. Điểm (b) khá trừu tượng. Cái gì là "cần thiết" và cái gì là "không cần thiết" lại tùy thuộc vào chủ quan người cung cấp thông tinngười hưởng thụ thông tin. Đây là điều mà các nhà quản lý wiki cũng như các Admin của wiki phải bằng phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu, thu thập thông tin về việc độc giả của wiki cần gì, cần đến mức độ nào... để định hướng cho các biên tập viên cần biên tập các bài viết sao cho phục vụ nó tốt nhất nhu cầu của độc giả quan tâm đến vấn đề đó. Thông tin cũng là một thị trường. Cần phải thu thập thông tin và nghiên cứu về nhu cầu của độc giả và thống kê nó thông qua yêu cầu của các thành viên và các IP. Vậy có nên có một trang "Bạn cần thông tin gì" trên wiki không?
    4. Về "Tính trung lập": Rất đúng khi áp dụng nguyên tắc công bằng không thiên lệch. Tuy nhiên, không thể dùng nguyên tắc này để "bẻ cong", "xuyên tạc" lịch sử. Đặc biệt là khi dẫn các nguồn "không khách quan" để biện lý cho một luận điểm cũng "không khách quan".
    5. Về "Tính ổn định" của bài viết: Điều này rất khó thực hiện vì theo quy định của wiki, không chỉ các thành viên và các IP bình quyền trong việc sửa đổi, thêm bớt, viết lại... Đặc biệt là các bài viết đề cập đến các vấn đề "nóng" hoặc "nhạy cảm" và bài viết đề cập đến vấn đề có cả hai trạng thái này. Đó là chưa kể đến mâu thuẫn giữa cá nhân các thành viên cũng như IP.
    6. Về minh họa bằng "Hình ảnh" và "Âm thanh": Có hai cản trở lớn
    Một là vấn đề bản quyền: Điều này hầu như không thể vượt qua do quy định cứng của wiki, trừ phi dùng cách nào đó để "lách luật" hoặc với trường hợp đặc biệt như Đức Quốc xã là thực thể chính trị xã hội mà không ai nhận quyền thừa kế nó).
    Hai là sự phụ thuộc vào Commons mà quy định của nó cũng là quy định của wiki. Tóm lại là để thực hiện điều 2, hãy đọc lại điều 1.
    1. Ý kiến tổng hợp: Qua các thông tin mà Ashitagaarusa sưu tầm được và cá nhân tôi tìm hiểu, wiki đang vướng mắc mọt số vấn đề, trong đó có vấn đề chất lượng bài viết, chất lượng thông tin... Nếu wiki không cải tiến, cụ thể hóa và thậm chí nếu cần cũng phải linh hoạt hóa các quy định của mình cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới thì tình trạng chất lượng bài viết trên wiki mà cụ thể là vi.wiki sẽ rất chậm được cải thiện.
    Hết ý kiến. --Двина-C75MT 06:49, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)--[trả lời]
    Ý kiến của Taza

    Cần phải đưa điểm số 2 #Về "Thông tin thực tế và độ chính xác": Cái này đã có trong quy định của wiki. Việc tuân thủ điều này là bắt buộc. lên đầu tiên chứ? Taza (thảo luận) 09:08, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Ý tưởng mới nhất của Wikimedia

    Đánh giá bài viết thế nào, chúng ta là người trong cuộc đa phần đánh giá có thể sẽ không được khách quan. Wikipedia tiếng Anh đang thử nghiệm một tính năng mới cho phép người đọc (có thể là người chỉ vào Wikipedia đọc bài (đa phần người vào Wikipedia là như vậy), không bao giờ đóng góp cho Wikipedia, không bao giờ biết bầu bán như thế nào) dễ dàng gửi lại đánh giá về bài viết theo bốn điểm: Well-Sourced - Nguồn; Complete - Phạm vi bao chứa có toàn diện không; Neutral - Có trung lập hay không; Readable - Văn phong có tốt hay không. (ví dụ en:1984 Cable Franchise Policy and Communications Act, en:Category:Article Feedback Pilot). Có được đánh giá này khiến chúng ta có thể dễ dàng thấy cái gì chúng ta còn thiếu, còn yếu trong từng bài viết để có thể cải thiện chất lượng. Dung005 (thảo luận) 07:27, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Cái này hay quá! Có lẽ wikipedia tiếng Việt ta cũng nên sớm có một chức năng như thế này. GV (thảo luận) 09:02, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Cái này đã được đưa vào thử nghiệm rất lâu rồi, tôi định đưa ra thảo luận với cộng đồng, nhưng xét thấy chẳng ai thèm quan tâm cho việc sử dụng "thảo luận theo luồng" nên sợ cái này cũng chung số phận -- ClanKeytalk-butions 09:32, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Cái này hay đấy, đúng tinh thần wiki cho đại chúng!--Cheers! 09:34, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)
    Các bạn có thể thử nghiệm thoải mái tính năng này tại Wikimedia Laboratories, nếu thấy tốt, chúng ta sẽ mở biểu quyết và đệ trình lên bugzilla xin mở lỗi -- ClanKeytalk-butions 09:39, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Khác biệt giữa bài viết tốt và bài viết chọn lọc hiện tại

    Sau khi đọc tôi không hiểu tiêu chuẩn của bài viết tốt ở trên và bài viết chọn lọc hiện tại khác nhau ở điểm nào. Trong tương lai ta làm sao phân biệt được để đánh giá đâu là bài viết tốt và đâu là bài chọn lọc. Dung005 (thảo luận) 07:38, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Bài viết tốt Bài viết chọn lọc
    1. Viết hay——
  • (a) Văn phong rõ ràng và súc tích, không được sai các lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như cách dùng từ; và
  • (b) Tuân thủ các hướng dẫn về văn phong của Wikipedia nói chung đối với phần mở đầu, bố cục, câu nói trích dẫn, nội dung hư cấu và khoa học viễn tưởng, kết hợp với một danh sách.
  • 2. Thông tin thực tế và độ chính xác——
  • (a) Cung cấp các tài liệu tham khảo cho tất cả các thông tin chuyên ngành trong bài viết theo một mật độ nhất định;
  • (b) Các nguồn dẫn phải đáng tin cậykiểm chứng được, không được gây tranh cãi, nhất là đối với các số liệu thống kê, ý kiến trực quan hay những thông tin trái chiều nhau; và đặc biệt là những thông tin về nhân vật còn sống phải lựa chọn nguồn thật sự kĩ lưỡng. Các chú thích nên được đưa vào khuôn mẫu định sẵn để tiện cho việc kiểm chứng thông tin, ví dụ như {{Chú thích web}}, {{Chú thích sách}} hay {{Chú thích báo}},..v.v; và
  • (c) Nó không đăng những nghiên cứu chưa được công bố.
  • 3. Phạm vi bao chứa——
  • (a) Nó tập trung đề cập đến những khía cạnh chính của đề tài; và
  • (b) Nó vẫn tập trung vào chủ đề chính mà không đi sâu vào những chi tiết không cần thiết).
  • 4. Tính trung lập—— nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch. 5. Ổn định—— nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chất lượng cao. 6. Minh họa (nếu có thể) bằng hình ảnh hay âm thanh——
  • (a) Hình ảnh của bài viết phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hình ảnh và các phương tiện nghe nhìn khác ở những điều khoản thích hợp với tình trạng bản quyền chấp nhận được. Hình ảnh và phương tiện không tự do phải đáp ứng tiêu chuẩn cho nội dung không tự do và được gắn bản mẫu sử dụng hợp lý.
  • (b) Các bức hình hay phương tiện thể hiện nội dung liên quan đến đề tài, kèm theo một chú thích ngắn gọn nhưng dễ hiểu.
  • 1. Bài viết——
    • (a) viết hay: văn phong hấp dẫn, sáng rõ và theo tiêu chuẩn chuyên môn;
    • (b) hoàn chỉnh: không bỏ sót một sự kiện hay chi tiết hoặc địa điểm chính nào trong phạm vi của chủ đề;
    • (c) nghiên cứu tốt: nó là một bản nghiên cứu chi tiết và tiêu biểu dựa trên những tài liệu thích hợp. Bài viết phải đạt được những đòi hỏi về thông tin kiểm chứng đượcđáng tin cậy, được hỗ trợ bằng những chú thích trong hàng ở những nơi thích hợp;
    • (d) trung lập: nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch; và
    • (e) ổn định: nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chọn lọc.

    2. Nó tuân theo những hướng dẫn về văn phong, bao gồm điều khoản về:—

    • (a) Đề mục chính: một đề mục chính súc tích, tóm tắt chủ đề và chuẩn bị cho người đọc về chi tiết trong các đề mục sau;v
    • (b) cấu trúc thích hợp: một hệ thống đề mục có thứ bậc nhưng không tràn ngập bảng mục lục; và
    • (c) chú thích thích hợp: các chú thích trong hàng theo định dạng thích hợp, sử dụng kiểu chú thích cuối trang (<ref>Smith 2007, p. 1.</ref>) hoặc chú thích kiểu Harvard (Smith 2007, p. 1)—xem chú thích nguồn gốc về những gợi ý định dạng chú thích; về những bài viết với chú thích cuối trang, định dạng chú thích được giới thiệu ở meta. Không yêu cầu sử dụng bản mẫu chú thích.

    3. Hình ảnh: Hình ảnh của bài viết phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hình ảnh và các phương tiện nghe nhìn khác ở những điều khoản thích hợp, với chú thích ngắn gọn và tình trạng bản quyền chấp nhận được. Hình ảnh và phương tiện không tự do phải đáp ứng tiêu chuẩn cho nội dung không tự do và được gắn bản mẫu sử dụng hợp lý.

    4. Dung lượng: Nó tập trung vào chủ đề chính mà không đi sâu vào những chi tiết không cần thiết.

    Xem thêm [1].pq (thảo luận) 07:53, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Tôi đang hỏi đọc hai tiêu chuẩn trên ta phân biệt như thế nào chứ không phải hỏi ta phải sang một Wiki khác để thấy họ phân biệt thế nào, họ cũng phải làm một phần compare bổ xung tức là hai tiêu chuẩn của họ cũng khiến thành viên bên đó khó phân biệt, khó hiểu. Ta đi sau tức là có lợi thế đã biết được những hạn chế của người đi trước, sửa được nếu có thể sửa. Copy thuần túy mà không xem xét, không áp dụng lại sao cho phù hợp với thực tế ở ta là việc làm không thông minh. Cũng như quy trình này cũng thiếu logic. Ta đang bàn luận về tiêu chuẩn của Bài viết tốt, trong khi không có bất cứ giải thích cho các độc giả "Thế nào là một bài viết tốt", "Cách thức để gắn mác bài viết tốt như thế nào", "Trong điều kiện của ta hiện tại, tại sao phải thêm mác Bài viết tốt". Khi tất cả mọi người cùng thống nhất là nên có thêm mục Bài viết tốt rồi, thì mới bàn đến các cái cụ thể. Tôi nghĩ Minhhuy và Pq đang coi nhiều cái nó là đương nhiên nhưng ở Wikipedia nó có nhiều quy tắc làm việc theo cộng đồng. Ta còn chưa thống nhất xem có nên có thêm mục GA hay không, cũng như cách thức vận hành mục này thế nào, thì việc đưa ra tiêu chuẩn của nó hơi cầm đèn chạy trước ô-tô. Dung005 (thảo luận) 08:19, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Lưu ý rằng tôi dịch tiêu chuẩn bài viết tốt là để áp dụng cho dự án Anime và Manga chứ không phải cho cộng đồng! -- ClanKeytalk-butions 09:34, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    hic, các anh ơi, mọi người tập trung giải quyết phần đề cử và chọn BVCL cho ngon lành, trơn tru... còn mục Bài viết tốt để lại đã được không? Sợ vi.wikipedia không kham thêm được mục này đâu, mục Bạn có biếtTin tức cũng thấy đình trệ kia kìa, mãi mà không update!
    ...Copy thuần túy mà không xem xét, không áp dụng lại sao cho phù hợp với thực tế ở ta là việc làm không thông minh..., có gì thì nhắc nhở các em nó, chứ nói kiểu này, ở đây, thì dễ gây phản cảm cho người đọc về người nhận xét. (tôi ko muốn cãi với bạn!).--Cheers! 09:38, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)
    Đang thảo luận sôi nổi và ngon lành, tự dưng Dung005 phán một câu xanh rờn như thế. Tôi chắc rằng những thành viên đi tiên phong sẽ thấy khó chịu và bỏ dở công việc đấy! --113.162.240.170 (thảo luận) 09:42, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Chắc chắn tôi sẽ bỏ dở.pq (thảo luận) 13:40, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Ta chưa đủ nhân lực để thêm cái GA này đâu. Tam thời theo tôi cứ tập trung viết bài chọn lọc đi đã, khoan hãy thêm GA. Còn nếu chỉ lập cái này cho riêng dự án Anime và manga của Huy thì OK, tuy nhiên nếu đúng thế thì Pq đừng đưa nó vào trang Thảo luận này chứ. Nếu có đưa thì cũng phải ghi rõ từ đầu. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:52, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Thập niên - thập kỷ

    Ở vi.wiki dùng thống nhất thập niên hay thập kỷ? để tôi biết mà tạo các bài này?--Cheers! 16:22, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)

    Có lẽ chưa có quy định chính thức về việc này. Tuy nhiên hiện tại mình thấy nhiều thể loại trên viwiki dùng thập niên. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:20, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Mình cũng thấy phần đông dùng "thập niên" trong các sách báo và ngay cả trong khi nói chuyện.
    Thập niên - thập kỷ cách dùng và ý nghĩa khác nhau mà bạn?AlleinStein (thảo luận) 19:04, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Xem thử

    Các bạn lập trình ở đây có bỏ qua giai đoạn xem thử cho IP khi sửa bài được không vậy, cứ để như WP tiếng anh được đấy ?--113.22.23.163 (thảo luận) 13:24, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Lý do? -- ClanKeytalk-butions 14:40, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Tôi chưa tìm ra thấy lí do tại sao bên tiếng Anh họ lại để như thế, nhưng việc bỏ qua việc này giống như bên tiếng Anh tôi thấy tiện hơn cho người không muốn đăng nhập như tôi vì đã soát kĩ trước khi lưu bài.--113.22.43.49 (thảo luận) 11:00, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Hy vọng

    Cách đây mấy ngày wiki tiếng Pháp ăn mừng có hơn 1 triệu bài, hy vọng wiki tiếng Việt cũng sẽ được thế một ngày gần. 207.233.70.105 (thảo luận) 20:00, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Hi vọng thế :-p--113.22.43.49 (thảo luận) 11:01, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Tôi sẽ rất buồn nếu WP ta có quá nhiều bài nhưng chất lượng lại nhiều bài ko tốt!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:10, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Biểu đồ
    Xem bài về sự phát triển của nó tóm lược tại note này--113.22.43.49 (thảo luận) 14:15, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao chất lượng các bài của chúng ta trước đã! :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:57, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Ngồi hi vọng làm gì? Tập trung vào viết bài mới, đồng thời nâng cao chất lượng bài viết đi. Nó còn có ích hơn đấy! Nhớ là thông tin viết ra phải chính xác. 222.252.107.36 (thảo luận) 09:11, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Ủa, hôm trước mới coi wiki mình trên Meta đứng sau Wiki tiếng Indonesia, sao giờ coi lại thì nhảy vọt lên tận 5, 6 bậc? Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:01, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Đó là số lượng bài sơ khai do Qbot nhập trang về thôi, chứ cột Depth thì vẫn đứng sau.--Tranletuhan (thảo luận) 22:48, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Fundraising 2010: Beat Jimmy Challenge

    The Fundraising Committee is issuing all interested community members a challenge: we want you to beat Jimmy. The appeal from Jimmy Wales and the corresponding banner have been tested head-to-head with other successful banners, and the results are clear: it's our best performing message... by a lot. This year we have a lofty fundraising goal; we need all of our banners to bring in donations like the Jimmy Appeal, but no one wants to keep the Jimmy banner up for two months. We want to run donor quotes, and other wonderful ideas, but we have to have banners that work as well as or better than the Jimmy appeal.

