Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Danh sách
Đây là hướng dẫn thuộc Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt Đây là tiêu chuẩn chung tất cả cần tuân theo, dù đôi khi vẫn có ngoại lệ. Bất kỳ chỉnh sửa quan trọng nào trên trang này cần dựa trên sự đồng thuận. Nếu bạn không chắc chắn, hãy thảo luận trước bên trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này:
|
Cẩm nang biên soạn (CNBS) |
---|
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Danh sách được dùng phổ biến trong Wikipedia để tổ chức thông tin. Các danh sách có thể thấy trong thân của một bài viết thông thường hoặc một bài viết đứng riêng. Hướng dẫn này giải thích sử dụng danh sách khi nào và như thế nào là hợp lý.
Các loại danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Một danh sách có thể đứng riêng như là một trang tự chứ hoặc nhúng trong một bài viết.
Các bài viết danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết danh sách là một trang bách khoa chưa một phần đầu theo sau bằng một danh sách (có thể được chia ra bằng nhiều tiêu đề hoặc không). Các mục trong danh sách chứa liên kết đến các bài viết thuộc một lĩnh vực cụ thể và có thể chứa thông tin bổ sung về mục được liệt kê. Tiêu đề bài viết danh sách điển hình bắt đầu với loại của danh sách (Danh sách, Chỉ mục, v.v...), theo sau bằng đối tượng của bài viết; ví dụ: Danh sách dầu thực vật. Chúng có thể được tổ chức theo bảng chữ cái, theo phân loại đối tượng hay theo chủ đề trng một cấu trúc phẳng hoặc phân cấp.
Phong cách tiêu đề và gạch đầu dòng hoặc phong cách dọc là phổ biến cho các bài danh sách. Những bài này theo hướng dẫn phong cách Wikipedia:Danh sách đứng riêng.[cần giải thích]
Có các loại bài viết danh sách sau:
- Một trang chú giải thuật ngữ trình bày định nghĩa khám phá bách khoa cho những thuật ngữ chuyên biệt trong một lĩnh vực. Các bảng chú giải thuật ngữ chứa một lượng từ vựng làm việc nhỏ và định nghĩa cho những khái niệm quan trọng, duy nhất hoặc thường gặp, thường bao gồm thành ngữ và phép ẩn dụ đặc biệt cho một lĩnh vực.
- Một trang Chỉ mục bài viết trình bài một danh sách xếp theo bảng chữ cái của các bài viết liên quan đến đối tượng của bảng chỉ mục.
- Một trang Tài liệu tham khảo trình bày danh sách sách báo hoặc các tài liệu khác cho một lĩnh vực. Tài liệu tham khảo là cần thiết để mở rộng các chủ đề đọc thêm cho một bài viết theo phong cách tổng hợp.
- Một trang Danh sách đĩa trình bày danh sách tất cả các tác phẩm thu âm của một nhạc sĩ hay ca sĩ. Thêm nữa, các danh sách đĩa có thể được soạn theo một dòng nhạc hoặc nhãn thu âm, v.v...
- Một Dòng thời gian là một sự trình bày bằng đồ họa của một chuỗi các sự kiện theo thời gian.
- Một trang Từ nguyên là một danh sách nguồn gốc và lịch sử của các từ thuộc cùng một chủ đề.
- Các bài chỉ mục tập hợp ghi chép một tập hợp các mục từ có cùng tên hoặc tên tương tự nhau. Chúng khác các trang định hướng ở chỗ chúng là những bài viết hoàn chỉnh có dụng ý ghi chép nhiều đối tượng trong khi các trang định hướng chỉ dành cho mục đích di chuyển mà thôi.
- Danh sách động thay đổi khi các đối tượng nó chứa thay đổi và có thể không bao giờ hoàn thiện.
Danh sách nhúng
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách nhúng là những danh sách trong bài viết trình bày thông tin bổ sung cho nội dung văn xuôi. Wikipedia cũng sử dụng một vài loại phụ lục chuẩn, thường dưới dạng danh sách, bao gồm "Đọc thêm", "Tham khảo" và "Liên kết ngoài" cũng như các bản mẫu điều hướng.
