Bước tới nội dung

Wikipedia:Nội dung không tự do

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục tiêu của Wikipedia là trở thành một bách khoa toàn thư chứa nội dung tự do, với nội dung tự do được định nghĩa là nội dung không chịu các hạn chế về bản quyền đối với quyền phân phối lại, nghiên cứu, sửa đổi và cải tiến, hoặc nói cách khác là sử dụng tác phẩm cho bất kỳ mục đích nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí là mục đích thương mại. Bất kỳ nội dung nào không đáp ứng các tiêu chí này được gọi là nội dung không tự do. Điều này gồm tất cả nội dung (bao gồm cả hình ảnh) hoàn toàn có bản quyền hoặc được cung cấp với các hạn chế như "chỉ sử dụng phi thương mại" hoặc "chỉ sử dụng trên Wikipedia". (Nhiều hình ảnh thường được cung cấp miễn phí trên web do đó có thể vẫn là "không tự do" đối với mục đích của Wikipedia.).

Chính sách cấp phép của Wikimedia Foundation mong muốn tất cả nội dung được lưu trữ trên các dự án Wikimedia là nội dung tự do; tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Chính sách này cho phép các dự án (ngoại trừ Wikimedia Commons) áp dụng chính sách thuyết miễn giảm cho phép sử dụng Nội dung không tự do. Việc sử dụng chúng phải ở mức tối thiểu và hạn chế để minh họa các sự kiện quan trọng trong lịch sử, bao gồm xác định các tác phẩm được bảo vệ như biểu trưng, ​​hoặc bổ sung (trong giới hạn nhỏ) cho các bài báo về các tác phẩm đương đại có bản quyền. Nội dung không tự do không nên được sử dụng khi một nội dung tự do có thể làm được điều tương tự, như trường hợp của hầu hết các bức chân dung của người sống. Nội dung không tự do nên được thay thế bằng nội dung tự do nếu xuất hiện.

Chính sách Nội dung không tự do hiện được coi là chính sách thuyết miễn giảm của Wikipedia tiếng Việt, trong khi tài liệu này cung cấp hướng dẫn liên quan đến chính sách này. Nội dung không tự do có thể được sử dụng trên Wikipedia trong một số trường hợp nhất định (ví dụ: trong một số trường hợp không thể có được hình ảnh được cấp phép tự do cho một chủ đề cụ thể), nhưng chỉ trong học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ về sử dụng hợp pháp và phù hợp với tiêu chuẩn của nội dung không tự do như được nêu dưới đây. Do đó, việc sử dụng nội dung không tự do trên Wikipedia phải tuân theo các tiêu chuẩn có chủ đích nghiêm ngặt hơn các tiêu chuẩn được quy định trong luật bản quyền của Hoa Kỳ.

Quy định

Wikipedia:Tiêu chuẩn cho nội dung không tự do được chèn vào sau đây như một bộ phận của trang hiện tại xem như là quy định chính thức

Theo nghị quyết Wikimedia Foundation về Chính sách cấp phép ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2007, tài liệu này đóng vai trò như một Chính sách về Thuyết miễn giảm (EDP) dành riêng cho Wikipedia tiếng Việt.

Cơ sở xây dựng chính sách này

  • Để hỗ trợ nhiệm vụ của Wikipedia trong việc tạo ra nội dung tự do vĩnh viễn dành cho sự phân phối, điều chỉnh và áp dụng không giới hạn bởi tất cả thành viên với tất cả loại hình phương tiện.
  • Để giảm thiểu các nguy cơ với luật pháp bằng cách hạn chế số lượng nội dung không tự do, sử dụng những tiêu chí được định nghĩa chặt chẽ hơn điều khoản sử dụng hợp lý trong luật bản quyền Hoa Kỳ.
  • Để thuận tiện cho việc sử dụng những nội dung không tự do một cách đúng đắn, hỗ trợ cho sự phát triển của một bách khoa toàn thư có chất lượng.

Chính sách

Không có bất kỳ sự tự động cho phép một nội dung không tự do được sử dụng trong một bài viết hay ở nơi khác trong Wikipedia. Các bài viết và các trang Wikipedia khác, với điều kiện phù hợp với hướng dẫn, có thể sử dụng đoạn trích nguyên văn một văn bản từ loại hình phương tiện có bản quyền, khi đã ghi công lại hoặc chú thích đến nguồn gốc hoặc tác giả của văn bản đó một cách đúng đắn (như được mô tả trong Wikipedia:Chú thích nguồn gốc), và được chỉ rõ theo cách đặc biệt là một đoạn trích dẫn trực tiếp đặt trong dấu trích dẫn, thẻ <blockquote> hoặc các phương thức tương tự. Những nội dung không tự do khác—bao gồm toàn bộ hình ảnh, đoạn âm thanh hay đoạn video có bản quyền, cùng các tập tin phương tiện khác bị thiếu giấy phép nội dung tự do—có thể được sử dụng trong Wikipedia tiếng Việt khi và chỉ khi nó đã thỏa mãn tất cả 10 tiêu chuẩn sau.

