Bước tới nội dung

Vịnh Chân Mây

16°20′0″B 108°00′0″Đ / 16,33333°B 108°Đ / 16.33333; 108.00000
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vịnh Chân Mây
Vũng Chân Mây
Một góc vịnh Chân Mây
Vịnh Chân Mây trên bản đồ Việt Nam
Vịnh Chân Mây
Vịnh Chân Mây
Vị tríLộc Vĩnh, Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế
Tọa độ16°20′0″B 108°00′0″Đ / 16,33333°B 108°Đ / 16.33333; 108.00000
Loạivịnh
Nguồn nước
biển/đại dương
Biển Đông
Lưu vực quốc giaViệt Nam
Diện tích bề mặt20 km²
Độ sâu trung bình6–14 m

Vịnh Chân Mây hay Vũng Chân Mây là một vịnh ven bờ biển phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.[1][2]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng nước của vịnh được giới hạn bởi mũi Chân Mây Đông và mũi Chân Mây Tây,[3][4] thuộc địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, với cửa vịnh rộng đến 7 km quay về hướng bắc. Vịnh tương đối rộng và sâu, với diện tích mặt nước khoảng 20 km², độ sâu vịnh phần lớn từ 6–14 m trong đó 40% diện tích sâu hơn 10 m. Mũi Chân Mây Đông với dãy núi cao trên 100 m che chắn các hướng gió Đông và Đông Bắc vào vịnh, tạo thành một vùng nước kín gió.[1][2] Khu vực sát mũi Chân Mây Đông hiện là bến cảng Chân Mây, do Công ty cổ phần Cảng Chân Mây quản lý và khai thác.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, khi khảo sát các vùng biển ở miền Trung để tìm địa điểm xây dựng cảng biển nước sâu, vịnh Chân Mây là một trong ba địa điểm được Tiến sĩ Trương Đình Hiển (Phân viện Vật lý tại Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất, cùng với vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định).[6] Năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thị sát vịnh Chân Mây và cùng năm đã ký quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch đô thị mới Chân Mây. Bến cảng số 1 của cảng Chân Mây sau đó được xây dựng từ năm 2001 đến năm 2003.[7][8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban Vật giá Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2001). Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. tr. 551.
  2. ^ a b “Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
  3. ^ China Sea Pilot – Vol I (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 4). Hydrographer of the Navy. 1987. tr. 167–168.
  4. ^ Sailing Directions (enroute) for the South China Sea and Gulf of Thailand (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 8). National Imagery and Mapping Agency. 2002. tr. 98.
  5. ^ Bộ Giao thông vận tải (15 tháng 11 năm 2023). “Quyết định số 1490/QĐ-BGTVT về việc công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam”.
  6. ^ Cao Minh, Phạm Nhớ, Lê Văn Yên (2006). Dung Quất tiến vào thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 274–278.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “Đánh thức vùng kinh tế vịnh biển Chân Mây – Lăng Cô”. Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 29 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ Nguyễn Văn Mễ (27 tháng 5 năm 2023). “Cảng Chân Mây: Hai mươi năm xây dựng & trưởng thành”. Báo Thừa Thiên Huế.