Bước tới nội dung

Danh sách chuyến thăm quốc tế của Nguyễn Phú Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Danh sách chuyến thăm quốc tế của Nguyễn Phú Trọng.[a]

Trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI được diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, Nguyễn Phú Trọng đã đắc cử chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn ông đang đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.[1] Từ lúc nhậm chức, các chính sách đối ngoại của ông cũng được tăng cường mạnh mẽ với trường phái ngoại giao mang tên "ngoại giao cây tre".[2][3][4] Trong giai đoạn giữ chức vụ Tổng Bí thư, ông đã có nhiều chuyến thăm cấp quốc tế được tiếp đón theo lời mời từ các Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Ông đã có cuộc gặp gỡ với toàn bộ thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần lượt Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2013), Trung Quốc (2011, 2015, 2017, 2022), Pháp (2018), Nga (2014, 2018) và Hoa Kỳ (2015).[b]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng có nhiều chuyến công du quốc tế trong tư cách Chủ tịch Quốc hội.[5][6]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
# Năm Ngày Quốc gia Địa điểm Mô tả Nguồn
1 2008 15–17 tháng 6  Hungary Budapest Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh hai nước đã có 60 năm quan hệ ngoại giao. Tại đây, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống László Sólyom và Chủ tịch Quốc hội Katalin Szili. [7][8][9]
17–20 tháng 6  Romania [7][8]
20–24 tháng 6  Bulgaria [7][8]
24–26 tháng 6  Pháp [7][8]
2 2010 23–28 tháng 2  Ấn Độ Delhi Chuyến thăm đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng đến với Ấn Độ trong cương vị Chủ tịch Quốc hội. Ông đã có cuộc gặp gỡ vào trao đổi quan hệ song phương với Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar. [10][11]
28 tháng 2–1 tháng 3  Indonesia Jakarta Tại đây, ông Trọng đã có cuộc gặp gỡ Tổng thống Indonesia và Chủ tịch Hạ viện Maraduki Al. [6]
3 6 tháng 9  Cuba La Habana Chuyến thăm chủ yếu sẽ xoay quanh cuộc găp gỡ giữa ông và Chủ tịch Quốc hội Riacrdo Alarcón. Chuyên cơ của ông bắt đầu chuyến thăm từ sân bay quốc tế José Martí. [5][12]

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
# Năm Ngày Quốc gia Địa điểm Mô tả Nguồn
1 2011 20 tháng 6  Lào Viêng Chăn Trong chuyến thăm, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone. [13]
2 11–15 tháng 10  Trung Quốc Bắc Kinh Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. [14][15]
3 2012 12–14 tháng 9  Singapore Singapore Chuyến thăm là cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Lý Hiển Long và hội kiến Tổng thống Trần Khánh Viêm. [16]
4 2013 17–20 tháng 1  Bỉ Bruxelles Chuyến thăm đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ. Tại đây, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Philippe của BỉThủ tướng Bỉ Elio Di Rupo. [17][18]
20–22 tháng 1  Italia Roma Trong chuyến thăm, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Giorgio Napolitano và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản tái lập Italy Paolo Ferrero. [19]
22 tháng 1   Vatican Thành Vatican Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến gặp gỡ Đức Giáo hoàng của Thành Vatican. Đồng thời, trong chuyến thăm, ông Trọng cũng là lãnh đạo cấp cao thứ 3 của Việt Nam được tiếp kiến tại Vatican. [20][21]
22–23 tháng 1  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn Chuyến thăm đã đánh dấu lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đồng thời, được diễn ra trong bối cảnh 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau khi được nâng cấp lên Đối tác chiến lược và đánh dấu 100 năm Hồ Chí Minh đặt chân đến Anh vào năm 1913. [22][18]
5 11 tháng 4  Cuba La Habana Chuyến thăm đầu tiên với tư cách Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến với Cuba. Tại đây, ông Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba Fidel Castro. [23][24]
 Brazil Brasília Được dự kiến diễn ra cùng lúc với chuyến thăm đến Cuba. Tuy nhiên, vì "khó khăn đột xuất của phía Brazil" nên chuyến thăm đã bị hủy bỏ. Khó khăn này được cho là vì Tổng thống Dilma Rousseff phải thay đổi lịch trình cho Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ. [23][24][25]
6 19–22 tháng 11  Ấn Độ Mumbai Trong chuyến thăm, Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Manmohan Singh và đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài Mahatma Gandhi. [26][27][28]