  1. Không có nội dung tự do tương đương. Chỉ dùng nội dung không tự do vì không có sẵn nội dung tự do hoặc không thể tạo ra một nội dung tự do tương đương mà có thể phục vụ cho cùng một mục đích bách khoa.[1]
  2. Tôn trọng những cơ hội thương mại. Không dùng nội dung không tự do theo cách có thể làm thay đổi vai trò thị trường vốn dĩ của tài liệu gốc đã được giữ bản quyền đó.
  3. Sử dụng tối thiểu.
    1. Số lượng tối thiểu. Không sử dụng nhiều nội dung không tự do nếu chỉ cần một là đã có thể chuyển tải thông tin quan trọng tương đương.
    2. Quy mô sử dụng tối thiểu. Không sử dụng toàn bộ tác phẩm nếu như một phần của nó là đã đủ. Hãy dùng độ phân giải/tính trung thực/mức độ nén âm thanh thấp chứ không cao (đặc biệt là khi nơi gốc chứa tập tin đó có thể đã dùng nó với mục đích cố tình vi phạm bản quyền). Quy định này cũng áp dụng cho những bản sao tại không gian tên Tập tin:
  4. Đã được phát hành từ trước. Nội dung không tự do phải được xuất bản bên ngoài Wikipedia từ trước bởi (hoặc với sự cho phép từ) người nắm giữ bản quyền, hoặc phải là một tác phẩm phái sinh của một tác phẩm như vậy được tạo ra bởi một biên tập viên Wikipedia.
  5. Nội dung. Nội dung không tự do thỏa mãn những yêu cầu chung về nội dung của Wikipedia và phải có tính bách khoa.
  6. Quy định theo từng loại phương tiện. Tài liệu phải thỏa mãn quy định cho từng loại phương tiện. Ví dụ, hình ảnh phải thỏa mãn Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh.
  7. Tối thiểu một bài viết. Nội dung không tự do phải được dùng trong ít nhất một bài viết.
  8. Đáng chú ý. Nội dung không tự do chỉ được dùng nếu sự tồn tại của nó có thể tăng một cách đáng kể khả năng hiểu biết của người đọc về chủ thể bài viết, mà thiếu vắng nó sẽ gây bất lợi đáng kể đến khả năng hiểu biết đó.
  9. Hạn chế phạm vi sử dụng. Nội dung không tự do chỉ được phép dùng trong những bài viết (không phải trang định hướng), và chỉ trong không gian tên bài viết, phù hợp với chính sách miễn giảm. (Để ngăn không cho một thể loại hình hiển thị hình thu nhỏ, hãy thêm đoạn mã __NOGALLERY__ vào. Khi thảo luận về hình ảnh đó, đừng chèn trực tiếp hình ảnh vào đoạn hội thoại mà hãy liên kết đến hình ảnh đó).
  10. Trang mô tả hình. Trang miêu tả hình hoặc phương tiện phải có những nội dung sau:
    1. Nhận diện nguồn gốc của tài liệu nguyên thủy có bản quyền, nếu có thể thì bổ sung thêm các thông tin về nghệ sĩ, nhà xuất bản và người nắm giữ bản quyền; việc này là để xác định mức độ giá trị thị trường của tài liệu. Xem Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh § Tải hình lên.
    2. Một thẻ quyền chỉ rõ điều khoản quy định Wikipedia nào tuyên bố cho phép sử dụng. Xem danh sách thẻ quyền cho hình không tự do tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh § Sử dụng hợp lý.
    3. Tên của mỗi bài viết (khuyến khích liên kết đến bài viết) mà trong đó áp dụng việc sử dụng hợp lý, và một cơ sở sử dụng hợp lý riêng rẽ cho mỗi lần sử dụng tập tin, như đã giải thích tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý.[2] Cơ sở hợp lý được giới thiệu rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, và phải phù hợp với từng lần sử dụng.

Thi hành

  • Một tập tin đang được nhúng tại nhiều bài viết với lý do sử dụng hợp lý nội dung không tự do, mà một số bài trong đó có cơ sở sử dụng hợp lý vững chắc, thì tập tin đó sẽ không bị xóa. Khi đó, hãy xem bài nào không có cơ sở sử dụng hợp lý vững chắc, thì gỡ tập tin tại bài đó ra, hoặc thêm một cơ sở hợp lý phù hợp vào.
  • Một tập tin được tuyên bố là sử dụng nội dung không tự do nhưng lại không được dùng tại bất kỳ bài viết nào (tiêu chuẩn số 7), thì sẽ bị xóa sau 7 ngày kể từ khi thông báo.
  • Một tập tin đang sử dụng tại một bài viết và được tải lên sau ngày 13 tháng 7 năm 2006 mà không phù hợp với chính sách này sẽ bị xóa sau 48 giờ kể từ khi thông báo cho người tải tập tin lên. Để tránh bị xóa, người tải tập tin lên hoặc thành viên Wikipedia khác cần phải cung cấp một lời biện hộ để sử dụng nội dung không tự do một cách thuyết phục nhằm thỏa mãn đủ 10 tiêu chuẩn. Đối với tập tin đang sử dụng tại một bài viết và được tải lên trước ngày 13 tháng 7 năm 2006, thời hạn 48 giờ được kéo dài thành 7 ngày.
    • Lưu ý rằng việc cung cấp cơ sở hợp lý là nghĩa vụ của người muốn đăng tập tin lên Wikipedia hoặc giữ tập tin lại Wikipedia, còn những người muốn xóa không cần phải giải trình lý do tại sao tập tin đó không thể tồn tại ở đây.
  • Tiêu chí xóa nội dung không tự do được định rõ tại Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh § Tập tin/Hình ảnh/Phương tiện cũng như Wikipedia:Quy định xóa trang.