    We've just released the highlights from a donor focus group, and the results of our donor survey. With one month to the launch of the fundraiser, the messages we test must be driven by data from our tests and surveys - we can no longer rely on instinct alone.

    We've redesigned our fundraising meta pages with the Jimmy challenge; check out the survey results and propose/discuss banners that reflect these findings. Add the banners you think will 'beat Jimmy' here to be tested Tuesday October 12 against Jimmy. -Dgultekin (thảo luận) 23:51, ngày 6 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    I am the new liaison for your community and the Foundation during the Fundraiser. Please direct any questions to meKlyman (thảo luận) 17:17, ngày 25 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Việt hóa các bản mẫu Qbot nhập

    Gần đây có rất nhiều bản mẫu do Qbot nhập tự động về từ Wikipedia tiếng Anh. Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều bản mẫu quan trọng đều bị sửa thành tiếng Anh hết. Tôi chỉ muốn hỏi là tôi muốn dịch chúng lại sang tiếng Việt thì có được không? Tran Xuan Hoa (thảo luận) 10:35, ngày 16 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Báo động tình trạng BQ xóa bài

    Wiki mình hiện nay nhân lực thấy thật quá yếu so với mấy năm trước do có nhiều xung đột dẫn tới nhiều thành viên nản lòng, bất mãn, nản chí... rồi đành lòng bỏ wiki ra đi một thời gian hoặc vĩnh viễn. Còn phần biểu quyết xóa bài gần đây thấy không ai hoặc ít người quan tâm, thấy ít bài được để lên để biểu quyết xóa hơn trước rất nhiều. Điều này đồng nghĩa một là wiki mình đã nâng cấp tất cả các bài đáng ra là phải xóa và các bài viết mới rồi đủ độ nổi bật hoặc các bài kém chất lượng và không đủ nổi bật vẫn được dững dưng tồn tại trong lòng wiki do ít người quan tâm nên không ai đem ra biểu quyết để xóa. Mình đây tài hèn sức mọn viết đây là lên tiếng kêu gọi một hướng đi xây dựng wiki khác mà ít người quan tâm trong khi đa số các thành viên đều quan tâm đến việc viết bài mới và nâng cấp bài cũ. Việc xóa các bài kém chất lượng và không nổi bật cũng là một phần trong công cuộc xây dựng wiki. Nếu cứ tập trung vô xây dựng mà không quan tâm đển việc chỉnh đốn thì một ngày nào đó wiki mình sẽ đầy các bài tào lao thiên địa không hề nổi bật. Mình cũng muốn lên tiếng kêu gọi các xung đột nên được giải quyết mang tính xây dựng và hòa bình, tránh xúc phạm các thành viên khác. Tiện thể cần hạn chế xóa các nội dung cũ, chỉ xóa khi cần thiết hay ví lí do hợp lí nào đó, trong khi nâng cấp các bài mới. Chúng ta cần tôn trọng các tác giả hay các người đã ít nhiều tốn công sức ra viết thế mà một ngày nào đó bị xóa một cái xẹt thế là công sức của họ đổ công đổ bể à? Họ mà biết được sẽ cảm thấy xúc phạm khi thấy công sức mình bị người khác phá hoại và dĩ nhiên bỏ wiki luôn, thế là chẳng phải chúng ta một đi một nhân lực tiềm năng tương lai sao? Ai trong số chúng ta đều không muốn công sức của mình bị oan uổng bỏ đi. Cách tốt nhất là phải giữ nội dung cũ khi chèn nội dung mới vào, chỉ xóa những chữ cần thiết để làm bài nghe xuôn tai. Hiện tại, chúng ta đã phạm nhiều sai lầm trong quá khứ và cần phải được thay đổi để tiến tới một tương lai xa hơn. Xóa một bài thì dễ, xây dựng một bài mới là khó cũng như đuổi một người thì dễ, giữ một người mới là khó.Trongphu (thảo luận) 22:57, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Nói chung một số người đóng góp miệt mài cũng đâu phải thích thú gì. Viết bài cho wiki cũng giống như một công việc như đi làm thôi chỉ khác là làm không công. Thay vào đó người ta có thể bỏ thời gian vô làm việc khác hoặc chơi giải trí. Bởi vậy đã tốn thời giờ và công sức rồi còn bị cảm thấy xúc phạm cũng dễ hiểu là = bỏ đi thôi chứ ai chịu được. Xin đề nghị mọi người cẩn thận lời ăn tiếng nói tránh xung đột và mít lòng nhau, nếu không hậu quả tương lai của wiki khó lường(ý mình sẽ mất khá nhiều nhân lực đáng lý ra có ý định giúp wiki). Mình tới đây hết lời rồi, có thể cũng có mấy người bất đồng quan điểm rồi sẽ cãi nhau thành cái chợ trời thôi. Mình tuyên bố không tranh luận, ai muốn làm gì thì làm tùy mình góp ý vậy đó.Trongphu (thảo luận) 05:05, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Ờ còn vụ mở chức năng để người đọc đánh giá chất lượng bài viết sao im rè vậy. Đề nghị cần mở cuộc biểu quyết và thực hiện liền còn đợi gì nữa? Muồn làm gì thì làm cho nhanh chứ ù ù kiểu này tới già mới đi tới mục đích.Trongphu (thảo luận) 22:57, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Cách bổ sung nhân lực

    Hiện giờ wiki đang trong tình trạng báo động thiếu nhân lực và dĩ nhiên theo tính toán của mình thì phải 150 năm nữa mới bằng wiki tiếng anh hiện giờ (tính khoảng 100 ngàn bài = 5 năm). Lúc đó wiki tiếng anh có thể lên tới mấy trăm triệu rồi không chừng. Nhìn theo kiểu theo người Việt mình ít nhất phải 1000 năm nữa hiện giờ đi bám đuôi thôi à. Có thể nói người VIệt mình chưa thể nào tiếp cận được 1 phần nhỏ kiến thức của nhân loại. Mình tin rằng bên tiếng anh họ đã tiếp cận hết tất cả kiến thức của nhân loại rồi nhưng không chưa có viết hết trong wiki thôi. Ngoài wiki rà thiếu gì chỗ khác để tra cứu. wiki có thể nói là nguồn tra cứu miễn phí và đầy đủ nhất ở VN hiện giờ. Ước mơ thành cường quốc năm châu thế là tịt ngòi theo đà này. Mình xin kêu gọi cộng đồng mời gọi anh em ruột, họ, bạn bè, người quen, người thân...(dĩ nhiên mình biết dễ gì có người đồng ý, như mình đầy mời gọi tất cả mọi người quen mình biết nhưng làm gì có ai thèm quan tâm tới wiki) Nhưng cố gắng thử đi. Ờ mà sao mình không hợp tác với nhà nước nhỉ? Nhìn cái Từ điển bách khoa Việt Nam chả ra gì mà tốn khối tiền và tập trung cả ngàn các nhà khoa học tầm quốc gia, thông tin thì hẹp hòi cộng với có ai đọc được đâu(có thì chắc rất ít)= chả phục vụ được tích sự gì cả. Sao không bàn với nhà nước đầu tư tiến vô wiki coi vậy mà hợp lí hơn, chả cần chuyên gia chuyên xiết gì hết chỉ cần dịch gia là được. Đầu tư đúng chỗ lúc nào cũng sinh sôi nảy nở nhanh.Trongphu (thảo luận) 23:59, ngày 21 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    hì hì, bổ sung anh Nhà nước vào là thông tin bị kiểm duyệt ngay (nhất là chính trị...). Bạn nói Từ điển bách khoa Việt Nam tập trung cả ngàn nhà khoa học nghe không xuôi, chắc là một hội đồng thôi! Còn wiki (cả tiếng Anh) thì cũng còn nhiều vấn đề lắm, nhất là độ chính xác của thông tin. Wiki chỉ là một từ điển phổ thông theo đúng nghĩa của nó thôi, không thể làm cho tra cứu để nghiên cứu được đâu! 222.252.116.59 (thảo luận) 02:32, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Sao không? Độ chính sách hay không là tùy vào người đọc thôi bạn ạ. Nói ra thì cũng chả có nguồn nào là tin cậy 100% cả. Nhiều người không tin cậy wiki (đặc biệt là ở Mĩ) vì họ có nhiều tài liệu khác ngoài wiki và họ không hiểu được wiki hoạt động ra sao. Họ tưởng ai muốn sửa gì cũng được nên thông tin toàn linh tinh tào lao. Wiki là một bách khoa đó chỉ từ điển phổ thông(từ điển phổ thông nghe nhỏ bé quá) gì. Mà mình đâu có đề nghị viết về nhà nước hay vấn đề chính trị gì đâu. Chỉ đề nghị hợp tác với nhà nước để ví dụ như thay vì đổ tiên vô cái bách khoa toàn thư Việt Nam, đi thuê dịch gia viết bài cho wiki coi vậy mà bổ ích hơn. Cộng với thông tin trên wiki dễ tiếp cận hơn và đặc biệt là MIỄN PHÍ.Trongphu (thảo luận) 04:59, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Nếu Phu không ngại khó và tốn kém về chi phí, sau này (nếu có thể) hãy tham gia vận động thành lập Wikimedia Việt Nam, tức là trụ sở Wikimedia Foundation đặt tại Việt Nam, có thể hữu ích trong việc vận động, gây quỹ và truyền bá thông tin cho người Việt dễ dàng hơn (một số nước đã có trụ sở riêng như Nhật Bản, Achentina, Hồng Kông, Mexico,...) -- ClanKeytalk-butions 10:11, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Kêu gọi tham gia dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

    Hiện nay trên Meta đang chuẩn bị chiến dịch quyên tiền cho Wikimedia Foundation như thông lệ hàng năm. Việc chuẩn bị này cần nhiều công sức đóng góp của các tình nguyện viên biên dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ của từng dự án, nhằm làm cho Wikimedia gần gũi hơn và mọi người cũng hiểu hơn để quyên góp. Nếu những ai ở Wikipedia tiếng Việt chưa có điều kiện đóng góp tiền bạc cho dự án, hãy giúp đỡ dự án bằng cách tham gia dịch thuật. Việc dịch sẽ có 2 bước, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt (translate), và kiểm lại bản dịch của người khác (proofreading). Mong sự tham gia của mọi người.

    Cách biên dịch: Mỗi trang đều có 1 bảng ghi lại tiến độ và tình trạng các bản dịch, nếu tiếng Việt chưa dịch, dòng tiếng Việt sẽ có màu đỏ và bên cạnh là liên kết 'missing'. Nhấn vào đó để dịch.

    Các kiểm bản dịch: Nếu trang nào đó đã có người dịch nhưng chưa kiểm, nó sẽ hiện (needs proofreading) bên cạnh, nhấn vào đó để đọc lại. Chủ yếu dịch đầy đủ ý nhưng phải thoát nghĩa và dễ đọc với người Việt, tránh việc dịch sang tiếng Anh mà tiếng Việt nghe lủng củng.

    Các liên kết:

    Cảm ơn, Tân (thảo luận) 03:46, ngày 10 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    ☑Y Đã xong m:Licensing_tutorial -- ClanKeytalk-butions 09:33, ngày 13 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    ☑Y Đã dịch m:Fundraising_2010/Translation, cần có người check lại -- ClanKeytalk-butions 10:25, ngày 13 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Cần 1 người check lại nữa (xem tóm lược sửa đổi để hiểu thêm)--113.22.127.127 (thảo luận) 10:52, ngày 13 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Số bài viết

    Trước kia hồi gần 100000 bài, ở thay đổi gần đây có một con số đếm ngược xem biết còn bao nhiêu bài thì được 100000. Giờ cũng sắp 150000 bài rồi. Đề nghị làm như thế một lần nữa.--113.170.11.82 (thảo luận) 13:41, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

     Đồng ý Đồng ý--113.22.127.127 (thảo luận) 10:53, ngày 13 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Đã có ai thiết kế biểu trưng cho wiki tiếng Việt nhân bách khoa toàn thư đạt 150.000 bài chưa? 222.252.116.170 (thảo luận) 08:53, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Wikipedia sắp sửa tròn 10 năm tuổi!