Mục đích của danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách có ba mục đích chính:
Thông tin
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách có thể là một nguồn thông tin giá trị. Điều này đặc biệt đúng cho các danh sách có cấu trúc. Ví dụ danh sách được tổ chức theo thời gian, nhóm theo chủ đề hay được đánh dấu.
Điều hướng
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách chứa các thuật ngữ có liên kết nội bộ (nghĩa là wikilinks) đóng vai trò, trong sự tổng hợp, như là bảng mục lục và chỉ mục tự nhiên của Wikipedia. Nếu người dùng có một ý tưởng chung chung về cái mà họ muốn tìm nhưng không biết thuật ngữ cụ thể, họ có thể duyệt hệ thống danh sách được liên kết với các chủ đề từ rộng đến hẹp. Những người dùng không có một mục đích nghiên cứu cụ thể trong đầu có thể thấy các bài viết liệt kê trong mục xem thêm là hữu ích. Danh sách cũng được cung cấp trong các portal để hỗ trợ việc di chuyển qua các chủ đề và thường được đặt trong các bài viết thông qua việc dùng các hộp chuỗi bài và các bản mẫu điều hướng khác.
Những người có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, mô tả được bằng một hay hai từ, thường thấy hộp tìm kiếm của Wikipedia là hữu ích.
Phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Một số danh sách giúp các mục đích phát triển Wikipedia. Các danh sách các chủ đề liên quan là một chỉ báo về trạng thái của Wikipedia, bài nào đã được viết, bài nào chưa. Tuy nhiên, vì Wikipedia được tối ưu hoá cho người đọc hơn là người viết, bất cứ danh sách nào mà chỉ tồn tại cho mục đích phát triển hoặc bảo trì (chẳng hạn một danh sách chỉ chứa toàn liên kết đỏ mà không phục vụ một mục đích thông tin nào; đặc biết một danh sách các chủ đề còn thiếu) nên để trong không gian tên dự án hoặc người dùng, không phải không gian tên chính.
Danh sách và thể loại
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách và thể loại dư là có lợi bởi vì hai định dạng này làm việc cùng nhau; nguyên lý được bàn đến trong hướng dẫn Wikipedia:Thể loại, danh sách, và bản mẫu tóm gọn. Giống như thể loại, danh sách có thể được dùng để theo dõi thay đổi trong các bài viết được liệt kê, sử dụng chức năng Thay đổi liên quan. Khác với thể loại, một danh sách cho phép phát hiện việc xoá mục và tổng quát hơn, một lịch sử của nội dung mà nó có; danh sách cũng cho phép một số lượng lớn bài viết xuất hiện trong một trang.
Đặt tên/tựa đề cho danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Đối với một danh sách đứng riêng, tựa đề của danh sách đó chính là tên bài viết. Đối với một danh sách nhúng, tên/tựa đề của danh sách thường là tên của tiểu mục trong bài viết, nhưng tên đó có thể ngắn hơn. Tên một danh sách không nên gây ra hiểu nhầm (và thường không nên bao hàm các chữ viết tắt) nhưng một cái tên quá chính xác có thể không hữu dụng lắm và làm người đọc khó tìm ra danh sách. Thông tin mô tả chính xác bản chất thật của danh sách nên được nêu ra trong phần nội dung mở đầu (xem minh họa phía dưới) chứ không phải trong tựa đề của danh sách. Ví dụ, các từ như "nổi bật" hay "hoàn toàn" không nên nằm trong tựa đề của danh sách, và phần mào đầu của danh sách sẽ nói rõ là danh sách đó đã hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh, hay chỉ giới hạn trong một số thành phần nổi bật của nhóm (i.e., those that merit articles). Chú ý rằng từ "nổi tiếng" cũng được cho là một trong những từ cầu kỳ sáo rỗng (peacock) và cần phải hạn chế sử dụng.