7 2014 1–4 tháng 10  Hàn Quốc Seoul Chuyến thăm đã được tổ chức theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tại đây, ông Trọng cũng đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Jung Hong-won. [29]
8 23–26 tháng 11  Liên bang Nga Moskva Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Nga của ông Trọng trong tư cách là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm được xem là nhằm củng cố quan hệ ngoại giao giữa hai nước. [30][31]
26–28 tháng 11  Belarus Minsk Tại Belarus, Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng thống Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka, Thủ tướng Mikhail Myasnikovich và Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Anatoly N. Rubinov. [32][33]
9 2015 7–10 tháng 4  Trung Quốc Bắc Kinh Chuyến thăm được bắt đầu tại Bắc Kinh và kết thúc ở tỉnh Vân Nam. Nguyễn Phú Trọng cũng đã có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Tập Cận Bình. [34]
10 6–10 tháng 7  Hoa Kỳ Washington, D.C. Chuyến thăm đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi đây là lần hiếm hoi Hoa Kỳ tiếp người đứng đầu của một Đảng Cộng sản. Đồng thời, cũng đánh dấu lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ kể từ khi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. [35][36]
11 15–18 tháng 9  Nhật Bản Kanagawa Đây là chuyến thăm đến Nhật Bản đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng trong tư cách Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. [37][38]
12 2016 24–26 tháng 11  Lào Viêng Chăn Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith. [39][40]
13 2017 12–15 tháng 1  Trung Quốc Bắc Kinh Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức tiệc trà với Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân. [41]
14 21–22 tháng 7  Campuchia Phnôm Pênh Chuyến thăm kéo dài trong hai ngày đánh dấu quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Đồng thời, Việt Nam cũng tuyên bố sẽ tặng Campuchia một tòa nhà Quốc hội trị giá 25 triệu USD. [42]
15 22–24 tháng 8  Indonesia Jakarta Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Indonesia kể từ khi đất nước thống nhất. [43][44]
24–26 tháng 8  Myanmar Naypyidaw Chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Myanmar sau chuyến thăm của Đỗ Mười vào năm 1997. [45][44]
16 2018 25–27 tháng 3  Pháp Paris Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên mà Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Chuyến thăm cũng là dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 5 năm sau khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. [46][47]
28 tháng 3  Cuba La Habana Chuyến thăm được diễn ra sau chuyến thăm đến Pháp. Đây là chuyến thăm đầu tiên đối của ông Trọng với nhà nước Cuba sau khi vị lãnh đạo Fidel Castro qua đời. [48]
17 5–8 tháng 9  Liên bang Nga Moskva Chuyến thăm thứ hai của ông Trọng đến Nga. Đồng thời, ông Trọng cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên từ Đông Nam Á đến thăm Vladimir Vladimirovich Putin trong bối cảnh ông vừa mới tái đắc cử nhiệm kỳ mới. [49][18]
18 2019 24–25 tháng 2  Lào Viêng Chăn Trong chuyến thăm, ông Trọng đã có buổi trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith. [50]
25–26 tháng 2  Campuchia Phnôm Pênh Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, đánh dấu chuyến thăm Campuchia đầu tiên trong tư cách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam của ông. [51][52]
19 2022 30 tháng 10 – 1 tháng 11  Trung Quốc Bắc Kinh Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc và có cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. [53][54]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hình ảnh chưa bao gồm các chuyến thăm của ông trong tư cách Chủ tịch Quốc hội.
  2. ^ Dựa vào danh sách bên dưới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thành công tốt đẹp: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức Tổng Bí thư khóa XI”. Báo Chính phủ. 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Chinhphu.vn (22 tháng 8 năm 2016). “Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ Phạm Viết Đào (1 tháng 9 năm 2016). “Việt Nam xây dựng 'ngoại giao Cây Tre'?”. BBC News Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Quang Khai (29 tháng 1 năm 2023). "Ngoại giao cây tre" - đường lối ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b Đặng Linh (6 tháng 9 năm 2010). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cuba”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 – qua Báo Chính phủ.