    Chỉ vài tháng ngày nữa thôi, vào ngày 15 tháng Giêng năm 2011, Wikipedia sẽ tròn 10 tuổi. Khắp nơi trên thế giới đang vạch kế hoạch để tổ chức một bữa tiệc sinh nhật thật long trọng cho Wikipedia. Hãy đến Wikipedia 10, điểm liên hệ qua lại cho phép mọi người biết về những gì bạn đang làm, làm thế nào họ có thể tham gia hay làm tình nguyện viên, nhận áo thun kỷ niệm và các sản phẩm khác. Hãy viết sự kiện dự định của bạn tại đó, nghĩ xem bạn sẽ cùng mọi người ở đây, cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, làm những gì để chào đón bữa tiệc sắp đến, hãy chia sẽ những ý tưởng và cảm xúc của bạn. Liên hệ với thành viên quản trị cộng đồng của Wikimedia Foundation Steven Walling để biết thêm chi tiết, xin cảm ơn! -- ClanKeytalk-butions 04:09, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    các thành viên của wiki tiếng Việt có tổ chức gì không? wiki tiếng Việt sinh nhật vào ngày tháng năm nào? 222.252.116.170 (thảo luận) 04:20, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Theo bài Wikipedia tiếng Việt thì bài đầu tiên của chúng ta là bài Internet Society, và nếu thế "ngày sinh của WP TV" là 16 tháng 11 (14h54 UCT)--Mannschaft (thảo luận) 07:31, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Xin lỗi, nhưng đây là tiệc mừng chung của cả Wikipedia, tức là tính từ ngày enwiki thành lập, không phải kỷ niệm thành lập dự án địa phương -- ClanKeytalk-butions 08:49, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Có phải tổ chức đúng ngày 15 tháng 1 không nhỉ? Nếu không mình đề nghị họp mặt ngày 1 tháng 1, 2011 (thành viên ở các khu vực khác có thể đề xuất họp mặt tại các khu vực đó)-- tl(+)-đg 10:02, ngày 14 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Bài rác

    Không biết tại sao thành viên Milk Coffe tạo hàng chục bài viết về các địa danh nước Mỹ mà không hề có nội dung gì lại không bị đề nghị xoá gì cả. Chúng ta đang chạy theo thành tích 150.000 bài sao ?--Prof MK (thảo luận) 15:08, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Vậy hả, vậy tôi sẽ ngưng tạo các bài rác! Milk Coffee (thảo luận) 15:11, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Nếu Milk Coffe bổ sung thông tin hoàn chỉnh cho các bài đó thì tôi sẽ rất hoan nghênh việc tạo thêm bài mới của cậu. Nhưng nếu cứ như hiện nay thì nói thật đống bài này nhìn rất phản cảm.--Prof MK (thảo luận) 15:17, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Chỉnh sửa Trang chính nhân mốc 150.000 bài viết

    Nhân dịp đạt mốc 150.000 bài viết, tôi xin đề nghị trang hoành Trang chính theo những đề nghị từ Thảo luận:Trang Chính

    • Sắp xếp lại (xem cách sắp xếp đề nghị tại Thành viên:Quangbao/Trang chính)
      • Đảo vị trí của mục "Tin tức" và "Bạn có biết"
    • Để tránh tình trạng hai cột không cân, chúng ta nên để phần “Tin tức” khoảng 5 mục, thêm phần phụ đề cho hình ảnh chọn lọc (nhờ các BQV).
    • Màu sắc: Thêm màu sắc cho các cột, bớt màu trắng đơn điệu, nhàm chán (có thể thao khảo Wikipedia tiếng Anh)

    Mời mọi người cho ý kiến.pq (thảo luận) 04:09, ngày 11 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Mannschaft (thảo luận) chuyển từ phần TNCBQV sang đây--Mannschaft (thảo luận) 09:26, ngày 11 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Về việc in nghiêng tựa đề

    Hiện tại tôi nhận thấy có một số bài viết trên Wikipedia ta đã bắt đầu in nghiêng cái tựa đề, giống như bên enwiki. Tôi muốn đem vấn đề này ra thảo luận một chút với cộng đồng, xem mọi người có ý kiến gì không.

    Việc in nghiêng tựa đề cũng mới xuất hiện gần đây ở bên enwiki thôi. Tôi cũng có đọc qua một vài thảo luận bên đó và được biết, xuất xứ của việc in nghiêng bắt đầu từ các danh pháp khoa học (dường như các danh pháp khoa học luôn được in nghiêng trong tiếng Anh), sau đó lan sang các thành phần in nghiêng khác được quy ước trên WP từ trước (tên phim, tên album nhạc,...). Bên đó người ta cũng thảo luận sôi nổi về cái này lắm. (Các bạn nếu muốn có thể tự lục xem, hình như có một phần ở en:Template talk:Italic title). Cá nhân tôi thì cho rằng việc in nghiêng là không cần thiết đối với Wiki chúng ta. Xin các bạn cho ý kiến. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:56, ngày 14 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Im lặng nghĩa là đồng ý (?). Nếu không ai có ý kiến, tôi sẽ dời cái bản mẫu italic title này trong các bài viết về album, phim, sách,... và xin các bạn đừng thêm tham số in nghiêng cho các infobox. Còn mấy bài sinh học thì quá nhiều rồi, chắc tôi không đủ sức làm, cứ để đấy đã vậy. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 15:08, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Sự thật?

    Tôi thấy Wiki dựa trên nguyên tắc quý báu là tất cả các bài viết phải dựa trên văn bản - tài liệu chính thức, chính thống. Như thế có đủ bao hàm sự thật?. Không phải văn bản - tài liệu chính thức, chính thống nào cũng đầy đủ điều kiện như thế! Dẫn tới việc đọc Wiki phải có một trình độ nhất định, giống như vừa ăn lại phải vừa sàng lọc những hạt sạn vậy, rất mệt. Nó biến Wiki trở thành nơi sưu tập tài liệu là chính! Attykingdom (thảo luận) 03:14, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Bạn có thể trích dẫn lời nói mà -- ClanKeytalk-butions 03:50, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    Riêng chức năng "sàng lọc" và "bảo lưu ý kiến nguồn dẫn" đó thôi đã không có tổ chức, cá nhân,hay website nào bằng được. Quý là quý chỗ đó đấy bạn. Chứ nếu cũng khẳng định "chân lý thuộc về mình" thì wiki chỉ giống bao nhiêu cái tầm thường khác.--Goodluck 04:18, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)
    Tôi nghĩ wikipedia là nơi để chúng ta bổ sung kiến thức chứ không phải là nơi để đi tìm chân lý.AlleinStein (thảo luận) 17:47, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Có nên dùng?

    Nếu tài liệu - văn bản chính thức và chính thống mà được phát hành hoặc công bố bởi bạo quyền, nói cách khác là bởi quyền lực và bạo lực (dĩ nhiên là rất chủ quan của thế lực ấy) ta có nên sử dụng không? Vậy trung lập ở chỗ nào? Giả sử một chính quyền nổi tiếng là độc tài, tham nhũng khi công bố bất cứ thứ gì đều phải phục vụ cho họ, theo ý họ; không bao giờ họ chịu mang tiếng xấu! Vì Wiki quá "trung lập" nên ít ai dám trích dẫn chăng? Mà tôi thì cứ thích rằng: Wiki là chuẩn mực, để khi đó nhiều người sẽ nói rằng: "Trong Wiki, người ta đã viết..." Attykingdom (thảo luận) 09:18, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Chỉ còn cách tốt nhất là nói rõ chủ thể phát ngôn, dù là chính phủ hay cá nhân. wiki không có ý gì riêng hết, đến ban quản trị, trụ sở biên tập cũng không có mà bạn. --Goodluck 09:20, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)

    Cám ơn bạn nhiều! Nhân đây xin được:

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT VI.WIKI
    Chúc "Ban Chỉ huy" và các thành viên luôn mạnh khoẻ - vạn sự bình an.

    Attykingdom (thảo luận) 02:49, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Nhập Captcha khi di chuyển

    Qua vụ phá hoại vừa qua, mình nhận thấy WP chúng ta có lỗ hổng về di chuyển trang, đó là không thể hồi lại di chuyển trừ khi là BQV, nên những kẻ phá hoại có thể lợi dụng lỗ hổng này bằng cách thực hiện di chuyển hàng loạt điên cuồng. Vậy chúng ta có nên yêu cầu Meta thêm chức năng buộc thành viên phải nhập Captcha khi thực hiện di chuyển trang không? Điều này sẽ ngăn chặn việc di chuyển hàng loạt và giúp hoãn thời gian để chờ có BQV lên ngăn chặn kẻ phá hoại-- tl(+)-đg 12:58, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    Tôi sẽ hỏi thử xem điều này có thực hiện được không. Tân (thảo luận) 16:55, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

    HAPPY NEW YEAR 2011

    Nhân dịp năm mới 2011, Kính chúc toàn thể Cộng đồng thành viên Wikipedia Hạnh phúc, Sức khoẻ và Thành công trong sự nghiệp và cuộc sống! Namhong66 (thảo luận) 00:32, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Mục "Chú thích" ở cuối bài viết

    Theo tôi, nhiều tácgiả khi viết bài đã không sửdụng đúng mục Chú thích ở cuối bài. Chúthích tức chúdẫn thêm, ghichú thêm. Hiệnnay các mục chúthích phầnlớn chính là các nguồnthamkhảo. Vậy nên cần đổi tên mục Chú thích ở các bài đó thành Tham khảo hay Nguồn tham khảo. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:36, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Nhưng chúng ta đã xây dựng quy định "Chú thích nguồn gốc" từ lâu những năm đầu tiên. Theo mình nếu muốn ghi chú thêm, có thể dùng từ "Ghi chú". Tran Xuan Hoa (thảo luận) 15:46, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Theo quy định đó thì những nguồn tham khảo (các sách và website) đều phải ghi dưới mục ==Tham khảo==. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 15:51, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Đúng. Nhưng hình như mọi người không để ý nên để loạn xà ngầu đó mà... Nếu ai đó có thời gian thì phân loại lại (mà đa số là Tham khảo), trong các bài viết của tôi, tôi vẫn dùng Tham khảo, chứ không dùng Chú thích, nó chỉ thích hợp với bên wikisource thôi.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 01:44, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tham khảo thì tôi nghĩ thích hợp với các đề tài khoa học hơn. Còn các đề tài như nghệ thuật, bóng đá, sử dụng nguồn từ báo chí, tôi nghĩ để tham khảo không ổn, nên dùng chú thích.--Prof MK (thảo luận) 12:08, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Phản đối đổi tên do người tạo bài sử dụng

    Tôi kịch liệt phản đối những người thường hay đổi tên quốc gia trong bài thành "CHDCND Triều Tiên" hay "Hàn Quốc". Đổi tên của người khởi tạo bài là vi phạm một quy tắc của Wikipedia, xem en:Wikipedia:Manual_of_Style#Retaining_the_existing_variety. Tôi không cần biết "CHDCND Triều Tiên" và "Hàn Quốc" thông dụng ở đâu, nhưng tôi chỉ biết là chỗ tôi sống, tôi đọc tài liệu và báo chí thì tên Bắc Hàn và Nam Hàn là phổ biến nhất. Tôi cũng chỉ quen gọi Bắc và Nam Hàn. Tại sao cứ phải viết "CHDCND Triều Tiên" làm gì chỉ dài dòng, sao không sử dụng tên "Bắc Triều Tiên" hay "Bắc Hàn" ngắn gọn dễ hiểu. Tương tự như Wikipedia:Biểu quyết/Dấu thanh, tên nào cũng đúng cả, nhưng yêu cầu giữ tên hợp lệ của người dùng trước. Ngay khi bài được tạo thì người khởi tạo sử dụng tên gì thì tất cả phần còn lại và những người sửa đổi sau đó cũng phải dùng giống như thế. 76.171.54.251 (thảo luận) 02:55, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi nghĩ bạn nên chấp nhận một chuyện: Tên của một quốc gia phải do chính quốc gia đó đặt, và các nước khác phải dịch sát nghĩa trong các tài liệu của mình... Bạn biết không, ở quê tôi, người ta không gọi tôi là Kha, người ta gọi tôi là Rê, nhưng trong tất cả các văn bản chính thức thì tên chính thức của tôi vẫn là Nguyễn Kim Kha, chứ không phải Rê... Đó chính là thái độ tôn trọng. Bạn vui lòng dịch từ "조선민주주의인민공화국" sang tiếng Việt đi. Tôi nghĩ trường hợp mà ta nên dùng tên đầu tiên do người tạo đầu tiên đặt là khi có tên gì đó không chính thức, nhưng nhiều người sử dụng khác nhau tùy trường hợp; ví dụ: Chúa Giê-su (trong đạo Công giáo La Mã), Jesus (tên tiếng Anh thường rất được xài trong các văn bản), hay Giê-xu (đạo Tin lành), Gia tô (trong các văn bản pháp lý thời Nguyễn)...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 04:19, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tên chính thức của quốc gia này là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Wikipedia là trang bách khoa nên sử dụng từ ngữ phải chuẩn. Bắc Hàn, Bắc Triều Tiên chỉ là tên gọi không chính thức thôi, chỉ nên sử dụng hạn chế. Người trước tạo sai thì người sau có quyền sửa đổi chứ.--Prof MK (thảo luận) 12:07, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    À, sao lại là "Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên" mà không phải là "Triều Tiên", còn tại sao lại là "Việt Nam" mà không phải "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"? Tran Xuan Hoa (thảo luận) 11:51, ngày 19 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Trở lại đề tài bài chọn lọc

    Như đã từng đề cập ở bài viết trước, và cũng đề cập ở lần họp mặt đầu năm mới đây, tôi lại đề nghị một giải pháp nữa cho những bài viết chọn lọc cũ: Gắn thêm một tiêu bản Xem phiên bản đã từng được chọn lọc, cho mỗi bài viết đã từng được chọn lọc. Sở dĩ ta nên làm như vậy, là vì wikipedia phục vụ cho mọi người, dĩ nhiên bao gồm những người không rành về wiki.