Bố cục một danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Phần mở đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung của một danh sách đứng một mình phải được minh họa hết sức rõ ràng, không mập mờ. Nếu cái tựa đề của danh sách chưa thể nêu rõ danh sách bao hàm cái gì, thì phần mở đầu sẽ gánh vác trách nhiệm đó. Đừng khiến người đọc hay người viết bài phải đoán mò xem nội dung cái danh sách bao hàm những cái gì.
Phần miêu tả về danh sách, cho dù ngắn gọn hay giản lược cỡ nào, đều phải tuân thủ Wikipedia:Thái độ trung lập, bao hàm cả:
Không nên khẳng định rằng, quan điểm thông dụng nhất hay quan điểm trung hòa nhất thì chắc chắn sẽ là quan điểm đúng nhất.
Đoạn mở đầu của danh sách không nên có nội dụng phản lại các hướng dẫn về những kiểu tự tham chiếu cần phải tránh.
Phần mở đầu trong những danh sách đứng riêng
[sửa | sửa mã nguồn]danh sách đứng riêng luôn nên có một phần mở đầu giống như các bài viết khác.
Wikipedia:Tiêu chuẩn danh sách chọn lọc khuyến cáo rằng "[một danh sách] có một phần mở đầu hấp dẫn giới thiệu đối tượng và định nghĩa khuôn khổ và tiêu chuẩn đưa vào danh sách".
Thêm nữa, những đặc điểm không hiển nhiên của một danh sách, chẳng hạn liên quan đến cấu trúc của danh sách, nên được lý giải trong phần đầu (ví dụ: Danh mục tác phẩm của Johann Sebastian Bach) hoặc trong một phần giới thiệu riêng biệt (ví dụ: Danh mục tác phẩm của Franz Schubert#Cách sắp xếp các nhạc phẩm của Franz Schubert).
Danh sách không nên được dùng để tạo ra content fork giữa một chủ đề mà đã có một bài Wikipedia riêng biệt (ví dụ: "cộng hoà") và một danh sách bổ sung vào chủ đề đó (ví dụ Danh sách nền cộng hoà).
Đoạn mở đầu trong danh sách nhúng
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. (January 2013) |
Danh sách nhúng nên có một đoạn mở đầu khi mà tiêu đề nhập nhằng hoặc danh sách có những đặc điểm không hiển nhiên.
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù danh sách có thể được tổ chức theo các cách khác nhau, chúng phải luôn luôn được tổ chức. Dạng tổ chức đơn giản nhất là xếp theo thứ tự bảng chữ cái hoặc số (chẳng hạn Danh sách chức quan thời quân chủ Việt Nam) mặc dù nếu các mục có ngày tháng, dạng niên biểu đôi khi tốt hơn (ví dụ Danh sách cuộc xung đột ở châu Âu). Khi sử dụng dạng tổ chức phức tạp hơn (theo nguồn gốc, công dụng, loại, v.v...), tiêu chuẩn phân loại phải rõ ràng và thống nhất. Cũng như người đọc và người biên tập dễ dàng giả định rằng các tiêu đề A, B, C sẽ dẫn đến D (thay vì 1903), các hệ thống phức tạp hơn nên rõ ràng như thế. Nếu một danh sách người Úc ở tù hoặc bị xử tử ở nước ngoài chứa các tiêu đề Argentina và Campuchia (tổ chức theo quốc gia), một biên tập viên thêm tiêu đề buôn ma tuý (tổ chức theo tội danh) là không hợp lý. Nếu một mục danh sách thuộc về hai thể loại hay nhiều hơn một cách hợp lý (ví dụ, một người Úc ở trong nhà tù Argentina do buôn ma tuý), điều đó gợi ý rằng sự phân loại là sai và cần được khảo sát lại.
Danh sách không bao giờ nên có mục Chưa sắp xếp hoặc Linh tinh vì tất cả những mục đáng đưa vào danh sách có thể được sắp xếp theo một số tiêu chí, dù hoàn toàn có thể là định dạng của danh sách cần phải sửa lại để đưa tất cả các mục phù hợp vào. Các mục chưa-phân-loại có thể để trong trang thảo luận trong khi việc phân loại đang được xác định.
