Bước tới nội dung

Tuổi Trẻ (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tuổi Trẻ Online)
Tuổi Trẻ
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Thành lập2 tháng 9 năm 1975; 49 năm trước (1975-09-02)
Giấy phépGiấy phép số 561/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25 tháng 11 năm 2022
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh
Trụ sởSố 60A Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc gia Việt Nam
ISSN0868-3999
WebsiteTiếng Việt
Tiếng Anh

Tuổi Trẻ là một nhật báo của Việt Nam trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.[a] Tờ báo đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện bao gồm các ấn bản nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười cùng hệ sinh thái báo điện tử Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ TV Online (tiếng Việt), Tuổi Trẻ Cười OnlineTuoi Tre News (tiếng Anh).

Trong những năm 2007–2008, Tuổi Trẻ phát hành trên toàn quốc với con số gần 500.000 bản/ngày, về sau số lượng in ấn giảm dần, còn khoảng 220.000 bản vào năm 2015 do sự cạnh tranh từ báo điện tử.[3][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn tháng sau thời điểm quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, theo lời gợi ý từ Tổng Bí thư Lê Duẩn trong một lần làm việc với Thành đoàn Thành phố,[5] Tuổi Trẻ chính thức được ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1975,[6] tiền thân trước đó của báo xuất hiện dưới dạng bản tin Hội Liên hiệp Thanh niên Học sinh Sinh viên Sài Gòn – Gia Định (thuộc Ban Tuyên huấn Thành đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh).[7][8] Từ một ấn phẩm có số lượng ấn hành ban đầu chỉ rơi vào ngưỡng 5.000 bản/tuần,[9] lượng xuất bản của báo đã tăng gấp đôi trong giai đoạn hoạt động 1975 – 1980.[10] Năm 1981, tờ báo phát hành hai kỳ/tuần với lượng tiêu thụ 30.000 bản mỗi kỳ,[10] sau đó vượt lên mức từ 450.000 đến nửa triệu bản mỗi ngày vào cuối thập niên đầu của thế kỷ 21.[3]

Tại sao trước năm 1975 ở Sài Gòn ai làm chủ báo cũng giàu, bây giờ Tuổi Trẻ năm nào cũng ngửa tay xin tiền, xin giấy, cho đồng nào xài hết đồng ấy. Liệu có cách nào để tự lập được không, Tuổi Trẻ phấn đấu tăng số lượng phát hành, tăng kỳ, phải chủ động khắc phục khó khăn, không trông chờ ỷ lại vào trên...

— Lời phản ảnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một lần làm việc với Tuối Trẻ vào năm 1980.[11][12]

Trước đó vào tháng 4 năm 1980, giữa bối cảnh đất nước đang ngập chìm trong bao cấp,[13] Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm đó là Võ Văn Kiệt đã quyết định từng bước cắt tài trợ nguồn ngân sách nhằm trả lại quyền tự chủ tài chính cho tòa soạn báo.[12] Và kể từ đây Tuổi Trẻ dần chuyển mình, bước đầu thành lập xưởng hóa chất cung cấp thành phẩm cho các nhà máy giấy để đổi lấy nguyên liệu in báo,[14] các phụ san sau đó lần lượt được lưu hành, tiêu biểu nhất là Tuổi Trẻ Cười – ấn phẩm truyền thông trào phúng đầu tiên của Việt Nam kể từ sau sự kiện Sài Gòn sụp đổ ra mắt số báo in khởi điểm vào năm 1984.[15][16][17] Và đến ngày 30 tháng 4 trong cùng năm, tờ báo tiếp tục thành lập xí nghiệp in nhằm chủ động hoàn toàn trong khâu sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường.[18] Nhà máy được đặt theo tên của liệt sĩ Lê Quang Lộc – một cán bộ Thành Đoàn đã qua đời ngày 14 tháng 4 năm 1975 tại Hóc Môn trên đường tiến về Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh.[19]

Năm 2003, phiên bản báo điện tử chính thức hòa mạng Internet tại địa chỉ tuoitre.com.vn.[20] Theo số liệu thống kê từ công ty Alexa của tập toàn Amazon Hoa Kỳ tại thời điểm đầu ra mắt cho thấy Tuổi Trẻ Online hiện diện ở vị trí 39.238 trên tổng số 3 tỷ website ở phạm vi toàn cầu, trong đó lưu lượng truy cập nước ngoài chiếm tỷ trọng 58.72%,[21] và vào năm 2021 thì vươn lên đến vị trí 19 trên bảng danh sách 50 website hàng đầu của Việt Nam.[22][23] Ngoài ra trong năm 2010, Tuổi Trẻ xếp hạng 6 trên 100 tờ báo phổ biến hàng đầu tại Châu Á, thứ 34 trong 200 ấn phẩm truyền thông định kỳ trên thế giới theo đánh giá của trang tin thư mục và tìm kiếm quốc tế 4 International Media & Newspapers.[24] Năm 2018, sau 3 tháng tạm ngưng hoạt động, giao diện trực quan của báo mạng được cập nhật mới nhằm hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.[25]