Kích thước của hình

Theo đồng thuận vào năm 2021, kích thước tối đa của một tập tin không tự do là 200.000 điểm ảnh. Điều đó có nghĩa là, mọi tập tin không tự do ở Wikipedia tiếng Việt cần phải có kích thước chiều ngang nhân chiều cao không quá 200.000. Những tập tin có kích thước lớn hơn mức này cần phải được tải đè phiên bản mới và xoá (các) bản cũ.

Công thức tính kích thước mới:

Chú thích

  1. ^ Tại bất cứ đâu, nội dung không tự do đều phải hướng đến việc chuyển thành tài liệu tự do thay vì sử dụng một lời biện hộ sử dụng hợp lý, hoặc được thay thế bằng một bản thay thế tự do hơn nếu tồn tại bản thay thế đó ở chất lượng chấp nhận được. "Chất lượng chấp nhận được" có nghĩa là chất lượng đủ để phục vụ cho mục đích bách khoa. (Để kiểm tra nhanh, trước khi thêm một tập tin đòi hỏi phải nêu cơ sở sử dụng hợp lý, bạn hãy tự hỏi: "Tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do khác, trong khi vẫn có cùng hiệu quả mong muốn hay không?" và "Đối tượng này có thể được chuyển tải đầy đủ bằng lời văn thay vì sử dụng tập tin này hay không?" Nếu câu trả lời cho một trong hai câu là có, tập tin đó rất có khả năng không thỏa mãn tiêu chuẩn này).
  2. ^ Một liên kết trỏ hướng đến trang đang dự tính sử dụng nội dung không tự do được chấp nhận đóng vai trò như tên bài viết theo tiêu chuẩn cho nội dung không tự do.


Ví dụ hướng dẫn

Nội dung không tự do thỏa mãn tất cả những quy định về tiêu chuẩn ở trên nhưng không thuộc về một trong những thể loại nêu ra ở dưới có thể được phép dùng hoặc cũng có thể không, tùy vào tài liệu là gì và nó được sử dụng như thế nào. Những ví dụ này không hoàn toàn toàn diện, và tùy vào tình huống mà lại có những ngoại lệ riêng. Khi bạn đang lưỡng lự có nên dùng một nội dung không tự do hay không, xin hãy quyết định dựa trên tinh thần của quy định, không cần phải chính xác từng từ. Nếu bạn cần giúp đỡ trong việc quyết định việc sử dụng có được chấp nhận hay không, hãy đặt câu hỏi tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin. Thảo luận Wikipedia:Bản quyền, Thảo luận Wikipedia:Các vấn đề bản quyền, và Thảo luận Wikipedia:Nội dung không tự do cũng có thể hữu ích. Có nhiều nơi mà những thành viên hiểu biết luật bản quyền và quy định Wikipedia đang thường xuyên theo dõi.

Văn bản có thể chấp nhận được

Việc chèn vào một trích dẫn đoạn văn bản giữ bản quyền có ghi công tác giả, được dùng để mô tả một quan điểm, thiết lập tình huống có thể chấp nhận được theo cách "sử dụng hợp lý". Văn bản phải được dùng đúng nguyên văn: bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều phải đánh dấu rõ ràng. Những đoạn văn bản không được nhắc đến phải được đặt trong dấu bỏ qua (...), chèn vào hoặc thay thế được đặt trong giấy ngoặc ([văn bản thêm vào]). Thay đổi tầm quan trọng được ghi chú sau đoạn trích dẫn bằng (thêm nhấn mạnh), còn nếu đoạn nhấn mạnh nằm trong bản gốc, nó sẽ được ghi chú là (nhấn mạnh trong bản gốc). Toàn bộ văn bản có bản quyền phải tiêu biểu.

Nói chung, việc trích dẫn nhiều các tài liệu tin tức có bản quyền (như báo chí hoặc dịch vụ vô tuyến), kịch bản phim, hoặc những nguồn tài liệu có bản quyền khác không "sử dụng hợp lý" và bị cấm theo quy định của Wikipedia.

Ví dụ

Văn bản gốc:

"The threshold for inclusion in Wikipedia is verifiability, not truth. "Verifiable" in this context means that any reader should be able to check that material added to Wikipedia has already been published by a reliable source. Editors should provide a reliable source for material that is challenged or likely to be challenged, or it may be removed." (Wikipedia:Verifiability, 2007)
Dịch sang Tiếng Việt: "Ngưỡng của nội dung đưa vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được, không phải là sự thật. "Khả năng kiểm chứng" trong ngữ cảnh này có nghĩa là bất kỳ độc giả nào cũng có thể kiểm tra nội dung văn bản được thêm vào Wikipedia đã được nguồn đáng tin cậy nào đó xuất bản hay chưa. Các biên tập viên phải cung cấp một nguồn đáng tin cậy cho nội dung bị nghi vấn hoặc có nguy cơ bị nghi vấn, nếu không nội dung đó có thể bị xóa."