    Lưu ý là lần thảo luận này là về giải pháp để giúp cho người dùng không rành về wiki có thể lấy được thông tin tốt nhất. Không phải là tìm giải pháp để giữ được các bài chọn lọc... Vui lòng không bàn ra ngoài như lần trước.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 04:46, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi đã thử làm với bài Nguyễn Huệ... Không biết cách bố trí có được tốt ko. Nhưng tạm thời thế đã, làm ví dụ thôi.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 05:25, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Không liên quan nhiều lắm, nhưng nếu đã làm vậy sao không đưa luôn công cụ duyệt (bao gồm quyền reviewer) vào Wikipedia, như vậy mỗi bài viết đều sẽ cần được duyệt mỗi khi có thay đổi nội dung, giúp Wikipedia đạt chính xác cao hơn -- ClanKeytalk-butions 09:40, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Công cụ duyệt là cái gì? Mới nghe lần đầu...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 00:28, ngày 3 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Mỗi reviewer sẽ có một công cụ duyệt để duyệt các thay đổi của một bài viết. Wikipedia tiếng Anh đã áp dụng, bạn có thể xem, hoặc vào Flaggedrevs Laboratories Wikimedia để xin quyền sử dụng thử -- ClanKeytalk-butions 09:14, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Mình chưa đủ nhân lực để làm cái này, có mỗi cái con con là reviewer bài viết chọn lọc thôi đã không ai làm thì thêm cái chức năng phức tạp này làm gì, tôi được cấp reviewer ở Wikipedia tiếng Anh cả nửa năm nay rồi mà chưa lần nào dùng đến vì chẳng bao giờ thấy cần phải dùng cả. GV (thảo luận) 09:35, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Vẫn cứ thảo luận xem, nếu đồng ý dùng thì không sợ không người làm vì nó đâu có khó chọn người như reviewer bài viết chọn lọc. Hình như enwiki không phủ hết công cụ này lên các bài viết thì phải -- ClanKeytalk-butions 09:51, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Thôi! Tôi nghĩ tôi sẽ tiếp tục đưa tiêu bản "bài đã từng chọn lọc" vào các bài chọn lọc. Vừa nhẹ nhàng, mà lại giúp ích cho mọi người lấy thông tin với đầy đủ nguồn.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 10:30, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Độ tin cậy của BBC Vietnamese

    Tôi thấy hầu hết các bài trên trang BBCVietnamese đều không ghi tác giả, ví dụ một loạt nguồn dẫn cho bài Cù Huy Hà Vũ. Không có tác giả vậy ai sẽ chịu trách nhiệm? RFI, RFA, VOA vẫn có ghi tác giả. Báo BBC Vietnamese chống cộng một cách tuyệt đối và thường xuyên qua cách đưa tin bài (thiếu trung lập). Vậy nguồn này xử lí sao đây? Có được phép lấy làm nguồn dẫn hay không? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 21:38, ngày 3 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Nó là cơ quan có trụ sở, không phải là nguồn tự xuất bản. Tôi nghĩ có thể làm nguồn dẫn cho các bài viết bình thường hoặc các khẳng định bình thường và thông tin bình thường (ngày sinh tháng đẻ, lai lịch, gia đình, nơi ở v.v.) Tuy nhiên nguồn này không đủ mạnh để dẫn chứng một số khẳng định đặc biệt và nguồn tin đặc biệt trên các bài nhạy cảm. BBCVietnamese có tiền lệ hay dẫn các thông tin nặc danh kiểu "theo một số người", "theo những chuyên gia", "theo một số dư luận" mà không tự chịu trách nhiệm thông tin đó. TBD (thảo luận) 21:48, ngày 3 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    BBC không đưa tên tác giả thì BBC chịu trách nhiệm. Nhiều khi các nhà báo không muốn nêu rõ nguồn của họ (ví dụ người thổi còi, nhân chứng muốn giấu tên vì sợ bị chính quyền đàn áp, bí mật quốc gia, v.v.) và đây là một quyền của báo chí tại một số quốc gia. NHD (thảo luận) 21:57, ngày 3 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đổi tên

    Tôi thấy dùng từ bảo quản viên nó làm sao ấy. Ta vốn có từ quản thủ viên sao không dùng? nghe chuyên nghiệp, khoa học và văn chương hơn, xứng tầm với Wiki. Trong khoảng vài chục năm tới, vi.wiki có thể đạt hàng triệu bài viết, tương ứng với một thư viện khổng lồ, xứng đáng có những chức danh trang trọng hơn. Hình như bảo quản viên là một từ ngữ tân tạo, mới thấy lần đầu, trong nước không có (?)không biết có phải do dịch quá sát từ tiếng nước ngoài không? Xin các vị có trách nhiệm cho biết ý kiến, xin cảm ơn. Attykingdom (thảo luận) 12:15, ngày 3 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi thấy từ "quản thủ viên" lạ lắm.--Always Love U (thảo luận) 11:51, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Mời bạn xem Wikipedia:Biểu quyết/Đổi tên gọi Sysop, chúng tôi dùng từ này để cho thấy chức vụ này ở đây không là cái gì to tát, cứ như bạn là lao công, dọn dẹp dự án cho sạch. Quản thủ viên tôi cũng chưa nghe qua, nhưng xem ra nó còn "to tát hơn" nữa :). -- ClanKeytalk-butions 12:24, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Báo ĐấtViệt đã từng gọi các Bảoquảnviên của chúngta là các "quản-gia" wikipedia đấy bàcon ạ (xem bài báo ở đây) :) Tên quản-thủ-viên tôi chưa nghethấy baogiờ. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:35, ngày 4 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Các bạn khiêm tốn thì tôi cũng đồng ý vậy. Chỉ là thấy từ bảo quản viên nghe nó "bảo quản" quá; tôi muốn trang trọng hơn thôi. Gì thì gì, các bạn cũng là những ông thủ từ trông coi ngôi đền kiến thức do công lao của nhiều người đóng góp. Công việc của thủ từ cũng có quét dọn mà...

    Cụ Vương Hồng Sển từng là quản thủ thư viện hay bảo tàng gì đó ở Sài Gòn, cũng làm công việc giống y như các bạn, chỉ khác nhau về hình thức một on một offline thôi. Hiện tại người ta vẫn dùng từ quản thủ đấy, xin vào xem [2] Attykingdom (thảo luận) 01:49, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    "Quản thủ" là từ gốc Hán Việt cổ rồi, hiện không còn được dùng trong tiếng Việt hiện đại (trong Hoàng Phê et al., Từ điển tiếng Việt (2000) không hề có từ này). GV (thảo luận) 03:21, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Vậy bảo quản là từ Hán Việt mới hơn chăng? Việc nó không được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt hiện đại không có nghĩa nó là từ đã bỏ đi! Trong tiếng Việt (theo các học giả) có chứa đến 70 - 80% từ gốc Hán đấy. Ngay những tên họ của chúng ta cũng phần lớn là từ gốc Hán như: Minh, Nguyệt, Tấn, Diễm...

    Ý kiến này của bạn rất hay. Và cả câu ở ngay trên: "Việc nó không được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt hiện đại không có nghĩa nó là từ đã bỏ đi" cũng là một ý kiến chính xác... Có điều, tôi thấy chúng ta cần phải hiểu "ngôn ngữ" thực sự là cái gì? Đó là một quy tắc để cho người này và người kia truyền đạt ý của mình cho nhau. Từ "Quản thủ viên" có vẻ hay, nhưng nếu nó không được sử dụng rộng rãi thì chắc là thôi vậy... Bản thân tôi cũng không thích từ "bảo quản viên" vì nó làm tôi liên tưởng đến từ bảo quản xác (do hồi học cấp ba tôi thích thí nghiệm sinh học), nhưng tôi thấy mọi người sử dụng riết rồi quen. Có một chuyện, cách đây không lâu một hội nghị ngôn ngữ học của VN được tổ chức, đã bị trách hơi bị nhiều vì "chỉ có nhà ngôn ngữ học mà không có nhà báo và nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong CNTT", đặc biệt thiếu nhà báo thì dù cho chuẩn hóa ngôn ngữ đến mức nào thì cũng khó mà đến với người dân được, vì người dân thường "cập nhật ngôn ngữ" thông qua việc đọc báo mà.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 05:36, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Các bạn cứ nghĩ đơn giản, quản thủ cũng có nghĩa là người bảo quản y như trong cầu thủ là người (chơi) bóng hoặc thủ môn là người (giữ) cửa (khung thành) là thấy thoải mái liền à, chẳng có gì "to tát" lắm đâu. Trang wiki vốn nổi tiếng là độc đáo và "không đụng hàng" cơ mà, lại mang tầm cỡ thế giới. Dùng lại một từ bị "bỏ quên" (trong từ điển thường gọi là từ ít dùng) đầy đủ ý nghĩa lại trang trọng rất thích hợp cho trang web học thuật này. Không hề có hàm chứa quyền lực gì trong đây. Bây giờ người trông coi thư viện được gọi là thủ thư (cũng là từ Hán Việt cả đấy thôi)113.185.2.67 (thảo luận) 08:46, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi không định nói gì về ý kiến của bạn. Tôi muốn nói rằng Wikipedia thật sự không phải trang web học thuật... Hic! Chính vì nhiều người cứ nghĩ rằng bách khoa toàn thư Wikipedia là học thuật nên nó đang xảy ra bao nhiêu chuyện đây... Ôi...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 09:00, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi biết, nhưng cách cố gắng tiếp cận càng gần đến sự thật của wiki cũng đáng gọi là học thuật rồi. (Bây giờ có nhiều giả học thuật lắm). Càng ngày, các bài viết càng hoàn thiện hơn mà; vài thập kỷ nữa chất lượng của nó chắc cao hơn bây giờ. Hẳn có lý do để những người sáng lập đặt tên là bách khoa toàn thư...125.234.144.70 (thảo luận) 11:39, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Thích cái câu này của bạn, nhưng tiếc là wikipedia không có nút Like nhưng facebook.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 14:28, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi xin ý kiến 1 lần nữa thôi, các bạn đổi không phải cho các bạn nữa, mà là cho dân tộc VN đấy; về phương diện nào đó, các bạn đại diện cho gần 90 triệu người VN trong nước và trên toàn thế giới; sẽ có người ngoại quốc biết tiếng Việt vào đọc... 125.234.144.212 (thảo luận) 02:03, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Vui lòng đừng quan trọng hóa quyền BQV của Wikipedia. Bạn hãy hình dung đó chỉ là một thành viên bình thường về mọi mặt, nhưng được cộng đồng giao cho một cây chổi để quét rác. Wikipedia không có người lãnh đạo, không quảng cáo và phi lợi nhuận, mục đích của chúng tôi là giúp mọi người tự do tiếp cần nguồn tri thức nhân loại theo phương diện "mở". Tăng số lượng người đọc thì quá tốt, và họ cũng sẽ không để ý gì đến những lao công quét rác của Wikipedia -- ClanKeytalk-butions 08:28, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Thậm chí việc tìm xem một thành viên có phải là BQV hay không cũng không phải ai cũng tìm được. Không phải như mấy trang diễn đàn, admin là thấy màu nick đỏ chót... Ví dụ như bạn Minh Huy, có ai biết là bạn ấy có phải là BQV ko nè?--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 09:53, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nhưng tớ vẫn chưa được phng cấp mà =)) -- ClanKeytalk-butions 10:04, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ủa thế hả? Đổi lại câu hỏi: Có ai biết anh Tân có phải BQV hay ko?--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 10:47, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Nếu bây giờ, tiếng Việt hiện đại tự nhiên "dân tộc hoá" gọi trưởng phòng kinh doanh thành trưởng buồng kinh doanh thì sao nhỉ?:=)) thảo luận quên ký tên này là của 113.185.2.142 (thảo luận • đóng góp)

    Tôi xin lỗi nếu nói sai, như câu nói quên ký tên này có vẻ giống đang công kích người đưa ý kiến nhỉ???--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 15:13, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Xin lỗi, không hề dám công kích ai, chỉ sợ "Việt hoá" tràn lan thôi như: tổng giám đốc và vợ, trưởng buồng buôn bán luôn ấy chứ lị... thảo luận quên ký tên này là của 125.234.144.19 (thảo luận • đóng góp)

    Cá nhân tôi thấy "quản thủ" là một từ hay (không có "viên", vì "thủ" đã là người rồi), nhưng tôi tiếc là bạn đã không có mặt tại Wikipedia vào lúc chúng ta đề xuất một cái tên mới. Vấn đề bạn đặt ra ở đây khó thay đổi được, vì cái tên "bảo quản viên" không có vấn đề sai sót lớn, còn các vấn đề nhỏ về mặt từ ngữ thì đều đã được mổ xẻ lúc bình chọn cả rồi. Tân (thảo luận) 03:31, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Hic, "thầy" Tân vô "phán" một câu là chấm dứt thảo luận luôn... Bó chiếu... He he..--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 14:42, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi đồng ý với anh Tân; tôi đến muộn! Và tôi mạo muội thêm chữ "viên" vào là do tôi nghĩ để phân biệt với quản thủ (trưởng); vì các anh không ai muốn làm trưởng nên tôi cho viên vào để bình đẳng. Vì trong bảo tàng hồi trước, ngoài người quản thủ chịu trách nhiệm chính (trưởng) thường có vài nhân viên dưới quyền... Attykingdom (thảo luận) 03:33, ngày 8 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tên lạ hoắc mà lại chẳng hay thì đa số sẽ không chấp nhận. Bỏ phiếu chắc là âm.117.6.64.175 (thảo luận) 07:10, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đề xuất cách làm giảm các con rối khi thảo luận