  6. ^ a b “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị chính thức Indonesia”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 1 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ a b c d Đặng Linh (16 tháng 6 năm 2008). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm 4 nước châu Âu”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  8. ^ a b c d Văn Hiến (16 tháng 6 năm 2008). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức 4 nước châu Âu”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ “Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hungary”. Báo Nhân Dân. 18 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  10. ^ Đặng Linh (26 tháng 2 năm 2010). “Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại Ấn Độ”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  11. ^ “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến Ấn Độ”. Báo Thái Nguyên. 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ Đặng Linh (6 tháng 9 năm 2010). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tới Cu Ba”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  13. ^ TTXVN (20 tháng 6 năm 2011). “Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Lào”. Tạp chí Xây dựng Đảng. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Đặng Linh (11 tháng 10 năm 2011). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc”. VOV.VN. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ TTXVN. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc”. Tạp chí Xây dựng Đảng. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Minh Khôi (14 tháng 9 năm 2012). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024 – qua Báo Chính phủ.
  17. ^ PV (17 tháng 1 năm 2013). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ a b c Mai Hương; Trần Hoài; Minh Anh (20 tháng 7 năm 2024). “Những chuyến công du ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ PV (23 tháng 1 năm 2013). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italy - Tạp chí Cộng sản”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ Trần Ðức Anh; Ðặng Thế Dũng (21 tháng 1 năm 2013). “Ðức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng”. Truyền giáo Việt Nam tại Á châu. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Thanh Hiền (20 tháng 7 năm 2024). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người nâng tầm 'ngoại giao cây tre' Việt Nam”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ Nhật Khánh (24 tháng 1 năm 2013). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland”. Báo Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ a b Thanh Vân (13 tháng 4 năm 2012). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Lãnh tụ Cuba Fidel Castro”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ a b TTXVN (8 tháng 4 năm 2012). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Cuba và Brazil - Tạp chí Cộng sản”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ “Lý do hủy thăm Brazil của TBT Trọng”. BBC News Tiếng Việt. 18 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Thanh An (20 tháng 11 năm 2013). “Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  27. ^ “Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 20 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  28. ^ Phương Mai (23 tháng 11 năm 2013). “Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Ấn Độ”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  29. ^ TTXVN (4 tháng 10 năm 2014). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Đại Hàn Dân Quốc”. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  30. ^ TTXVN (23 tháng 11 năm 2014). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 26 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  32. ^ “Tổng Bí thư thăm chính thức Cộng hòa Belarus”. Báo Chính phủ. 26 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  33. ^ TTXVN (28 tháng 11 năm 2014). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm Nga và Belarus”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  34. ^ TTXVN (10 tháng 4 năm 2015). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  35. ^ TTXVN (7 tháng 7 năm 2015). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm Hoa Kỳ”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  36. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  37. ^ TTXVN (20 tháng 9 năm 2015). “Thành tâm hợp tác tất có thành quả tốt đẹp”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  38. ^ Trung Quyết (15 tháng 9 năm 2015). “Chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư: Củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  39. ^ 2016-11-26 (26 tháng 11 năm 2016). “Báo chí Lào đưa tin đậm nét về chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  40. ^ Xuân Sơn; Phạm Giang (26 tháng 11 năm 2016). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm CHDCND Lào”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  41. ^ Xuân Dần; Hà Thắng; Lê Bảo (16 tháng 1 năm 2017). “Toàn cảnh chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  42. ^ Thạch Thông; Huỳnh Sang (22 tháng 7 năm 2017). “Báo chí Campuchia quan tâm đặc biệt tới chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  43. ^ TTXVN (21 tháng 8 năm 2017). “Chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  44. ^ a b Ban Thời sự (18 tháng 8 năm 2017). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Indonesia và Myanmar”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  45. ^ “Toàn cảnh chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  46. ^ S.M (28 tháng 3 năm 2018). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron gặp báo chí”. Báo Lao động. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  47. ^ “Hình ảnh chuyến thăm CH Pháp của Tổng bí thư”. VietNamNet. 26 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  48. ^ Khánh Minh (28 tháng 3 năm 2018). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba”. Báo Lao động. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  49. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga (5-8/9/2018)”. Thông tấn xã Việt Nam. 13 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024.
  50. ^ baochinhphu.vn (24 tháng 2 năm 2019). “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Lào”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  51. ^ “Tổng bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Campuchia”. Vietnamnet. 26 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.
  52. ^ Nguyễn Tấn Tuân (25 tháng 2 năm 2019). “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  53. ^ TTXVN (25 tháng 10 năm 2022). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  54. ^ Duy Linh (2 tháng 11 năm 2022). “Tổng bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.