Mục danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách, dù nhúng hay đứng riêng, là nội dung bách khoa cũng như đoạn và bài viết và cũng như thế, chúng là đối tượng của các chính sách về nội dung của Wikipedia như là Tính kiểm chứng được, Không đăng nghiên cứu mới, Thái độ trung lập, và các quy định khác.
Những chủ đề khó và gây tranh cãi mà bản thân định nghĩa của nó bị phản đối nên được bàn bạc trong trang thảo luận để đạt đến đồng thuận và để đảm bảo rằng mỗi mục được đưa vào danh sách được tham khảo đúng và toàn bộ trang mà danh sách xuất hiện thể hiện một thái độ trung lập.
Nguyên tắc Thái độ trung lập đòi hỏi chúng ta mô tả các góc nhìn khác nhau mà không tán thành riêng cái nào. Không đăng nghiên cứu mới áp dụng với các mục trong danh sách cũng như với các bài viết về các mục đó.
Chính sách kiểm chứng nói rằng những tài liệu bị thách thức hoặc có khả năng bị thách thức cần phải được gán cho một nguồn xuất bản đáng tin cậy. Việc đưa một tài liệu vào trong danh sách nên dựa trên điều những nguồn đáng tin cậy nói không phải dựa trên cách biên tập viên diễn giải nguồn. Trong những danh sách liên quan đến người đang sống, chính sách Tiểu sử người đang sống được áp dụng.
Thể loại
[sửa | sửa mã nguồn]Người viết có thể thêm một tiểu thể loại của Thể loại:Danh sách tại phần dưới cùng của trang.
Phong cách
[sửa | sửa mã nguồn]Có vài cách để trình bày danh sách trên Wikipedia.
Xuống dòng
[sửa | sửa mã nguồn]bánh<br> pho mát<br> sô-cô-la<br>
hiện ra thành:
bánh
pho mát
sô-cô-la
Nên tránh phương pháp này vì nó không đáp ứng cách chuẩn của web và có thể gây khó khăn cho người khuyết tật. Thay vào đó, hãy sử dụng các phương pháp sau:
Gạch đầu dòng
[sửa | sửa mã nguồn]Wikitext | HTML | Hiện lên |
---|---|---|
== Tiêu đề danh sách == * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 * Ví dụ 3 |
<p><a name="Tiêu_đề_danh_sách" id="Tiêu_đề_danh_sách"></a></p> <h2><span class="mw-headline">Tiêu đề danh sách</span></h2> <ul> <li>Ví dụ 1</li> <li>Ví dụ 2</li> <li>Ví dụ 3</li> </ul>
|
Tiêu đề danh sách
|
Về vấn đề phong cách, các mục danh sách nên được viết hoa/thường nhất quán như một câu hoặc viết thường toàn bộ. Chúng không nên có dấu kết câu trừ khi chúng chứa một câu đầy đủ.
Phong cách này cũng phù hợp với các danh sách dài hoặc danh sách mà các mục chứa cả liên kết và văn bản giải thích. Ngoài ra, nó cũng phù hợp khi bài viết vốn đã cso vài tiêu đề hoặc phụ đề.
Tiêu đề cho một điểm có thể sửa trực tiếp nếu chức năng sửa từng phần được bật. Nó cũng cho phép hệ thống mục luc tự động phát hiện ra danh sách đó. Tuy nhiên, nó là không bắt buộc.