Trích dẫn sẽ viết như sau:

"The threshold for inclusion in Wikipedia is verifiability, not truth. (...) Editors should provide a reliable source for [potentially controversial content] or it may be removed." (Wikipedia:Verifiability, 2007; nhấn mạnh trong bản gốc)
Dịch sang Tiếng Việt: "Ngưỡng của nội dung đưa vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được, không phải là sự thật. (...) Các biên tập viên phải cung cấp một nguồn đáng tin cậy cho [nội dung có thể gây tranh cãi], nếu không nội dung đó có thể bị xóa."

Đoạn âm thanh có thể chấp nhận được

  • Đoạn âm thanh có thể dùng để xác định một phong cách âm nhạc, một nhóm nhạc hoặc một đoạn nhạc mang tính biểu tượng khi chúng đi kèm với lời bình luận mang tính phê bình, phân tích hoặc lịch sử và phải tôn trọng quyền sở hữu của người giữ bản quyền. Những đoạn nhạc mẫu nói chung không được dài hơn 30 giây hoặc 10% chiều dài của bản nhạc gốc, tùy vào cái nào ngắn hơn. (Đối với bài hát dài dưới 5 phút, 10% sẽ ngắn hơn).
  • Những đoạn âm thanh bằng lời của các sự kiện lịch sử, như diễn văn trước công chúng, có thể dùng khi đi kèm với lời bình luận mang tính phê bình hoặc lịch sử và tôn trọng quyền sở hữu của người nói/tác giả. Những tập tin âm thanh bằng lời của các bài viết Wikipedia mà trong bài viết đó có dùng lại những văn bản có bản quyền được cho là có vấn đề về pháp lý vì khi đó tập tin âm thanh không thể được gán giấy phép GFDL, và nên tránh.

Hình ảnh có thể chấp nhận được

Một vài hình ảnh có bản quyền có thể dùng được ở Wikipedia, với điều kiện chúng phải vừa thỏa mãn những tiêu chuẩn hợp pháp về sử dụng hợp lý, vừa theo đúng hướng dẫn của riêng Wikipedia về nội dung không tự do. Những hình có bản quyền có thể được thay thế bằng những hình tự do/libre thì hoàn toàn không phù hợp với Wikipedia.

  • Hình bìa: Hình trang trí bìa của những sản phẩm khác nhau, dùng để nhận diện chỉ trong bối cảnh bình luận về chính sản phẩm đó (chứ không dùng để xác nhận mà không có bình luận đi theo).
  • Biểu trưng của hội, nhóm, công ty: Để nhận diện. Xem Wikipedia:Biểu trưng.
  • Tem và tiền tệ: Để nhận diện về con tem hoặc tiền tệ đó, chứ không phải chủ đề mà nó đang nhắc đến.
  • Tài liệu quảng bá khác: Áp phích, chương trình, bảng xếp hạng, quảng cáo. Để nhận xét, bình luận, phê bình.
  • Hình chụp màn hình phim và truyền hình: Dùng để nhận xét, phê bình và thảo luận về điện ảnh và truyền hình.
  • Hình chụp màn hình từ sản phẩm phần mềm: Dành để nhận xét, phê bình.
  • Tranh vẽ và những tác phẩm nghệ thuật thị giác: Dành để nhận xét, phê bình, gồm hình ảnh mang tính minh họa của một kỹ thuật hoặc trường phái nào đó.

Những cách dùng không được chấp nhận

Việc sử dụng các tập tin phương tiện không tự do trong các danh sách, triển lãm, danh sách album trong sự nghiệp âm nhạc, và các yếu tố giao diện người dùng thông thường trái với quy định về sự nổi bật (tiêu chuẩn #8), và do đó không được chấp nhận.

Sau đây là những cách dùng khác mà hầu như chắc chắn không thỏa mãn quy định.

