Wikipedia:Thể loại, danh sách, và bản mẫu điều hướng
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Các trang thể loại, danh sách và bản mẫu điều hướng là ba cách khác nhau để nhóm lại và sắp xếp các bài viết. Mặc dù mỗi trang như vậy có từng ưu điểm và khuyết điểm riêng, chúng có thể được bổ sung cho nhau. |
Wikipedia cung cấp một số cách để nhóm các bài viết: thể loại, danh sách (bao gồm danh sách nhúng) và bản mẫu điều hướng (các hộp trong chuỗi bài viết là một loại). Việc nhóm các bài viết theo một phương pháp không yêu cầu hay ngăn cản việc sử dụng các phương pháp khác. Thay vào đó, mỗi phương pháp tổ chức thông tin có ưu và nhược điểm riêng và được áp dụng nói chung là độc lập với các phương pháp khác theo các hướng dẫn và chuẩn đã tiến hóa trên Wikipeda cho từng hệ thống.
Như vậy, các phương pháp này không nên được coi là mâu thuẫn với nhau. Tốt hơn, chúng hợp lực, mỗi cái bổ sung cho những cái còn lại. Ví dụ, vì phong cách của các biên tập viên khác nhau, một số ưa thích sử dụng danh sách trong khi những người khác thích xây thẻ loại, cho phép liên kết được tập hợp theo các cách khác nhau, trong đó danh sách nhảy cóc qua các thể loại và ngược lại. Cách tiếp cận này dẫn đến hai hệ thống điều hướng dựa trên liên kết chính trên Wikipedia. Nhiều người dùng thích duyệt Wikipedia qua các danh sách trong khi những người khác lại ưa duyệt theo thể loại; và danh sách thường dễ nhận thấy hơn đối với người mới đến, họ có thể không pháp hiện ra hệ thống thể loại ngay lập tức. Vì thế, "trường phái thể loại" không nên xóa hoặc dỡ bỏ các danh sách của Wikipedia và "trường phái danh sách" không nên xé nát hệ thống thể loại - làm vậy là lãng phí những nguồn lực đáng giá. Thay vào đó, mỗi cái nên được dùng để cập nhật cái khác.
Đồng thời, có thể có những trường hợp mà mọi người đồng thuận rằng một hoặc nhiều phương pháp trình bày thông tin là không phù hợp với Wikipedia. Ví dụ, hướng dẫn về việc phân loại quá mức đặt ra một số trường hợp mà cộng đồng đã đồng thuận nhất quán rằng không nên dùng thể loại.
Những người xếp thể loại, xây danh sách và thiết kế hộp cho các chuỗi bài đều đang nỗ lực để phát triển mạng lưới liên kết toàn diện để di chuyển trong bách khoa thư. Vì thế, ngày càng nhiều mục từ cho các lĩnh vực tri thức được cung cấp.
Các thể loại chồng, danh sách và bản mẫu điều hướng không bị coi là lặp thừa
[sửa | sửa mã nguồn]Không có gì không phù hợp hay không phổ biến khi có đồng thời một thể loại, một danh sách và một bản mẫu điều hướng mà tất cả đều phủ một chủ đề. Những hệ thống tổ chức thông tin này được coi là bổ túc cho nhau, không phải lặp lại một cách không phù hợp. Thêm nữa, lý lẽ rằng một thể loại lặp lại một danh sách (hoặc ngược lại) trong một cuộc thảo luận xóa không phải là lý do hợp lý và nên tránh.
Hãy coi các danh sách chứa những đặc tính không có ở thể loại, và xây dựng một danh sách thô sơ của các liên kết là một bước hữu ích để cải thiện một danh sách. Xóa đi những danh sách thô sơ đó là một sự lãng phí những viên gạch cơ bản và gây sức ép không cần thiết với người xây danh sách phải cam kết nhiều sức lực hơn mỗi khi họ muốn tạo ra một danh sách mới, điều có thể làm họ nản lòng. Khi quyết định tạo hoặc tránh một danh sách, sự tồn tại một thể loại của cùng chủ đề là không liên quan.
Dưới dây là sự so sánh các kỹ thuật này nhóm thông tin như thế nào và lợi/hại của từng cái.
Thể loại
[sửa | sửa mã nguồn]So sánh với một danh sách, một thể loại có thể có cả ưu lẫn nhược điểm.
Ví dụ cho một trang thể loại. Mỗi trang trong không gian tên bài viết nên có ít nhất một thể loại. Các thể loại nên nói về những chủ đề chính mà có khả năng hữu dụng cho người đọc bài viết.
- Bài viết: Michael Jackson
- Thể loại hữu ích: Thể loại:Ca sĩ nhạc pop người Mỹ
- Không hữu ích: Thể loại:Nhạc sĩ có tên bắt đầu bằng M
Một thể loại có lẽ là không phù hợp nếu câu trả lời cho những câu hỏi sau là "không":
- Có thể viết một vài đoạn hoặc hơn về chủ đề của thể loại để giải thích nó không?
- Nếu bạn đến bài viết thuộc thể loại đó, lý do nó ở đó có hiển nhiên không? Chủ đề của thể loại có được thảo luận nhiều trong bài viết không?
Một bài viết thường nằm trong vài thể loại. Tuy nhiên ta nên kiềm chế — việc phân loại trở nên kém hiệu quả khi có càng nhiều thể loại trong một bài viết.
Một bài viết không nên nằm trong một thể loại và cả thể loại con của nó, ví dụ Microsoft Office nằm trong Thể loại:Phần mềm Microsoft, nên nó không nên nằm trong Thể loại:Phần mềm—trừ trường hợp một bài viết định nghĩa một thẻ loại và cũng nằm trong thể loại cao hơn, ví dụ Ohio ở trong cả Thể loại:Tiểu bang Hoa Kỳ và Thể loại:Ohio (một cách hay để hiểu ngoại lệ này là nếu một bài viết tồn tại và một thể loại được tạo ra về cùng chủ đề với bài viết, nó không nên khiến cho bài viết bị loại bỏ khỏi bất cứ thể loại nào của nó).
Các ngoại lệ cũng nên được xem xét khi chủ đề của một bài viết phù hợp với thể loại cha mà không được thể hiện trong định nghĩa của thể loại con. Ví dụ, nếu Thể loại:Người bị chém đầu trong Cách mạng Pháp là thể loại con duy nhất của Thể loại:Nhân vật trong Cách mạng Pháp, không có lý gì lại bỏ đi một số gương mặt tiêu biểu của Cách mạng Pháp chỉ vì cách họ đã chết.
Thể loại xuất hiện mà không có chú thích nên hãy cẩn thận với quan điểm trung lập khi tạo hoặc điền thể loại. Trừ khi việc một thứ thuộc một thể loại nhất định là hiển nhiên hoặc không tranh cãi, nó nên được đặt trong thể loại đó. Đặc biệt, xem Wikipedia:Phân loại người.
Một ngoại lệ cho luật trên là Thể loại:Bảo quản Wikipedia, trong đó các thể loại được dùng tạm thời một cách có chủ đích.
Mọi thể loại đều nên là con của thể loại khác. Bạn có thể băt đầu từ đỉnh của cây thể loại ở Thể loại:Căn bản. Nếu bạn thấy một thể loại cha tốt có thể tồn tại nhưng bạn không tìm được, hãy chèn thẻ {{Chưa phân loại}}. Thể loại của bạn sẽ hiện ra trong Your category will show up at Đặc biệt:Thể loại chưa phân loại.
Với các bài viết không có thể loại ổn định, thẻ {{Chưa phân loại}} có thể được dùng để gây chú ý, dưới dạng đó hoặc {{Chưa phân loại|tháng 1 2025}}. Cũng có một danh sách được tự động cập nhật ở Đặc biệt:Trang chưa phân loại nhưng nó chỉ cập nhật vài ngày một lần và chỉ hiện 1000 bài viết một lần. Thế nên tốt nhất là đặt nhãn {{Chưa phân loại}} một cách tường minh.
Ưu điểm của thể loại
[sửa | sửa mã nguồn]- Tự liên kết. Tạo một liên kết đến thể loại trên một bài viết và một liên kết tương ứng đến bài viết đó sẽ hiện lên trang thể loại.
- Di chuyển đa chiều. Một thể loại chưa nhiều thể loại con và có thể nằm trong nhiều thể loại. Thể loại được tổ chức trong Wikipedia thành một mạng tri thức bắt đầu với Thể loại:Thể loại Wikipedia.
- Tốt cho việc duyệt khám phá Wikipedia.
- Ít đáng ngờ về liên kết ngoài rác hơn các loại trang khác vì chỉ có bài viết Wikipedia mới có thể là thành viên của thể loại.
- Tương đối kín đáo vì chúng không làm đứt quãng mạch bài viết.
Nhược điểm của thể loại
[sửa | sửa mã nguồn]- Không thể sửa trực tiếp để thêm hay xóa mục từ. Điều này phải được làm từ bên dưới mỗi bài viết để đưa vào trong hay ra khỏi thể loại.
- Các mục trong thể loại không thể sửa được, chẳng hạn thêm tham khảo hay chú thích và người dùng buộc phải đi đến bài viết để xem.
- Không có khả năng ghi nguồn tham khảo, để xác nhận một chủ đề hợp với tiêu chuẩn đưa vào một thể loại.
- Không gian tên thể loại mặc định là không được xét khi tìm kiếm sử dụng hộp tìm kiếm của Wikipedia. Việc tìm kiếm trong không gian tên thể loại không thực sự tìm các thể loại mà chỉ tìm các trang thể loại.
- Mục từ chỉ có thể được xếp theo thứ tự bảng chữ cái (dù bạn có thể điều khiển việc sắp xếp. Chúng không thể được xếp theo khu vực và khu vực con trong một trang với lời giới thiệu.
- Có thể khó bảo quản:
- Một thể loại với hàng trăm mục không thể được di chuyển mà không sửa hàng trăm bài viết (tuy nhiên có thể nhờ sự giúp đỡ của bot)
- Theo dõi thay đổi của một thể loại là bất khả thi:
- Lịch sử thay đổi của một thể loại không thể hiện khi nào các mục từ được thêm hay bị xóa khỏi thể loại. Do đó không có cách nào dễ dàng để biết lúc nào một bài bị xóa khỏi thể loại-nó đơn giản là biến mất mà không có chỉ báo nào rằng nó đã từng ở đó lúc đầu.
- Chức năng theo dõi của Wikipedia vô hiệu với những sự thay đổi trong tính thành viên của thể loại vì chúng không hiện lên như là những lượt sửa đổi của trang đó (vì chúng thậm chí không tồn tại trong trang-chúng nằm ở cuối từng trang thành viên).
- Không hỗ trợ các dạng theo dõi khác như chèn liên kết đỏ. (Liên kết đỏ được dùng như một dấu hiệu cho chỗ trống và một lời nhắc nhỏ rằng cần tạo bài viết.) Tuy nhiên có thể thêm các bài sơ khai vào thể loại.
- Không cho biết ngữ cảnh của bất kỳ mục nào, cũng không có sự diễn giải nào; chỉ có duy nhất tên bài viết. Nghĩa là danh sách không thể được ghi chú (với lời miêu tả hoặc bình luận) cũng không thể được tham chiếu.
- Các tên thay thế đến cùng một mục chỉ có thể được đưa vào bằng cách đưa các bài chuyển hướng vào thể loại.
- Đối với người dùng mới, không hiển nhiên là các thể loại tồn tại, làm thể nào để thêm mục từ, liên kết các thể loại mới hay xử lý vẫn đề quan điểm.
- Việc trình bày mục từ trong một thể loại bị giới hạn 200 trong một trang. Để xem nội dung đầy đủ của một thể loại với nhiều thành viên hơn, cần phải xem nhiều trang.
Danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]So với thể loại, một danh sách có thể có cả ưu và nhược điểm.
Ưu điểm của danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Tốt cho việc duyệt khám phá Wikipedia.
- Thường đầy đủ hơn vì mỗi danh sách được bảo trì ở một địa điểm tập trung (trong chính trang đó). Xem đỉnh của cây danh sách ở Danh sách chủ đề, Danh sách chủ đề cơ bản, Danh sách bản khái quát, Danh sách bảng chú giải.
- Có thể định dạng theo nhiều cách khác nhau để cải thiện việc trình bày nội dung hoặc danh sách có thể có nhiều cột, mỗi cột có cơ sở để người dùng sắp xếp danh sách theo.
- Có thể xây dựng và bảo trì bằng cách sửa một trang trong khi điền đầy một thể loại đòi hỏi sửa nhiều trang.
- Có thể được tô điểm bằng chú thích (chi tiết bổ sung). Ví dụ, một danh sách các đội vô địch bóng đá thế giới có thể bao gôm thời điểm giành chức vô địch của mỗi đội, đội mà nó đánh bại, huấn luyện viên,...
- Được dùng khi tìm kiếm trong Wikipedia. Nằm ở trong không gian tên chính, danh sách được tìm một cách mặc định. Nội dung của chúng cũng được tìm bởi Google và các máy tìm kiếm khác.
- Có thể được tham chiếu hoặc lý giải việc đưa bài viết vào.
- Có thể đưa vào các mục từ không được liên kết (ví dụ: Danh sách bản nhạc của Franz Schubert), hoặc, nếu phù hợp, liên kết đỏ. (Xem WP:Viết bài trước.)
- Các mục trong danh sách có thể được sắp xếp thủ công bằng nhiều cách khác nhau. Một bài viết có thể xuất hiện vài lần hoặc trong nhiều cách trong cùng một danh sách.
- Các mục có thể liên kết đến một đoạn cụ thể của bài viết.
- Có thể đưa vào liên kết vô hình đến các trang thảo luận để khi nhấn vào "thay đổi liên quan" chúng sẽ xuất hiện (Định dạng: [[Thảo luận:Cắt rốn| ]]); bản thân danh sách có thể xuất hiện bằng cách liên kết đến chính nó, ví dụ liên kết cụm in đậm ở đầu:
'''Đây là [[danh sách bản nhạc của Franz Schubert]]'''...
- Có thể dễ sửa đổi hơn với người mới đến, những người ít quen thuộc với Ngôn ngữ đánh dấu wiki.
- Hình ảnh có thể đặt rải rác trong danh sách.
- Bản mẫu (chẳng hạn các hộp điều hướng) có thể được đưa vào như một phần của danh sách.
- Danh sách nhúng, được tích hợp vào trong một bài viết về một chủ đề, có thể chứa các mục từ không đủ đáng chú ý để xứng với một bài riêng nhưng lại đủ đáng chú ý để đặt vào một danh sách. Thêm nữa, vì ngưỡng đáng chú ý cho một sự đề cập thấp hơn cho cả một bài viết, bạn có thể dễ dàng viết vào một danh sách trong một bài viết mà không phải đánh giá độ nổi bật, điều mà bạn sẽ phải làm để thêm một bài viết đầy đủ-nếu ai đó thấy nó đủ nổi bật, họ luôn có thể chèn liên kết và tạo bài viết.
Nhược điểm của danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Không tự liên kết. Mọi bài viết liên kết đến thể loại của nó theo một cách nhất quán nhưng danh sách có thể khó tìm ra vì không phải bài viết nào được liệt kê cũng có liên kết đến nó và mỗi bài có thể chọn cách liên kết khác nhau. Cố gắng đảm bảo liên kết ngang từ các bài viết trong một thể loại dễ gây lỗi, khiến việc sửa danh sách trở nên mệt mọi và xóa bỏ ích lợi vì dễ sửa đổi mà các danh sách thường có.
- Cấu trúc phân cấp kém đầy đủ hơn. Hệ thống thể loại có một cây phân cấp bao quát và chi tiết để hỗ trợ việc duyệt bài bằng cách tăng độ biệt hóa, trong khi danh sách của các danh sách tương đối hiếm và không lồng sâu.
- Xử lý tự động phức tạp. Danh sách khó xử lý tự động bằng bot hơn vì chúng chứa những đoạn văn có liên kết đến các mục mà không phải trong bản thân danh sách và cần phải phân tích wikitext của trang để trích ra đề mục thay vì sử dụng một API chuyên biệt như thể loại.
- Không sắp xếp tự động. Biên tập viên phải tự xác định một mục từ thuộc vào đâu và tự đặt nó vào đó. Thường các biên tập viên sẽ đơn giản là thêm mục mới vào cuối danh sách, giảm sự hiệu quả của danh sách. Có thể vượt qua hược điểm này bằng cách đặt danh sách trong một bảng sắp xếp được.
- Có thể sa đà vào các mục từ không thể dẫn nguồn một cách tin cậy và không đáp ứng các yêu cầu để đưa vào bách khoa thư.
- Một số chủ đề (ví dụ: danh sách tất cả người dân của một nước nhất định có bài viết Wikipedia) quá rộng đến nỗi một danh sách sẽ dài đến mức không quản lý được và thực tế là không bảo quản được.
Bản mẫu điều hướng
[sửa | sửa mã nguồn]Bản mẫu điều hướng, hay navboxes, là những hộp chứa liên kết đến một nhóm các bài viết liên quan. Bản mẫu điều hướng thường hiện diện trong một trong hai dạng:
- ngang, đặt cuối bài viết và cũng được gọi là navbox
- dọc, thường thấy ở góc trên phải của bài viết và cũng được gọi là sidebar.
Mã wiki lập tư liệu cho các bản mẫu điều hướng với những mức độ đặc tả khác nhau bao gồm Bản mẫu:Navbox/doc, Bản mẫu:Sidebar/doc, và ở đầu hoặc cuối bản mẫu, Bản mẫu:Navbar/doc.
Mỗi nên có thể dễ dàng nhận ra là liên kết đối với người đọc. Nói chung màu chữ nên thống nhất với màu chữ mặc định của Wikipedia, để cho liên kết là xanh; liên kết cụt là đỏ; và màu đỏ và xanh không nên dùng ở những chỗ không phải liên kết. Tuy nhiên hướng dẫn navbox cụ thể cho màu chữ và màu nền mà khác với mặc định có ở WP:MOSTEXT#In navboxes.
Bản mẫu điều hướng đặc biệt hữu dụng với những nhóm bài nhỏ, rõ ràng; những bản mẫu có một lượng lớn liên kết không bị cấm nhưng có thể trông quá rối mắt và khó đọc và sử dụng. Bản mẫu tốt thường theo một số hướng dẫn sau:
- Tất cả bài viết trong bản mẫu liên quan đến một chủ đề duy nhất, cố kết.
- Đối tượng của bản mẫu nên được đề cập trong từng bài viết.
- Các bài viết nên tham chiếu đến nhau, ở mức độ hợp lý.
- Nên có một bài viết Wikipedia về chủ đề của bản mẫu.
- Bạn có thể mong liệt kê nhiều bài này trong mục Đọc thêm của mỗi bài.
Nếu tập hợp bài viết không vượt qua các bài kiểm tra trên, những bài viết này ít liên quan đến nhau và một danh sách hay thể loại có lẽ hợp lý hơn.
Bản mẫu điều hướng đặt ở góc trên phải của bài viết (đôi khi gọi là bản mẫu "sidebar" hoặc "một phần của chuỗi bài") nên được chú ý đặc biệt vì chúng được hiển thị một cách rất nổi bật với người đọc. Một tập hợp bài trong một bản mẫu sidebar nên liên hệ chặt chẽ với nhau và bản mẫu cần đạt được hầu hết hoặc tất cả các hướng dẫn bên trên. Nếu các bài viết không liên hệ chặt chẽ, một bản mẫu chân (đặt ở dưới bài viết) có thể hợp lý hơn.
Liên kết bài viết trong Bản mẫu điều hướng nên được nhóm thành các cụm, theo chủ đề hoặc theo niên đại, v.v... Thứ tự bảng chữ cái không đem lại giá trị gia tăng nào so với một thể loại chứa cùng những liên kết đó. Ví dụ, xem The article links in a navigation template should be grouped into clusters, by topic, or by era, etc. Alphabetical ordering does not provide any additional value to a category containing the same article links. For example, see Bản mẫu:Vật lý với các bài viết được nhóm thành nhiều chủ đề con.
Tất cả các bài viết nhúng một navbox nhất định thường cũng nên được đưa vào như là một liên kết trong navbox sao cho có thể đi lại theo hai chiều.
Cuối cùng, liên kết ngoài không nên xuất hiện trong các bản mẫu định hướng. Nguồn có thể được đưa vào tài liệu bản mẫu (một phần <noinclude> mà chỉ hiện ra khi xem chính bản mẫu mà không hiện trong các trang nhúng).
Ưu điểm
[sửa | sửa mã nguồn]- Đem lại một bộ mặt và hệ thống điều hướng nhất quán cho các bài viết liên quan (dù không phải giữa các chủ đề — không có một định dạng nào chung cho các bản mẫu điều hướng).
- Di chuyển nhanh hơn dùng thể loại.
- Cho thông tin trực tiếp về các thành phần tương đương.
- Để trình bày một chuỗi bài theo niên đại, một bản mẫu thường thích hợp nhất. Ví dụ: Bản mẫu:Văn hóa cổ Việt Nam.
Với các chuỗi bài rất dài các hộp nối tiếp thường phù hợp hơn, chỉ hiện những phần tử của chuỗi ngay trước và sau bài viết.
- Cung cấp một tài nguyên có tổ chức cho người đọc sau khi xem một bài viết trong mộc chủ đề rộng có thể tìm ra các bài viết khác trong chủ đề đó thay vì bắt họ phải "đi câu" các bài viết được liên kết trong văn bản hay mục "Đọc thêm".
Nhược điểm
[sửa | sửa mã nguồn]- Nếu đơn giản, thường có thể thay thế bằng một chủ đề. Cũng khó có thể cung cấp nhiều chi tiết hơn một chủ đề mà không làm cho hộp trở nên to quá mức.
- Có thể trở nên xấu xí hoặc vô nghĩa, ví dụ do cách phối mầu không hợp mắt, kích thước, số lượng hộp trong cùng một trang, v.v... Vì lý do này các hộp chuỗi bài cần phải tự hiển nhiên, trong khi chúng không thể chứa nhiều chữ để định nghĩa hay giải thích.
- Việc đưa vào các liên kết bài viết hoặc phân vùng trong một bản mẫu có thể vô ý đặt ra một quan điểm. Nó cũng có thể gợi ý một cách sai lầm rằng một mặt của chủ đề hay một ví dụ được liên kết là quan trọng hơn, kém hay bằng những cái khác; sử dụng để quảng cáo các chủ đề vô danh ở những nơi nổi bật; hay để khẳng định quyền sở hữu dự án. Bản mẫu có thể bị đưa đến Wikipedia:Bản mẫu cần thảo luận nếu nó có vẻ đặt ra một quan điểm. Cố gắng giảm nhẹ điều này bằng cách thêm nhiều bản mẫu có thể dẫn đến nhược điểm ở mục trước.
- Mặt khác, bản mẫu có thể gợi ý cho người đọc những liên kết nào là quan trong nhất hoặc phù hợp nhất trong khi điều này gây tranh cãi.
- Có thể biến đổi bố cục trang mà không có lý do nào hiện lên bản thân trang (ví dụ khi bản mẫu chứa chỉ thị NOTOC, một thẻ
<div>
không đóng v.v...) - Có thể chiếm quá nhiều không gian cho những thông tin mà chỉ liên quan một cách hời hợt
- Đưa vào một danh sách đầy đủ liên kết đến tất cả bài viết mặc dù thường thì nhiều liên kết không hữu ích trong một số bài viết
- Do kích thước, việc dùng nhiều bản mẫu có thể chiếm quá nhiều không gian trong một bài viết, điều có thể dẫn đến sự lựa chọn chứa quan điểm về việc đưa vào cái gì
- Bản mẫu có thể không được đưa vào kết quả tìm kiếm một cách mặc định, khiến người đọc và biên tập khó khăn hơn khi tìm chúng.
- Chúng ngầm giả định rằng người đọc nào đã đi qua một bài viết trong một chủ đề rộng sẽ muốn đọc các bài khá trong cùng chủ đề, thay vì các bài được liên kết trong văn bản hay mục "Xem thêm".
Các navbox ở đầu trang có một số vấn đề riêng sau:
- Chúng dùng một khối lớn không gian màn hình rất dễ nhìn mà đáng lẽ có thể được dùng cho ảnh và những thông tin quan trọng.
- Chúng có thể được cảm nhận như là đang rào một chủ đề thành "lãnh địa" của một lĩnh vực học thuật nhất định.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:CatScan, công cụ tìm kiếm trong các thể loại bài viết
- Wikipedia:Chủ đề, những trang điều hướng giới thiệu một lĩnh vực chủ đề
- Wikipedia:Không phải cái gì cũng cần navbox, một bài luận liên quan đến hướng dẫn này
- Wikipedia:Một navbox cho mỗi trang, một bài luận liên quan khác
Ví dụ
[sửa | sửa mã nguồn]Bản mẫu:Harry Potter là một ví dụ của việc tổ chức một lượng lớn và đa dạng tài liệu thành một bản mẫu dễ đọc.