Đặc biệt, không cách đôi các dòng trong danh sách bằng cách để ra các dòng trống hoặc thẻ HTML <br> thừa đằng sau như trong ví dụ này:
Wikitext | HTML | Hiện lên |
---|---|---|
== Tiêu đề danh sách == * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 * Ví dụ 3 |
<p><a name="Tiêu_đề_danh_sách" id="Tiêu_đề_danh_sách"></a></p> <h2><span class="mw-headline">Tiêu đề danh sách</span></h2> <ul> <li>Ví dụ 1</li> </ul> <ul> <li>Ví dụ 2</li> </ul> <ul> <li>Ví dụ 3</li> </ul>
|
Tiêu đề danh sách
|
A | [[File:Ví dụ.jpg|thumb|Lời thuyết minh]] * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 * Ví dụ 3 * Ví dụ 4 |
---|---|
B | * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 [[File:Ví dụ.jpg|thumb|Lời thuyết minh]] * Ví dụ 3 * Ví dụ 4 |
C | * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 * [[File:Ví dụ.jpg|thumb|Lời thuyết minh]] Example 3 * Ví dụ 4 |
Làm như thế thực ra tạo ra ba danh sách với một mục mỗi cái! Lưu ý mã HTML được sinh ra chưa nhiều thẻ <ul> ngang số thẻ <li>. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng đọc bằng máy của nội dung nếu một danh sách liền mạch được mong đợi.[1] Ngoài ra trong một số trình duyệt, khoảng trống thừa giữa một danh sách đơn và cái tiếp theo có thể trông rất chối mắt.
Để ảnh nổi sang bên phải danh sách, ta nên đặt mã của ảnh trước mục đầu tiên trong hầu hết trường hợp, xem ví dụ "A" ở bên phải. Chèn mã ảnh thành một dòng riêng bên trong danh sách (như trong ví dụ "B") một lần nữa tách nó thành hai nửa danh sách.
Nếu độ dài của mục hoặc độ hợp lý về chủ đề của ảnh không khuyến khích việc đặt ở trên, hãy tính đến việc đặt nó sau dấu sao của mục đầu tiên mà nó minh hoạ (như trong ví dụ "C") để tránh phá vỡ sự liền mạch của phần tử HTML của danh sách không sắp xếp (<ul>
).
Chú ý: Tránh đặt ảnh nổi bên trái danh sách vì nó ngắt quãng sự canh lề của các gạch đầu dòng, làm cho sự phân cấp của các mục trở nên không chắc chắn với người đọc.
Danh sách không gạch đầu dòng
[sửa | sửa mã nguồn]Với các danh sách có đến ba mươi (có thể tăng lên sau) mục, cách trình bày không có gạch đầu dòng (ví dụ trong infobox hoặc để thay các danh sách với thẻ <br />
) thì nên dùng {{Plainlist}} hoặc {{Unbulleted list}}. Cách này cho mã HTML đúng và giấu các gạch đầu dòng bằng CSS.
Wikitext | HTML | Hiện ra |
---|---|---|
== Tiêu đề danh sách == {{Plainlist| * Ví dụ 1 * Ví dụ 2 * Ví dụ 3 }} |
<p><a name="Tiêu_đề_danh_sách" id="Tiêu_đề_danh_sách"></a></p> <h2><span class="mw-headline">Tiêu đề danh sách</span></h2> <ul> <li>Ví dụ 1</li> <li>Ví dụ 2</li> <li>Ví dụ 3</li> </ul>
|
Tiêu đề danh sách
|
== Tiêu đề danh sách == {{Unbulleted list | Ví dụ 1 | Ví dụ 2 | Ví dụ 3 }} |
<p><a name="Title_of_list" id="Title_of_list"></a></p> <h2><span class="mw-headline">Tiêu đề danh sách</span></h2> <ul> <li>Ví dụ 1</li> <li>Ví dụ 2</li> <li>Ví dụ 3</li> </ul>
|
Tiêu đề danh sách
|
Danh sách đánh số
[sửa | sửa mã nguồn]Tương tự như trên, sử dụng ký hiện # để có một danh sách đánh số:
Wikitext | HTML | Hiện ra |
---|---|---|
== Tiêu đề danh sách == # Ví dụ 1 # Ví dụ 2 # Ví dụ 3 |
<p><a name="Tiêu_đề_danh_sách" id="Tiêu_đề_danh_sách"></a></p> <h2><span class="mw-headline">Tiêu đề danh sách</span></h2> <ol> <li>Ví dụ 1</li> <li>Ví dụ 2</li> <li>Ví dụ 3</li> </ol>
|
Tiêu đề danh sách
|
Dòng trống giữa các mục trong một danh sách có thứ tự không chỉ gây vấn đề giống như ví dụ trước mà còn làm khởi phát lại số đếm từ "1". Điều này không thể được sửa bằng mã wiki phức tạp (phá hỏng mong đợi dễ sửa chữa) nên hãy tránh việc cách đôi trong danh sách đánh số.