    Tôi thấy có những đề tài rất nóng và rất dễ gây ra tranh cãi, và trong các đề tài đó thì có rất nhiều tài khoản rối hoặc những người chỉ thích thảo luận xuất hiện. Không biết là họ có rành hay không, nhưng họ thường xuyên đưa ra các thảo luận làm loãng đề tài hoặc dễ đẫn tới chỗ công kích cá nhân... Tôi đề nghị một phương án là có một khu vực làm việc riêng của những thành viên đáng tin cậy (số bài viết mới rất nhiều và sửa đổi lớn cũng nhiều), và chỉ những thành viên đó mới được quyền góp ý, những người không thuộc nhóm này sẽ mặc nhiên bị lùi sửa... Tôi định nghĩa "người không thuộc nhóm này" là những người có ý kiến khiến người khác bực mình hoặc có một dòng nào đó làm loãng đề tài. Ví dụ, tôi ý kiến 2 câu, câu thứ nhất là ý kiến thật, câu thứ hai là ý kiến có thể gây hiềm khích, thì bài của tôi sẽ bị lùi sửa, nếu tôi muốn ý kiến đúng của mình được nêu lên thì tôi phải viết lại... Mọi người nghĩ sao?--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 03:34, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đồng ý
    1.  Đồng ý Tôi đưa ra ý kiến, dĩ nhiên tôi đồng ý.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 03:35, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    2.  Đồng ý Những con rối đó - quá rảnh - cứ lên rồi gây xào xáo nội bộ - tán thành. Liftold (thảo luận) 03:56, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Không đồng ý
    1.  Chưa đồng ý Mâu thuẫn với tôn chỉ của Wikipedia: làm sao phân biệt người phá hoại hay người mới đến nhưng có thiện ý nhưng chưa quen thuộc cách thảo luận và đạt đồng thuận ? Cách dễ thực hiện hơn là "bán khóa" hoặc "khóa" một trang có quá nhiều ý kiến mâu thuẫn với nhau cho đến khi tình hình dịu đi. Dieu2005 (thảo luận) 06:38, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Quá đơn giản để phân biệt người phá hoại với người mới đến có thiện chí: Đi họp mặt hoặc bằng cách nào đó chứng minh mình là người thật sự. Vui lòng xem thêm ý kiến của tôi ở dưới... "bán khóa" và "khóa" không giải quyết được vấn đề, mà chỉ làm vấn đề dịu đi, khi nào mở lại thì lại "bút chiến" tiếp mà thôi... Vả lại, trang thảo luận chung với nhiều chủ đề khác nhau mà "khóa" thì chắc chết. Vì mình có được ý kiến phần khác nữa đâu...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 06:54, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    2.  Chưa đồng ý Phản tác dụng: thành viên đã có ý phá hoại (troll) sẽ không vì chuyện không được thảo luận mà bỏ đi, thay vào đó họ có thể sẽ quay sang phá một bài viết khác. Mục đích của thảo luận bài viết là tìm ra giải pháp cải thiện bài viết, cần tôn trọng ý kiến của mọi thành viên dù họ mới hay cũ, không thể so sánh ai tin cậy hơn ai. Đồng ý với bác Dieu về phương pháp bán khóa, đồng ý với ý kiến của Nhan Luong về khả năng nhìn nhận loại thành viên -- ClanKeytalk-butions 06:50, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Ừm... Cũng đúng, có điều mấy con rối đều là loại nằm vùng cả, toàn là đủ điều kiện để thảo luận lúc bán khóa, giải pháp khóa thì sẽ bị liên lụy đến những đề tài khác trong cùng một khu vực... À, những vấn đề đưa ra thảo luận riêng này chỉ là những chủ đề quá chuyên biệt mà thôi (Vui lòng xem ở dưới).--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 06:59, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    3.  Chưa đồng ý Đã là thảo luận thì tại sao lại phân biệt thành viên mới hay cũ? Chuyện họ góp ý kiến vào dù đó là ý kiến với mưu đồ phá hoại nhưng làm vậy có thuyết phục được cộng đồng không là chuyện khác.Trongphu (thảo luận) 21:01, ngày 9 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Nhưng nếu không có sự tách biệt nhỏ, thì việc thảo luận những đề tài quan trọng sẽ khó khăn hơn rất nhiều... Vì khi thảo luận, các con rối cứ liên tục quấy rối, làm cho phần thảo luận trở nên loãng đi, và cuối cùng là chả đi vào đâu... Ý của người đưa ra ý kiến thì hay, nhưng thảo luận không đi vào đâu, rồi bị gác qua một bên, chừa chỗ cho sự lộn xộn. Tôi không nghĩ là tự do theo cái cách ai muốn làm gì thì làm như thế... Chúng ta sống ở VN, thấy tình hình nó loạn như thế rồi (chuyện đi xe ngoài đường chẳng ai nhường nhau tý nào, rùi chuyện xếp hàng lấy quà khuyến mãi nữa,...), gần như người VN rất thích sự lộn xộn... Có chăng tôi hi vọng ở một cộng đồng những "nhà trí thức" trên wiki này làm cho không khí bớt lộn xộn đi, để chúng ta càng lúc càng trở nên người văn minh hơn... Hết!--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 00:24, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nhưng vậy thì làm sao biết thảo luận của ai thực sự có mưu đồ xấu đây? Không thể nào biết được bạn à đã bất đồng quan điểm với nhau thì thấy ý kiến cũng sai hết. Thảo luận là để tìm ra cách giải quyết. Tự do ngôn luận là điều chúng ta đã chiến đấu hàng ngàn năm này dành được tại sao bây giờ lại cướp đi?Trongphu (thảo luận) 02:38, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    1.  Chưa đồng ý Tôi ủng hộ tính dân chủ trong tranh luận và thiết nghĩ không ai đủ thẩm quyền để phán xét những ý kiến của người khác ở wiki và dán mác cho nó là rác rưởi, đáng vứt đi hay không nên nghe. Đúng hay sai nên để số đông quyết định.AlleinStein (thảo luận) 17:22, ngày 22 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến khác
    1.  Ý kiến Nhìn chung ý kiến của Kim Kha rất hay và đây cũng là ý kiến đóng góp xây dựng cho Wiki trước tình trạng bút chiến dữ dội như hiện nay. Tuy vậy có mấy vấn đề cần gặp phải như:
    • Thế nào là thành viên đáng tin cậy, bài viết mới bao nhiêu thì được gọi là nhiều, sửa đổi bao nhiêu lần thì được gọi là đủ lớn?
    • Wiki là đề tài mở cho phép mọi người có thể tham gia, nếu theo quy định này thì chẵng phải là đã tạo một tiền lệ đó là chỉ có một nhóm người có quyền biên tập hay sao?
    • Thế nào được gọi là con rối, ai chứng minh họ là rối?
    • Như thế nào là khiến người khác bực mình và làm loãng đề tài, nhất là khi tranh luận liên quan đến chính trị thì biên độ liên hệ rất rộng (chính trị bao trùm lên tất cả các mảng của đời sống xã hội mà)--Nhan Lương (thảo luận) 05:28, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    1. Tôi nghĩ những nhóm người có thể gọi là tin cậy là những người tham gia họp mặt, hoặc bằng cách này hay cách khác chứng minh mình là người thật sự. Thêm nữa là bài viết mới phải tương đối nhiều như khoảng trên 200 bài chẳng hạn... Tôi dùng từ "sửa đổi lớn" ko phải là số lượng sửa đổi lớn, mà là lượng sửa đổi thông tin lớn, tức là bạn viết thêm khoảng trên 5000 từ/bài viết mà không bị đánh dấu là spam.... vân vân... Đúng như bạn nói "wiki là mở", và mọi người đều có quyền viết bài và biên tập (cái này là hoàn toàn ngang nhau), nhưng điều này không bao gồm việc các thảo luận quan trọng cần tất cả mọi người có quyền. Lấy ví dụ những quyết định quan trọng như: đề cử một ai đó vào hàng ngũ BQV (vụ này cần phải có người chuyên tâm, làm việc nhiều mới biết người được đề cử có xứng đáng hay không?), đưa ra một quy định mới cho wiki (phải là người thật sự hiểu luật trên wiki mới góp ý được), thống nhất những nhóm bài nào là đủ độ nổi bật (ví dụ như các bài về làng xã có nên đưa vào hay không? mặc định là đưa vào hết hay phải có yêu cầu gì kèm theo?...),... còn những vấn đề khác ít quan trọng hơn thì để cho mọi người tự do theo đúng tinh thần đồng thuận của wiki. Tôi thiết nghĩ, phải phân định như thế thì người ta mới có xu hướng viết bài chất lượng, đóng góp ý kiến đúng và hay, bớt trường hợp rối... Chứ còn không thì cả người có kinh nghiệm với người chưa hiểu luật wiki vẫn được xem ngang nhau thì vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết theo cách tốt nhất cho wikipedia tiếng Việt.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 06:48, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Phải tham gia họp mặt thì mới chứng minh được mình là người có "uy tín"? có ổn không vậy vì tôi thấy rằng những người tham gia họp mặt không hẵn là không sử dụng rối (họ có nói với bạn là họ sử dụng rối không?), những người không họp mặt cũng chưa hẵn phải là người không uy tín đúng không nào? với lại như vậy thì chắc mỗi lần họp phải điểm danh quá! chưa nói đến họp mặt thì lâu mới có một lần, địa điểm thường cố định như Sài Gòn, Hà Nội...., đâu phải ai cũng đủ điều kiện để tham dự (trong khi thành viên của Wiki là từ bốn phương trời, tứ hải giai huynh đệ mà, đúng không?), còn bằng cáh này hay cách nọ chứng minh là người thật sự?, bằng cách nào? chứng minh cho ai?, ai có thẩm quyền công nhận là người thật sự? và chứng minh vào thời điểm nào?, nói chung cũng khó lắm bạn ơi. Bài viết tương đối nhiều (sửa đổi hơn 200 bài mới thì quả thật là loại khỏi vòng chiến đấu gần hết thành viên rồi, mà thậm chí 200 bài cũng có cách đối phó nữa - đó là viết về các quận, huyện, các con số... mỗi bài khoảng 3 dòng + cop máy cái tiêu bản của bên en sang), sửa đổi lớn trên 5.000 từ/bài thì cũng giống như 200 bài mới rồi) tóm lại là những điều kiện quá sức nghiệt ngã dành cho một ý kiến phát biểu. Bạn cũng cần phân biệt giữa chọn bảo quản viên và cái này, chọn bqv là đánh giá, tiêu chuẩn cho 1 người, còn đây là tiêu chuẩn cho cả cộng đồng.--Nhan Lương (thảo luận) 09:15, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    1.  Ý kiến Ý kiến rất hay nhưng nó sẽ làm cho wiki trở nên không phải từ điển mở nữa vì thắt quản lý quá chặt và còn các trường hợp là:
    • Ai thực sự là chuyên gia? Những ai lên wiki thì tất nhiên phải có thời gian nhưng quan trọng là làm sao biết họ có kiến thức về đề tài đó? Không phải chỉ vì họ hay tham gia viết đề tài nhiều mà nói họ là chuyên gia trong lĩnh vực đó được, đôi khi với một cuốn sách sơ lược về lịch sử tôi có thể viết hàng loạt bài về lịch sử và bàn luận một cách dễ dàng với vốn kiến thức = 0% ban đầu + vài % trong cuốn sách (dĩ nhiên) như thế sẽ làm cho các bài có cái nhìn trở nên không toàn diện vì chỉ trong một cuốn sách.
    • Đôi khi chính thông tin mà gây cho người khác bực mình có thể lại là thông tin cực kỳ có ích vì nó phủ nhận cái sai (mà mọi người ban đầu nghĩ là đúng) tuy nhiên tất nhiên phải dẫn nguồn mạnh tương đương với khẳng định mà nó nói đến.
    • Tôi thấy có những người sử dụng con rối tạo hàng loạt bài mà họ cho là nhạy cảm dễ gây bút chiến (và nó đúng là như thế), tôi thấy họ sử dụng con rối đó như "cần câu đi trước" để chịu đạn và bị ban rồi tài khoản chính "thực thụ" sẽ đi sau để sửa đổi các bài đó cho hợp lý hơn và ít bị mọi người chú ý hơn khi họ đã "táp mồi". Rồi sau đó họ cũng sẽ bắt đầu thực hiện lại thao tác y như thế với cùng cách thức hoạt động như thế (cố tình để các tài khoản đó lòi đuôi con rối với các hành động giống nhau để mọi người tập trung vào đó chứ không tập trung sự chú ý vào tài khoản đi sau). Đối với tôi việc dùng con rối như thế đôi khi cũng cần thiết để tránh cãi vã không cần thiết có thể ảnh hưởng đến tài khoản chính (nếu như họ không dùng nó để gây chuyện thì đối với tôi không sao không tấn công họ làm gì nếu họ không tấn công người khác).
    • Và các ý kiến của Nhan Luong có lý.