  1. Một bài viết có chứa một hoặc nhiều đoạn văn bản từ một nguồn có bản quyền mà không ghi công tác giả.
  2. Hình một bông hoa hồng, được cắt ra từ hình bìa của một album nhạc, dùng để mô tả một bài viết về hoa hồng.
  3. Một bản đồ chi tiết, được quét từ tập bản đồ địa lý có bản quyền, được dùng trong bài viết về khu vực được mô tả. Tình huống duy nhất để nó có thể được sử dụng hợp lý là khi bản thân bản đồ đó là chủ đề của một đoạn trong bài viết: ví dụ, một bản đồ đang tranh cãi về một khu vực tranh chấp có thể "sử dụng hợp lý", nếu sự tranh cãi này được bàn đến trong bài. Chú ý rằng việc chỉ đơn giản "đồ lại" những tài liệu có bản quyền không khiến nó trở thành tự do.
  4. Một tác phẩm nghệ thuật, không đủ nổi tiếng để có thể được nhận ra bởi đa số người đọc thông thường, ví dụ như bức tranh mô tả Cuộc nội chiến Tây Ban Nha, được dùng để mô tả cho một bài viết về chiến tranh. (Tuy nhiên, vì tính biểu tượng của nó, việc dùng phiên bản nhỏ của bức Guernica của Picasso trong bài Vụ thả bom Guernica có thể xem là "sử dụng hợp lý").
  5. Một bức ảnh của một hãng thông tấn (ví dụ Thông tấn xã Việt Nam), trừ khi chính bức ảnh là đề tài của một bình luận (có dẫn chứng nguồn gốc) trong bài. Điều này hầu như chỉ áp dụng cho các ảnh đương thời, không nhất thiết áp dụng cho ảnh tư liệu lịch sử.
  6. Một bức ảnh của thẻ bóng chày Barry Bonds, dùng để mô tả cho bài viết về Barry Bonds. Hình thẻ thể thao sẽ được sử dụng hợp lý chính đáng nếu nó chỉ được dùng để mô tả một bài viết (hoặc một phần của bài viết) về chính tấm thẻ đó; xem bài en:Billy Ripken.
  7. Một bức ảnh không xác định được nguồn gốc. Điều này không áp dụng cho ảnh lịch sử, khi người ta đôi khi chỉ biết nguồn thứ cấp, do nguồn đầu tiên không xác định chắc chắn được nữa.
  8. Một bức ảnh bìa tạp chí, chỉ được dùng để mô tả cho bài viết Wikipedia về con người mà bức hình đó mô tả. Tuy nhiên, nếu bản thân cái bìa là đủ nổi bật để trở thành một chủ đề trong bài viết, thì có thể dùng "sử dụng hợp lý"; xem bài en:Demi Moore.
  9. Một bức ảnh về một người còn sống chỉ để mô tả anh ta hay cô ta trông như thế nào. Do nó có thể được thay thế bằng một hình tự do mới được tạo ra.
  10. Biểu đồ hoặc đồ thị. Những thứ này hầu luôn luôn có thể được tạo lại từ dữ liệu gốc.
  11. Một bức ảnh thương mại có bản quyền lớn, mà việc sử dụng có thể làm giảm khả năng tạo lợi nhuận của người giữ bản quyền từ tác phẩm của người đó.
  12. Đoạn âm nhạc ngắn mười bảy của một nhóm nhạc pop đương thời trong một bài viết đơn. Lời bảo vệ sử dụng hợp lý có thể bảo vệ được đối với một số ít nếu mỗi cái được đi kèm với phân tích bình luận hoặc bình luận giáo dục trong văn bản xung quanh.
  13. Một đoạn trích âm thanh có độ dài một phút, được dùng để mô tả cho đặc điểm phong cách của ban nhạc đương thời; 10% chiều dài của tác phẩm hoặc 30 giây, tùy vào cái nào ngắn hơn, được xem là giới hạn (xem Wikipedia:Đoạn nhạc).
  14. Một đoạn trích video ngắn từ một bộ phim đương thời, sử dụng mà không có bình luận hoặc phân tích trong các văn bản đi kèm.
  15. Một ảnh bìa của một album nhạc. Một tập album là một loại danh sách, và việc sử dụng hình ảnh như vậy trong danh sách chỉ đơn thuần không tăng sự hiểu biết của người đọc về chủ đề đó.
  16. Hình người vẫn còn sống, nhóm vẫn còn đang hoạt động, và những tòa nhà vẫn còn hiện hữu; những thứ này hầu như đều có thể dễ dàng thay thế bằng cách chụp một bức khác, miễn là sự thay thế đó có cùng mục đích bách khoa với bức ảnh không tự do.

Thực hiện và chế tài

Ghi thẻ cho các hình không tự do

Khi truyền lên những hình được là sử dụng hợp lý, tất cả các hình đó đều cần phải có thẻ quyền cơ sở sử dụng hợp lý. Chúng tôi hiện có nhiều tiêu bản có sẵn dành cho các thẻ quyền của nội dung không tự do. Những thẻ quyền nên đặt tại trang mô tả hình.

Xin hãy thêm nguồn gốc từ đó hình được sử dụng lại. Hãy nhớ rằng không có một quy tắc chung dành cho tất cả các kiểu sử dụng hợp lý. Sử dụng hợp lý phải được giải thích và mỗi khi dùng lại hình trong một bài thì phải có một cơ sở riêng chỉ dành cho hình đó tại bài viết đó.

Ghi thẻ sau khi đã kiểm tra

Do việc xử lý tại Wikipedia Tiếng Việt chưa hoàn thiện, nên hướng dẫn sau đây có thể sẽ phức tạp, nếu bạn có ý tưởng đóng góp, hãy nhắn tin cho quản lý

Nếu bạn cho rằng hình được sử dụng dưới giấy phép sử dụng hợp lý nhưng rõ ràng không được dùng hợp lý, bạn hãy đánh dấu vào hình bằng tiêu bản {{SDKHL}} (sử dụng không hợp lý), vấn đề bản quyền của nó sẽ được một quản lý xem xét trong vòng bảy ngày,

Nếu hình được dùng theo sử dụng hợp lý mà không có lời giải thích tại sao lại được sử dụng hợp lý, xin hãy dùng tiêu bản {{subst:Thiếu SDHL}} để đánh dấu hình và thông báo cho người truyền hình lên.