Các trường hợp khác
[sửa | sửa mã nguồn]Những biên tập viên có kinh nghiệm có thể dùng mã HTML thô để đạt đến kết quả phức tạp hơn, ví dụ như danh sách đánh chỉ số không phải theo số hoặc danh sách đánh số không xuất phát từ 1.
Wikitext | Hiện ra |
---|---|
<ol type="a"> <li>danh sách</li> <li>này</li> <li>dùng</li> <li>chữ</li> <li>để</li> <li>đánh chỉ số</li> </ol> |
|
<ol start="10"> <li>danh sách</li> <li>này</li> <li>bắt đầu</li> <li>từ</li> <li>10</li> </ol> |
|
<ol type="I" start="50"> <li>danh sách</li> <li>này</li> <li>dùng</li> <li>số La-mã</li> <li>và</li> <li>bắt đầu</li> <li>từ</li> <li>50</li> </ol> |
|
Các giá trị cho trường "type" là:
- 1 (mặc định, số)
- a (chữ Latinh viết thường)
- A (chữ Latinh viết hoa)
- i (số La-mã viết thường))
- I (số La-mã viết hoa))
giá trị cho "start" có thể âm nhưng chỉ khi danh sách sử dụng số làm chỉ số. Nếu không, kết quả sẽ ra kỳ quặc.
Wikitext | Hiện ra |
---|---|
<ol type="a" start="-2"> <li>chắc chắn</li> <li><b>không phải</b></li> <li>ý tưởng</li> <li>tốt!</li> </ol> |
|
Danh sách mô tả (định nghĩa, kết nối)
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia có một cú pháp đặc biệt cho danh sách mô tả (được gọi một cách chính thức là danh sách định nghĩa trong HTML4 và danh sách kết nối trong những phiên bản đầu của HTML5). Một danh sách mô tả chứa nhóm những "khái niệm và định nghĩa, chủ đề siêu dữ liệu và giá trị, câu hỏi và câu trả lời hoặc bất kỳ nhóm nào khác có dữ liệu tên-giá trị".[2]
Có các bản mẫu để tạo ra danh sách mô tả như các bảng chú giải, theo cách mà cho nội dung giàu hơn, phức tạp hơn mã wiki trần. Dạng cơ bản của một bảng chú giải cấu thành bằng bản mẫu là:
Wikitext | Hiện ra |
---|---|
|
|
Xem tài liệu đầy đủ trong Bản mẫu:Glossary.
Các đơn giản hơn nhưng rất hạn chế chức năng và dễ vỡ là định dạng wikimarkup đơn giản:
Wikitext | Hiện ra |
---|---|
; tên 1: giá trị 1 ; tên 2: giá trị 2 ; tên 3: giá trị 3 |
|
Một cách sắp xếp mã nguồn khác là đặt tên lời giải thích trên một dòng riêng ngay sau khái niệm như sau:
Wikitext | Hiện ra |
---|---|
; tên 1 : Đây là giá trị gắn với tên đầu tiên và có thể khá dài nhưng phải đặt trên một dòng không ngắt quãng trong mã nguồn. ; tên 2 : Đây là giá trị gắn với tên thứ hai và có thể khá dài nhưng phải đặt trên một dòng không ngắt quãng trong mã nguồn. |
|
Cách này vẫn giữ tên và giá trị trong cùng một danh sách mô tả và sự hoán đổi của các tên ngắn đặc trưng và các giá trị dài hơn làm cho các thành phần tách biệt dễ dàng được nhận ra khi sửa đổi. Bố cục kết quả và mã HTML giống hệt như được sinh ra bởi cú pháp đơn dòng.
