Bước tới nội dung

Vasili IV của Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vasili IV
Sa Hoàng Nga
Tại vị19 tháng 3 năm 1606 – 19 tháng 7 năm 1610
Tiền nhiệmDimitry I
Kế nhiệmFedor Mstislavsky (de jure với tư cách là người đứng đầu của nhóm Bảy Boyars)
Władysław IV Vasa (Sa Hoàng)
Thông tin chung
Sinh1552
Sa quốc Nga
Mất12 tháng 9 năm 1612(1612-09-12) (59 tuổi)
Gostynin, Vương quốc Ba La (bị cầm tù)
Phối ngẫuElena Mikhailovna Repnina
Ekaterina (Maria) Buynosova-Rostovskaia
Tên đầy đủ
Vasily Ivanovich Shuyskiy
Hoàng tộcShuysky
Thân phụIvan Andreyevich Shuysky
Thân mẫuMarfa Feodorovna
Tôn giáoChính thống giáo phương đông

Vasili IV Shuisky hay Basil IV (tiếng Nga: Василий IV Иванович Шуйский, Vasiliy Ivanovich Shuisky, sinh 1552 – Mất ngày 12 tháng 9 năm 1612) là vị Sa Hoàng Nga trong khoảng thời gian từ năm 1606 đến năm 1610. Ông lên ngôi sau cuộc ám sát Sa Hoàng Dimitry I, là người cai trị nước Nga trong Thời kỳ Đại loạn. Ông cũng vị Sa Hoàng duy nhất của dòng tộc nhà Shuysky và vị Sa Hoàng cuối cùng của Triều đại Rurikid.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1552 tại Vương quốc Nga, là con trai của Ivan Andreyevich Shuisky và với bà Marfa Feodorovna.

Ông từng là một trong những boyar cao cấp nhất trong triều đại của hai Sa Hoàng tiền nhiệm: Feodor IBoris Godunov. Ông cũng đóng vai trò chủ mưu trong nhiều cuộc thanh trừng, thích sát và biến loạn cung đình, giai đoạn làm quan của ông trùng với Thời kỳ rắc rối trong lịch sử nước Nga. Vasily và em trai Dmitry Shuisky thường cấu kết với nhau làm những điều trái đạo trong triều đình.[1]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vasili Shuisky (Vasili IV) kết hôn hai lần. Người vợ đầu tiên của ông là bà Elena Mikhailovna Repnina, người đã chết trước cuộc tranh cử tước vị Sa Hoàng, và ông không có con từ cuộc hôn nhân đó. Sau khi đăng quang, Vasili tái hôn với một công chúa tên Ekaterina Buynosova-Rostovskaya, sau đổi tên thành Marie. Trong cuộc hôn nhân thứ hai này, họ có với nhau hai cô con gái gồm Công chúa AnnaAnastasia. Tuy nhiên, cả hai sau đó đều chết yểu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bain 1911.