Nếu có vấn đề nào khác về tình trạng bản quyền của hình sử dụng hợp lý, hoặc thắc mắc về hình của mình có được sử dụng hợp lý hay không, bạn cứ tự nhiên yêu cầu sự giúp đỡ của một trong các quản lý. Bạn sẽ được giúp đỡ sớm nhất có thể.

Giải thích về quy định và hướng dẫn

Bối cảnh

Nhiệm vụ của Tổ chức Wikimedia là phát triển nội dung mang tính giáo dục dưới giấy phép nội dung tự do hoặc thuộc phạm vi công cộng. Đối với nội dung được cho là "tự do", sẽ không có hạn chế về pháp lý lớn nào đối với việc sử dụng, tái phân phối hoặc điều chỉnh nội dung đó, với bất cứ mục đích gì.[1]

Vì nhiệm vụ này, Wikipedia Tiếng Việt thường chỉ chấp nhận những tài liệu được phát hành theo giấy phép phù hợp với điều khoản của Định nghĩa về Tác phẩm Văn hóa tự do. Những tài liệu không phù hợp với định nghĩa này, bao gồm nhũng tác phẩm được ghi giấy phép chỉ dùng cho phi lợi nhuận, được xem là không tự do, và chỉ được phép dùng nếu chúng thỏa mãn những hạn chế của quy định ngoại lệ này và có thể xem xét để sử dụng hợp lý theo pháp luật Hoa Kỳ. Điều này đã được nói rõ từ tháng 5 năm 2005.[2]

Có một số tác phẩm, đa số là những bức ảnh lịch sử quan trọng và những công trình nghệ thuật hiện đại nổi bật, mà chúng ta không thể trông mong vào chuyện chúng có thể được phát hành theo giấy phép nội dung tự do, nhưng rất khó khi thảo luận theo khía cạnh giáo dục mà không kèm những ví dụ từ đó. Vì không thể đưa những ví dụ này vào mà không làm giảm tính giáo dục và phê bình, trong nhiều điều khoản luật, người ta có thể sử dụng những tác phẩm như vậy theo những điều kiện hạn chế mà không cần phải có giấy phép hoặc sự chấp thuận.[3]

Những quy định hợp pháp này, được gọi là "sử dụng hợp lý" và "xử sự hợp lý", cho phép sử dụng những tài liệu có bản quyền tuân theo một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chúng không phải là một vỏ bọc hợp pháp để sử dụng văn bản, hình ảnh và những tài liệu có bản quyền khác không giới hạn. "Sử dụng hợp lý" là một thuật ngữ mang tính kỹ thuật/pháp luật có thể không giống như suy nghĩ của bất cứ cá nhân nào về sự "hợp lý".

Nội dung được dùng dưới những điều khoản này tại Wikipedia Tiếng Việt phải phù hợp với những điều luật kiểm tra của Hoa Kỳ đối với sử dụng tự do. Cụ thể hơn, Wikipedia đặt thêm những hạn chế đối với tài liệu không thuộc về giấy phép nội dung tự do; nội dung chỉ có thể được dùng nếu nó không thể thay thế bằng nội dung tự do. Xem "sử dụng cuối cùng" để có những sự giải thích kỹ lưỡng hơn về cơ sở hợp lý cho những hạn chế bổ sung này. Ví dụ, Wikipedia có thể cho phép chèn một hình mô tả sự kiện lịch sử như Thảm họa Hindenburg, nhưng một hình ảnh công cộng hiện đại của một loại xe cộ, nhà cửa hay người sống có thể trái với những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn. Xem "cách sử dụng có thể chấp nhận được" và "Những ví dụ về cách sử dụng không chấp nhận được" ở dưới để có các ví dụ về lúc nào lời bảo vệ sử dụng hợp lý là đúng tại Wikipedia Tiếng Việt.

Một thành viên truyền lên tài liệu có bản quyền phải cung cấp một cơ sở sử dụng hợp lý, hoặc tài liệu truyền lên sẽ bị xóa.

Sử dụng xuôi chiều

Sứ mệnh của Tổ chức Wikimedia, nơi điều hành Wikipedia, đó là "để trao quyền và khích lệ mọi người trên khắp thế giới thu thập và phát triển nội dung mang tính giáo dục trung lập, phát hành dưới một giấy phép nội dung tự do hoặc ra phạm vi công cộng, và để phổ biến nó một cách hiệu quả và rộng khắp."

nội dung tự do có nghĩa là không bị hạn chế quan trọng nào về mặt luật pháp, cụ thể là luật bản quyền. Wikipedia phân phối nội dung rộng khắp trên thế giới mà không có giới hạn nào về cách mọi người sử dụng nó. Do đó chúng tôi từ chối các giấy phép bản quyền chỉ cho dùng độc nhất tại Wikipedia, hoặc cho dùng độc nhất theo cách dùng phi lợi nhuận. Điều đó là không đủ tự do. Những giấy phép đó và các tác phẩm khác có thể dùng ở đây, nhưng phải đứng trên một nền tảng khác, quan niệm về sử dụng hợp lý một cách hợp pháp.