Thời gian đầu nhật báo có trụ sở hoạt động tại số 55 Duy Tân, Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó di dời tòa soạn về địa chỉ 60A Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận.[10] Ngày 18 tháng 6 năm 2010, báo điện tử phiên bản Tiếng Anh Tuoi Tre News được thành lập và một năm sau đó thì ra mắt nền tảng trực tuyến Tuổi Trẻ Mobile trên các thiết bị di động.[26][27] Năm 2020, ấn phẩm nằm dưới sự quản lý của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh,[1][28] và hai năm sau thì tòa soạn báo bắt đầu chạy thử nghiệm chuyên mục Podcast nhằm đa dạng hóa kênh phân phối để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn trên không gian ảo.[29] Đến năm 2023, Tuổi Trẻ tiếp tục sáp nhập với Báo Khăn Quàng Đỏ theo chủ trương của nhà nước trong lộ trình sắp xếp, phát triển và quản lý các cơ quan truyền thông tại Việt Nam.[30]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và biến cố, trong đó không ít vấn đề quan ngại đã khiến các tổ chức xuyên biên giới và truyền thông quốc tế phải lên tiếng. Dưới đây là những sự việc điển hình được đưa tin rộng rãi và có sức ảnh hưởng trong dư luận xuyên suốt khoảng thời gian hoạt động của ấn phẩm:

Xử phạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, bà Vũ Kim Hạnh – Tổng Biên tập báo tại thời điểm đó đã bị cách chức ngay sau khi cho đăng loạt bài phóng sự mô tả về cuộc sống ở Bắc Hàn,[31][32] và đặc biệt là xuất bản một số tư liệu chưa từng công bố liên quan đến danh tính của người phụ nữ được cho là vợ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[33][34] Cùng năm sự việc này đã được nêu trong bản báo cáo về vấn đề nhân quyền trên thế giới của tổ chức Human Rights Watch,[35] một phiên bản tường trình cũng được lưu trữ trên website chính thức của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.[36]

Việc tổ chức một cuộc khảo sát cho thấy Bill Gates (trái) và Bill Clinton (phải) được thanh niên Việt Nam ngưỡng mộ hơn các lãnh đạo chính phủ đã vô tình khiến cho Ban lãnh đạo Tuổi Trẻ bị treo thẻ nhà báo.

Đầu thế kỷ 21, chỉ hai tháng sau chuyến công du lịch sử của vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 20 năm,[37][38][39] Tuổi Trẻ dưới sự điều hành của Tổng biên tập tiếp theo là ông Lê Văn Nuôi đã khởi xướng một cuộc thăm dò dư luận, kết quả cuối cùng cho thấy giới trẻ Việt Nam ưa chuộng Bill GatesBill Clinton hơn cả ban lãnh đạo đương nhiệm quốc gia trong Bộ Chính trị.[40][41] Cơ quan kiểm duyệt nhà nước ngay lập tức tiêu hủy 120.000 bản in giấy chỉ trong vòng vài giờ sau khi tạp chí xuất hiện trên các sạp báo.[40][42] Năm 2002, Bộ Văn hóa và Thông tin ra quyết định treo thẻ hành nghề ký giả của ông Nuôi cùng hai phụ tá và không được gia hạn trong vòng một năm.[43][44]

Năm 2005, sau khi đăng tải một chuỗi gồm 19 bài điều tra về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang âm thầm thao túng làm lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu vào Việt Nam,[45] Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố phóng viên viết bài về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", đồng thời cấm đối tượng ra khỏi khu vực cư trú,[46][47] nguyên nhân xuất phát từ một mẩu tin chứa công văn của Bộ Y tế đăng trên Tuổi Trẻ số ra ngày 20 tháng 5 năm 2004.[48] Vụ việc này đã làm dậy sóng dư luận trong bối cảnh giá thuốc tăng cao do sự độc quyền của những đơn vị phân phối, nhiều luật sư, hãng luật và ngay cả Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại thời điểm đó cũng đều đồng loạt lên tiếng bất bình trước việc truy cứu hình sự tác giả bài viết.[49][50] Thanh Niên cho biết sau khi đối chiếu với danh mục bí mật của ngành y tế, văn bản tường trình được dẫn trong mẩu tin không thuộc phạm vi mật nào.[46] Trong khi đó, Đại Đoàn Kết truyền thông việc khởi tố hành vi tác nghiệp của phóng viên có thể nhận định là một dạng bao che cho tiêu cực trước công luận.[51] Đến ngày 23 tháng 4 năm 2005, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án, hủy bỏ lệnh cấm và miễn truy cứu bị can với lý do không đủ căn cứ pháp lý để kết án, nhưng vẫn bị quy kết vào tội "chiếm đoạt tài liệu" và yêu cầu Tuổi Trẻ xử lý phóng viên bằng biện pháp hành chính.[52]