    Theo tôi có lẽ nên thành lập nhiều dự án tập hợp nhiều người có cùng ý tưởng rồi kêu mọi người tham gia từ đó bàn luận các nhóm với nhau như thế tốt hơn "phun thuốc" triệt để cho mọi thành viên như thế có thể làm cho người biết đâu thực sự mới (nhưng hiểu đề tài) vào thấy sai đăng ký tài khoản rồi cố gắng sửa thành đúng mà mọi người cứ nghĩ là sai cho là con rối, làm họ nản có thể làm giảm số thành viên tiềm năng sau này. Các nhóm này sẽ chuyên thực hiện các bài riêng hay được cho là nhạy cảm và sẽ chỉ cho thông tin vào bài khi đã bàn luận thật kỹ và thống nhất tương đối giữa các nhóm với nhau họ sẽ giải thích các luật cho người mới cũng như hướng dẫn họ (còn nếu là rối thật thì sẽ nhận ra ngay qua cách hoạt động mà không chịu nghe người khác nói).Tnt1984 (thảo luận) 06:54, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Good idea! Như vậy vừa nhanh chong nâng cao chất lượng các bài viết, vừa dể quản lý các bài viết trong cùng một khu vực khỏi sự thảo luận hay phá hoại thái quá của troll - một công đôi việc -- ClanKeytalk-butions 07:15, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Đúng đúng! Một ý kiến hay... Nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề chính, thảo luận đề cử BQV mới thì thế nào? Có nên giữ các bài về Khu công nghiệp hay không? Nói riêng về trường hợp các bài Khu Công nghiệp, nếu bây giờ tạo dự án Khu Công nghiệp thì coi như là đã chấp nhận Khu công nghiệp là bài không thể xóa rồi, khỏi cần phải thảo luận chi nữa? => Như thế thì càng không được, vì như vậy chẳng khác nào mình quyết định mà không cần ý kiến của người khác => vi phạm quy định của wikipedia.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 08:16, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến của tôi phía trên là đang nói về các bài mà mọi người cho là nhạy cảm hay bị rối cơ. Còn việc mở một dự án thì thường phải có một số lượng thành viên đang hoạt động nào đó để nếu có bài bị đặc nghi vấn thì các thành viên có thể có thể đưa ra các lý lẽ để bảo vệ cho chính quan điểm của mình và thuyết phục người khác chứ một dự án mở ra với 3 người tham gia và 1 người hoạt động thì rõ là dự án đó chưa mạnh vì đề tài đó chưa thực sự nổi bật khi bỏ phiếu chắc chắn lép vế vì đâu có quy định bài trong dự án thì không thể xóa mà là sự đồng thuận giữa các thành viên với nhau để tạo nên sức mạnh để hoàn thiện đề tài.Tnt1984 (thảo luận) 09:04, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến của Tn1894 cũng hay nhưng có nguy cơ sẽ cục bộ địa phương hoặc biến tướng của đầu sỏ chính trị vì có nhóm này thì sẽ có nhóm khác hoặc tiêu chuẩn để vào nhóm thảo luận đó như thế nào? ai cho phép, lỡ như 01 thành viên bị hắt hủi (như Binh259 chẵng hạn) xin gia nhập nhóm của bạn thì có cho không?, tóm lại là nhiều vấn đề lắm.
    Tuy vậy tôi cũng có một đề nghị táo bạo, nếu những trang nào nhạy cảm hoặc có bút chiến giữ dội thì ta áp dụng 2 cách:
    • Khóa bán để ngăn chặn đường xâm nhập của các IP phá hoại
    • Kiểm tra (checkuser) tất cả các tài khoản tham gia thảo luận tại trang đó, hễ ai dám tham gia thảo luận thì có nghĩa là anh tự chấp nhận Check mà không cần phải tìm bằng chứng hay tố cáo gì cả? (đặt biển cảnh báo trước trang thảo luận này) như vậy vừa nâng cao trách nhiệm của thành viên đồng thời sẽ loại trang thảo luận những con rối. Hoặc người có rối sẽ chỉ sử dụng 1 tài khoản để thảo luận
    Không biết ý kiến các bạn thế nào?--Nhan Lương (thảo luận) 09:30, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến đầu rất hay nhưng checkuser là không thể vì đã có quy định (từ Meta) chỉ có thể checkuser khi có tố cáo. Theo tôi là khóa toàn phần các bài nhạy cảm bút chiến thường xuyên như bài chiến tranh Việt Nam trước đây sau khi các thành viên / nhóm thảo luận xong thống nhất đưa thông tin vào bài thì nhờ BQV đưa vào.Tnt1984 (thảo luận) 09:45, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Vậy àh? Vậy thì mình lách quy định bằng việc tố cáo hết những thành viên tham gia thảo luận tại trang đó đi (không biết có được không). Còn khóa toàn phần thì hay đấy nhưng những bài đang tranh cãi thường đang dang dở, cố định những bài như vậy có ổn không? Hay là mình thử dùng phương pháp đăng ký trước (có thời hạn) rồh mới cho thảo luận, phương pháp này tuy không ngăn được rối nhưng cũng có tác dụng làm chùng tay người xài rối vì những tài khoản đăng ký thảo luận sẽ nằm trong tầm ngắm.--Nhan Lương (thảo luận) 09:56, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    KHOAN! Hình như mọi người đi quá xa vấn đề mà mình nói tới rồi... Mình chỉ nói tới vụ con rối trong các thảo luận đặt biệt trên trang Wikipedia:Thảo luận mà thôi. Chứ nếu không thì có nhiều chuyện lắm!!! --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 10:21, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đề xướng ra ý kiến này là của mấy bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trên wiki. Là người ở lâu tôi biết rồi, chuyện này đã gặp từ xưa và không giải quyết được đâu vì chẳng có luật nào cấm người ta đăng ký chỉ để thảo luận. Chẳng qua mấy ngày nay tự dưng có vài tài khoản lên nói mấy câu làm các bạn bực mình thì các bạn bức xúc nêu ra chuyện này. Chứ hồi tôi mới vào tôi cũng thấy ít nhất 1 tá tài khoản chỉ chuyên nghề đi thảo luận không bao giờ viết gì hay sửa đổi gì gọi là có ích. Lâu rồi những tên này đã lặn nên tôi thấy chẳng cần nêu ra nữa. Có một vài tên cứ hơi có chuyện mới lên, mỗi năm chỉ có chừng vài chục sửa đổi. Thời mới đến tôi cũng bực lắm đấy, những "kẻ" không viết gì chỉ bình luận phẩm phán chê người khác. Nhưng rồi biết rằng cái "cõi" wiki này nó thế bực làm gì.113.190.135.228 (thảo luận) 11:22, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Các ý kiến phía trên không phải chỉ riêng là dùng trong phần thảo luận mà còn là trong các bài viết của nó nên mới nói hơi đi hơi xa.115.74.90.138 (thảo luận) 11:29, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nhớ hồi xưa, mấy người thảo luận sôi nổi và có nhiều ý kiến đóng góp lắm, nhưng giờ thấy toàn sao sao á... Nhưng mà mọi người ngẫm mà coi, nếu ở VN mà không viết về những đề tài nho nhỏ như các khu công nghiệp, các lễ hội dân gian, và cả những hòn núi ghi đậm dấu chân lịch sử nữa thì viết về cái gì bây giờ? Chẳng lẽ suốt ngày chăm chăm mấy tờ báo, họ nói về ca sĩ gì thì viết ca sĩ ấy, họ nói về người bất đồng chính kiến là lại có bài về người đó... Tôi thật sự không thích việc mọi người đổ xô theo dòng thời sự như thế... Có ích gì đâu, mà toàn gây ra tranh cãi và bất hòa... Haizzz...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 14:40, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã nói với Kimkha nhiều lần rồi đấy. Việc bạn đang làm nó vô dụng thôi, đây gần như là một căn bệnh ung thư mà cả cộng đồng chấp nhận "không-trị-được" rồi. Đầu hàng đi cho rảnh nợ. Cái vấn đề nó nằm ở việc Bảo quản viên vẫn tiếp tục áp dụng chế độ đếm phiếu (5 xóa/1 giữ -> xóa) chứ không phải là đếm ý kiến. Mà việc tạo con rối quá dễ, và quá khó để mà cấm một con rối dù nhiều khi có thể thấy rất rõ đó là con rối. Nó cứ như chỉ có một tay ga nhưng có hơn mười tay thắng vậy, chỉ cần canh bóp tay thắng là những người bóp tay ga chỉ có nước khóc thét. Hehe--115.75.146.0 (thảo luận) 00:56, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Hay hay! Ví dụ rất hay... Nhưng phải cố gắng trị dứt điểm xem sao, chứ ngồi không riết rồi cũng... chết hết! Giống như câu: Còn cái lưng quần cũng đánh! Đừng hiểu nhầm, tôi nói vui thôi... À, lần sau bạn không cần đặt tiêu bản {{hồi âm}} ở trang thảo luận của mình đâu, mình "nằm vùng" ở trang Wikipedia:Thảo luận này mà... Mình chỉ đang nghĩ, tại sao những tài khoản không phải rối (mình biết chắc chắn không phải rối) lại không chung tay lại để diệt rối triệt để hơn... Bài học về "tự do" lớn nhất mà mình đã học được là: "Tự do nghĩa là làm bất kỳ thứ gì không gây phương hại đến người khác". Wikipedia Tiếng Việt đang cho phép tự do không giới hạn này thì gặp con rối là phải rồi. Cần phải giới hạn sự tự do lại để chính sự tự do đó không bóp chết chính wikipedia chứ... Haizzz...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 01:10, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Vậy tôi nói ngắn gọn thôi: bạn đang đi sai hướng. Những cái cố gắng sửa thượng tầng cấu trúc trên Wikipedia như bạn đang cố đã tỏ ra là không có tác dụng. Tôi có hai gợi ý là tăng quyền cho kiểm định viên là cho phép họ có thể checkuser một cách chủ động hơn khi nào họ thấy phù hợp; và thay đổi quy chế làm việc dựa trên sự đếm phiếu vốn vi phạm một trong Năm cột trụ. Xem thêm ở Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia#Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ.--115.75.146.0 (thảo luận) 01:19, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nếu vậy tôi nghĩ bạn nên mở một cuộc thảo luận khác, và chúng ta sẽ bàn kỹ hơn vấn đề liên quan đến quyền của kiểm định viên. Nhưng tôi nghĩ, nếu chúng ta chưa thống nhất ở mục thảo luận này, thì việc thảo luận vấn đề quyền kiểm định viên có lẽ gặp nhiều khó khắn hơn, nhất là khi chúng ta không chắc là có được mấy bác bên Wikimedia chấp nhận ko?--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 02:46, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Được. Tôi thấy bên Wikipedia khác các kiểm định viên giám sát lẫn nhau nên họ làm việc rất chủ động, miễn là phù hợp với quy định là ổn. Còn lại, tôi thấy rõ bạn đang đi con đường cụt cũ nên tôi rất mong bạn nên mở mục khác thì mới đúng, điều bạn đang mong muốn là một cách sửa đổi nhỏ thượng tầng. Nó chắc chắn không có tác dụng gì cả.--115.75.146.0 (thảo luận) 13:58, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Riêng tôi, tôi nghĩ không cần phải làm theo cách của Kim Kha. Ta chỉ đơn giản gạch bỏ những dòng thảo luận "khong tính tính chất xây dựng bài". Trước giờ vẫn làm thế mà:*--!@Andy "Napolion" Liang và (những người bạn)%$ 05:47, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Mời thảo luận tại commons:Talk:Trang Chính-- tl(+)-đg 13:52, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Bài chọn lọc

    Mình có một đề nghị đem ra đây để xem cộng đồng thấy thế nào. Cần phải ra tiêu chuẩn cho những thành viên có thể sửa đổi được những bài chọn lọc. Mình đề nghị những thành viên có thể sửa đổi những bài chọn lọc cần tạo tài khoản ít nhất 1 tháng và có ít nhất 100 lần sửa đổi (giống như tiêu chuẩn của biểu quyết). Chuyện là thế này, mình có người anh họ không bao giờ tin cậy và sử dụng wiki khi một lần lấy thông tin từ wiki ra để sử dụng trong lớp và bị chỉ trích vì thông tin sai. Nói chuyện đó tiếp tục tiếp diễn thì wiki chúng ta đã dần dần đánh mất độ tin cậy của mình đối với cộng đồng và người dân nói chung(và đa số là những người đọc và có thể trở thành thành viên tích cực trong tương lai nếu họ tin tưởng vào wiki). Bài chọn lọc được biết tới như là những bài chất lượng hàng đầu của wiki chúng ta. Lỡ có tay rối nào muốn phá hoại và ai đó tình cờ đọc được bài chọn lọc trong khi bị phá hoại thì uy tín của wiki thật chả coi ra làm sao cả. Nên biện pháp tốt nhất là hạn chế những sửa đổi ở bài viết chọn lọc bằng cách đặt ra tiêu chuẩn. Xin đóng góp ý kiến và biểu quyết.Trongphu (thảo luận) 21:11, ngày 9 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đồng ý
    1.  Đồng ý Tôi còn nghĩ thành viên phải có ít nhất 1000 lần sửa đổi cơ (trừ chính tác giả bài viết làm cho nó được chọn lọc). Chuyện này tôi cũng đang sử dụng một phương án khác là thêm tiêu bản {{đã từng chọn lọc}} vào để người dùng ít kinh nghiệm có thể sử dụng bài có nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Ý kiến này gần giống với ý kiến anh Dieu2005, để mình kêu anh ấy góp ý.--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 00:33, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    2.  Đồng ý Mình đề xuất thì tất nhiên mình ủng hộ cả hay tai hai chân luôn. Tiện thể mời các bạn đọc kỹ ý kiến của mình rồi hẳn ra tay phản đối nhé. Chứ giải thích hoài tốn thời gian quá.Trongphu (thảo luận) 02:34, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Không đồng ý
    1.  Phản đối Một việc làm giảm tính mở của Wikipedia. Tại sao chúng ta không nhìn nhận khía cạnh tích cực: bài chọn lọc có thể vẫn còn lỗi và những người đọc (gồm thành viên vô danh và thành viên mới tham gia) phát hiện lỗi và sửa đổi. Rất rất nhiều người (trong đó có tôi) bắt đầu tham gia Wiki bằng việc sửa một lỗi sai khi vô tình tới trang này qua Google. --Paris (thảo luận) 00:44, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Lâu lắm rồi mới thấy Paris đó, dạo này bạn còn cố gắng viết bài chọn lọc nữa không đấy?... OK, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải đặt lên bàn cân: một bên là những sửa đổi nhỏ và tôi nghĩ là không nhiều lắm, một bên là lợi dụng để đưa thông tin thiếu dẫn nguồn làm bài chọn lọc không còn được chọn lọc nữa... Tôi nghĩ tình hình hiện tại chúng ta phải chấp nhận thôi, quá rộng tay thì người xấu sẽ sử dụng nó một cách tràn lan... À, ý kiến thêm, tôi thấy người dùng khi đọc thấy lỗi vẫn còn chấp nhận được, còn đọc thấy sai họ cũng sẽ chấp nhận, nhưng người không chấp nhận được là chính chúng ta: Chúng ta đã hại một "nhân tài"... Hihi...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 01:14, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Cái mà Kimkha nói là http://en.wikipedia.org/wiki/Help:Pending_changes. Bạn nên đề nghị mở bug này thì phù hợp hơn.--115.75.146.0 (thảo luận) 01:21, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Sao bạn không trình bày ý kiến này ở mục Ý kiến nhỉ? Để mọi người cùng theo dõi...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 02:53, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Mình đống ý là có giảm tính cởi mở thiệt nhưng đem lại nhiều ít lợi đấy chứ (người đời có câu lùi 1 bước tiến 2 bước). Đồng ý là thành viên vô danh và thành viên mới tham gia có thể đọc qua bài viết chọn lọc và phát hiện một số lỗi nhưng hiện nay đa số các bài chọn lọc gần như là hoàn mỹ. Trong trường hợp có phát hiện ra lỗi nếu muốn thì những thành viên đó có thể đợi 1 tháng và sửa đổi lần thứ 100 vẫn chưa muộn mà. Còn chuyện gì xảy ra nếu những người đầu tiên, hay những độc giả nhìn vô bài chọn lọc trong khi bị phá hoại? Lúc đó thì quá muộn rồi. Mình thấy chuyện này rõ ràng là đem lại nhiều lợi ích nhưng dĩ nhiên có một số bất tiện cho một số bạn mới. Uy tín của wiki đang bị đi xuống đấy ở bên Mỹ đây ít người tin cậy vào wiki lắm. Còn ở VN do wiki là trang web mạng duy nhất có những thông tin bổ ích nên còn được nhiều người tín dụng nhưng phải bảo đảm uy tín và tiếp tục phát huy chứ đà này thì tiêu. Vừa mất đọc giả vừa mất thành viên có khả năng phát triển trong tương lai.Trongphu (thảo luận) 02:31, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Mình ở Việt Nam thì ko biết thế nào, nếu Trongphu nói ở bên Mỹ uy tín của wiki đang đi xuống thì nguy thật. Có chính xác không? Milk Coffee (thảo luận) 02:35, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Bên Mỹ người ta có vẻ có ý thức hơn, cũng có thể trang wiki bên đó lớn quá, phá cũng chẳng được gì mà đã bị hồi sửa ngay từ lần đầu tiên... VN thì khác, mình thấy "ít người xây, nhiều người phá".--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 02:50, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đi xuống thì không có. Lâu nay uy tín của wiki bên Mỹ này vẫn vậy, nhiều người không tin cậy wiki là vì họ chưa hiểu hiết cách hoạt động của wiki. Họ tưởng mở tự do ai viết bài cũng được nên viết linh tinh cũng không sao. Mình đã hỏi thẳng nhiều giáo viên, họ đều nói vậy. Với lại do còn RẤT NHIỀU nguồn khác ngoài wiki nên người ta cũng không thèm quan tâm mấy đâu.Trongphu (thảo luận) 02:21, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    1.  Phản đối Đây là đề nghị vô nghĩa, sửa đổi nhiều hay ít, mới gia nhập hay gia nhập đã lâu không bao giờ có thể là tiêu chí để đánh giá trình độ của một người viết bài tại Wikipedia này. GV (thảo luận) 03:02, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Có rất nhiều người giỏi, có thể họ không có thời gian đóng góp cho wiki vì bận "tối tăm mặt mũi". Nhưng họ cũng sẽ vào để lấy thông tin, để "dạo chơi ngắm nghía và thư giãn trong ngôi đền kiến thức" này. Và cũng có thể, họ sẽ tham gia vào khi có đủ điều kiện, nên "mở lòng" với thành viên mới. Còn việc "rối" theo các thành viên lâu năm, đó là chuyện thường ngày ở cõi wiki.

