Mũi Né
Mũi Né
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Mũi Né | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Bình Thuận | ||
Thành phố | Phan Thiết | ||
Thành lập | |||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°56′0″B 108°17′0″Đ / 10,93333°B 108,28333°Đ | |||
| |||
Diện tích | 35,41 km² | ||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 24.275 người | ||
Mật độ | 686 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 22915[3] | ||
Mũi Né là một địa danh, tên một mũi biển và cũng là một phường ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Đây là một khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và là một trong số các khu du lịch quốc gia của Việt Nam (tuy nhiên, thực tế đa phần các khu nghỉ mát lại tập trung nhiều ở phường Hàm Tiến, gần Mũi Né).
Về hành chính, toàn bộ khu vực ven biển từ Mũi Né lên đến Hòn Rơm nằm cách đó khoảng 7 km là phường Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết.
Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện có hai giả thiết phổ biến về địa danh Mũi Né:
- Xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, họ thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển lớn; "Né" có nghĩa là để né tránh, trốn thoát giông bão.
- Vùng đất này xưa kia là của người Chăm, lau sậy mọc um tùm. Công chúa Út của một vua Chăm Pa tên là công chúa Chuột, năm 16 tuổi mắc bệnh nặng qua đời nên dân chúng xây dựng miếu để thờ tại khu vực Hòn Rơm và gọi biệt danh cô là bà Nà Né. Lâu dần, người dân đọc lệch chữ "Nà Né" thành Mũi Né.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Mũi Né có vị trí địa lý:
- Phía đông và phía nam giáp biển Đông
- Phía tây phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp
- Phía bắc giáp xã Thiện Nghiệp và huyện Bắc Bình.
Phường có diện tích 35,41 km², dân số năm 1999 là 24.275 người, mật độ dân số đạt 686 người/km².
Lịch sử hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Việt Nam Cộng hòa, Mũi Né là quận lị quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận.Sau năm 1975, quận Hải Long hợp nhất với hai quận Hàm Thuận và Thiện Giáo thành huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải. Lúc này Mũi Né thuộc xã Hàm Dũng, huyện Hàm Thuận.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 104-CP[1]. Theo đó, giải thể xã Hàm Dũng để thành lập thị trấn Mũi Né - thị trấn huyện lị huyện Hàm Thuận.
Ngày 30 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 204-HĐBT[2]. Theo đó, chia huyện Hàm Thuận thành hai huyện mới là Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Đồng thời, chuyển thị trấn Mũi Né về thị xã Phan Thiết quản lý và chuyển thành phường Mũi Né.
Du lịch Mũi Né
[sửa | sửa mã nguồn]Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) và Võ Nguyên Giáp (đường 706B) - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận. Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng 22 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Bạn có thể dễ dàng tìm ra hơn chục resort, danh lam di tích nổi tiếng. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn, thú vị. Thứ tự từ hướng Thành phố Hồ Chí Minh đi vào như sau:
- Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 (số mới là 394) đường Trần Hưng Đạo.
- Sông Cà Ty cùng với Tháp nước Phan Thiết.
- Vạn Thủy Tú.
- Trường Dục Thanh.
- Chợ Phan Thiết.
- Tháp Chăm Phố Hài - Tháp Pôshanư.
- Lầu Ông Hoàng.
- Núi Cố cùng với mộ Nguyễn Thông.
- Bãi đá Ông Địa.
- Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng).
- Nhiều khu resort tiện nghi, cao cấp.
- Suối Tiên.
- Làng chài giàu của Mũi Né
- Đồi Cát Mũi Né.
- Hòn Rơm
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]1. Nhiều tác giả - Non nước Việt Nam - Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
2. Sách Địa Lý