Năm 2008, sau khi đưa tin về bê bối PMU18 liên quan đến giới viên chức của Bộ Giao thông Vận tải biển thủ hàng triệu Mỹ kim trong quỹ công để đặt cược vào các trận đấu bóng đá Châu Âu, xe hơi sang trọng, tình nhân và gái mại dâm,[53][54][55] hai nhà báo Nguyễn Văn Hải của Tuổi TrẻNguyễn Việt Chiến đến từ Thanh Niên đã bị bắt tạm giam với cáo buộc "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ",[56] cùng với hai nhân viên điều tra của ngành công an được xác định đã cung cấp thông tin vụ án cho họ với tội danh "cố ý làm lộ bí mật công tác".[57][58] Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông được chính phủ khuyến khích viết bài về tham nhũng đã dẫn đến một làn sóng phản đối chưa từng có trong nền báo chí Việt Nam cũng như khiến nhiều hãng thông tấn quốc tế phải vào cuộc.[59][60][61][62] Tạp chí Time của Mỹ cho biết "đây là một trường hợp kinh điển về việc bắn người đưa tin",[63] còn nhật báo nổi tiếng The Wall Street Journal thì bình luận việc nhắm vào hai nhân vật trên là một dấu hiệu cho thấy đang có sự cạnh tranh giữa các thế lực trong chính phủ nhằm kiểm soát xu hướng mở cửa báo chí.[64][65] Ở phạm vi trong nước, giới lãnh đạo Hội Nhà báo nói rằng sẽ bảo vệ quyền lợi cho hai ký giả,[66] hàng ngàn bạn đọc gửi thư đến tòa soạn khen ngợi công trạng của phóng viên tác nghiệp,[67] ngoài ra còn có một loạt giới Blogger,[68] nhiều cây bút tác nghiệp cho hãng tin trong nước,[69] cùng với các tổ chức xuyên quốc gia như Reporters Without BordersCommittee to Protect Journalists đều đồng loạt lên tiếng.[70][71] Đặc biệt hơn cả là sự phản kháng mạnh mẽ đến từ hai toà soạn báo nơi hai vị phóng viên cộng tác,[72] Thanh Niên đặt câu hỏi có hơn 1.000 bài viết về PMU18 đăng tải trên gần 100 nhật báo trong nước, tại sao chỉ có hai người bị bắt,[73] còn Tuổi Trẻ thì nhấn mạnh "công lý bị nhạo báng" và "đồng nghiệp đó đang trả giá cho những dòng tin của mình về vụ PMU18".[74][75] Nhưng chỉ vài ngày sau khi các thông tin trên tràn ngập mặt báo, theo chỉ đạo từ Bộ Văn hóa và Thông tin, giới truyền thông Việt Nam bắt đầu giữ im lặng.[76][77]

Việt Nam bắt giữ và tuyên án tù đối với hai nhà báo của Tuổi TrẻThanh Niên vào năm 2008 đã khiến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải lên tiếng.

Tiếp nối dòng sự kiện, đầu tháng 8 năm 2008, bốn thành viên thuộc ban lãnh đạo của Tuổi TrẻThanh Niên bị tước thẻ hành nghề vì duyệt đăng "những thông tin sai sự thật nghiêm trọng",[78] nhưng thực tế đây được cho là hậu quả của việc họ đã mạnh dạn viết bài bênh vực đồng nghiệp,[79][80] cùng thời điểm, đài phát thanh NPR của Hoa Kỳ nhận định sự kiện này sẽ khiến giới phóng viên Việt Nam trở nên thận trọng và tự kiểm duyệt hơn trong tương lai.[81] Hơn hai tháng sau, ông Hải bị tuyên 24 tháng cải tạo không giam giữ, còn ông Chiến thì phải chịu mức án hai năm tù giam vì đưa tin không chính xác và "lợi dụng quyền tự do dân chủ".[82] Các công tố viên lập luận rằng báo cáo của hai nhà báo có sự sai sót, thiên vị và đã làm hoen ố hình ảnh của các quan chức, cán bộ chính phủ và đất nước trước kỳ Đại hội Đảng diễn ra vào năm 2006.[79][83] Trong khi truyền thông Việt Nam được yêu cầu phải đưa tin "chỉ sự thật và không bình luận",[84] quá trình xét xử tiếp tục gây thêm một làn sóng chỉ trích của nhiều liên minh tranh đấu quyền tự do, giới ngoại giao và truyền thông quốc tế.[85] Nhật báo Financial Times đến từ Vương Quốc Anh nhấn mạnh chính hai ký giả này đã góp phần vạch trần một đại án khiến cho cơ quan đứng đầu quốc gia "vô cùng xấu hổ", thì việc bỏ tù họ đã biến những nỗ lực chống tham nhũng của nhà nước "bị nghi ngờ".[86] Ngoài ra sự phản đối bản án còn đến từ hầu hết các tổ chức xuyên biên giới nổi bật như PEN America,[87] OMCT,[88] FIDH,[89] RSF,[90] AI,[91]HRW.[92] Đỉnh điểm vấn đề này đã xuất hiện trong bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam liên tiếp hai năm 2008 và 2009.[93][94]