    Osama Bin Lato (thảo luận) 03:44, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Không biết thành viên GV có hiểu rõ lời đề nghị của mình không? Trình độ hay không không quan trọng miễn sao có sức đóng góp cho wiki là được rồi, mình còn hoan nghênh nữa chứ. Nhưng đây là những bọn đó ý đồ và cố tình "PHÁ HOẠI". Làm vậy là để giảm hạn chế tối ưu việc bọn phá hoại có thể viết linh tinh vô các bài chọn lọc (BCL là các bài tượng trương cho chất lượng wiki chúng ta và diễn nhiên đối với nhiều người đến wiki lần đầu tiên sẽ đọc BCL ở trên trang chính trước nếu đọc dính lúc đang bị phá hoại thì đồng nghĩa uy tín của wiki sẽ đi xuống mãi mãi trong lòng người ấy, ấn tượng xấu đầu tiên là mạnh nhất). Mình đã giải thích đi giải thích lại ở trên nhiều lần rồi mà dương như ít thành viên hiểu ý mình. Tuy không phải là cản được hoàn toàn nếu bọn phá hoại thực sự quyết tâm làm thì cũng được nhưng sẽ phải làm bọn chúng tốn nhiều thời gian công sức hơn và dĩ nhiên hạn chế phá hoại trên các trang BCL nhiều. Tuy bọn phá hoại có thể chọn phá hoại trên các bài viết tầm thường nhưng trong cả trăm ngàn bài thì chuyện một bạn đọc nào đó vô tình đọc phải một bài viết bình thường là rất thấp, chắc chắn là ít hơn 0.001% nhiều. Còn các BCL thì khác, các BCL là những bài có khả năng cao nhất khi những bạn mới vào wiki để đọc cái gì đó vì nó đập ngày vào mắt khi vô wiki mà. Đây là cách quả thật không thể nào chặn được hết những phá hoại nhưng ít nhiều gì cũng hạn chế nó xuống một cách tốt nhất để xây dựng uy tín của wiki đối với toàn thể người VN nói riêng và những người biết tiếng Việt nói chung và cách này cũng chắc chắn làm bọ phá hoại dễ nản chí vì phải bỏ ra nhiều công sức để phá hoại được một chút trước khi bị khóa.Trongphu (thảo luận) 02:32, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    1.  Phản đối Xin đừng giết chết tính mở, tự do và dân chủ của wikipedia AlleinStein (thảo luận) 23:35, ngày 23 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến
    1.  Ý kiến Tôi vẫn hy vọng có thể mở được Pending changes (flaggedrevers) thì tốt hơn rất nhiều, những bài chọn lọc sẽ là đối tượng bị phủ bug này đầu tiên (mỗi sửa đổi phải được một reviwer duyệt qua mới được khách nhìn thấy). Giải pháp tốt nhất, lại không hề hạn chính tính mở của wiki (vì ai cũng sửa được) -- ClanKeytalk-butions 04:57, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Nhưng vậy thì phải tính tới nhân lực nữa bạn à.204.169.28.98 (thảo luận) 14:04, ngày 12 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
      Nhân lực gì? Không lẽ không ai trong số những người đang hoạt động có thời gian duyệt chỉ những bài chọn lọc thôi sao? -- ClanKeytalk-butions 15:26, ngày 12 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nghe được đấy sao cậu không đề cử ra để cộng đồng biếu quyết đi? Còn đợi gì nữa chúng ta cần những biện pháp mạnh để bảo vệ uy tín của wiki ngay bây giờ trước khi nó đi xuống đã xuống rồi thì KHÓ mà lên lại lắm.Trongphu (thảo luận) 21:41, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Bản mẫu mới dành cho bài viết chọn lọc

    Tôi vừa tạo một bản mẫu mới dành cho bài viết chọn lọc. Bản mẫu này có thêm 2 tham số "phiên bản" và "thời gian" được chọn lọc. Mời mọi người xem thử ở bài Hệ thống bảo tàng Paris, phần cuối trang, và cho ý kiến để thay thế bản mẫu Sao chọn lọc hiện nay. Xin cảm ơn trước!--Paris (thảo luận) 16:30, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tôi ủng hộ bản mẫu này! GV (thảo luận) 16:31, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ để đầu trang hợp lý hơn.--Prof MK (thảo luận) 17:20, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ với người đọc, đây chỉ là thông tin phụ. Thứ họ cần đầu tiên ở bài viết là các thông tin trong infobox và đoạn mở đầu bài. Vì vậy thông tin về bài chọn lọc nên để ở cuối và trên đầu bài chỉ để một ngôi sao màu vàng nhỏ như hiện nay.--Paris (thảo luận) 18:06, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ủng hộ áp dụng -- ClanKeytalk-butions 05:02, ngày 14 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Hơi giống với ý tưởng về tiêu bản {{Đã từng chọn lọc}} của tôi, nhưng có vẻ hay hơn. Tất nhiên là ủng hộ, ai có thời gian thì move giùm từ tiêu bản của tôi sang tiêu bản mới. Tôi thích hơn nếu nó nằm ở đầu...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 14:43, ngày 14 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Ủng hộ hai chân luôn. Ờ mà cộng với cách mình vô càng tốt thêm haaa, nhờ suy nghĩ lại dùm. Không thích thì đành chịu.Trongphu (thảo luận) 02:40, ngày 15 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Mà cách này theo mình không có hiệu quả chống phá hoại mấy.Trongphu (thảo luận) 22:09, ngày 15 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Kệ chứ biết sao giờ... Cái chính là muốn để cho người đọc không rành về wiki có thể đọc phiên bản hay với đầy đủ nguồn tham khảo (cái này do chính cộng đồng xem xét kỹ rồi). Hì hì...--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 01:59, ngày 16 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Kệ là làm sao? Biện pháp mình phòng chống được lại không chịu bây giờ thì cứ kệ đúng là pó tay. Không muốn wiki phát triển tối đa thì thôi.Trongphu (thảo luận) 23:29, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Thắc mắc lớn: Tại sao phiên bản cũ lại có đầy đủ nguồn tham khảo. Tôi thiết nghĩ phiên bản càng mới (nhất là với các bài viết được quan tâm chăm sóc kĩ) thì càng có nhiều nguồn kiểm chứng hơn, càng có nhiều thông tin hay hơn và mới hơn chứ? -- ClanKeytalk-butions 02:02, ngày 16 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Wikispecies

    Mời các bạn thảo luận tại Wikispecies:Talk:Trang Chính--Mannschaft (thảo luận) 06:04, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đã pm -- ClanKeytalk-butions 10:07, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Biểu trưng kỉ niệm 150.000 bài viết

    Không rõ tại sao wiki tiếng Việt chưa có biểu trưng này vậy? Hay là chưa phổ biến? 222.252.101.48 (thảo luận) 11:00, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đúng là chưa thấy ai bàn tán việc này như hồi 100.000 bài. Chắc là quên mất.--Always Love U (thảo luận) 11:01, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Không phải quên, mà là vì không truy lùng được anh chàng thiết kế biểu trưng 100k :) -- ClanKeytalk-butions 11:10, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    a ha! Vậy thành viên nào tự thiết kế được không? Milk Coffee (thảo luận) 11:14, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Đã qua rồi bạn, chờ mốc 200k rồi thiết kế vậy -- ClanKeytalk-butions 11:16, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Cũng hay là lúc kỉ niệm 10 năm wiki thì wiki tiếng Việt khiêm tốn đạt mức 150k. Milk Coffee (thảo luận) 11:19, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Điểm lại việc dở dang

    Tôi thấy wikipedia có những vấn đề được mang ra thảo luận rồi đi vào ngõ cụt, không được giải quyết dứt điểm. Nên chăng tạo ra một mục "vấn đề chưa giải quyết dứt điểm" (hay gì gì tương tự) trên trang "thay đổi gần đây" về những chuyện đang tranh luận rồi vì nhiều lý do mà bị "bỏ hoang" để nhắc cộng đồng cùng vào giải quyết nốt bằng đồng thuận hoặc biểu quyết gì đó.--Always Love U (thảo luận) 11:05, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Ủng hộ, cộng đồng có vẻ như buồn ngủ qua, nhiều thảo luận rất hay (như thêm phần đánh giá bài viết, hay quyền duyệt trang bên trên) bị mốc, chẳng ai quan tâm nữa -- ClanKeytalk-butions 11:09, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Cuộc bầu cử tân tiếp viên năm 2011 sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2011

    Phần đệ trình ứng cử viên được mở từ ngày 15 tháng 1 năm 2011, lúc 00:00 đến ngày 28 tháng 1 năm 2011, lúc 23:59 (UTC). Những câu hỏi cho ứng cử viên được ghi nhận đến ngày 6 tháng 2 năm 2011, lúc 23:59 (UTC).

    -- ClanKeytalk-butions 10:46, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Cập nhật tình hình biên dịch

    Nhờ Biên dịch viên dịch nốt phần phát biểu của một trong hai ứng viên còn lại, cảm ơn! -- ClanKeytalk-butions 13:32, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Vấn đề sửa đổi với người mới

    Hôm nay lang thang trên mạng thì đọc thấy bài báo này: Wikipedia quá phức tạp với nhiều người có đoạn "Nếu bạn kích chuột vào phần biên tập và bạn nhìn thấy một số cú pháp Wiki và mộy số bảng cấu trúc kỳ dị, rất nhiều người cảm thấy sợ. Họ là những người tốt và họ không muốn phá vỡ một cái gì đó". Và xem lại thông báo dành cho IP khi sửa đổi, mình thấy cũng không có gì để hướng dẫn IP sửa đổi dễ dàng hơn ngoại trừ cảnh báo yêu cầu đăng nhập. Mọi người có ý kiến gì về việc chúng ta có thể thêm gì vô đây để giúp đỡ họ không? Ví dụ chúng ta có thể thêm liên kết để IP có thể thông báo lỗi trong bài viết nếu họ cảm thấy việc sửa đổi quá rắc rối.-- tl(+) 13:22, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Jimmy Wales hình như có ý nói tới giao diện cũ của Wiki chứ không phải giao diện này -- ClanKeytalk-butions 13:34, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia tiếng Anh và một số Wiki ngôn ngữ mạnh khác bị ảnh hưởng hơn chúng ta, một mảng lớn của Wiki tiếng Anh đã rất hoàn chỉnh, sửa cái hoàn chỉnh rồi là khó. Còn WPTV thì đã có mảng lớn nào là hoản chỉnh đâu. Còn rất nhiều liên kết màu đỏ, chỉ cần bài sơ khai thôi cũng đáng quý. Dung005 (thảo luận) 17:40, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Chán

    Mình đã cố nhiều cách để giúp wiki phát triển mạnh mẽ hơn nhưng dường như mọi người điều xem thường ý kiến của mình. Không ai thèm ngó ngàn tới gì. Ngay cả những người bỏ phiếu chống của chả có lí do chính đáng không chịu thảo luận tiếp để xem ý kiến mình đúng hay sai, cứ phán mấy câu rồi đi mất hút. Càng ngày càng cảm thấy nhiều thành viên chả thích mình, ý kiến hay trong mắt họ cũng thành dở thôi thì đành chịu. Từ xưa tới này mình tìm cách mọi mặt giúp được phần nào thì giúp nhưng toàn thấy bị chống đối với lí do không chính đáng như đây là ví dụ nữa Wikipedia:Robot/Xin phép/2010#HcmBot(từ chối ngay cả một lí do chính đáng cũng không có). Nếu các bạn nghĩ chuyện bảo vệ uy tín của wiki và xem thường từng cá nhân nhỏ bé như mình là chuyện nhỏ thì hãy đợi đi lúc uy tín của wiki đi xuống thì đừng trách ai hết. Thôi chúc các bạn ở wiki bình an và mạnh khỏe nha. Tiện thể chúc mừng năm mới luôn. Đây là tiếng nói và lời khuyên chân thành cuối cùng của mình. Muốn phục lòng thiên hạ thì phải thảo luận tới nơi tới chốn chứ làm lơ rồi chấm hết rồi chống đối chả ra được một lí do chính đáng. Cái này cũng giống như Nguyễn Trường Tộ năm xưa đưa ra những chính sách hay rồi bị người khác xem thường làm lơ rồi đó VN mình thành lạc hậu. Wiki thì cũng giống vậy thôi chỉ khác là sẽ mất lòng dân và những thành viên có ý tốt.Trongphu (thảo luận) 23:52, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]


    Về việc in nghiêng tên bài viết

    Mình thấy enWP có cách phân loại về tên bài viết của các tác phẩm khá hay: tên bài viết được in nghiêng theo nội dung mà bài viết đề cập. Ví dụ: tác phẩm The Old Man and the Sea, chương trình Who Wants to Be a Millionaire, tên loài sinh vật Magnolia grandiflora, v.v.... Mình nghĩ WPTV cũng nên làm theo như vậy, vì theo mình thì kiểu in nghiêng này khá khoa học. Mọi người nghĩ thế nào? fr t.c 10:51, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Trước đây có một thành viên không đồng ý: #Về việc in nghiêng tựa đề -- ClanKeytalk-butions 11:03, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Đó cũng là một ý kiến, mà hình như mọi người không quan tâm đến chủ đề này thì phải. fr t.c 13:00, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Tại sao số thành viên mới hoạt động tai wiki lại ít?

