Bước tới nội dung

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Ngô Tự Lập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận sau đây là một cuộc biểu quyết đã được lưu trữ về đề xuất xóa bài viết sau. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến khác xin vui lòng đưa vào các trang thảo luận thích hợp (như trang thảo luận của bài viết hoặc biểu quyết phục hồi trang). Đừng thực hiện bất cứ thay đổi nào khác đối với trang này.

Kết quả là Giữ với tỉ lệ 7/1 sau 7 ngày.. Flyplanevn27 (Thảo luận) 09:27, ngày 18 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ngô Tự Lập (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
(Tìm nguồn: "Ngô Tự Lập" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)

Ngô Tự Lập là "một nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa và sáng tác ca khúc", "hội viên Hội nhà văn Hà Nội và Hội nhà văn Việt Nam". Bài không có nguồn nào nhắc trực tiếp đến chủ thể. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:37, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xóa
  1. Xóa Trang này nhiều thông tin đưa vào không trích nguồn. Về thành tích của dịch giả này không đáng kể. Dịch giả chỉ lọt vào vòng sơ khảo của một cuộc thi dịch thơ là PEN Award for Poetry Translation. Ông đạt huy Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật của Pháp (chỉ là huân chương cấp bộ chứ không phải cấp nhà nước) có tính ngoại giao vì ông Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ của trường ĐHQGHN (tương đương cấp khoa) và có vài công trình dịch tiếng Pháp (thí dụ có thể xem [bài này về một vị phó hiệu trưởng ở HN cũng được nhận huân chương này]). Tóm lại cần bằng chứng về thành tính nổi bật, đạt giải thưởng quốc tế nào đó hoặc là tác giả nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do độ minh chứng nổi bật không đủ, tôi đề nghị xóa. Minh.sweden (thảo luận) 05:39, ngày 11 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xóa Nhất trí với lập luận của bạn Minh.sweden, mình góp một phiếu xóa. Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:55, ngày 11 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giữ
  1. Giữ Nhà sư phạm khá quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt trong Cộng đồng Pháp ngữ. Nguồn internet khá nhiều. Sách được công bố trong nước và quốc tế. Hiện là hiệu trưởng một cơ sở đào tạo cấp Đại học. Tiếc là bài tiểu sử này còn biên tập quá tệ. Mấy bài báo sự kiện của Zing hay Thể thao & Văn hóa còn viết tiểu sử tốt hơn bài này. Ý kiến khác của tôi xin để ở dưới. DangTungDuong (thảo luận) 09:39, ngày 12 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Giữ Có một thành tích nổi bật (Huân chương của Pháp). Ngoài ra, ông có sức ảnh hưởng không nhỏ trong cộng đồng Pháp ngữ ở Việt Nam và là một nhà giáo sư phạm có tiếng nói trong nền giáo dục. Bạn DTD nếu am hiểu về thầy thì rất mong bạn cải thiện bài dùm. Bài đủ nổi bật nhưng chất lượng quá kém. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:39, ngày 15 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tra list này List of members of the Ordre des Arts et des Lettres thì không thấy Ngô Tự Lập đâu, chỉ tìm thấy một người Việt là nhà văn Dương Thu Hương. Độ quan trọng/thứ hạng của huân chương "Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật" được ĐSQ Pháp là như thế nào mà hàng năm được trao ở Việt Nam cho một số quan chức thí dụ như: Đặng Thanh Tùng (Cục trưởng Văn thư Lưu trữ nhà nước), Lê Thanh Huyền (Phó Hiệu trưởng ĐH Nội Vụ), Trần Văn Công (Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội)... Xin tìm hiểu thêm để rõ độ nổi bật – Minh.sweden (thảo luận) 23:17, ngày 15 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ bạn đọc thiếu chữ "partial list"? Thiếu gì thêm vô, có gì khó? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:17, ngày 17 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cần phải viết rõ độ quan trọng. Mặc dù báo trong nước có đưa tin, nhưng cũng phải cross check với các nguồn nước ngoài xem độ ảnh hưởng của Cộng đồng Pháp ngữ của Ngô Tự Lập là thế nào. Thí dụ trong bài viết trong sách "Cẩm nang Pháp Ngữ" của một tác giả nước ngoài viết rằng có một mục nói về Ngô Tự Lập, như tra thì không phải như vậy, đó chỉ là vài dòng đề cập đến các dịch giả dịch thơ sang tiếng Pháp trong đó có Ngô Tự Lập mà thôi. – Minh.sweden (thảo luận) 23:23, ngày 15 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có người lại còn đòi hướng dẫn crosscheck kìa Nguyentrongphu ^^ DangTungDuong (thảo luận) 10:47, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đoạn nào sai thì bạn có thể viết lại. Đây là dự án tự nguyện mà. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 17 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3. Giữ Nhân vật nổi bật trong ngành/lĩnh vực người đó hoạt động. Nguyenhai314 (thảo luận) 10:58, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. Giữ Theo như những ý kiến mà DTD dẫn ở bên dưới thì công nhận là chủ thể đủ nổi bật thật, có điều bài đã rất lỗi thời và chất lượng tệ Martin L. KingI have a dream 11:23, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5. Giữ Nhân vật nổi bật trong lĩnh vực của người đó. Còn về bài viết thì tôi nhận xét vậy là ổn. Một người chỉ hoạt động chuyên ngành, ít được công chúng biết đến mà viết nhiều quá thì lại bị nói là PR. Nhưng tôi góp ý là nên đổi tên bài viết thành Ngô Tự Lập (dịch giả) Tín đồ Tốc độ (thảo luận) 05:20, ngày 17 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6. Giữ Như các ý kiến trên.   Biheo2812  05:38, ngày 17 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7. Giữ Tôi thấy đã đủ độ nổi bật dựa vào những ý kiến bên dưới. TranHieu0706 (thảo luận) 08:05, ngày 17 tháng 9 năm 2021 (UTC)TranHieu0706[trả lời]
Ý kiến
  1.  Ý kiến Chủ thể có tác phẩm lọt vào đề cử cho một hạng mục đủ nổi bật. Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:35, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Tôi làm việc với thầy Lập nhiều lần và thường xuyên trao đổi với ĐHQGHN nên có một số thông tin thêm cho bài viết:
    1. Nếu các bạn thử tìm google về "Ngô Tự Lập" sẽ thấy tương đối nhiều bài phỏng vấn của ông về giáo dục, cải tiến sư phạm và hợp tác đào tạo quốc tế. Đặc biệt trong các lĩnh vực chuyển đổi số và công nghệ thông tin. Riêng về những bài báo này thì link và báo giấy khá phong phú.
    2. Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đã tách ra khỏi ĐHQGHN và là một đơn vị hoạt động độc lập từ năm 2017. Bằng cấp của trường này tương đương với bằng Đại học, thầy Lập là người sáng lập và hiệu trưởng. Tôi gần như chắc chắn rằng trong khối các cơ sở đào tạo tiếng Pháp tại Việt Nam, đây là trường Đại học duy nhất đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ cho du học sinh Pháp ngữ mà được quốc tế công nhận.
    3. Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ Franconomics do thầy Lập khởi xướng dù mới được tổ chức 3 năm gần đây nhưng đã được đưa vào chương trình khung hàng năm của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và Bộ ngoại giao Việt Nam (nhiều báo đăng). Riêng trong mảng Pháp ngữ, các hoạt động của IFI cũng nằm trong các chương trình hoạt động của nhiều đại sứ quán, Tổ chức Đại học Pháp ngữ, Hội sinh viên quốc tế,...