Một điểm yếu chính của cả hai biến thể của mã ;
-và-:
là chúng dễ bị vỡ do người biên tập sau cố gắng tạo ra các giá trị đa dòng. Sử dụng cách định dạng dựa trên bản mẫu giải quyết vấn đề này.
Hãy dùng danh sách có cấu trúc hoặc mô tả thay cho các dạng khác, tự chế, vì chúng không khớp với mong đợi của người đọc và người biên tập và làm giảm tính tái sử dụng của nội dung Wikipedia, làm cho việc xử lý tự động khó khăn hơn và thường gây ra vấn đề về sử dụng và tiếp cận.
Như với danh sách không sắp xếp (gạch đầu dòng), các mục trong danh sách mô tả không nên cách đôi vì nó biến mỗi mục thành một "danh sách" ma ở đầu ra, xoá bỏ ý nghĩa lúc đầu của việc đặt các mục vào trong một cú pháp danh sách.
Trong một số trường hợp bảng phù hợp để liên kết nội dung hơn là danh sách mô tả.
Lưu ý rằng trong khi dấu hai chấm được dùng để gióng hàng, trong các bài viết hoặc trang thảo luận, chúng cũng được dùng để tạo mã HTML như là danh sách mô tả. Cách tốt hơn là dùng Bản mẫu:Gióng hàng hoặc một trong các biến thể của nó, đặc biệt trong bài viết.
Bảng
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù việc sử dụng bảng để hiển thị danh sách bị phản đối-vì chúng không tốt cho người khuyết tật và có cách viết phức tạp làm khó việc biên tập-có một số trường hợp mà bảng có thể hữu ích, chẳng hạn như khi cần có ba cột hay nhiều hơn.. Xem Wikipedia:Dùng bảng khi nào.
Danh sách ngang
[sửa | sửa mã nguồn]
Trong vài trường hợp như infobox, một danh sách đơn dòng có thể hữu ích:
- Loại danh sách
- mục một, mục hai, mục ba
Tiêu đề 1 | Tiêu đề 2 |
---|---|
Danh sách với dấu phẩy | Mục một, mục hai, mục ba |
Danh sách với {{Flatlist}} |
|
Chú ý chỉ viết hoa từ đầu tiên (nhưng những từ bình thường vẫn được viết hoa thì sẽ tiếp tục được viết hoa). Điều này áp dụng bất kể dấu phân cách được dùng giữa các loại danh sách và bản thân các mục-dù là dấu phẩy (trong ví dụ đầu ở trên) hay một dấu chia infobox (trong ví dụ thứ hai ở trên).
Dòng thời gian
[sửa | sửa mã nguồn]Đối với các danh sách của sự kiện có thời gian hoặc dòng thời gian, sử dụng một lần {{Dòng thời gian-sự kiện}} cho mỗi sự kiện:
* {{Dòng thời gian-sự kiện|ngày={{Start date|1904|11|18|df=y}}|sự kiện=Chuyện gì đó xảy ra}} * {{Dòng thời gian-sự kiện|ngày={{Start date|1905}}|sự kiện=Không có gì lắm}} * {{Dòng thời gian-sự kiện|ngày={{Start date|1906|01|21}}|sự kiện=Chuyện khác xảy ra}}
hiện thành:
- 18 tháng 11 năm 1904 –
- 1905 –
- 21 tháng 1 năm 1906 –
Văn bản giữ chỗ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay trước một danh sách chưa đầy đủ, chèn {{expand list}}
. Nó sẽ thế đoạn sau vào trang:
- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
Một vài biến thể theo chủ đề cua bản mẫu nào cũng có trong Thể loại:Bản mẫu thông báo danh sách. Chỉ một thẻ {{expand list}}
hoặc biến thể của nó nên được sử dụng, trừ khi chủ đề liên quan đáng kể đến nhiều hơn một tiểu thể loại. Đừng chèn cả {{expand list}}
VÀ một biến thể vào một danh sách.
Dach sách gạch đầu dòng và đánh số
[sửa | sửa mã nguồn]- Đừng dùng danh sách nếu một đoạn có thể đọc dễ dàng bằng đoạn đơn giản.