Không dừng lại ở đó, chỉ vài năm sau, một phóng viên khác của ấn phẩm tiếp tục vướng vào vòng xoáy lao lý. Sau khi xuất bản loạt bài phóng sự phanh phui về tình trạng tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông tại Việt Nam khiến dư luận bất bình,[95][96] tác giả Hoàng Khương đã bị bắt tạm giam vào đầu năm 2012 với cáo buộc "đưa hối lộ",[97] Tuổi Trẻ ngay sau đó truyền thông bản kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra dùng để truy tố bị can "chưa đủ sức thuyết phục vì thiếu căn cứ pháp lý và thực tế".[98] Để có bằng chứng tác nghiệp, vị ký giả này đã thông qua nhân vật trung gian trao số tiền 15 triệu đồng (710 USD) cho một viên cảnh sát nhằm lấy lại chiếc xe máy đang bị giam giữ,[99] cơ quan tố tụng khẳng định hành động này của nhà báo "xuất phát từ lợi ích cá nhân" nên đã tuyên phạt ông mức án 4 năm tù giam.[100][101] Vụ việc đã gây nên một làn sóng tranh cãi trong công luận về đạo đức báo chí tại Việt Nam,[102][103] nhiều luật sư trong nước phản đối việc truy tố,[99] còn hãng thông tấn Agence France-Presse của Pháp thì dẫn nguồn tin cho biết các chuyên gia bày tỏ lo ngại vấn đề này có thể ngăn cản giới phóng viên giải quyết vấn nạn tham nhũng trong tương lai.[104] Sự kiện về Hoàng Khương đã được Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ đề cập đến trong bản báo cáo hàng năm,[105] cùng với sự phản đối của một loạt các tổ chức phi thương mại hoạt động vì quyền lợi con người như OMCT,[106] CPJ,[107] RSF,[108]FIDH.[109]

Năm 2018, chỉ vài tuần sau khi các cuộc biểu tình phản đối Luật đặc khu kinh tế và An ninh mạng nổ ra trên khắp Việt Nam,[110][111] báo điện tử Tuổi Trẻ Online đã bị Cục Báo chí yêu cầu phải cải chính, nộp phạt 220 triệu đồng, đồng thời đình bản ba tháng vì hành vi xuất bản "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng" trong một bản tin loan báo Chủ tịch Trần Đại Quang tán thành ý tưởng về luật biểu tình,[112] cùng với phần bình luận dưới bài viết hơn một năm trước về phát triển đường cao tốc đã làm "mất đoàn kết dân tộc".[113][114] Tạp chí quốc tế The Diplomat trong khi đánh giá Tuổi Trẻ mang tính điều tra và ít thiên về tuyên truyền thuần túy hơn các cơ quan truyền thông khác, thì việc xử phạt đã "giáng một đòn mạnh nữa vào quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam".[115] Tập đoàn báo chí Asia TimesHồng Kông thì cho biết tuy hình phạt tương đối nhẹ, nhưng lại đối chiếu vấn đề này "với các cuộc trấn áp truyền thông và kiểm duyệt internet đang diễn ra ở nước láng giềng Trung Quốc".[116] Bên cạnh đó, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn lời của phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định việc đóng cửa website "là một phát súng cảnh cáo tờ báo này và các tờ báo khác phải thận trọng hơn".[117] Tương tự như trước, vụ việc đã khiến các tổ chức phi chính phủ như Freedom House,[118] RSF,[119] CPJ phải lên tiếng,[120] và một lần nữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục gọi tên vấn đề của Tuổi Trẻ trong bản báo cáo nhân quyền tại Việt Nam ngay cùng năm.[121]

Những sự việc khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, sau khi bị một nữ cộng tác viên đệ đơn tố cáo xâm hại tình dục,[122][123] trưởng phòng truyền hình của Tuổi Trẻ đã nộp đơn xin từ chức.[124] Suốt năm tháng điều tra, phía Công an cuối cùng ra thông cáo cho biết sẽ không khởi tố vụ án vì không có đủ chứng cứ để xác minh hành vi cấu thành phạm tội.[125][126] Hai năm sau, tòa soạn báo tiếp tục vấp phải sự phản đối vì đăng tải một bức tranh biếm họa về Phật giáo trên Facebook, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng nội dung này đã xúc phạm đến vị tu hành Thích-ca Mâu-ni và phỉ báng đạo Phật.[127]