    4. Huân chương cấp bộ en:Ordre des Arts et des Lettres mà các bạn chê thực ra là Huân chương lớn của Pháp chứ không hề nhỏ như các bạn nghĩ. Việt Nam hình như mới chỉ có vài người được nhận vinh dự này (nếu tôi không nhầm thì trước thầy Lập là đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp từ năm 2016?). Theo tiêu chí 2 của Wikipedia:Độ nổi bật (học giả) thì "Cá nhân đã nhận một giải thưởng học thuật cao quý hoặc được vinh danh ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế", tôi nghĩ ổn.
    5. Tôi nghĩ đề cử cho PEN Award là một điều kiện khá tốt. Chi tiết có thể xem thêm tại VnExpress năm 2014. Hình như Việt Nam cũng chỉ có thầy Lập từng được đề cử tại en:PEN Translation Prize. Như Nguyenmy2302 nói ở trên, hoàn toàn xem xét đủ đnb chỉ với đề cử dù là long list này.
    Tôi thấy bài biên tập (rất) kém và lỗi thời, nên nội dung bị lan man nhiều thể loại. Nhưng thực tế, các tài liệu nghiên cứu giảng dạy và học thuật của Ngô Tự Lập còn rất nhiều (hiện tại bài mới cập nhật tới 2008?). Ví dụ như bài này trong lưu trữ Thư viện ĐHQGHN năm 2019 ; hay sách Văn chương như là quá trình dụng điển (2017) và khảo cứu "Triết học ngôn ngữ Voloshinov: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại Bakhtin" (2020) đều dễ tìm trên các trang bán sách điện tử. Còn riêng về sách tản văn thì thầy viết cũng khá đều tay, ít nhất có cuốn Mỹ phẩm trí tuệ mới được NXB Kim Đồng phát hành cuối năm 2020 cũng nhận được đánh giá cao. DangTungDuong (thảo luận) 09:20, ngày 12 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ừm. Đúng là Chị Điệp đoạt giải thưởng này năm 2016. Chị cũng là nữ đạo diễn đầu tiên của Việt Nam, một trong mười người Việt Nam đoạt danh hiệu này (con số rất ít). Tuy nhiên bên cạnh danh hiệu này thì chị Điệp cũng thừa nổi bật vì đoạt giải đạo diễn xuất sắc tại LHP Quốc tế Bratislava cho phim Đập cánh giữa không trung, chưa kể đến số lượng nguồn viết về chị mà nếu có bài trên wiki tôi tin sẽ không dưới 100 nguồn. Ngô Tự Lập này thì lại khác, nguồn dẫn tương đối ít nên cần có "giải thưởng" (theo quan điểm của một số bạn ở đây) để chứng minh độ nổi bật. Có thể "giải thưởng" nêu ra trong bài cũng chưa thể thỏa mãn một số người. Tôi sẽ nghiên cứu thêm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:04, ngày 12 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Về huân chương "Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật" của Pháp, mọi người có thể search google. Những gười được nhận là các quan chức có liên quan đến hợp tác văn hóa Pháp Việt, những người nhận gần đây nhất là: Đặng Thanh Tùng (Cục trưởng Văn thư Lưu trữ nhà nước), Lê Thanh Huyền (Phó Hiệu trưởng ĐH Nội Vụ), Trần Văn Công (Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội), v.v... Do đó nói nó là một huân chương cấp bộ, có tính ngoại giao là hợp lý. Nếu đưa ông Ngô Tự Lập vào vì huân chương này thì có thể đưa tất cả các vị trên luôn cho đủ bộ. – Minh.sweden (thảo luận) 03:54, ngày 14 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn nghĩ đó là "ngoại giao", nhưng không có cái Ordre nào của Pháp là ngoại giao hết. Ordre không phải là một cái chứng chỉ hay là huân chương bình thường. DangTungDuong (thảo luận) 11:42, ngày 14 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nên để ý huân chương "Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật" đây