Để phục vụ cho sứ mệnh này, Wikipedia tự đặt ra cho nó các tiêu chuẩn cao hơn luật bản quyền Hoa Kỳ. Trong khi một thứ gì đó có thể là "sử dụng hợp lý" tại bài viết của Wikipedia đặt tại Hoa Kỳ không có nghĩa là cũng có thể sử dụng hợp lý chúng trong bối cảnh khác. Bài viết của chúng tôi có thể hoàn toàn thỏa mãn luật pháp Hoa Kỳ, trong khi cũng ở Hoa Kỳ, những người dùng sau đó sử dụng lại chính xác cùng nội dung đó nhưng phục vụ cho mục đích thương mại lại bị cho là phi pháp. Điều đó đi ngược lại sứ mệnh của chúng tôi. Việc sử dụng thương mại là một vấn đề phức tạp vượt xa ra khỏi địa vị vì-lợi-nhuận của một công ty, một lý do khác để phải cẩn thận. Chúng tôi cung cấp nội dung cho người dùng ở nhiều quốc gia có các luật về sử dụng hợp lý và xử sự hợp lý khác nhau. Vì các lý do này và các lý do khác, chúng tôi cố tình hạn chế các nội dung phương tiện mà chúng tôi cung cấp ra ngoài, để đảm bảo rằng những gì chúng tôi thực sự cung cấp có được sự phân phối rộng nhất có thể.

Chúng tôi không muốn những người tái sử dụng sau này dựa dẫm vào sự đảm bảo của chúng tôi đối với luật pháp. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của họ, bất kể chúng tôi nói gì với họ. Do đó chúng tôi trình ra cho họ thấy và để cho họ tự quyết định. Với mục đích như vậy chúng tôi đòi hỏi những người đặt nội dung lên đây phải nói chính xác các nội dung không tự do đó đến từ đâu, và một cơ sở sử dụng hợp lý chi tiết cho mỗi lần dùng nội dung có bản quyền tại mỗi bài viết, biện minh tại sao việc dùng tại bài viết đó là được phép.

Những gì liên quan được biểu hiện trong các yêu cầu chặt chẽ ở trên là những gì mà tất cả các nội dung không tự do buộc phải thỏa mãn, và chúng tôi đòi hỏi phải có cơ sở sử dụng hợp lý. Rộng lượng với thế giới đôi khi có nghĩa là tự khó với bản thân mình. Xin hãy thấu hiểu rằng những quy định như vậy không phải là độc đoán; chúng là nòng cốt đối với sứ mệnh của chúng tôi.

Tư thế hợp pháp

Theo luật bản quyền Hoa Kỳ, hầu như tất cả các tác phẩm xuất bản sau năm 1922 đều có bản quyền còn hiệu lực (mặc dù có những ngoại lệ - xem Luật bản quyền Hoa Kỳ để biết thêm chi tiết). Nói chung, việc sử dụng một tác phẩm có bản quyền mà không có sự cho phép của người giữ bản quyền là vi phạm bản quyền, và nó là bất hợp pháp. Như thế, tại Wikipedia, có máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, chúng ta bình thường chỉ được sử dụng tài liệu nào không nằm dưới bản quyền hoặc có sẵn dưới một giấy phép đủ tự do.

Có một ngoại lệ quan trọng đối với quy định này, được công nhận trong một điều khoản trong đạo luật bản quyền trong đó mô tả quyền có giới hạn được sử dụng tài liệu có bản quyền mà không cần sự cho phép của người giữ bản quyền - là những gì được biết đến với tên gọi sử dụng hợp lý (hoặc "xử sự hợp lý" ở một số quốc gia, nơi có các tiêu chuẩn khác nhau). Điều khoản này tồn tại để bảo vệ việc phê bình và bình luận, và để ngăn ngừa người giữ bản quyền hạn chế tự do ngôn luận.

Trang này là một hướng dẫn để xử lý các tài liệu sử dụng hợp lý tại Wikipedia tiếng Việt. Nó cung cấp một hướng dẫn chung về những gì có thể được xem là sử dụng hợp lý và những gì không thể và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ thành viên viết bài tốt nhất khi tìm cách đưa các nội dung vào theo sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nó không phải là quy định chính thức. Bạn, với tư cách là người tải lên, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khẳng định đóng góp của bạn là hợp pháp.

Nếu bạn sử dụng một phần của tác phẩm có bản quyền theo diện "sử dụng hợp lý" (ngoại trừ việc trích dẫn ngắn ngay trong bài), bạn phải ghi chú việc đó lại (cùng với tên và ngày tháng). Mục tiêu của chúng tôi là có thể tái phân phối một cách tự do càng nhiều tài liệu của Wikipedia càng tốt, do đó hình ảnh và tập tin phương tiện gốc được ghi giấy phép theo một giấy phép tự do hoặc trong phạm vi công cộng luôn được chúng tôi ưu tiên hơn là việc sử dụng hợp lý các tập tin có bản quyền. Xem Wikipedia:Mẫu yêu cầu cấp phép để có các mẫu thư xin phép người giữ bản quyền cho phép chúng tôi sử dụng tác phẩm của họ theo các điều khoản của GFDL.