Ban lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Tổng biên tập Nguồn
? Hoàng Đôn Nhật Tân [128]
1977 – 1983 Võ Như Lanh [129]
1983 – 1992 Vũ Kim Hạnh [130]
1992 – 2003 Lê Văn Nuôi [131]
2003 – 2008 Lê Hoàng [132]
2009 – 2014 Phạm Đức Hải [133]
2015 – 2016 Tăng Hữu Phong [134]
2017 – nay Lê Thế Chữ [135]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Năm Giải thưởng Nguồn
 Việt Nam 2016 Huân chương Lao động hạng Nhì [136]
2023 Huân chương Lao động hạng Ba [137]
  1. ^ Truyền thông Việt Nam cho biết kể từ năm 2020, Tuổi Trẻ được giao cho Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý,[1] tuy nhiên trên trang web chính thức của tờ báo tính đến năm 2024, thông tin về tòa soạn vẫn đề cập đến Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Băng Tâm (22 tháng 5 năm 2020). “TPHCM còn 19 cơ quan báo chí”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Báo Tuổi Trẻ - Tin tức mới nhất, tin nhanh, tin nóng 24h”. Tuổi Trẻ. 16 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b Việt Anh; Hồng Khánh (2 tháng 1 năm 2009). “Thay tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ A.D (22 tháng 8 năm 2016). “Các tờ báo lớn tại Việt Nam đang dần chuyển dịch theo xu hướng số hóa”. CafeF. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh”. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Hoàng Thành (1 tháng 9 năm 2015). “Báo Tuổi trẻ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ X.L (2 tháng 9 năm 2015). “Báo Tuổi Trẻ kỷ niệm 40 năm thành lập”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ TTXVN (1 tháng 9 năm 2015). “40 năm bản sắc báo Tuổi trẻ”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Đ.Xê (28 tháng 8 năm 2010). “Báo Tuổi Trẻ kỷ niệm 35 năm thành lập”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ a b c Kiên Giang (26 tháng 6 năm 2015). “Báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh: 40 năm trung thành với bạn đọc!”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Phước An (26 tháng 11 năm 2022). “Võ Văn Kiệt - Người thắp lửa”. Báo Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ a b Nhiều tác giả (2008). Ông Sáu Dân trong lòng dân. Nhà xuất bản Tri thức. tr. 215. LCCN 2009332848. OCLC 316951867. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Doãn Thành (1 tháng 11 năm 2022). “Thời bao cấp là giai đoạn nào, thời bao cấp kéo dài bao lâu, đồ dùng thời bao cấp trông ra sao?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ Huỳnh Sơn Phước (3 tháng 9 năm 2007). “Dám sống, vượt qua rào cản chính mình”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ Trần Hoàng Nhân (28 tháng 7 năm 2021). “Vĩnh biệt một người Sài Gòn tự trọng”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Phạm Chu Sa (6 tháng 1 năm 2013). “Sức hấp dẫn của văn học đến từ đâu?”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ P.V (5 tháng 7 năm 2006). “Hoạ sĩ Nhốp”. Tạp chí Tia Sáng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ “Xí nghiệp In Lê Quang Lộc”. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ T.Văn (28 tháng 1 năm 2019). “Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba”. Tạp chí Người Đô Thị. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ P.Vinh (1 tháng 12 năm 2003). “Chính thức ra mắt Báo Tuổi Trẻ điện tử”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Thiên Nguyên (1 tháng 12 năm 2003). “Ra mắt báo Tuổi Trẻ điện tử”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ “Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem nhất Việt Nam năm 2021?”. Bộ Thông tin và Truyền thông. 18 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  23. ^ Hà Vân; Thu Thủy (20 tháng 10 năm 2021). “Báo Quân đội nhân dân Điện tử chuyển đổi số và vươn lên mạnh mẽ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  24. ^ “Bảng xếp hạng top 100 báo chí của 4 International Media & Newspapers”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. 5 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  25. ^ VietnamPlus (16 tháng 10 năm 2018). “Tuổi Trẻ Online trở lại sau 3 tháng và ra mắt giao diện mới”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  26. ^ Tường Vi (18 tháng 6 năm 2010). “Tuổi Trẻ ra mắt báo điện tử tiếng Anh”. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  27. ^ S.nâu (16 tháng 3 năm 2011). “Đọc Báo Tuổi Trẻ trên các thiết bị di động”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  28. ^ Phan Anh (11 tháng 8 năm 2020). “Thời hạn sắp xếp các cơ quan báo chí trực thuộc Thành ủy, UBND TP HCM”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  29. ^ Lê Tâm (22 tháng 6 năm 2022). “Tuổi Trẻ Online ra mắt trang Podcast”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  30. ^ Ngô Tùng (12 tháng 1 năm 2023). “Hoàn thiện sáp nhập hai cơ quan báo chí của Thành Đoàn TPHCM”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  31. ^ “Vietnam's ice age” (PDF). Phóng viên không biên giới (bằng tiếng Anh). 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ Palmos, Frank (1995). “The Vietnam press: the unrealised ambition”. Edith Cowan University (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  33. ^ Tâm Don (27 tháng 7 năm 2018). “Báo chí đu dây và cây búa trừng phạt”. Báo Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  34. ^ Mặc Lâm (28 tháng 2 năm 2014). “Sự đóng cửa của một tờ báo”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  35. ^ “Asia Watch Overview” (PDF). Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (bằng tiếng Anh). 