là huân chương hạng nào. Ordre des Arts et des Lettres có rất nhiều thứ bậc. Bạn có thể xem danh sách đầy đủ những người nhận huân chương "Ordre des Arts et des Lettres" ở đây List of members of the Ordre des Arts et des Lettres. Trong danh sách này chỉ tìm được tên một người Việt là nhà văn Dương Thu Hương. Nên mình nghi ngờ độ quan trọng của "Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật" được ĐSQ Pháp trao ở Việt Nam hàng năm với những quan chức không ai biết tới như Đặng Thanh Tùng (Cục trưởng Văn thư Lưu trữ nhà nước), Lê Thanh Huyền (Phó Hiệu trưởng ĐH Nội Vụ), Trần Văn Công (Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội), v.v... Xin mời google để tìm hiểu thông tin trước. – Minh.sweden (thảo luận) 23:13, ngày 15 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Liệt kê thiếu thì bổ sung vô. Dương Thu Hương sống ở Pháp thì đơn giản, mấy vị này sống ở Việt Nam thì bên họ khó tiếp cận nguồn tiếng Việt hơn. – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:56, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin lỗi chứ những cái tên trên đều là bạn/đồng nghiệp/đối tác của tôi. Nhìn cách bạn research thì cũng không phải trong ngành học thuật hay Pháp ngữ, vậy nên bạn không đủ tầm để hiểu đóng góp của họ như thế nào. Nếu bạn phàn nàn thì mời viết thư lên Đại sứ quán Pháp, địa chỉ phố Bà Triệu, Hà Nội. Vẫn không phục thì gửi tiếp lên Bộ Văn hóa Pháp, địa chỉ Palais-Royal, Paris. Nếu bạn không biết viết thì đưa nội dung đây, tôi viết hộ. Ông Đặng Thanh Tùng (đề bạt Thứ trưởng bộ KHCN) và ông Trần Văn Công (đề bạt Hiệu trưởng ĐHHN) có đóng góp hay không thì người trong nghề họ biết, người ta không có khoe với bạn hay với google đâu. Ordre nó là hàng bậc cao như thế nào nào thì thử đọc tiếng Pháp nhé link. Tập cách crosscheck và nghiên cứu thêm, huân chương của nước ngoài ghi nhận mà có thể ý kiến phiến diện kiểu "Tôi thấy Huân chương không nổi bật" LOL. DangTungDuong (thảo luận) 10:55, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không quan tâm họ là đồng nghiệp hay đối tác của ai, bạn thấy họ đủ nổi bật vì huân chương đó thì cứ đưa vào wiki. Theo trang "Ordre des Arts et des Lettres" rõ ràng "Huân chương Văn học nghệ thuật" này là một huân chương cấp bộ, cấp thấp hơn "Huân chương Cành cọ Hàn lâm" mà một vài người VIệt đã được trao tặng (thí dụ Hoàng Xuân Sinh) chứ đừng nói đến huân chương cấp nhà nước như Bắc Đẩu Bội Tinh (thí dụ Ngô Bảo Châu đã được nhận). Hơn nữa huân chương "Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật" là đúng hơn "Huân chương Văn học nghệ thuật" ("Ordre des Arts et des Lettres") hạng "hiệp sĩ" (Chevalier) là Huân chương hạng 3, thấp nhất trong 3 cấp bậc Commandeur>Officier>Chevalier. Như vậy tính theo thứ hạng, huân chưong cấp bộ hạng 3 "Hiệp sĩ Văn học nghệ thuật" được trao tại các đại sứ quán hàng năm này đã thấy nó kém nổi bật rồi. Đâu phải cứ nước ngoài trao tặng đã là nổi bật, cần phải làm rõ thứ hạng của nó nữa chứ – Minh.sweden (thảo luận) 21:10, ngày 16 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đây là một cuộc biểu quyết đã được lưu trữ. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến khác xin vui lòng đưa vào các trang thảo luận thích hợp (như trang thảo luận của bài viết hoặc biểu quyết phục hồi trang). Đừng thực hiện bất cứ thay đổi nào khác đối với trang này.