- Sử dụng mã danh sách dựa trên wikimarkup hoặc bản mẫu (xem Trợ giúp:Danh sách).
- Đừng để dòng trống giữa các mục trong một danh sách gạch đầu dòng hay đánh số trừ khi có lý do để làm vậy vì nó làm cho phần mềm wiki hiểu mỗi mục là bắt đầu của một danh sách mới.
- Chỉ sử dụng số thay cho gạch đầu dòng nếu:
- có thể cần tham chiếu đến các phẩn tử bằng số;
- thứ tự các mục là quan trọng;
- hoặc việc đánh số có ý nghĩa độc lập nhất định, ví dụ trong một danh sách các bản nhạc.
- Dùng cùng một dạng ngữ pháp cho tất cả phần tử trong danh sách, không trộn câu và các mệnh đề.
- Khi các phần tử là câu hoàn chỉnh, mỗi cái cần được viết kiểu câu (nghĩa là chữ cái đầu viết hoa và có dấu câu)
- Khi các phần tử là mệnh đề, danh sách thường được giới thiệu bằng một đoạn mở đầu với một dấu hai chấm. Khi những phần tử này là tên của tác phẩm, chúng giữ cách viết hoa của tên đó. Các phần tử khác được định dạng nhất quán kiểu câu hay viết thường. Mỗi phần tử nên kết thúc bằng một dấu chấm phẩy hoặc phẩy (giống như cách bạn viết nếu chúng không được định dạng thành một danh sách), với một dấu chấm cho phần tử cuối cùng. Cách khác (đặc biệt khi các phần tử ngắn), bạn có thể không dùng bất cứ dấu câu nào.
Danh sách ưu và khuyết
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là những danh sách luận điểm ủng hộ hay chống lại một luận điểm hay một lập trường. Chúng bao gồm các danh sách Ưu điểm và nhược điểm của một công nghệ hay một đề xuất (ví dụ như Wi-Fi) và danh sách Phê bình và bảo vệ của một lập trường chính trị và các quan điểm khác, như là chủ nghĩa tự do hay tiến hoá. Danh sách ưu và khuyết có thể giải quyết vấn đề trung lập trong một bài viết bằng cách tạo ra các không gian riêng viết trong đó quan điểm khác nói được biểu hiện. Một cách khác là xâu chuỗi các quan điểm khác nhau vào văn xuôi.
Dù dùng phương pháp nào cũng cần đánh giá cẩn thận về việc tại sao dùng và dùng như thế nào. Đặc biệt, danh sách ưu và khuyết có thể xẻ nhỏ việc trình bày sự việc, tạo ra cấu trúc nhị phân trong khi cách xử lý mượt hơn có thể tốt hơn, khuyến khích sự đơn giản hoá thái quá và bắt người đọc phải chuyển qua chuyển lại giữa hai bên của danh sách
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Xử lý ngắt dòng – Đề cập việc xử lý bao dòng như thế nào trong các danh sách liên kết ngang.
- Trợ giúp:Sắp xếp – Bảng trong Wikipedia có thể làm cho sắp xếp được bằng mã
class="sortable"
, trang này giải thích cách làm - Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Danh sách đứng riêng
- Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Danh sách nhúng
- Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Trang điều hướng – Trang điều hướng là danh sách các đồng tự-từ hoặc nhóm từ cùng một dạng viết nhưng khác nhau về nghĩa- với những quy tắc và bố cục trang riêng
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dòng trống gây vấn đề đặc biệt với những người dùng trình đọc màn hình. Ví dụ bị định dạng tồi ở trên được đọc lên như sau: "Danh sách của 1 mục: Ví dụ 1, hết danh sách. Danh sách của 1 mục: Ví dụ 2, hết danh sách. Danh sách của 1 mục: Ví dụ 3, hết danh sách." Việc định dạng không đúng kéo dài hơn ba lần thời gian cần để đọc một danh sách.
- ^ W3C (5 tháng 4 năm 2011), HTML5: A Vocabulary and Associated APIs for HTML and XHTML, W3C Working Draft.