    Đây là điều mình đã băn khoăn, vì VN là 1 quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên TG, và trong năm 2010 đã vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất.[3] Mình đã thử nghiên cứu và đưa ra được vài nguyên nhân cơ bản (mang tính cá nhân):

    • Tỉ lệ người tham gia internet chưa cao (đến giữa 2010 vẫn chưa quá 30%) và tham gia chưa hiệu quả.
    Hiện nay, với sự cạnh tranh của các ISP, cước dịch vụ internet ngày càng rẻ. Tuy nhiên, cước thuê bao internet hàng tháng đối với phần lớn thu nhập của người dân VN vẫn còn khá cao. Mà theo mình thấy chỉ có dùng cước thuê bao tại nhà mới có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu viết bài. Còn với việc truy cập ở các tiệm internet: phần lớn người sử dụng loại hình này tốn nhiều thời gian cho việc thảo luận ở các diễn đàn, nghe nhạc, xem phim và game online (chiếm số đông nhất).
    • Chế độ giáo dục ở VN
    - Về tổng quát: Chương trình học ở Nhật được đánh giá là rất nặng nhưng mình cho là giáo dục ở VN cũng không hề thua kém, với lịch học chính quy 2 buổi bắt đầu từ cấp 1 và mật độ học thêm dày đặc các ngày và buổi trong tuần.
    - Về giáo dục tin học:
    Chương trình cũ (dành cho 8X): MS DOS, Foxpro, Word, Excell, Pascal cực kì cơ bản. Thi học sinh giỏi tin học cấp 3 vòng quốc gia cũng là Pascal.
    Chương trình cải cách hiện nay (9X – cụ thể là 91 trở lên): không rõ học lập trình gì nhưng có thêm vào các thứ như Power Point, duyệt Web, tra Google (tiến bộ mới).

    Có thể xem thêm về KIẾN NGHỊ VỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC - GS HOÀNG TỤY.[4]

    Tóm lại là gần như không biết gì về lập trình, nên gặp là hoảng, dễ bỏ chạy. Khó đầu tư sâu.

    • Chính sách đầu tư của Nhà nước
    Nhà nước ta là nhà nước Xã hội chủ nghĩa, chính sách phát triển của chính phủ là phát triển đồng đều và toàn diện, từ thành thị tới nông thôn[cần dẫn nguồn]. Mục tiêu phát triển đất nước đặt trên mục tiêu lợi nhuận kinh tế[cần dẫn nguồn]. Lấy ví dụ đơn cử như việc Đảng và Chính phủ quyết định đặt tại Quảng Ngãi nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình có quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, để làm bàn đạp phát triển miền Trung và cân bằng cán cân kinh tế ở 3 miền, mặc dù những nhà phân tích kinh tế và chính trị cũng như giới đầu tư và chuyên môn nước ngoài cho rằng vị trí của Dung Quất rất bất lợi.[5][6]
    Ma2nschaft đã xóa thảo luận này của Nhan Luong vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
    Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Mannschaft (thảo luận) 14:37, ngày 16 tháng 2 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
    Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục là trong mức độ tương đương với phát triển đất nước, nên ngân sách không thể chi quá cao. Hơn nữa, với số nợ nước ngoài hiện nay, chính phủ VN không thể như Singapo, phủ wifi toàn đảo quốc, hay như Nhật, tài trợ số tiền tương đương 260 triệu USD cho dự án 5 năm: “"phát triển và thương mại hóa công nghệ mạng sợi quang vào năm 2015, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 10 Gb/giây" (hiện nay Hàn quốc cũng đang phát triển dự án này). Ta chỉ có thể phát triển những dự án nhỏ như "Phát triển Internet phục vụ cộng đồng nông thôn" từ việc vay vốn nước ngoài (2007).
    • Thói quen của người Việt
    Ở nước ta, các chính sách và chế độ bản quyền chưa chặt chẽ và đưa vào giáo dục. Việc sử dụng các phần mềm bản quyền vẫn chỉ ở mức khuyến khích (nếu luật bản quyền phần mềm được áp dụng thì các sinh viên chuyên dùng phần mềm gần như không thể nào mua nổi), sách bản quyền in lậu tràn lan (phần lớn sách tham khảo ở cấp 3 và hơn 90% giáo trình đại học đều là photo). Thông tin, hình ảnh lan truyền trên mạng và tràn lan qua các diễn đàn một cách tự do. Người VN không quen thông tin gò bó, nhất là khi đã quen tham gia các diễn đàn, nên gặp khó khăn thường bị nản. Nhất là khi up một tấm hình đơn giản lên cũng phải khai báo rất nhiều thứ. Việc này tạo nên chất lượng cho các bài viết, nhưng đồng thời cũng tạo ra từng ấy khó khăn cho người tham gia đóng góp.

    Cuối cùng, nếu chưa kể đến vấn đề trình độ ngoại ngữ để dịch thuật và tra cứu - vì các trang web chuyên môn ở VN cũng còn rất hiếm hoi - thì vấn đề ngôn ngữ lập trình cũng là một rào cản lớn. Không phải vì khó, mà vì quá lạ đối với phần lớn người dùng.

    Mong các bạn góp ý kiến. Violetbonmua (thảo luận) 12:17, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Đấy có thể coi là 1 quan điểm của riêng bạn nhưng theo tôi có 3 nguyên nhân chính khiến số thành viên hoạt động tại wiki lại ít là:

    • trong lớp trẻ hiện nay, 1 bộ phận vẫn còn tâm lí ỷ lại (chắc là có cả tôi), chờ được hưởng thụ chứ ít muốn bỏ công sức ra đóng góp. Ngoài ra còn phải kể đến tâm lí phải thấy có lợi cho mình mới làm của người Việt (mấy thằng bạn của tôi khi biết tôi tham gia wiki thì câu đầu tiên chúng nó hỏi là: mày làm việc này thì được cái gì).
    • ở VN hình như mọi người chỉ biết đến wiki như là nơi để tra cứu thông tin, khái niệm bách khoa toàn thư mở còn khá xa lạ với mọi người.
    • cách soạn thảo bài viết ở wiki (bản quyền hình ảnh,các đoạn mã trong bài,cách viết bài trung lập,bách khoa) còn quá rắc rối, dễ làm nản lòng những thành viên mới muốn đóng góp.

    tôi tham gia wiki chưa lâu nhưng cũng nhận thấy 1 điều trong tổng số 213.925 thành viên may ra được vài ba chục người là có đóng góp thường xuyên,còn lại chỉ lập tài khoản rồi vứt đấy chứ ít đóng góp gì.Jspeed1310 (thảo luận) 13:36, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Ngày xưa tôi hỏi mấy đứa bạn cùng lớp: "Lên mạng xem một trang xong có nhớ lại địa chỉ (url) không, để sau này muốn tìm thông tin thì quay lại đó cho mau". Đứa thì trả lời: "URL là gì?", đứa khác "Tra Google là được rồi". Vậy là Wikipedia nghiễm nhiên bị bỏ qua trong cái đống đó, còn ai rảnh mà đóng góp :D -- ClanKeytalk-butions 00:46, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Thành viên dùng tài khoản hoạt động thì ít. Nhưng làm rối thì nhiều, có ai đủ kiên nhẫn mà giải quyết cho hết hay hoạt động tai wiki cho nhiều?--115.75.150.184 (thảo luận) 02:19, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Theo tôi thì hầu hết là do họ tưởng wiki là nơi chỉ để tra cứu chứ không phải nơi viết bài (vì họ không biết) cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của mọi người để họ lên wiki là qua các forum với việc đưa đường dẫn của từng trang wiki có cùng chủ đề lên forum nói từ đó dần dần thu hút sự chú ý đến cách hoạt động của wiki, hiện tại wiki chúng ta chưa làm việc này hoặc rất ít nên có nhiều người còn chưa biết đến Wikipedia là gì nữa kìa.Tnt1984 (thảo luận) 06:34, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    À, mình thấy là sinh viên làm tiểu luận hoặc tìm tài liệu thuyết trình, đa phần copy từ wiki ra cả. Còn ra trường rồi, mấy thứ như ISP, URL, DNS, host, domain... chỉ có dân tin học biết là gì thôi. Thậm chí sự tồn tại của kho tư liệu mở đang cần mọi người đóng góp này cũng ít được ai biết đến. Dư luận trên các diễn đàn giới thiệu rằng wikipedia là một trang web mở, ai cũng có thể tham gia viết bài, sửa đổi tùy ý gì đó hay tự tạo một trang cá nhân giới thiệu về mình. Cách nói sai dễ dấn tới cách nghĩ sai. Bởi vậy mới có nạn gọi là "làm rối". Lại còn bảo: "WIKI- là do người dùng viết vậy nên tính xác thực của trang này không cao. Theo tôi là khoảng 5%", "trường của em nếu làm tiểu luận mà lấy thông tin từ wiki, giáo viên không cần xem bài cũng cho con 0 tròn trĩnh" [7]. Không tìm được nguồn nào giới thiệu về wiki cho nó đàng hoàng. Báo/tạp chí chắc chê là thông tin cũ quá chắc không thèm nói, hoặc không ai đưa tiền nên không thèm viết. Chỉ thấy quảng cáo game online là nhan nhản khắp nơi nơi. Chả trách! ~.~ Violetbonmua (thảo luận) 06:52, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Cách đây 2 năm tôi có 1 forum, các thành viên khi tranh luận thường lấy nguồn dẫn chứng từ en.wiki chứ hoàn toàn không dùng viet wiki. Lúc đó tôi cũng không sử dụng vi.wiki vì rất ít bài viết mà có thì cũng toàn những bài kém chất lượng. Và hình như sau 2 năm tôi thấy tình hình cũng chỉ cải thiện chút đỉnh. Hôm trước tôi có copy 1 đoạn các bài được/bị biểu quyết xóa của vi wiki sang facebook của mình, rất nhiều người quan tâm nhưng cuối cùng hầu như chỉ chốt lại 1 câu: giờ mới hiểu vì sao wiki tiếng Việt lèo tèo mấy bài. Các QTV hay 1 số bạn "có tâm huyết" ở đây hình như dành nhiều thời gian để cảnh cáothi hành luật đối với người khác nhiều hơn là hoan nghênh họ. Điều này dẫn đến sự khó chịu cho những người Việt vốn dĩ rất "nhạy cảm", "yêu tự do" và "ghét bị soi". Cá nhân tôi thấy đó là 1 trong những nguyên nhân làm cho wiki của chúng ta kém phát triển. Năm mới kính chúc các bằng hữu vạn sự như ý AlleinStein (thảo luận) 12:49, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Pháp luật gò bó quá dân thấy bị áp bức, còn lỏng lẻo thì dân làm loạn lên. Chính quyền cũng có sung sướng gì đâu. Cuối cùng chỉ có quốc gia là khổ. Thôi thì chuyện cũ bỏ qua, đón mừng tết đến. Cung hỉ cát tường. Nhà nhà vui vẻ. Chúc wiki năm mới gặt hái nhiều thành công nha. ;> Violetbonmua (thảo luận) 17:52, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy có nhiều người đi hoan nghênh mà :D, cảnh cáo thì chỉ một phần ít. Hơn nữa khi nào có hành vi phá hoại thì mới bị cảnh cáo, còn lại thì thấy nhiều bạn hướng dẫn thành viên mới rất nhiệt tình. Nhưng phải công nhận là Wiki ta chất lượng thấp thật, mà chủ yếu (tôi nghĩ) là do nhân lực quá mỏng, đã thế lại còn ít đóng góp. Thế nên nhiều bài quan trọng thì không được chăm chút. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 14:36, ngày 4 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Chúc mừng năm mới

    Chúc các thành viên Wikipedia năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý-- tl(+) 17:00, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    Nhân dịp Năm mới Tân Mão kính chúc toàn thể cộng đồng thành viên Wikipedia Sức khoẻ, Hạnh phúc, An khang và Thịnh vượng! Namhong66 (thảo luận) 18:16, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    。、★、•、
    、、 、Happy 、
    ☆ •☆\•\☆\、
    * 、•\New year \、
    *•\☆\、 。
    _::_______ ★。
    ☆/_________/\ 。
    ........|画_画|_'|☆。
    ↑↑_↑↑_↑
    ↑_↑↑_↑↑
    *, , 。hạnh phúc,。
    yêu thương...!。
    ★ ** ★

    Newone (thảo luận) 23:17, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

    xin chào, I've installed wikt:fr:MediaWiki:Gadget-searchbox.js from wikt:pl:MediaWiki:Gadget-searchbox.js. It adds the text treatment functions: "go to line n°", "change the capitalization", "search and replace" (eventually "replace all"). JackPotte (thảo luận) 21:31, ngày 9 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]