1 tháng 1 năm 1992. tr. 466. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  36. ^ Human Rights Watch (1 tháng 1 năm 1992). “Human Rights Watch World Report 1992 - Vietnam”. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  37. ^ Glass, Andrew (3 tháng 2 năm 2017). “Clinton ends Vietnam trade embargo: Feb. 3, 1994”. Politico (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  38. ^ Peck, Grant (29 tháng 5 năm 2024). “Bill Clinton visits Vietnam to mark 20th anniversary of ties”. Associated Press (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  39. ^ ABC News (16 tháng 11 năm 2000). “Clinton Makes Historic Visit to Vietnam”. ABC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  40. ^ a b Lamb, David (15 tháng 7 năm 2002). “Free Enterprise but Not Freedom of the Press”. Nieman Foundation for Journalism (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  41. ^ Ánh Chân (9 tháng 1 năm 2001). “Báo Tuổi Trẻ gặp rắc rối to vì 1 cuộc thăm dò dư luận”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  42. ^ Le, Long S. (2009). “The Politics of the Vietnamese Post-War Generation”. Association for Asian Studies (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  43. ^ “Thanh Trừng 3 Nhà Báo Vì Viết 'dân Vn Thích Clinton'. Việt Báo. 15 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  44. ^ “Ông Bill Clinton 'sẽ thăm Việt Nam'. BBC. 23 tháng 11 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  45. ^ Phạm Hiếu; Anh Thư (8 tháng 1 năm 2005). “Phóng viên báo Tuổi Trẻ bị khởi tố”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  46. ^ a b Hoàng Hải Vân (10 tháng 1 năm 2005). “Xung quanh việc khởi tố phóng viên Lan Anh (Báo Tuổi Trẻ TP.HCM)”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  47. ^ C.Quang (7 tháng 1 năm 2005). “Khởi tố phóng viên Lan Anh - Báo Tuổi Trẻ”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  48. ^ TNO (10 tháng 1 năm 2005). “Dư luận về việc phóng viên Lan Anh (Báo Tuổi Trẻ) bị khởi tố”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  49. ^ “Khía cạnh pháp lý trong vụ Lan Anh”. BBC. 10 tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  50. ^ Phạm Điền (13 tháng 1 năm 2005). “Nhiều luật sư, hãng luật phản đối vụ khởi tố phóng viên Lan Anh”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  51. ^ Nam Nguyên (20 tháng 3 năm 2005). “Ðiểm báo trong nước trên mạng Internet”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  52. ^ TTXVN (23 tháng 4 năm 2005). “Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự phóng viên Lan Anh”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  53. ^ Tuấn Anh (21 tháng 6 năm 2006). “Vụ PMU18 và chuyện của những người phá án”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  54. ^ Phạm Hiếu; Anh Thư (7 tháng 3 năm 2006). 'PMU 18 là một trung tâm tiêu cực của Bộ Giao thông'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  55. ^ Thế Vinh; Hà Trường (14 tháng 4 năm 2006). “Chân dung "má mì" chuyên điều gái cho các "sếp" PMU18”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  56. ^ P.V (13 tháng 5 năm 2008). “Hai nhà báo đưa tin vụ PMU 18 bị bắt giam”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  57. ^ Bá Kiên (17 tháng 2 năm 2010). “Tướng Quắc những ngày đi trong 'bão'. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  58. ^ Trân Văn (25 tháng 6 năm 2009). “Các tướng công an lại "cố ý làm lộ bí mật công tác"? (kỳ 2)”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  59. ^ RT (13 tháng 5 năm 2008). “Vietnam arrests journalists who reported on graft”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  60. ^ Stocking, Ben (14 tháng 5 năm 2008). “Vietnam media decry reporters' arrests”. Associated Press (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  61. ^ “Vụ bắt giữ hai nhà báo ở Việt Nam bị phản kháng”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 14 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  62. ^ Thanh Quang (14 tháng 5 năm 2008). “Cảm nghĩ về việc bắt giữ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  63. ^ Overland, Martha Ann (16 tháng 5 năm 2008). “Top Vietnamese Journalists Arrested”. Time (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  64. ^ “Vụ các nhà báo diễn biến ra sao?”. BBC. 6 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  65. ^ Hookway, James (4 tháng 6 năm 2008). “Economy May Chill Vietnam's Warming Trend”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  66. ^ Việt Anh (13 tháng 5 năm 2008). “Chủ tịch Hội nhà báo: "Sẽ bảo vệ quyền lợi cho 2 nhà báo bị bắt". Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  67. ^ “Hai nhà báo Việt Nam bị kết án 'lợi dụng quyền tự do'. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 15 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  68. ^ Lê Nguyên (13 tháng 5 năm 2008). “Giới blogger xôn xao vụ 2 nhà báo viết về PMU18 bị bắt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  69. ^ Lan Hương; Hoàng Khuê (13 tháng 5 năm 2008). “Ý kiến nhà báo về sự kiện 2 phóng viên bị bắt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  70. ^ “RWB lên án vụ bắt giữ 2 nhà báo Việt Nam”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 15 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  71. ^ “Several journalists arrested in Vietnam”. Committee to Protect Journalists (bằng tiếng Anh). 13 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  72. ^ Mặc Lâm (15 tháng 5 năm 2008). “Dư luận Việt Nam bất bình với việc bắt giam 2 nhà báo”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  73. ^ Thanh Niên (13 tháng 5 năm 2008). “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  74. ^ Nguyễn Quang A (14 tháng 5 năm 2008). “Đừng để lòng tin bị xói mòn”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  75. ^ Nhóm PV VPHN (13 tháng 5 năm 2008). “Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  76. ^ Trường Văn (21 tháng 5 năm 2008). “Dư luận trông chờ thông tin chính thức về vụ bắt giữ 2 nhà báo”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  77. ^ DOS (25 tháng 2 năm 2009). “2008 Country Reports on Human Rights Practices - Vietnam”. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  78. ^ “Cục Báo chí giải thích lý do thu thẻ 7 nhà báo”. VnExpress. 23 tháng 8 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  79. ^ a b Zeller, Frank (15 tháng 10 năm 2008). “Vietnam jails reporter who wrote about state corruption”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  80. ^ Thanh Phương (28 tháng 8 năm 2008). “Bốn phóng viên bị trừng trị vì bênh vực đồng nghiệp bị bắt trong vụ điều tra tham nhũng”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  81. ^ Sullivan, Michael (20 tháng 8 năm 2008). “In Vietnam, Press Freedom Stifled”. NPR (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  82. ^ Khương Duy (15 tháng 10 năm 2008). “Nguyễn Văn Hải được trả tự do ngay tại tòa”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  83. ^ Agence France-Presse (16 tháng 10 năm 2008). “Reporter who broke Vietnamese graft story jailed”. Taipei Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  84. ^ Nga Pham (14 tháng 10 năm 2008). “Vietnam trial tests media freedom”. BBC (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  85. ^ “Chính phủ Việt Nam bị lên án sau vụ xử 2 nhà báo”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 16 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  86. ^ Johnston, Tim (15 tháng 10 năm 2008). “Vietnam journalist jailed for graft article”. Financial Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  87. ^ “Pen Appeal: Nguyen Viet Chien and Nguyen Van Hai”. PEN America (bằng tiếng Anh). 23 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  88. ^ “Urgent Interventions - Sentencing of the two journalists Mr. Nguyen Van Hai and Mr. Nguyen Viet Chien”. Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (bằng tiếng Anh). 21 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  89. ^ “Arbitrary detention of journalists and "bloggers". Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (bằng tiếng Anh). 6 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  90. ^ “Newspaper reporter's two-year sentence deals severe blow to press freedom”. Phóng viên không biên giới (bằng tiếng Anh). 15 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  91. ^ “Viet Nam: Sentenced journalist should be released” (PDF). Ân xá Quốc tế (bằng tiếng Anh). 16 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  92. ^ “Vietnam: New Round of Arrests Target Democracy Activists”. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (bằng tiếng Anh). 12 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  93. ^ DRL (25 tháng 2 năm 2009). “2008 Human Rights Reports: Vietnam”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  94. ^ DRL (11 tháng 3 năm 2010). “2009 Human Rights Reports: Vietnam”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  95. ^ Associated Press (6 tháng 9 năm 2012). “Vietnam puts journalist on trial on bribery charge”. The San Diego Union-Tribune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  96. ^ Trà Mi (20 tháng 9 năm 2012). “Các blogger, nhà báo tự do lên tiếng về vụ phóng viên Hoàng Khương”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  97. ^ PL&XH (2 tháng 1 năm 2012). “Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  98. ^ Quốc Thắng (24 tháng 5 năm 2012). “Nhà báo Hoàng Khương bị đề nghị truy tố theo tội 'Đưa hối lộ'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  99. ^ a b Thanh Phương (16 tháng 6 năm 2012). “Giới luật sư không đồng ý với bản cáo trạng truy tố nhà báo Hoàng Khương”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  100. ^ Quý Lâm (24 tháng 5 năm 2012). “Vụ nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ: Đề nghị truy tố 6 bị can”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  101. ^ Nguyễn Cường; Hương Thi (7 tháng 9 năm 2012). “Tòa tuyên Hoàng Khương chịu án 4 năm tù (trực tiếp)”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  102. ^ Quỳnh Chi (7 tháng 9 năm 2012). “Dư luận sau bản án của phóng viên Hoàng Khương?”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  103. ^ “Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương”. BBC World Service. 4 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  104. ^ AFP (6 tháng 9 năm 2012). “Vietnamese anti-corruption journalist on trial”. Business Recorder (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  105. ^ “Vietnam: Continuing Abuse of Human Rights and Religious Freedom”. Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos (bằng tiếng Anh). 15 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  106. ^ “Viet Nam - EU: Release of rights and pro-democracy activists litmus test for human rights dialogue”. Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (bằng tiếng Anh). 10 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  107. ^ “Nguyen Van Khuong (Hoang Khuong)”. Ủy ban bảo vệ các nhà báo (bằng tiếng Anh). 2 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  108. ^ “Four-year jail sentence for undercover reporting into police corruption”. Phóng viên không biên giới (bằng tiếng Anh). 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  109. ^ “Vietnam: At least 200 political prisoners behind bars”. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (bằng tiếng Anh). 6 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  110. ^ Paddock, Richard C. (11 tháng 6 năm 2018). “Vietnamese Protest an Opening for Chinese Territorial Interests”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  111. ^ “Việt Nam: Biểu tình và bắt bớ”. BBC World Service. 10 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  112. ^ Bảo Hân (16 tháng 7 năm 2018). “Báo Tuổi trẻ Online bị xử phạt 220 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động 3 tháng”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  113. ^ “Vì sao Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng?”. BBC World Service. 16 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  114. ^ AFP (17 tháng 7 năm 2018). “Vietnam withdraws licence of news site, issues fine”. Bangkok Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  115. ^ Hutt, David (26 tháng 7 năm 2018). “Why Did Vietnam Suspend a Popular Newspaper?”. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  116. ^ Sands, Gary (20 tháng 7 năm 2018). “Website suspension fuels Vietnam press freedom fears”. Asia Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  117. ^ Jennings, Ralph (20 tháng 7 năm 2018). “Vietnam's Censorship Expands to Popular, Official News Website”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  118. ^ “Vietnam: Freedom on the Net 2018 Country Report”. Freedom House (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  119. ^ “Vietnam suspends site of state-owned newspaper for "untrue" content”. Phóng viên không biên giới (bằng tiếng Anh). 19 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  120. ^ “Vietnam suspends local news website on accusation of false news”. Ủy ban bảo vệ các nhà báo (bằng tiếng Anh). 17 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  121. ^ DRL (2019). “2018 Country Reports on Human Rights Practices: Vietnam”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  122. ^ VOV.VN (21 tháng 4 năm 2018). “Nghi án nữ CTV báo Tuổi trẻ bị xâm hại: Công an cần vào cuộc”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  123. ^ Mã Phong (27 tháng 4 năm 2018). “Công an vào cuộc vụ Trưởng phòng truyền hình Báo Tuổi Trẻ bị tố xâm hại tình dục”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  124. ^ Chí Tâm (21 tháng 4 năm 2018). “Diễn biến bất ngờ vụ nhà báo nghi xâm hại tình dục nữ cộng tác viên”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2024.
  125. ^ Văn Minh (24 tháng 9 năm 2018). “Không khởi tố hình sự vụ nhà báo Anh Thoa bị tố cưỡng dâm?”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  126. ^ Thùy Linh (24 tháng 9 năm 2018). “Công an kết luận vụ nhà báo Anh Thoa bị tố xâm hại tình dục”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  127. ^ Minh Tâm (28 tháng 9 năm 2020). “Báo Tuổi trẻ đã phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào?”. Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  128. ^ Thành Chung; Thanh Vũ (30 tháng 4 năm 2020). “Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối: Nơi phất cờ đầu tiên”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  129. ^ BT (25 tháng 11 năm 2014). “Nhà báo Võ Như Lanh: Suốt đời vì người đọc”. Báo Chính Phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  130. ^ Anh Hùng (26 tháng 3 năm 2022). “Những kỷ lục của phụ nữ Việt Nam”. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  131. ^ Tuổi Trẻ (2 tháng 9 năm 2005). “30 năm bạn đọc & Tuổi Trẻ”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    Huỳnh Phan (21 tháng 6 năm 2020). “Tản mạn Sài Gòn: Gặp lại thời "Tuổi Trẻ". Tạp chí điện tử VietTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  132. ^ Hạ Vũ (10 tháng 5 năm 2014). “Cựu TBT báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng: Tôi không còn thích nghi với nghề báo”. Tạp chí Gia Đình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  133. ^ “Ông Phạm Đức Hải được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ”. Tạp chí Cộng Sản. 26 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    P.Anh (1 tháng 12 năm 2014). “Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ chuyển công tác”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  134. ^ TT (22 tháng 4 năm 2015). “Ông Tăng Hữu Phong làm tổng biên tập Tuổi Trẻ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    T.Hoàng (22 tháng 12 năm 2016). “Ông Tăng Hữu Phong giữ chức Phó Bí thư Quận ủy quận Tân Phú”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  135. ^ Trung Hiếu (23 tháng 10 năm 2017). “Ông Lê Thế Chữ làm Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  136. ^ Thanh niên tình nguyện (26 tháng 3 năm 2016). “TP. HCM: Góp phần xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
    N.Nguyễn (25 tháng 3 năm 2016). “Phát huy sức trẻ, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2024.
  137. ^ Lê Vĩnh (12 tháng 1 năm 2023). “Báo Khăn Quàng Đỏ chính thức về báo Tuổi Trẻ”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]