Không bao giờ sử dụng những tài liệu vi phạm đến tác quyền của người khác. Điều này có thể gây ra nguy cơ pháp lý và sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến dự án. Nếu còn nghi ngờ, hãy tự tạo ra một thứ tương đương hoặc mô tả bằng văn bản. Tổ chức Wikimedia bảo quản quyền được xóa bỏ nội dung có bản quyền không tự do vào bất kỳ lúc nào.

Luật bản quyền quản lý biểu hiện sáng tạo của ý tưởng, chứ không phải bản thân ý tưởng hoặc thông tin đó. Do đó, sẽ vô cùng hợp pháp khi đọc một bài viết bách khoa hoặc tác phẩm khác, rồi trình bày lại nó theo cách của bạn, và đăng nó lên Wikipedia. (Xem đạo vănsử dụng hợp lý để thảo luận về nói chung cần phải trình bày lại đến đâu là đủ).

Luật sử dụng hợp lý

Đạo luật Bản quyền năm 1976 đặt ra bốn yếu tố để xem xét khi nào thì quyết định một tác phẩm có bản quyền là sử dụng hợp lý và có thể cho phép mà không cần sự ưng thuận của người giữ bản quyền (17 U.S.C. § 107):

Tuy nhiên các mục của điều 106 và 106A, sự sử dụng hợp lý của một tác phẩm có bản quyền, bao gồm những cách dùng như tái sản xuất theo dạng sao chép hoặc thu âm hoặc bằng bất kỳ cách nào khác được ghi trong điều đó, với các mục đích như phê bình, bình luận, tường thuật tin tức, giảng dạy (bao gồm sao chép nhiều bản để dùng trong lớp), học vấn nâng cao, hoặc nghiên cứu, là không vi phạm bản quyền. Để xác định việc dùng một tác phẩm tại một trường hợp cụ thể là sử dụng hợp lý, những yếu tố sau sẽ được cân nhắc bao gồm—

  1. mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng như vậy có mang bản chất thương mại hoặc với mục đích giáo dục phi lợi nhuận hay không;
  2. bản chất của tác phẩm có bản quyền;
  3. số lượng và tính thực thể của phần sử dụng so với toàn bộ tác phẩm có bản quyền; và
  4. hiệu ứng của việc dùng đó đối với mục tiêu lợi nhuận tiềm tàng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền.

Sự thật là tác phẩm chưa được phát hành bản thân nó sẽ không ngăn cản việc khám phá Sử dụng Hợp lý nếu việc khám phá như vậy được thực hiện dựa trên sự xem xét các yếu tố ở trên.[1]

Một cách ngắn gọn, những điều này chỉ ra

  1. Việc dùng không được cố gắng "thay thế cho đối tượng" của nguyên bản, thay vào đó, phải đủ tính học vấn hoặc quan trọng.
  2. Càng ít tác phẩm gốc được dùng so với toàn bộ, càng có khả năng sử dụng tự do, mặc dù tầm quan trọng của phần cụ thể cũng được xét đến (như trích dẫn phần quan trọng nhất của tác phẩm có thể "thay thế" cho tác phẩm gốc).
  3. Việc sử dụng không được vi phạm khả năng khai thác tác phẩm gốc của người giữ bản quyền (ví dụ, bằng cách dùng như một bản thay thế thị trường trực tiếp cho tác phẩm gốc), mặc dù không thông qua phê bình hay nhại lại.

Đối với những điều này, Wikipedia thêm vào rằng tập tin phương tiện có thể được lặp lại bởi một thành viên khi 'sử dụng hợp lý' là không phù hợp với tiêu chuẩn nhúng vào bài. Người viết được đòi hỏi tải lên một bản tự do tương đương.

Cũng có một số trường hợp vụ kiện có thể tham khảo, và hữu ích để xác định trong một số điều khoản mơ hồ trong những yếu tố này (như "tính thực thể" và "mục đích") đã được diễn dịch trước đây tại tòa án. Thư biên Đại học Stanford đã tạo ra một bản tóm tắt của những vụ án thích hợp nhất về chủ đề này.

Tại Wikipedia, quy định nội dung không tự do của chúng tôi cho phép tài liệu không tự do (có bản quyền) chỉ nếu, ngoài những quy định khác của chúng tôi, chúng tôi vững tin rằng việc sử dụng sẽ được phán quyết là sử dụng hợp lý nếu chúng tôi bị kiện ra tòa. Trong những hạn chế khác đó là bất cứ khi nào có thể, tài liệu "tự do" cũng nên được dùng thay vì tài liệu không tự do để tránh vi phạm đến mục tiêu của bách khoa từ điển tự do và để tránh các rắc rối pháp lý không cần thiết.

Các dự án Wikimedia khác

Quy định này cụ thể cho Wikipedia tiếng Việt. Các dự án Wikimedia khác, bao gồm Wikipedia ở các ngôn ngữ khác, có thể có quy định khác về nội dung không tự do.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài