Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Trò chơi điện tử
Hướng dẫn này là một phần của Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt. Hãy dùng lẽ thường khi áp dụng vì thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Hãy đảm bảo rằng bất cứ sửa đổi nào đều phản ánh sự đồng thuận. |
Cẩm nang biên soạn (CNBS) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Theo lĩnh vực
|
|||||||
Dưới đây là hướng dẫn đối với việc biên soạn các bài viết về trò chơi điện tử. Hãy đề xuất ý tưởng hoặc đặt câu hỏi trên trang thảo luận. Các biên tập viên cũng nên làm quen với cẩm nang biên soạn chính và cẩm nang biên soạn đối với việc viết về tác phẩm hư cấu.
Nội dung bài viết
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung phù hợp
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Các bài viết về trò chơi điện tử cần phải giới thiệu tổng quan về trò chơi và ảnh hướng của nó đến ngành công nghiệp bằng văn phong bách khoa. Hãy cung cấp cho người đọc tóm tắt sơ lược về cốt truyện và lối chơi của trò chơi. Đề mục cốt truyện, nếu thật sự cần thiết, không nên dài quá 700 từ để tránh lan man. Hãy giúp người đọc hiểu được trò chơi được phát triển như thế nào, được đón nhận ra sao về mặt thương mại và được giới phê bình đánh giá như thế nào. Wikipedia được sử dụng bởi cả game thủ và những người không phải game thủ, nên đặc biệt cần tránh đưa vào bài viết hướng dẫn chi tiết cách chơi trò chơi hay những thông tin vụn vặt không mang tính bách khoa. Nếu không chắc chắn thì hãy trả lời câu hỏi: có phải nội dung đó chỉ hữu ích với những người chơi trò chơi hay không? Nếu câu trả lời là "đúng vậy" thì nội dung đó không phù hợp. Các bài viết về trò chơi điện tử cần phải dễ hiểu với cả những người đọc không phải là game thủ.
Có thể tạo bài viết riêng về một trò chơi điện tử, công ty, nhân vật hoặc phần cứng nếu chủ thể đó đủ nổi bật. Những thông tin xoay quanh các chủ thể này như bản mở rộng, âm nhạc hay nhân vật (với điều kiện chúng được chú thích nguồn tham khảo đáng tin cậy) nhìn chung nên được gộp vào các bài viết về chủ thể thay vì tách thành bài riêng. Tránh viết về những yếu tố về lối chơi như vật phẩm, màn chơi hoặc bối cảnh, trừ khi yếu tố đó có tầm quan trọng nhất định với trò chơi hoặc dòng trò chơi theo các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Chỉ tạo bài viết riêng cho những yếu tố về lối chơi được nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy công nhận là có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, lịch sử hoặc một thể loại trò chơi điện tử.
Những nội dung không phù hợp với Wikipedia có thể được đăng tải lên một số nền tảng khác: Codex Gamicus đối với những thông tin vụn vặt; Fandom đối với bối cảnh, cốt truyện và các vật phẩm trong trò chơi; Gamepedia đối với các trò chơi cụ thể; StrategyWiki đối với hướng dẫn, chiến thuật và những nội dung khác về lối chơi.
Nội dung thiết yếu
[sửa | sửa mã nguồn]Bất cứ bài viết về trò chơi điện tử nào cũng nên bao gồm những yếu nội dung cơ bản sau:
- Một hộp thông tin được điền thông tin đúng cách và phù hợp .
- Bản mẫu
{{Dự án Trò chơi điện tử}}
đặt trong trang Thảo luận của bài viết. Điều này cho biết bài viết nằm trong phạm vi của Dự án Trò chơi điện tử. - Đề mục "Phát triển" hoặc "Lịch sử": những thông tin về quá trình sản xuất một trò chơi có tầm quan trọng đặc biệt. Thông tin này cũng rất hữu ích đối với những bài viết về các khía cạnh hư cấu trong một trò chơi.
- Đề mục "Đón nhận": đề mục này cho thấy ảnh hưởng mà chủ thể của bài viết đã mang lại với ngành công nghiệp trò chơi điện tử, cụ thể là về mặt thương mại, nghệ thuật và công nghệ.
- Trong bài viết về một trò chơi, hãy nhớ phân loại nó theo thể loại, nền tảng và năm phát hành .
Nếu không một nguồn tham khảo đáng tin cậy nào nhắc đến những thông tin cơ bản này về chủ thể của bài viết thì có thể chủ thể đó không nên có bài viết riêng mà nên được gộp vào một bài viết tổng quan hơn.
Nội dung không phù hợp
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là danh sách các nội dung nhìn chung được xem là nằm ngoài phạm vi của các bài viết Wikipedia về trò chơi điện tử và các chủ đề liên quan.
- Bài viết về chủ đề không nổi bật: Tránh tạo bài viết mới về những chủ đề không nổi bật. Một chủ đề được xem là nổi bật nếu nó được nhắc đến rộng rãi trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy và độc lập với chủ thể. Chỉ nên tách một bài viết nhỏ từ một bài viết lớn nếu bản thân chủ thể của bài viết mới đủ nổi bật.
- Dựa trên: Wikipedia § Độ nổi bật#Chỉ dẫn chung.
- Nhiều bài viết ngắn: Một bài viết tổng quát thường hệ thống hóa các thông tin về một chủ đề một cách hiệu quả hơn. Đừng tạo nhiều bài viết nhỏ nếu nội dung của chúng có thể được tổng hợp vào một bài viết lớn. Bài viết lý tưởng là một bài viết không quá dài cũng không quá ngắn.
- Dựa trên: Wikipedia:Độ lớn bài viết.
- Lối chơi quá chi tiết: Những thông tin như "nhân vật có thể nhảy, bắn súng và ném bom" sẽ giúp người đọc hiểu được cách chơi trò chơi, nhưng hãy tránh giải thích các tổ hợp phím hay cheat code.
- Chiến thuật và hướng dẫn chơi: Có thể giải thích những nguyên lý cơ bản trong lối chơi để giúp người đọc hiểu được cách chơi trò chơi, nhưng tránh miêu tả cặn kẽ cách giải các câu đó hay đánh bại một kẻ địch.
- Nội dung hư cấu quá chi tiết: Nên tóm tắt cốt truyện xoay quanh một trò chơi, nhân vật hoặc bối cảnh nổi bật một cách ngắn gọn. Những thông tin chi tiết hơn thế là không cần thiết và không nên đưa vào bài viết, bởi bài viết cần phải tập trung nói về trò chơi từ góc nhìn của thế giới thực, chẳng hạn như trò chơi được phát triển như thế nào và được đón nhận ra sao.
- Danh sách nhân vật không được chủ thích nguồn thứ cấp: Cần đặc biệt tránh những thông tin chi tiết quá mức về các nhân vật. Các bài danh sách nhân vật trong một trò chơi nào đó cần phải (1) được viết từ góc nhìn của thế giới thực và tập trung vào ý tưởng đằng sau nhân vật, quá trình sáng tạo nhân vật và phản hồi mà nhân vật nhận được, và (2) được chú thích nguồn tham khảo thứ cấp độc lập để kiểm chứng thông tin. Nếu bài viết không thỏa mãn được những yêu cầu này thì nên rút gọn nó thành 1-3 đoạn văn xuôi và đưa vào đề mục "Cốt truyện" hoặc "Tóm tắt" của bài viết về trò chơi. Nếu các nhân vật trong danh sách chỉ xuất hiện trong một trò chơi duy nhất thì gần như không bao giờ nên tạo bài riêng về danh sách nhân vật mà nên cho những thông tin đó vào bài viết về trò chơi.
- Danh sách vật phẩm, vũ khí hoặc khái niệm: Những thông tin như điểm số, achievement và trophy, giới hạn thời gian, cấp độ, chiêu thức hoặc class của nhân vật, các nhân vật hoặc phương tiện người chơi có thể mở khóa, v.v. được xem là không phù hợp. Nếu những thông tin này có liên quan đến tầm quan trọng của trò chơi đối với ngành công nghiệp thì có thể tóm tắt chúng bằng văn xuôi.
- Giá: Khônh nên nhắc đến giá bán của các trò chơi hoặc sản phẩm trong bài viết, trừ khi mức giá đó có điểm gì đó thực sự nổi bật. Trường hợp ngoại lệ là những bài viết về các phần cứng và thiết bị chơi game có mức giá bán lẻ được chuẩn hóa, chẳng hạn như các máy chơi game console.
- Tin đồn và phỏng đoán: Không nên đề cập đến những phỏng đoán về các trò chơi chưa được phát hành, tin đồn về nội dung của một trò chơi hay việc một trò chơi thay đổi hãng phát triển hoặc phát hành ngay cả khi chúng được các nguồn tham khảo đáng tin cậy nhắc đến. Chỉ nên nhắc đến những tin đồn có phạm vi toàn ngành công nghiệp trò chơi điện tử được các nguồn tham khảo đáng tin cậy ghi nhận sau khi tin đồn đó đã xuất hiện được một thời gian dài để thiết lập bối cảnh.
- Lịch sử phiên bản đầy đủ: Không liệt kê danh sách tất cả các bản cập nhật hoặc bản vá của trò chơi. Thay vào đó, hãy tóm tắt lịch sử phát triển của trò chơi bằng văn xuôi.
- Danh sách diễn viên: Nhìn chung, không nên liệt kê danh sách diễn viên lồng tiếng và/hoặc diễn xuất chuyển động cho các nhân vật trong một trò chơi. Nếu thông tin về các diễn viên đóng vai trò quan trọng với nội dung của bài viết thì hãy trình bày chúng bằng văn xuôi, thường là trong đề mục "Phát triển" (ví dụ như trong bài Grand Theft Auto V). Trường hợp ngoại lệ là khi dàn diễn viên của trò chơi có điểm gì đó đáng chú ý, chẳng hạn như khi trò chơi được chuyển thể từ một bộ phim và các diễn viên trong phim tiếp tục xuất hiện trong trò chơi. Nhưng kể cả trong trường hợp đó cũng chỉ nên nhắc đến những nhân vật quan trọng nhất.
- Bản dịch không chính thức: Không đề cập đến các bản dịch không chính thức trừ khi chúng được các nguồn tham khảo độc lập đáng tin cậy nhắc đến. Nếu một bản dịch đủ nổi bật thì có thể nhắc đến nó nhưng hãy tránh liên kết đến trang web của bản dịch để không vi phạm bản quyền.
- Yêu cầu hệ thống: Chỉ nên nhắc đến các yêu cầu về hệ thống của một trò chơi nếu bản thân yêu cầu đó cũng nổi bật (ví dụ: yêu cầu hệ thống cao của Crysis ở thiết lập đồ họa cao nhất). Nếu yêu cầu hệ thống của trò chơi đủ nổi bật, hãy viết về điều đó bằng văn xuôi với văn phong đủ dễ hiểu để những người đọc không có kiến thức chuyên môn gì cũng có thể hiểu được.
- Âm nhạc không nổi bật: Không tách nội dung về âm nhạc trong trò chơi thành một đề mục riêng mà hãy cho nó vào đề mục "Phát triển" và không liệt kê danh sách bài hát, trừ khi bản thân phần âm nhạc có điểm gì đó đáng chú ý. Nếu âm nhạc của trò chơi đã được phát hành thành đĩa nhạc thì có thể sử dụng hộp thông tin album nhạc song song với nội dung văn xuôi.
- Giới hạn độ tuổi: Không nhắc đến giới hạn độ tuổi (ESRB, PEGI, CERO) của trò chơi trong bài, trừ khi bản thân giới hạn đó là một chủ đề đáng chú ý (chẳng hạn như giới hạn độ tuổi của Left 4 Dead 2 tại Úc).
- Bảng tổng hợp phiên bản: Không thêm bảng có nội dung tổng hợp tất cả các phiên bản của một trò chơi, chẳng hạn như phiên bản đặc biệt, phiên bản giới hạn, v.v. Nếu các phiên bản đó có điểm gì đáng chú ý thì hãy trình bày thông tin này bằng văn xuôi.